MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.24
1.1 Cơ sở lý luận. 24
1.2. Cở sở thực tiễn. 31
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
CỦA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY. 33
2.1 Tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và con cái tuổi vị
thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay . 34
2.2 Tần suất giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử dụng điện
thoại thông minh. 38
2.3 Thái độ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử dụng điện
thoại thông minh. 43
2.4 Những yếu tố tác động đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. 46
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN GIAO
TIẾP GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY. 52
3.1 Tác động tích cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay 54
3.2 Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay 64
KẾT LUẬN. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.71
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của nó. Mọi hành động của nó bị quy định
bởi các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội – tâm lý. Cái tôi là một loại cấu trúc
xã hội đặc thù nảy sinh, phát triển trong mối tương tác xã hội với người khác
và với chính bản thân mình. [23]
Mead quan niệm thành tố cơ bản của tương tác xã hội là biểu trưng.
Theo ông, chỉ cần vừa nhìn thấy một điệu bộ nào đó, ta có thể hình dung được
toàn bộ hành động tiếp theo. Điều quan trọng là điệu bộ của cá nhân mang ý
nghĩa xã hội, tức là có một nghĩa nhất định mà tất cả các thành viên của cộng
30
đồng đều biết, đều hiểu và đều có một thái độ và cách ứng xử nhất định. Do
đó, trong quan hệ tương tác, điệu bộ/ cử chỉ của người này là sự kích thích
làm nảy sinh phản ứng đáp lại từ phía người khác. Theo Mead, “biểu tượng”
là một loại kích thích mà phản ứng đáp lại nó đã được đem lại từ trước. [23]
Herbert Blumer (1900 – 1987) lấy bằng tiến sỹ năm 1928 dưới sự
hướng dẫn của Ellsworth Faris, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi trường phái
Chicago. Blumer không những ủng hộ lý thuyết của Mead bằng cách giải
thích các quan niệm của Mead mà còn phát triển thuyết tương tác biểu trưng
mà Mead và các đồng sự của ông đã khởi xướng. [23]
Theo Blumer, “tương tác biểu trưng” là khái niệm dùng để chỉ một đặc
trưng cơ bản của tương tác giữa người với người. Đó là việc các cá nhân luôn
phải lý giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là
đáp lại hành động của nhau. [23]
Blumer dựa vào mô hình hành vi S –I – R để giải thích rằng: cá nhân này
(A) có một hành động nào đấy đối với cá nhân kia (B), để đáp lại B phải hiểu
được ý nghĩa của hành động của A; đến lượt mình A chỉ có thể trả lời B sau khi đã
nắm bắt được hành động của B. Cứ như vậy, mối tương tác giữa các cá nhân được
thực hiện thông qua cơ chế lý giải cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham
gia.Việc giải nghĩa này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các biểu tượng. Các thao
tác cụ thể của sự lý giải là tiếp nhận, giải mã biểu tượng, hiểu ý nghĩa của biểu
tượng, sử dụng các ký hiệu, các biểu tượng để diễn đạt ý nghĩa đã được nhận biết.
Quá trình tương tác như vậy được gọi là tương tác biểu trưng. [23]
Theo Herbert Blumer, khái niệm này dùng để chỉ một đặc trưng cơ bản
của tương tác giữa người với người. Đó là việc cá nhân luôn phải lý giải, định
nghĩa, xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là đáp lại hành
động của nhau. Điều đó có nghĩa là hành động của cá nhân không phải là sự
phản ứng trực tiếp đối với hành động của người khác. Tương tác biểu trưng
không phải là tổng số các hành động của từng cá nhân riêng lẻ. Mà tương tác
31
biểu trưng là một quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành từ các hành
động của các cá nhân mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở và
thông qua sự lý giải ý nghĩa, động cơ hành động của nhau được thể hiện qua
hệ thống ký hiệu, biểu tượng. [23]
Vận dụng lý thuyết thương tác biểu trưng vào đề tài để làm rõ những
tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội – tâm lý tác động đến hoạt
động của con người. Cụ thể, đối với đề tài này là tìm hiểu sự tương tác giữa
cha mẹ và con cái thông qua điện thoại thông minh, mà tương tác ở đây chính
là hoạt động giao tiếp.
1.2. Cở sở thực tiễn
Quá trình Công nghiệp hóa, đô thị hóa thời gian qua đã tác động không
ít đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn. Bên cạnh những
tích cực với việc phổ biến truyền bá lối sống công nghiệp hiện đại, các giá trị,
các yếu tố văn hóa tiên tiến làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần
của người dân nông thôn, thì những tác động tiêu cực cũng đang làm băng
hoại dần nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người nông dân và cộng đồng
làng xãSự tiến bộ của khoa học công nghệ đến đời sống nông thôn làm thay
đổi đời sống tinh thần trong đó thay đổi cả cách thức giao tiếp và xuất hiện
giao tiếp phi truyền thống ở nông thôn đó là giao tiếp thông qua các thiết bị
điện tử, internetstrong đó cần nhắc đến là điện thoại thông minh – một thiết
bị đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nông thôn. Hình thức giao tiếp
mới này được các thành viên gia đình lựa chọn ngày càng nhiều và nó có tác
động không nhỏ đến giao tiếp cha mẹ và con cái ở nông thôn hiện nay.
Tú Sơn là xã thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, xã Tú Sơn
có diện tích khoảng 6.95 km2. Tính đến năm 2017, dân số của xã là 11.219
người, dân số trung bình là 11.161 người. Xã có 9 thôn và 3.027 hộ gia đình.
Xã có 1.219 trẻ vị thành niên trong đó số trẻ vị thành niên nam là 579 trẻ.
Người dân xã Tú Sơn chủ yếu sống và lao động bằng nghề chăn nuôi, trồng
32
trọt. Những năm gần đây, xã phát triển thêm một số ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp và thương mại, dịch vụĐây cũng là một xã thuộc huyện Kiến Thụy,
Hải Phòng chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến đổi kinh tế xã hội dẫn đến
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, và các yếu tố văn hóa- xã hội của địa phương.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
CỦA CHA MẸ VÀ CON CÁI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY
Dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa cùng với quá trình đô thị hóa thì nông thôn Việt Nam đã có những biến
đổi sâu sắc về cả kinh tế, văn hóa và xã hội. Đặc biệt, là sự biến đổi về văn
hóa trong gia đình nông thôn Việt Nam, cụ thể là văn hóa giao tiếp giữa cha
mẹ và con cái trong gia đình nông thôn Việt Nam. Đối với gia đình nông thôn
Việt Nam truyền thống, khi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, người
dân nông thôn chưa được tiếp cận nhiều với những thiết bị công nghệ thông
tin hiện đại như điện thoại, máy tính, internet, Lúc này, hình thức giao tiếp
trực tiếp được người dân sử dụng chủ yếu, ngoài ra người dân nông thôn cũng
giao tiếp bằng hình thức gián tiếp như giao tiếp qua thư từ, truyền
miệngNhưng ngày nay, khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn
liền với quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ thì nông thôn Việt Nam ngày
càng được tiếp cận các tiện ích, các thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến làm
thay đổi lối sống của của người dân nông thôn. Trong đó phải kể đến điện
thoại thông minh – một thiết bị mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng.
Sự xuất hiện và phát triển của điện thoại thông minh đã được người dân
nông thôn nhanh chóng tiếp nhận và sử dụng rộng rãi. Việc người dân nông
thôn sử dụng điện thoại thông minh trong giao tiếp cũng làm thay đổi văn hóa
giao tiếp trong các gia đình nông thôn. Ngoài hình thức giao tiếp trực tiếp,
người dân nông thôn còn giao tiếp gián tiếp thông qua điện thoại thông minh.
Nếu ở xã hội truyền thống người dân giao tiếp gián tiếp qua thư giấy, qua
truyền miệng thì ngày nay đã dần được thay thế bằng thư điện tử, nói
chuyện qua điện thoại thông minh, nhắn tin qua điện thoại thông minh,
34
Điện thoại thông minh với nhiều tiện ích và được nhiều người sử dụng
thì cũng phải nhắc đến đối tượng đang sử dụng điện thoại thông minh đó là
các bậc cha mẹ và con cái trẻ vị thành niên ở nông thôn. Vậy cha mẹ và con
cái tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay sử dụng điện thoại
thông minh như thế nào? Cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên sử dụng điện
thoại thông minh trong giao tiếp như thế nào? Sự thay đổi trong giao tiếp giữa
cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên trước và sau khi sử dụng điện thoại thông
minh như thế nào?
2.1 Tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và con cái
tuổi vị thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay
Để biết tần suất sử dụng điện thoại của cha mẹ và trẻ vị thành niên hiện
nay, đề tài đã khảo sát về tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ
và con cái tuổi vị thành niên trong một ngày và thu được kết quả thể hiện qua
Biểu đồ 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1:Tần suất sử dụng điện thoại của cha mẹ và trẻ vị thành niên
trong một ngày
(Tỷ lệ %)
Tần suất sử dụng điện thoại thông minh Cha mẹ Trẻ vị thành niên
Dưới 1 giờ 15,4 2,6
Từ 1giờ đến 3 giờ 38,0 10,6
Từ trên 3 giờ đến 5 giờ 31,3 31,3
Từ trên 5 giờ đến 7 giờ 15,3 26,7
Trên 7 giờ 0 28,7
(Nguồn: Khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
35
Biểu đồ 2.1: Tần suất sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và trẻ vị
thành niên trong một ngày
15.4
0
2.6
10.6
28.7
38
31.3
15.3
31.3
26.7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Dưới 1h Từ 1-3h Trên 3-5h Trên 5-7h Trên 7h
Cha mẹ
Con cái
Nhìn chung biểu đồ cho thấy cha mẹ chủ yếu sử dụng điện thoại thông
minh từ 1 giờ đến 3 giờ trong một ngày nhưng con cái chủ yếu sử dụng điện
thoại thông minh trên 3 giờ đến 5 giờ một ngày. Hơn nữa, tỷ lệ con cái sử dụng
điện thoại trên 7 giờ một ngày khá cao chiếm 28,7% nhưng cha mẹ lại không
có ai sử dụng điện thoại trên 7 giờ một ngày. Như vậy có thể thấy số giờ con
cái sử dụng điện thoại thông minh trong một ngày nhiều hơn cha mẹ.Trong số
những cha mẹ được hỏi thì không có ai sử dụng điện thoại thông minh trên 7
giờ / ngày, tỷ lệ con cái sử dụng điện thoại trên 7 giờ/ ngày chiếm 28,7%.
Tần suất cha mẹ sử dụng các tiện ích của điện thoại thông minh được
thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây.
36
Bảng 2.2: Tần suất và mục đích cha mẹ sử dụng các tiện ích của điện
thoại thông minh
(Tỷ lệ %)
Hoạt động
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Trao đổi công việc 54,7 36,6 8,0 0,7
Tìm kiếm thông tin 39,3 48,7 6,0 6,0
Liên hệ với con cái 61,3 36,1 1,3 1,3
Tham gia các trang mạng xã hội:
zalo, facebook, viber...
32,0 36,7 25,3 6,0
Giải trí: chơi game, xem phim, nghe
nhạc...
13,3 40,7 32,0 14,0
Chụp ảnh, quay video 20,7 50,0 23,3 6,0
Mua sắm online 14,0 18,7 27,3 40,0
(Nguồn khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
Nhìn chung, bảng số liệu cho thấy các chức năng tiện ích của điện thoại
thông minh như: trao đổi công việc, tìm kiếm thông tin, liên lạc, tham gia mạng
xã hội, giải trí, chụp ảnh, quay video, mua sắm online đều được cha mẹ sử dụng.
Trong đó chức năng liên lạc cụ thể là liên lạc với con cái được cha mẹ sử dụng
thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,3%. Ngoài ra, tỷ lệ cha mẹ thường
xuyên trao đổi công việc qua điện thoại thông minh cũng chiếm tỷ lệ khá cao là
54,7%. Tỷ lệ cha mẹ thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí trên điện thoại
thông minh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các tiện ích nêu trên là 13,3%.
Như vậy có thể thấy việc cha mẹ liên hệ với con cái qua điện thoại
thông minh là rất quan trọng. Có tới 61,3% tỷ lệ cha mẹ thường xuyên liên hệ
với con cái qua điện thoại thông minh, 36,1% tỷ lệ cha mẹ thỉnh thoảng liên
hệ với con cái qua điện thoại thông minh, cha mẹ hiếm khi và không bao giờ
liên hệ với con cái qua điện thoại thông minh chiêm tỷ lệ rất nhỏ là 1,3%.
37
Tần suất và mục đích trẻ vị thành niên sử dụng các tiện ích của điện
thoại thông minh được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tần suất và mục đích trẻ vị thành niên sử dụng các tiện ích
của điện thoại thông minh
(Tỷ lệ %)
Hoạt động
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Trao đổi công việc 42,7 22,7 22,0 12,7
Tìm kiếm thông tin 43,3 41,3 10,7 4,7
Liên hệ với cha mẹ 14,0 62,7 23,3 0,0
Tham gia các trang mạng xã hội: zalo,
facebook, viber...
72,0 19,3 6,0 2,7
Giải trí: chơi game, xem phim, nghe
nhạc...
75,3 16,7 6,0 2,0
Chụp ảnh, quay video 57,3 26,7 14,7 1,3
Mua sắm online 25,3 37,3 27,3 10,0
(Nguồn khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
Nhìn chung, bảng số liệu cho thấy các chức năng tiện ích của điện
thoại thông minh như: trao đổi công việc, tìm kiếm thông tin, liên lạc, tham
gia mạng xã hội, giải trí, chụp ảnh, quay video, mua sắm online đều được con
cái sử dụng sử dụng. Trong đó, chức năng giải trí được con cái sử dụng
thường xuyên chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 75,3%. Tỷ lệ con cái thường xuyên
tham gia các trạng mạng xã hội cũng chiếm tỷ lệ cao là 72,0%. Tỷ lệ con cái
thường xuyên trao đổi với cha mẹ qua điện thoại thông minh chiếm tỷ lệ
tương đối thấp là 14,0%. Con cái thỉnh thoảng trao đổi với cha mẹ bằng điện
thoại thông minh chiếm tỷ lệ cao đó là 62,7%. Tỷ lệ con cái hiếm khi trao đổi
38
với cha mẹ qua điện thoại thông minh cũng khá cao chiếm 23,3%. Tỷ lệ con
cái không bao giừ trao đổi với cha mẹ qua điện thoại thông minh là 0%.
Qua bảng số liệu cho thấy rất rõ con cái sử dụng điện thoại để chơi
game và tham gia mạng xã hội một cách thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao
trong khi con cái sử dụng điện thoại thông minh để trao đổi nói chuyện
thường xuyên với cha mẹ lại chiếm tỷ lệ rất thấp là 14,0%. Con cái sử dụng
điện thoại thông minh chủ yếu với mục đích chơi game và tham gia mạng xã
hội, các em chưa quan tâm và dành nhiều thời gian để giao tiếp, chia sẻ với
cha mẹ. Khi con cái sử dụng điện thoại thông minh để giao tiếp với cha mẹ
cũng là sự tương tác giữa con cái và cha mẹ, con cái và cha mẹ tương tác
thông qua điện thoại thông minh phần nào giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau
hơn. Theo lý thuyết truyền thông thì giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thông
qua điện thoại thông minh là truyền thông liên cá nhân và hình thức truyền
thông là truyền thông gián tiếp, cụ thể là truyền thông gián tiếp thông qua điện
thoại thông minh. Quá trình truyền thông giữa cha mẹ và con cái liên tục giúp
cha mẹ và con cái trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phú hợp với nhau. Như
vậy việc giao tiếp giữa con cái và cha mẹ là hết sức quan trọng, đặc biệt khi con
cái ở lứa tuổi vị thành niên đang có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, tình
cảm,và cần được chia sẻ thông tin với cha mẹ để có thể hiểu biết hơn về sự
thây đổi của có thể trong độ tuổi này. Trẻ vị thành niên hiểu biết về sự thay đổi
của cơ thể sẽ giúp các em yên tâm, vui vẻ hơn, giúp các em hiểu đó thay đổi bình
thường của cơ thể chứ không phải tình trạng bệnh lý của cơ thể.
2.2 Tần suất giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử
dụng điện thoại thông minh
Tần suất cha mẹ trò chuyện với con cái trước và sau khi sử dụng điện
thoại thông minh được thể hiện qua bảng 2.4
39
Bảng 2.4: Tần suất cha mẹ trò chuyện với con cái
Tỷ lệ %
Tần suất
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
Không bao
giờ
Cha
mẹ
Con
cái
Cha
mẹ
Con
cái
Cha
mẹ
Con
cái
Cha
mẹ
Con
cái
Trước khi sử dụng điện
thoại thông minh
76,7 70,7 20,7 22,0 2,6 3,3 0,0 4,0
Khi sử
dụng điện
thoại thông
minh
Nói chuyện
trực tiếp
43,3 24,7 46,7 55,3 10,0 18,7 0,0 1,3
Nói chuyện
qua điện thoại
32,0 22,7 36,7 35,3 25,3 32,7 6,0 9,3
(Nguồn khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
Về tấn suất cha mẹ trò chuyện với con cái: Qua bảng số liệu cho thấy trước
khi cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh, tất cả các cha mẹ được hỏi đều trò
chuyện với con cái. Trong đó, cha mẹ thường xuyên trò chuyện với con cái chiếm
tỷ lệ rất cao là 76,7%, tỷ lệ cha mẹ thỉnh thoảng trò chuyện với con cái chiếm tỷ lệ
thấp là 20,7%, tỷ lệ cha mẹ hiếm khi trò chuyện với con cái chiếm tỷ lệ rất thấp
chỉ chiếm 2,6%. Khi sử dụng điện thoại thông minh cha mẹ sử dụng hai thức giao
tiếp với con cái là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp thông qua điện thoại thông minh.
Về hình thức giao tiếp trực tiếp: tất cả các cha mẹ được hỏi đều trò truyện trực tiếp
với con cái. Trong đó, cha mẹ thường xuyên nói chuyện trực tiếp với con cái
chiếm 43,3%, cha mẹ thỉnh thoảng trò truyện trực tiếp với con cái chiếm 46,7%,
cha mẹ hiếm khi trò truyện trực tiếp với con cái chiếm 10,0%.Về hình thức giao
tiếp gián tiếp: Tất cả các cha mẹ được hỏi thì có 6,0% cha mẹ không nói chuyện
với con cái thông qua sử dụng thông minh. Cha mẹ thường xuyên nói chuyện với
con cái thông qua điện thoại thông minh chiếm 31,0%, cha mẹ thỉnh thoảng trò
chuyện với con cái thông qua điện thoại thông minh chiếm 36,7%, cha mẹ hiếm
40
khi nói chuyện với con cái thông qua điện thoại thông minh chiếm 25,3%. Như
vậy, sau khi sử dụng điện thoại thông minh thì cha mẹ đã có sự thay đổi cách thức
giao tiếp với con cái, cha mẹ thay đổi sang giao tiếp với con cái bằng điện thoại
thông minh thay vì chỉ giao tiếp trực tiếp với con cái. Sau khi sử dụng điện thọai
thông minh cha mẹ ít trò chuyện với con cái hơn, cụ thể là tỷ lệ thường xuyên trò
chuyện với con cái khi cha mẹ chưa sử dụng điện thoại thông minh cao hơn tỷ lệ
cha mẹ thường xuyên trò chuyện với con cái khi sử dụng điện thoại thông minh
Về tần suất con cái trò chuyện với cha mẹ: Qua bảng số liệu cho biết
con cái thường xuyên giao tiếp với cha mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,7%, tỷ
lệ con cái thỉnh thoảng trò chuyện với cha mẹ chiếm 22,0%, tỷ lệ con cái
hiếm khi trò chuyện với cha mẹ chiếm 2,6% và 4,0% con cái không bao giờ
trò chuyện với cha mẹ trước khi sử dụng điện thoại thông minh. Khi sử dụng
điện thoại thông minh con cái thỉnh thoảng trò chuyện với cha mẹ chiếm tỷ lệ
cao nhất là 55,3%, tỷ lệ con cái thường xuyên trò chuyện với cha mẹ chiếm
24,7%, tỷ lệ con cái hiếm khi trò chuyện với cha mẹ chiếm 18,7% và tỷ lệ con
cái không bao giờ trò chuyện với cha mẹ chiếm 1,3%. Như vậy, trước khi con
cái sử dụng điện thoại thông minh thì tỷ lệ con cái thường xuyên trò chuyện
với cha mẹ nhiều hơi khi con cái sử dụng điện thoại thông minh. Cách thức
con cái trò chuyện với cha mẹ cũng thay đổi từ chủ yếu nói chuyện trực tiếp
sang nói chuyện gián tiếp đó là thông qua điện thoại thông minh.
Vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nông thôn luôn
được các bậc cha mẹ qua tâm và chú trọng, dù là trò truyện hay liên hệ cha
mẹ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn con cái vì mối quan tâm của bất kỳ bậc cha mẹ
nào cũng hướng tới con cái của mình, con cái luôn là quan trọng nhất với cha
mẹ. Tuy nhiên, con cái lại ít liên hệ, giao tiếp với cha mẹ hơn vì các em đang
ở độ tuổi vị thành niên, cái độ tuổi đi học nhưng cũng ham chơi, ham vui. Đặc
biệt khi sử dụng điện thoại thông minh các em lại có thể sử dụng nhiều tiện
41
ích để vui chơi giải trí thay vì liên hệ trò chuyện với cha mẹ. Điều này cũng
được cho biết qua phỏng vấn sâu trẻ vị thành niên:
Một trẻ vị thành niên được hỏi cho biết: “Em hay cày phim thôi, nhiều
lúc em thức xem phim đến 1-2 giờ sáng nhiều khi đeo tai nghe bật to
không nghe thấy mẹ gọi gì lại bị ăn chửi” (Nữ, 17 tuổi).
Một bạn trẻ vị thành niên khác cũng cho biết: “Mẹ bảo suốt ngày
nghịch điện thoại hỏi cũng không thèm nóiem không hay chơi game, chỉ
xem phim với nghe nhạc thôi, phim hay em thường cày phim. Lúc đấy mẹ bảo
xem ít cái điện thoại thôi.” (Nữ, 17 tuổi)
Tần suất cha mẹ chia sẻ với con cái về một số lĩnh vực được thể hiện
qua bảng 2.5 dưới đây
Bảng 2.5: Tần suất cha mẹ chia sẻ với con cái về các lĩnh vực
Vấn đề
Tần suất (Tỷ lệ %)
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Giới tính
(Thay đổi về
cơ thể, tâm
lý, tình
cảm.)
Khi chưa sử dụng điện thoại
thông minh
24,7 52,0 16,0 7,3
Khi sử dụng
điện thoại
thông minh
Chia sẻ trực tiếp 12,0 58,0 23,3 6,7
Chia sẻ qua điện
thoại thông minh 18,7 35,3 29,3 16,7
Sức khỏe
sinh sản
(Quan hệ
tình dục an
toàn, Các
biện pháp
tránh
thai,)
Khi chưa sử dụng điện thoại
thông minh 20,7 42,0 28,0 9,3
Khi sử dụng
điện thoại
thông minh
Chia sẻ trực tiếp 13,3 38,0 39,3 9,3
Chia sẻ qua điện
thoại thông minh
14,0 33,3 28,7 24,0
Vấn đề học
tập (kết quả
Khi chưa sử dụng điện thoại
thông minh 56,0 25,3 18,7 0,0
42
học tập, khó
khăn trong
việc học,..)
Khi sử dụng
điện thoại
thông minh
Chia sẻ trực tiếp 53,0 35,6 7,4 4,0
Chia sẻ qua điện
thoại thông minh
26,0 46,7 20,0 7,3
Vui chơi, giải
trí (chơi
game, nghe
nhạc, xem
phim)
Khi chưa sử dụng điện thoại
thông minh 36,0 30,0 29,0 4,7
Khi sử dụng
điện thoại
thông minh
Chia sẻ trực tiếp 35,4 27,2 32,0 5,4
Chia sẻ qua điện
thoại thông minh
28,0 29,3 26,7 16,0
(Nguồn khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
Nhìn chung bảng số liệu cho thấy cha mẹ thường xuyên giao tiếp với
con cái về vấn đề học tập là chủ yếu, sau đó đến vấn đề vui chơi giải trí và
hai vấn đề ít được cha mẹ thường xuyên giao tiếp với con cái là vấn đề giới
tính và sức khỏe sinh sản. Ở độ thuổi vị thành niên, ngoài vấn đề học tập thì
vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản cũng rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi
này vì đây là lứa tuổi mà trẻ có nhiều thay đổi nhất về tâm sinh lý. Nếu cha mẹ
không đặc biệt quan tâm đến vấn đề trên thì trẻ dất dễ gặp phải các vấn đề về
tâm sinh lý và để lại hậu quả nghiêm trọng. Trước khi sử dụng điện thoại thông
minh cha mẹ chia sẻ trực tiếp với con cái nhiều hơn sau khi sử dụng điện thoại
thông minh, sau khi sử dụng điện thoại thông minh cha mẹ không chỉ chia sẻ với
con cái bằng cách trực tiếp mà còn chia sẻ với con cái thông qua điện thoại thông
minh. Như vậy, sau khi sử dụng điện thoại thông minh truyền thông giữa cha mẹ
và con cái đã được thay đổi từ hình thức truyền thông trực tiếp sang hình thức
truyền thông gián tiếp thông qua điện thoại thông minh.
Hình thức truyền thông giữa cha mẹ và con cái thay đổi liệu có ảnh
hưởng đến thái độ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái?
43
2.3 Thái độ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước và sau khi sử
dụng điện thoại thông minh
Thái độ của con cái khi chia sẻ, trò truyện với cha mẹ rất quan trọng,
thái độ của con cái có vui vẻ, có thoải mái, có chú ý lắng nghe, con cái có thái
độ tích cực cũng phần nào thể hiện được hiệu quả của việc truyền thông giữa
cha mẹ và con cái.
Bảng 2.7: Thái độ của con cái khi cha mẹ chia sẻ về các lĩnh vực
Tỷ lệ %
Vấn
đề
Thái độ
Vui
vẻ
Khó
chịu
Cáu
gắt
Ngại
ngùng
Không
để ý
Ý
kiến
khác
Giới
tính
Khi không sử dụng điện
thoại thông minh
26,7 18,0 8,7 29,3 12,0 5,3
Khi sử dụng điện thoại
thông minh
36,7 11,3 10,7 16,7 17,3 7,3
Sức
khỏe
sinh
sản
Khi không sử dụng điện
thoại thông minh
22,7 14,7 8,7 36,0 12,7 5,2
Khi sử dụng điện thoại
thông minh
39,3 12,0 6,7 20,0 13,3 8,7
Học
tập
Khi không sử dụng điện
thoại thông minh
58,7 14,0 4,0 5,3 17,3 0,7
Khi sử dụng điện thoại
thông minh
63,3 14,7 4,7 4,7 10,0 2,6
Vui
chơi
Khi không sử dụng điện
thoại thông minh
58,7 16,7 2,7 5,3 12,0 4,6
Khi sử dụng điện thoại
thông minh
60,7 10,0 12,0 8,0 4,0 5,3
(Nguồn khảo sát tháng 7/2018 tại Hải Phòng)
Nhìn chung bảng số liệu cho thấy tỷ lệ con cái trò chuyện vui vẻ với
cha mẹ về các vấn đề học tập, vui chơi giải trí trước và khi sử dụng điện thoại
44
thông minh đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, thái độ của con cái giao tiếp
với cha mẹ về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản lại có sự khác biệt. Khi
không sử dụng điện thoại thông minh, tỷ lệ con cái có thái độ ngại ngùng khi
giao tiếp về vấn đề sức khỏe sinh sản là cao nhất chiếm 36,0%, về vấn đề giới
tính là 29,3%. Lý do con cái có thái độ ngại ngùng khi chia sẻ trực tiếp với
cha mẹ về vấn đề sức khỏe sinh sản và vấn đề giới tính do đây là vấn đề tế
nghị, với tâm lý của trẻ vị thành niên – độ tuổi mới lớn và có nhiều thay đổi
về tâm sinh lý khiến trẻ thấy ngại ngùng khi chia sẻ vấn đề này với cha mẹ.
Ngoài ra, có một nguyên nhân khác đó là một bộ phận cha mẹ ở nông thôn
còn chưa có cái nhìn đúng về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho con
cái, có những cha mẹ cấm đoán con cái yêu đương trong độ tuổi đi học,...như
vậy khiến trẻ ít chia sẻ với cha mẹ về các vấn đề liên quan đến tình cảm và
trong đó có cả những vấn đề liên qua đến giới tính và sức khỏe sinh sản như
quan hệ tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, thay đổi về tình cảm, thay
đổi về tâm sinh lý,...
Thứ nhất, cha mẹ chia sẻ với con cái khi không sử dụng điện thoại
thông minh cho kết quả như sau. Về vấn đề giới tính có 29,3% con cái có thái
độ ngại ngùng với cha mẹ, 26,7% con cái có thái độ vui vẻ, 18,0% con cái có
thái độ khó chịu, 12,0% con cái không để ý và 8,7% con cái cáu gắt với cha
mẹ. Như vậy cho biết khi cha mẹ chia sẻ về vấn đề giới tính với con cái khi
không sử dụng điện thoại thông minh làm con cái dễ thấy ngại ngùng vì đây
là vấn đề khá tế nhị và con cái ở độ tuổi vị thành niên ngại chia sẻ với cha mẹ.
Về vấn đề sức khỏe sinh sản có 36,0% con cái có thái độ ngại ngùng với cha
mẹ, 22,7% con cái có thái độ vui vẻ với cha mẹ, 14,7% con cái khó chịu với
cha mẹ, 12,7% con cái không để ý đến cha mẹ, 8,7% con cái cáu gắt với cha
mẹ. Như vậy cho thấy con cái chủ yếu có thái độ ngại ngùng khi cha mẹ chia
sẻ về vấn đề giới tính không sử dụng điện thoại thông minh. Về vấn đề học
tập, có 58,7% con cái vui vẻ khi cha mẹ chia sẻ, 17,3% con cái không để ý,
45
14,0% con cái khó chịu, 5,3% con cái có thái độ ngại ngùng và 4,0% con cái
cáu gắt với cha mẹ khi cha mẹ chia sẻ về vấn đề học tập. Như vậy, cho thấy
chủ yếu con cái có thái độ vui vẻ khi chia sẻ với bố mẹ về vấn đề học tập vì
vấn đề học tập không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_anh_huong_cua_dien_thoai_thong_minh_den_giao_tiep_g.pdf