Luận văn An toàn môi trường trong tái đinh cư dân vùng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang

Phương pháp đánh giá an toàn môi trường dự án TĐC vùng hổ thủy điện

Na Hang -Tuyên Quang bằng chỉ số ESM dựa theo mô hình quả trứng của

IUCN,1996 là sự tổng hợp cân bằng các chỉ thị đơn của mảng sinh thái và khả

năng cung cấp dịch vụ môi trường tối thiểu (mảng phúc lợi sinh thái nhân văn)

trong khi đó phương pháp đánh giá thông dụng hiện nay dùng trọng dự án TĐC

đánh giá mức an toàn của dự án TĐC theo yếu tố kỹ thuật, xây dựng cơ bản như:

đảm bảo nguồn cấp nước và hệ thống cấp nước cho dự án mà không tính đến khả

năng cấp nước sạch sinh hoạt của khu vực; đảm bảo mặt bằng xây dựng nhà ở

cho dân TĐC không xét đến an toàn sinh thái trong khu vực dự án

- Việc sử dụng chỉ số ESM trong đánh giá an toàn môi trường dự án TĐC

cho phép nhà quy hoạch có cách nhìn toàn diện vể điểm TĐC tránh qui hoạch

vào vùng sinh thái nhạy cảm, lượng hóa được một cách cụ thể các vấn đề trong

quá trình qui hoạch đặc biệt là khả năng cung cấp nước sạch và chỉ cần tính đến

một giá trị duy nhất của dự án TĐC, trong khi đó phương pháp đánh giá thông

dụng hiện nay chỉ xem xét một số tiêu chí về mặt định tính. Như vậy việc cụ thể

hóa của chỉ số ESM đã tạo ra những lợi thế trong việc so sánh mức độ an toàn

của dự án TĐC vùng hồ thủy điện NaHang – Tuyên Quang nói riêng và các dự

ánTĐC thủy điện nói chung.

- Việc tính chỉ số ESM rất dễ dàng, không phức tạp, đảm bảo một cách hệ

thống, toàn diện trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát điểm TĐC, trong khi

phương pháp thông dụng hiện nay là định tính và thiếu cơ sở khoa học của việc

lựa chọn, giám sát và đánh giá dự án TĐC.

pdf96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn An toàn môi trường trong tái đinh cư dân vùng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 29 1.8.2. Vấn đề lồng ghép môi trường trong dự án TĐC vùng hồ thủy điện Tuyên Quang (thủy điện Na Hang) ở huyện Chiêm Hóa Qua quá trình nghiên cứu và thực tế thực hiện dự án TĐC vùng hồ thủy điện Tuyên Quang, hiện nay, cho thấy việc lồng ghép các tiêu chí môi trường vào dự án TĐC là không áp dụng. Thực tế dự án TĐC mới chỉ nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội là chủ yếu. Chính vì vậy, dự án TĐC mới chỉ dừng lại ở việc sắp xếp điều chỉnh lại dân cư giữa các vùng, các xã, chưa xác định được toàn diện các nguy cơ tiềm ẩn do đó ổn định đời sống của cộng đồng dân tái định cư có thể nói chưa được đảm bảo hoàn toàn. Từ trước tới nay, chưa có tác giả nào sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, xây dựng chỉ số đánh giá an toàn môi trường trong dự án TĐC thủy điện nói chung và dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa nói riêng, nhằm giúp việc thực thi dự án TĐC hiệu quả, bền vững. Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 30 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp phân tích hệ thống Theo phương pháp phân tích hệ thống được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, ứng dụng phương pháp này trong nghiên cứu hệ thống môi trường trong tái định cư vùng hồ thủy điện ta có: Hệ thống môi trường trong TĐC vùng hồ thủy điện bao gồm 2 phân hệ chính có mối qua lại với nhau là phân hệ an toàn sinh thái và phân hệ dịch vụ môi trường tối thiểu. Trong mỗi phân hệ xác định tiêu chí, chức năng cụ thể như sau: phân hệ an toàn sinh thái có chức năng cung cấp nơi ở an toàn, không nằm trong hệ sinh thái nhạy cảm, đây là chức năng quan trọng nhất, phân hệ dịch vụ môi trường tối thiểu cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo cuộc sống cho con người và có thể được cải thiện bởi nhà đầu tư. Do đó, một hệ thống môi trường của TĐC đảm bảo tiêu chí và chức năng trên là một hệ thống an toàn môi trường trong TĐC. Trong thượng hệ của hệ thống môi trường trong TĐC bao gồm các hệ thống môi trường, kinh tế - kỹ thuật và xã hội - nhân văn. Các dự án TĐC thường được đầu tư và chú trọng nhiều vào yếu tố kinh tế, kỹ thuật, chính vì vậy, đảm bảo an toàn môi trường dự án TĐC thủy điện là đảm bảo dự án TĐC bền vững. Phương pháp phân tích hệ thống giúp chúng ta nhìn nhận, xác định và đánh giá hệ thống môi trường trong TĐC chính xác và toàn diện hơn, không bị lệch về một phân hệ sinh thái nào. Kiến tạo chỉ số là phương pháp đánh giá chất lượng tổng hợp một hệ thống (toàn bộ hệ thống hay một chức năng được lựa chọn của hệ thống) trên cơ sở các tiêu chí, các chỉ thị và các chỉ số (thể hiện sơ đồ 03). Trước tiên các tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa (cho điểm) hoặc định lượng để hình thành các chỉ thị. Các chỉ thị có thể là chỉ thị đơn hay chỉ thị Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 31 phức hợp, có thể gộp lại thành nhóm chỉ thị. Mỗi nhóm chỉ thị đánh giá một chức năng của hệ thống. Từ các bộ chỉ thị ta xây dựng một chỉ số duy nhất hay không đủ điều kiện hình thành chỉ số được dùng để đánh giá hệ thống. Sơ đồ 03: Tương quan giữa cấu trúc hệ thống và kiến tạo chỉ số 2.2. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (vùng tái định cư vùng hồ thủy điện) Đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng (Participatorry Environmental Rapid Appraisal – PERA) là tập hợp các công cụ (phương pháp) được sử dụng để đánh giá các điều kiện của những người được hưởng lợi từ dự án, giúp cho việc lập kế hoạch và triển khai dự án có hiệu quả. Phương pháp này thực hiện trong các dự án và trong cộng đồng nhằm thu thập thông tin về môi trường phát triển dựa vào nhận thức, tri thức của cộng đồng và kiểm tra khảo sát tại thực địa (địa bàn) nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với sự phát triển của cộng đồng. Phương pháp này giúp người phỏng vấn thu thập, bổ sung thông tin, kiểm tra các thông tin đã phỏng vấn trước đó. Ngoài ra, người phỏng vấn có thể học Hệ thống Phân hệ Tiêu chí Chỉ số (Index) Chỉ thị đơn (Indicators) Bộ chỉ thị (set of indicator) Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 32 thêm các tri thức, kinh nghiệm, tìm hiểu được nguyện vọng của cộng đồng trong quá trình phỏng vấn. 2.2.1. Tổng hợp tài liệu, số liệu sơ cấp Những tài liệu, số liệu bản đồ và các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó liên quan đến khu vực, vùng nghiên cứu. Những tài liệu, số liệu bản đồ về các dự án TĐC có thể bao gồm: tài liệu nghiên cứu triển khai, số liệu thống kê, kết quả khảo sát, bản đồ, ảnh, báo, tin, Sau khi tài liệu được thu thập phải được xem xét, xử lý và tóm tắt nhanh số liệu thứ cấp dưới hình thức bằng biểu, đồ thị, ghi chép và phân tích để từ đó có thể xác định được những vấn đề cần đánh giá, giúp cho việc định hướng các đợt nghiên cứu tiếp theo, tiết kiệm thời gian cho điều tra và khảo sát thực địa. 2.2.2. Phóng vấn bán chính thức, phỏng vấn chính thức Phỏng vấn bán (không) chính thức là một kỹ thuật thu thập thông tin có hiệu quả nhất của phương pháp đánh giá môi trường. Việc tiến hành phỏng vấn thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp, thân mật với người dân địa phương TĐC và các cán bộ lãnh đạo cấp xã, thôn, có thông báo trước nội dung cuộc phỏng vấn nhưng không cho họ biết trước câu hỏi, với một số câu hỏi chuẩn bị trước và những câu hỏi khác được đặt ra trong quá trình phỏng vấn. Thông thường phỏng vấn kết hợp khi đi khảo sát thực địa khu TĐC, các gia đình dân TĐC trong bản, hay trên đồng ruộng,..., những người được phỏng vấn có thể là nông dân, cán bộ thôn, xã, giáo viên, y tá, bác sĩ của địa phương Trong cuộc phỏng vấn không nên đưa trước câu hỏi cho người được phỏng vấn mà tùy thuộc vào không khí của cuộc phỏng vấn để đưa ra các câu hỏi cần cho việc nghiên cứu. Có thể nói lúc đó người phỏng vấn đóng vai trò là người đi học còn người phỏng vấn là những người thông thạo những vấn đề tại địa phương. Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 33 Phỏng vấn chính thức (Phỏng vấn sâu) dành cho cán bộ lãnh đạo ngành hay địa phương, có đặt lịch phỏng vấn, cho biết trước nội dung câu hỏi phỏng vấn. Thông tin phục vụ cho việc đánh giá an toàn môi trường của đề tài thường là thông tin mang tính chuyên ngành. Chính vì vậy, phỏng vấn bán chính thức và phỏng vấn sâu là công cụ hữu ích cho việc thu thập thông tin, số liệu để tính toán. Trong quá trình làm luận văn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ Ban quản lý dự án tái định cư huyện Chiêm hóa, phỏng vấn bán chính thức một số cán bộ quản lý tại địa phương. 2.2.3. Quan sát thực tế Quan sát thực tế là phương pháp thu thập và kiểm chứng thông tin về các đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu tại thực địa và ghi chép lại những nhân tố, sự kiện và quá trình các mối liên hệ có liên quan. Quan sát đòi hỏi phải được đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học và có tính mục đích rõ ràng. Quan sát thực tế theo những dấu hiệu đặc trưng về môi trường. Do đó, Quan sát giúp cho đề tài nghiên cứu phát hiện ra nhiều vấn đề, nhận định được những thông tin ban đầu về qui mô đầu tư, qui trình, đối tượng di dân và các điều kiện sinh thái cần thiết cho dự án TĐC có hiệu quả bền vững hay không. 2.3. Phương pháp xây dựng chỉ số an toàn môi trường trong TĐC Phương pháp xây dựng chỉ số (Nguyễn Đình Hòe và Vũ văn hiếu, 2007 gọi là Kiến tạo chỉ số) an toàn môi trường trong TĐC là phương pháp nghiên cứu mới, được đề cập lần đầu trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòe, 2004, “Xác lập các tiêu chí môi trường cho điểm tái định cư bền vững: nghiên cứu tại Thái Nguyên và Quảng Nam” Tạp chí Dân số và Phát triển số 11, sau đó công bố trong cuốn sách “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, 2007). Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 34 Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu xác lập các tiêu chí môi trường cho điểm tái định cư bền vững của Nguyễn Đình Hòe (2004, 2007), đề tài luận văn sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số an toàn môi trường trong TĐC nghiên cứu an toàn môi trường trong dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang tại 3 điểm TĐC trọng dự án TĐC 3 xã Tân An, Phúc Thịnh, Hòa Phú. Ứng dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường cho phép các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và linh động trong việc lựa chọn một điểm TĐC. Ở đây, các yếu tố kinh tế – kỹ thuật và xã hội không được đề cập vì trên thực tế chúng đã được các dự án TĐC tính toán khá cặn kẽ, vấn đề còn lại là các tham số môi trường. Nếu coi các yếu tố môi trường là một hệ thống, thì hệ thống toàn diện của một điểm TĐC là thượng hệ của hệ thống môi trường. Trong thượng hệ này, các hệ thống môi trường, kinh tế - kỹ thuật và xã hội - nhân văn là các hệ thống tương đối độc lập và tương tác với nhau theo qui tắc nhân - quả. Hệ thống môi trường tạo điều kiện cung ứng các dịch vụ môi trường cho hai hệ thống còn lại và cũng chịu ảnh hưởng của hai hệ thống này để có thể trở nên tốt hơn hay xấu đi. Mục tiêu của thượng hệ này có ý nghĩa quyết định đối với vai trò của mỗi hệ thống trong thượng hệ. Tương tự như vậy, hệ thống môi trường điểm tái định cư bao gồm các phân hệ nhỏ hơn là phân hệ sinh thái nhân văn và sinh thái môi trường. Các phân hệ này tồn tại tương đối độc lập trong sự thống nhất của hệ thống môi trường để đảm bảo chức năng chung của môi trường. Một hệ thống môi trường an toàn và bền vững thì các phân hệ đều phải đảm bảo các chức năng cơ bản được thực hiện. Vì vậy hệ thống môi trường tái định cư gồm có 2 chức năng: - Chức năng an toàn về sinh thái môi trường phải được đảm bảo đầu tiên: khả năng cung ứng một nơi ở an toàn, về các yếu tố môi trường sống cho người dân tái định cư như không xảy ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất, không có các dị thường phóng xạ tự nhiên cao hơn tiêu chuẩn môi trường, không nằm Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 35 trong các hệ sinh thái tự nhiên nguy hiểm (các ổ dịch), không còn sót bom mìn hay hoá chất độc hại đây là chức năng quan trọng nhất. Các vùng đất thường chứa các tai biến tiềm ẩn, có thể do con người hoặc thiên nhiên tạo ra, vì vậy xác định điểm TĐC đảm bảo chức năng này ngay từ đầu hết sức là cần thiết cho dự án di dân tái định cư. - Chức năng an toàn về sinh thái nhân văn: phân hệ thứ hai này thể hiện ở khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường tối thiểu cho một điểm tái định cư như cung cấp nước sạch cho đời sống sinh hoạt của người dânDịch vụ môi trường có thể được cải thiện nhờ đầu tư. Dựa theo đặc điểm của chức năng của hệ thống môi trường điểm TĐC đã phân tích ở trên, ta lựa chọn tiêu chí đánh giá hay tham số, lượng hóa tham số đó được các chị thỉ đơn. Từ chỉ thị đơn ta tính được chỉ số đánh giá mức độ an toàn môi trường của điểm TĐC. Việc xây dựng chỉ số ESM đánh giá an toàn môi trường trong TĐC là một phương pháp mới dựa trên nguyên lý kiến tạo chỉ số trong đó: - Tiêu chí thực chất là tính chất, dấu hiệu để dựa vào đó mà phân biệt, đánh giá được; là phạm trù các điều kiện hoặc quá trình giúp cho việc quản lý bền vững có thể đánh giá được. Một tiêu chí được đặc trưng bằng một bộ các chỉ thị dùng để quan trắc giám sát định kỳ nhằm đánh giá diễn biến về phát triển bền vững. - Chi thị là thông số định lượng được hoặc được lượng hóa đặc trưng cho các yếu tố môi trường, sinh thái, dịch vụ môi trường tối thiểu từ đó có thể mô tả, đo lường, chứng minh an toàn môi trường điểm TĐC từ đó cho thấy xu hướng phát triển bền vững. Chỉ thị có thể là chỉ thị đơn hoặc các chỉ thị tổng hợp (nhóm các chỉ thị) để diễn tả các mảng khác nhau được tiến hành theo thứ tự từ trên xuống theo các nhóm chỉ thị khác nhau. Mỗi nhóm đánh giá một chức năng của hệ thống, từ đó ta tính được chỉ số. Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 36 Phần 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chương 3: XÂY DỰNG CHỈ SỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TĐC VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN NA HANG – TUYÊN QUANG HUYỆN CHIÊM HÓA – TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Phân tích hệ thống vùng tái định cư Dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang là một dự án quy hoạch vùng TĐC cho toàn bộ số dân thuộc diện TĐC bởi dự án thủy điện Na Hang – Tuyên Quang. Dự án bao gồm các xã có điểm TĐC, tên dự án TĐC được đặt theo tên xã (dự án Tân An, dự án Phúc Thịnh). Huyện Chiêm Hóa có 10 xã có điểm TĐC, hay Chiêm hóa có 10 dự án TĐC. Dự án bao gồm các điểm TĐC tập trung hoặc xen ghép tùy theo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn. Đầu vào Đầu ra -Cơ cấu đầu tư - Di dân - Bộ máy QL - Sinh thái - Đặc trưng của - Môi trường vùng dự án Sơ đồ 04 : Hệ thống tái định cư Sơ đồ hệ thống tái định cư có thể được giải thích như sau:  Đầu vào: Phân hệ ban chỉ đạo dự án Phân h ệch ức năng an toàn môi trư ờng sinh thái Phân hệ Cộng đồng dân TĐC Phân h ệdịch v ụ Môi trư ờng t ối thi ểu Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 37 - Cơ cấu đầu tư của dự án: tổng số vốn ngân sách, cơ cấu ngân sách, thời gian thực hiện các dự án TĐC. - Bộ máy quản lý: bộ máy quản lý trực tiếp là Ban di dân huyện, bộ máy quán lý gián tiếp là Phó chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch huyện và Chủ tịch các xã dự án, mức độ ổn định tổ chức, số lượng cán bộ làm việc. - Đặc trưng vùng dự án: điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái, môi trường vùng dự án.  Đầu ra: - Di dân: thể hiện tỷ lệ dân bám trụ, tỷ lệ dân rời bỏ vùng dự án. Chỉ thị này thể hiện sự chấp nhận của người dân đối với vùng tái định cư. - Môi trường: dịch vụ môi trường tối thiểu như: nước sinh hoạt; hệ thống thu gom nước thải; bãi chôn lấp rác thải có tính đến sự gia tăng dân số cơ học 20-25 năm. - Sinh thái: đáp ứng nơi ở an toàn, như không nằm trong ổ dịch bệnh; không thường xuyên bị lũ lụt, không nằm trong vùng có độ phóng xạ cao; 3.1.1. Phân hệ chức năng an toàn sinh thái môi trường của vùng tái định cư Là vùng không nằm trong hệ sinh thái nhạy cảm (bao gồm cả nhân tố sinh thái tự nhiên, và nhân tố sinh thái nhân tạo) như thường xuyên có: lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất, không có các dị thường phóng xạ tự nhiên cao hơn tiêu chuẩn môi trường, không nằm trong các hệ sinh thái tự nhiên nguy hiểm (các ổ dịch), không còn sót bom mìn hay hoá chất độc hại Nguồn nước: nước cho sản xuất, nước cho sinh hoạt gồm nước sông ngòi, ao hồ, đặc điểm tự nhiên, dòng chảy, Đa dạng sinh học: các hệ sinh thái, loài động thực vật,, tính ổn định của hệ sinh thái. 3.1.2. Phân hệ chức năng dịch vụ môi trường tối thiểu Khả năng cung cấp nước sạch phù hợp với lối sống của đồng bảo dân tộc và các dịch vụ môi trường tối thiếu tính đến sự gia tăng dân số cơ học điểm TĐC Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 38 sau 20-25 năm vì các điểm TĐC thường là tập trung hoặc xen ghép với cộng đồng dân cư tại chỗ trong xã và có định hướng phát triển theo hướng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn. 3.1.3. Phân hệ cộng đồng dân TĐC Dân cư: xem xét về số lượng dân cư, dân tộc, cơ cấu dân số. Nơi cư trú: xem xét có nằm trong hệ sinh thái an toàn hay không. Đời sống: xem xét có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu so với nơi ở cũ hay không. 3.1.4. Phân hệ ban chỉ đạo dự án Sơ đồ 05 : Phân hệ điều hành quản lý dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang tại Huyện Chiêm Hóa 3.1.5. Thứ bậc của hệ thống TĐC Thứ bậc của hệ thông tái định cư được thể hiện ở bốn cấp: cấp nhà nước (phân bổ ngân sách, ra quy định, quyết định liên quan đến công tác di dân), cấp tỉnh (dự án tổng quan), cấp huyện (dự án cụ thể), cấp xã (điểm tái định cư). Bốn UBND Tỉnh (Phó chủ tịch tỉnh) UBND Huyện Chiêm Hóa (Ban di dân- Chủ đầu tư) Dự án TĐC (10 xã dự án) Các tổ chức, đoàn thể, xã hội, người dân tham gia Chính phủ (cấp nhà nước) Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 39 cấp trong hệ thống TĐC có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc xây dựng, triển khai, thực hiện và giám sát, đánh giá các dự án đòi hỏi phải được căn cứ từ địa bàn dân cư ở vùng di dân vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang, được xây dựng cơ sở kết hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ cấp xã, huyện và cấp tỉnh. Các nội dung dự án được chỉ đạo hướng dẫn, quản lý trực tiếp của cấp huyện và quản lý gián tiếp của cấp nhà nước và cấp tỉnh. Như vậy thành công của dự án đòi hỏi phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa bốn cấp trên. 3.1.6. Ranh giới của hệ thống Ranh giới của hệ thống TĐC quyết định nguồn vào và nguồn ra của hệ, cũng như ngưỡng an toàn của hệ. Trong hệ thống tái định cư việc xác định ranh giới tương đối phức tạp, sự phân định mang tính chất tương đối, tuy vậy theo phạm vị địa lý xây dựng dự án lấy theo ranh giới xã đối với dự án cụ thể. Các tác động xã hội, môi trường, tự nhiên được phân tích trong điều kiện chung của huyện Chiêm hóa và các điểm dự án TĐC. Các động bên ngoài nghiên cứu phân tích theo mức độ ảnh hưởng khác nhau do tác động của trong vùng dự án, đồng thời phân tích yếu tố tác động vùng TĐC chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái môi trường, sinh thái nhân văn vùng dự án. Trên cơ sở phân tích tác động của các nhân tố sinh thái môi trường và sinh thái nhân văn đối với dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang - Tuyên Quang tại Huyện Chiêm Hóa, để dự án TĐC bền vững, cần xây dựng chỉ số phục vụ việc đánh giá và áp dụng vào các dự án TĐC để bền vững hiệu quả, cần xây dựng chỉ số dưới đây. 3.2. Xây dựng chỉ số an toàn môi trưởng dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang - Tuyên Quang tại huyện Chiêm Hóa Chỉ số an toàn môi trường của các dự án di dân TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang tại huyện Chiêm hóa được xây dựng theo nguyên tắc cân bằng giữa phúc lợi sinh thái (chức năng sinh thái môi trường) và phúc lợi Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 40 kinh tế xã hội (khả năng cung cấp dịch vụ môi trường tối thiểu) theo nguyên lý mô hình quả trứng của hệ thống môi trường theo IUCN, 1996. Hình 03 : Mô hình quả trứng của hệ thống môi trường IUCN, 1996. [50] Trong mô hình trên phần lòng đỏ biểu thị phân hệ sinh thái nhân văn, được bao quanh bởi lòng trắng biểu thị phân hệ sinh thái môi trường. Một hệ thống môi trường bền vững chỉ với điều kiện cả hai phân hệ được duy trì và cải thiện. Bất cứ phân hệ nào suy thoái hoặc đơn phương phát triển thì hệ thống không phát triển bền vững. - Bền vững về mặt sinh thái: là khả năng cung cấp nơi ở an toàn, không nằm trong hệ sinh thái tiềm ẩn rủi ro như: bệnh dịch; lũ lụt; vùng ô nhiễm môi trường; - Bền vững về mặt xã hội nhân văn: thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế liên tục, bảo đảm chất lượng cuộc sống cộng đồng, sự công bằng xã hội trong quá trình phát triển và khả năng cung cấp dịch vụ môi trường tối thiểu như: như khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng TĐC, đủ diện tích xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước khi cần thiết, đủ diện tích xây dựng tuyến thu gom và xử lý rác sinh hoạt có tính đến khả năng tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học khi dự án TĐC hoàn tất. Ứng dụng hệ thống trong nghiên cứu môi trường cho phép các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và linh động trong việc lựa chọn điểm TĐC. Trong dự án TĐC thủy điện các yếu tố kinh tế, kỹ thuật an ninh quốc phòng được chú trọng, Các yếu tố sinh thái Các yếu tố xã hội nhân văn Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 41 tính toán khá cặn kẽ. Do đó, yếu tố môi trường là mấu chốt quan trọng để lựa chọn điểm TĐC biền vững. Vì vậy, một dự án TĐC thủy điện bền vững là dự án đảm bảo an toàn môi trường điểm tái định cư. Xây dựng chỉ số đánh giá an toàn môi trường dự án TĐC vùng hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang trên cơ sở các bộ chỉ thị đơn an toàn môi trường sinh thái và chỉ thị đơn dịch vụ môi trường tối thiểu. 3.2.1. Xác định chỉ thị đơn và ý nghĩa chỉ thị Chức năng an toàn sinh thái được đo bằng tham số sau đây - mỗi tham số là một chiều xác định không gian tồn tại và biến đổi của hệ thống: 1) Không xảy ra thiên tai: lũ quét, trượt lở, xói lở, lún sụt, lũ lụt hàng năm, sét đánh (trên 3 lần năm). Ý nghĩa: chỉ thị này cho thấy được mức độ an toàn của nền địa chất và khí hậu chung khu vực đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, đời sống và sản xuất của người dân. 2) Không có dị thường phóng xạ tự nhiên cao hơn tiêu chuẩn môi trường: đây là phóng xạ tạo ra do đất đá có chứa các khoáng vật xạ. Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam (1983) là cường độ phóng xạ nhỏ hơn 0,1 Rem/ năm. (Rem: Đơn vị đo liều Rơnghen tương đương đối với người). Ý nghĩa: chỉ thị này cho thấy mức độ an toàn về đất đai trong khu vực. Trong đất có chứa các khoáng vật xạ thì có thể gây tác động xấu đến sức khoẻ của người dân như gây ra các đột biến dị hình dị dạng ở trẻ em, nguyên nhân ung thư và xuất hiện các căn bệnh lạảnh hưởng lâu dài đến đời sống người dân. 3) Không nằm trong các hệ sinh thái tự nhiên nguy hiểm: các ổ dịch địa phương hình thành tại các hệ sinh thái độc hại (sán lá phổi, sán máng, sốt vàng, dịch hạch...) hoặc điểm TĐC có chế độ vi khí hậu độc hại đến mức phát sinh bệnh tật. Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 42 Ý nghĩa: chỉ thị này cho biết khả năng phát sinh và bùng phát dịch bệnh đối với người dân sống trong khu vực. Chỉ thị này có ý nghĩa quan trọng do người dân tái định cư khi chuyển đến nơi ở mới thì khả năng thích nghi với sinh thái dịch bệnh sẽ không cao và vì thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 4) Không còn sót bom mìn hay chất độc hóa học từ thời chiến tranh chưa được làm sạch. Ý nghĩa: chỉ thị cho thấy khả năng phát sinh các tai biến môi trường mà hậu quả để lại sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cả đời sống, sức khoẻ và sản xuất của người dân. 5) Không nằm trong hành lang bảo vệ của các đường điện cao thế có điện thế từ 35 KV trở lên. Ý nghĩa: chỉ thị cho biết khi người dân sống trong hành lang bảo vệ an toàn của đường điện cao thế có thể bị nhiễm điện, nhiễm từ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Vì vậy, khi khu tái định cư nằm dưới đường điện cao thế sẽ không đảm bảo an toàn. 6) Có khoảng cách an toàn tới các trung tâm phát xả ô nhiễm nghiêm trọng: nghĩa địa đang hoạt động (nhất là nghĩa địa nằm ở phía đầu nguồn nước), bãi chôn lấp phế thải (kể cả chất thải nguy hại và bãi rác sinh hoạt) đang hoạt động, trong phạm vi xả thải trên tiêu chuẩn môi trường của khí thải nhà máy, trong phạm vi xả nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường của hầm mỏ hay các xí nghiệp công nghiệp, khoảng cách không an toàn đến các kho xăng dầu, kho hóa chất, bom đạn, ... Ý nghĩa: chỉ thị cho biết mức độ ô nhiễm môi trường khu vực ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khoẻ của cộng đồng, bên cạnh đó làm mất cân bằng sinh thái. Dịch vụ môi trường tối thiểu được đo bằng ba tham số sau: 1) Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của cộng đồng TĐC: có thể là nước tại chỗ (nước mặt, nước ngầm, nước mưa) hoặc nước đường ống dẫn Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 43 từ ngoài phạm vi điểm TĐC về. Tiêu chuẩn cấp nước cho địa bàn nông thôn của Việt Nam hiện nay là 60 lít/ người/ ngày, đến 2020 là 80 lít/ người/ ngày. Ý nghĩa: nước sạch là một nhu cầu quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày của con người, thiếu nước dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế bị giảm sút, sức khoẻ người dân bị ảnh hưởng. Sự thiếu nước nghiêm trọng sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án di dân TĐC của vùng đã được chọn. Vì thế nước sạch là một chỉ thị quan trọng trong chỉ số an toàn môi trường. 2) Đủ diện tích để xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (khi cần thiết). Ý nghĩa: chỉ thị cho biết khả năng đảm bảo vệ sinh môi trường có tính đến quy hoạch lâu dài về phát triển kinh tế xã hội, khả năng phát sinh ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 3) Đủ diện tích để xây dựng tuyến thu gom và xử lý rác sinh hoạt. Bãi chôn lấp rác sinh hoạt cần phải đủ để chôn lấp rác liên tục trong 20 - 25 năm. Cần tính diện tích dự phòng lập bãi rác mới khi bãi rác cũ đã đầy. Việc tính toán dịch vụ môi trường của điểm TĐC cần phải được quy hoạch dài hạn, có tính đến khả năng tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học sau khi dự án TĐC hoàn tất. Ý nghĩa: chỉ thị cho biết khả năng xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng mục tiêu lâu dài về phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư. 3.2.2.Cách tính chỉ số và trọng số Chỉ số độ đo dịch vụ môi trường (tối thiểu) ESM (Environmental Service Measure), được đề xuất lần đầu trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Hòe, 2004, “Xác lập các tiêu chí môi trường cho điểm tái định cư bền vững: nghiên cứu tại Thái Nguyên và Quảng Nam” Tạp chí Dân số và Phát triển số 1, sau đó công bố trong cuốn sách “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, 2007). Luận văn tốt nghiệp Học viên Nguyễn Thanh Hương - K16KHMT 44 Trên cơ sở nghiên cứu trên, đề tài ứng dụng chỉ số độ đo dịch vụ môi trường (tối thiểu) đánh giá mức độ an toàn môi trường trong tái định cư vùng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_432_5921_1870285.pdf
Tài liệu liên quan