Luận văn Áp dụng kiểm toán chất thải tại phân xưởng nhuộm công ty dệt may trung thu, thành phố Hà Nội

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 4

1.1. Giới thiệu chung về kiểm toán chất thải 4

1.1.1. Kiểm toán chất thải công nghiệp 4

1.1.2. Áp dụng kiểm toán chất thải trên thế giới và Việt Nam 7

1.2. Thực trạng môi trường ngành công nghiệp nhuộm 11

1.2.1. Đặc điểm chung của chất thải ngành công nghiệp nhuộm 11

1.2.2. Thực trạng công tác xử lý nước thải ngành công nghiệp nhuộm 12

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu 24

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 26

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 26

2.2.3. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu tại hiện trường 27

2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm 27

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm các giải pháp công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải 31

2.2.6. Phương pháp phân tích, đánh giá, tính toán và xử lý số liệu 34

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

 

doc114 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng kiểm toán chất thải tại phân xưởng nhuộm công ty dệt may trung thu, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 4% (0,5mg). Tính toán kết quả: TSS = (A - B)x1000/V Trong đó: A: khối lượng mẫu + giấy lọc sau khi sấy (mg) B: khối lượng giấy lọc (mg) V: thể tích mẫu (ml) Phương pháp đo độ màu (theo TCVN 4558 : 2008) Nguyên tắc: Thực tế, nước thường có màu sắc gần với màu của dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và CoSO4 nên thường dùng dãy dung dịch của hỗn hợp đó làm dãy chuẩn để so sánh xác định màu của nước. Hóa chất: Dung dịch 1: hòa tan 0,0876g K2Cr2O7 cùng với 2g CoSO4 và 1ml H2SO4đ vào nước cất. Định mức 1lit bằng nước cất. Dung dịch 2: pha dung dịch H2SO4đ vào nước cất với tỷ lệ 1:1000. Cách tiến hành thí nghiệm: Lập đường chuẩn: chuẩn bị 10 ống đo Nessler, dùng pipet lấy lần lượt vào mỗi ống: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 14ml dung dịch 1 và thêm dung dịch 2 đến thể tích 100ml. Đo mật độ quang của dung dịch chuẩn trên máy so màu, sử dụng cuvet dày 1÷10mm. Để xác định màu của mẫu nước, cho nước đã lọc vào cuvet và tiến hành đo như mẫu chuẩn. 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm các giải pháp công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải Giải pháp 1: Keo tụ 3 bậc Tiến hành 2 thí nghiệm: thí nghiệm 1 thực hiện keo tụ 3 bậc không cải tiến sử dụng hóa chất mới ở keo tụ 1 bậc, thí nghiệm 2 thực hiện keo tụ 3 bậc có sự cải tiến sử dụng hóa chất mới là PAC và PAA ở keo tụ 1 bậc. Lượng PAC sử dụng được tính theo lượng SS trong nước thải. Với SS = 345 mg/l, lượng phèn nhôm thường sử dụng là khoảng 40÷60 mg/l. Lượng PAC thường bằng 1/3÷1/4 lượng phèn nhôm hoặc nhiều hơn nếu muốn xử lý màu [4,7,9]. Vì vậy, lượng PAC được khảo sát có giá trị trong khoảng 10÷35 mg/l. Cũng theo các tài liệu này, lượng PAA sử dụng nằm trong khoảng 1÷5 mg/l. Thí nghiệm được tiến hành cụ thể như sau: Thí nghiệm 1: keo tụ 3 bậc không cải tiến sử dụng chất keo tụ mới Các bước tiến hành thí nghiệm như sau: + Keo tụ 1 bậc (tiến hành ở hệ thống xử lý nước thải của công ty). Nước thải ở bể điều hòa (mẫu KT0) được dẫn sang bể keo tụ và được keo tụ với 2 chất keo tụ là; 1,05 g Ferric Chloride/lit nước và 1 mg PAA/lit nước. Sau keo tụ, nước được dẫn sang bể lắng. + Keo tụ 2 bậc Nước thải từ bể sau lắng keo tụ ở nhà máy (mẫu KT1) được keo tụ với 2 chất keo tụ là: 10 mg PAC/lit nước và 1 mg PAA/lít nước. Tiến hành thí nghiệm lần lượt theo các bước sau: Bước 1: Lấy 1 lit nước thải từ bể sau lắng keo tụ vào bình keo tụ Bước 2: Thêm 5,5µl dung dịch H2SO498% vào để pH ~ 7 Bước 3: Thêm 10 mg PAC vào, khuấy đều 2 phút với tốc độ 120 vòng/phút Bước 4: Thêm 1 mg PAA vào, khuấy đều 20 phút với tốc độ 60 vòng/phút Bước 5: Lắng 20 phút, gạn lấy dung dịch nước trong ở trên Bước 6: Lọc qua ống lọc (với tỷ lệ lớp vật liệu lọc: dưới là 3cm sỏi, trên là 5cm cát vàng). Mẫu sau keo tụ 2 bậc kí hiệu là KT2. + Keo tụ 3 bậc: Nước thải sau keo tụ 2 bậc (mẫu KT2) được tiếp tục keo tụ 3 bậc với 2 chất keo tụ là: 5 mg PAC/lit nước và 1 mg PAA/ lít nước. Các bước tiến hành thí nghiệm tương tự như keo tụ 2 bậc. Mẫu sau keo tụ 3 bậc được kí hiệu là KT3. Thí nghiệm 2: Keo tụ 3 bậc, có cải tiến sử dụng chất keo tụ mới là PAC và PAA. Trước khi tiến hành keo tụ, khảo sát lượng PAC và PAA thích hợp. Khảo sát lượng PAA: nước thải từ bể gom được chia làm 5 mẫu KT11, KT12, KT13, KT14, KT15 với thể tích như nhau là 1lít. Cho vào 5 mẫu cùng 1 lượng PAC là 25 mg/L và lượng PAA lần lượt là: 1; 2; 3; 4; 5 mg/L nước thải. Tiến hành keo tụ 5 mẫu tương tự như cách keo tụ 2 bậc ở thí nghiệm 1. Khảo sát lượng PAC: nước thải từ bể gom được chia làm mẫu KT’11, KT’12, KT’13, KT’14, KT’15. Cho vào 5 mẫu cùng 1 lượng PAA là 2 mg/L và lượng PAC lần lượt là: 10; 20; 25; 30; 35 mg/L nước thải. Tiến hành keo tụ 5 mẫu với cách làm tương tự như cách keo tụ 2 bậc ở thí nghiệm 1. Nước thải được lấy ở bể điều hòa của Công ty được keo tụ 3 bậc với 2 hóa chất keo tụ được bổ sung vào là PAC và PAA. Thí nghiệm được tiến hành như sau: + Keo tụ 1 bậc: Lấy 1 lít mẫu nước thải từ bể điều hòa đem keo tụ với 2 chất keo tụ bổ sung là: 30 mg PAC và 2 mg PAA. Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như keo tụ 2 bậc ở thí nghiệm 1. Mẫu sau keo tụ 1 bậc chính là mẫu KT’1. + Keo tụ 2 bậc: Lấy 1 lít mẫu nước sau keo tụ 1 bậc đem keo tụ với 2 chất keo tụ bổ sung là: 10 mg PAC và 1 mg PAA. Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như keo tụ 2 bậc ở thí nghiệm 1. Mẫu sau keo tụ 2 bậc kí hiệu là KT’2. + Keo tụ 3 bậc: Lấy 1 lít mẫu nước thải sau keo tụ 2 bậc đem keo tụ với 2 chất keo tụ bổ sung là: 5 mg PAC và 1 mg PAA. Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như keo tụ 2 bậc ở thí nghiệm 1. Mẫu sau keo tụ 3 bậc kí hiệu là KT’3. Giải pháp 2: Bổ sung vào vật liệu lọc 1 lớp than hoạt tính Lớp vật liệu lọc gồm 3 lớp: sỏi, cát vàng và than hoạt tính. Các lớp vật liệu này có tỷ lệ khối lượng là: 5g sỏi, 5g cát vàng và 100 mg than hoạt tính. Than hoạt tính sử dụng có dạng hạt, kích thước 2x4mm. Tiến hành thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 6 ống lọc với lớp vật liệu lọc như trên. Dùng nước cất rửa sạch vật liệu lọc. Mẫu nước thải sau lắng keo tụ 1 bậc (bổ sung 2 hóa chất keo tụ là: 30 mg PAC/lit nước và 2 mg PAA/lit nước) được chia ra 6 lọ mẫu với thể tích như nhau. Ba mẫu này được lọc song song qua 6 ống lọc nước với tốc độ lọc là 90giọt/phút cho tới khi nước sau lọc bắt đầu xuất hiện màu thì dừng lại. Thể tích nước sau lọc của 6 mẫu đều là 500 ml. Mẫu 1 giữ nguyên thể tích lọc 500 ml và kí hiệu là HP1, 5 mẫu tiếp theo lần lượt bổ sung thêm 20; 40; 60; 80; 100 ml nước cất và kí hiệu các mẫu là: HP2, HP3, HP4, HP5, HP6. Giải pháp 3: Bổ sung bước oxi hóa bằng tác nhân Fenton sau lắng keo tụ Mẫu nước thải sau lắng keo tụ 1 bậc (bổ sung 2 hóa chất keo tụ là: 30mg PAC/lit nước và 2 mg PAA/lit nước) được chia ra 3 bình 1 lít (F1, F2, F3). Sau đó, tiến hành oxi hóa với cùng 1 lượng ddH2O230% là 0,11 ml và FeSO4.7H20 lần lượt 67,02; 146,45; 223,39 mg. Lượng dung dịch H2O230% và FeSO4.7H20 cho vào tính toán như sau: Lượng dung dịch H2O2 sử dụng tối ưu nhất được tính dựa theo tỷ lệ khối lượng H2O2 : COD = 1:2 [25,27]. Theo kết quả quan trắc, COD tại bể lắng sau keo tụ có giá trị là 90 mg/l nên lượng H2O2 cho vào 1lít nước thải là 45 mg/l ứng với 0,11ml dung dịch H2O230%. Lượng FeSO4.7H20 sử dụng tối ưu nhất được tính dựa theo tỷ lệ Fe2+ : H2O2 = 0,3÷1 [25,27]. Vì vậy, lượng FeSO4 cho vào là 67,02÷223,39 mg/l. Gạn lấy nước trong, lọc PAA H2O2 30%, FeSO4.7H2O NaOH H2SO4 98% 1 lít nước thải Chỉnh pH=3 Phản ứng, khuấy 120 vòng/phút, 40 phút Chỉnh pH ~ 7 Khuấy đều 60 vòng/phút, 5 phút Để lắng 20 phút Quy trình oxy hóa nước thải bằng tác nhân Fenton được trình bày ở Hình 2.3. Hình 2.3: Quy trình oxy hóa nước thải bằng tác nhân hệ Fenton 2.2.6. Phương pháp phân tích, đánh giá, tính toán và xử lý số liệu Phương pháp tính toán cân bằng vật chất là phương pháp tính toán chủ yếu được sử dụng. Nội dung của phương pháp này là xác định lượng đầu vào của nguyên liệu, hóa chất, nước và lượng đầu ra của khối lượng sản phẩm chính, phụ, nước thải, chất thải. Từ đó, xác định công đoạn nào tổn thất nước, nguyên liệu, gia tăng chất thải. CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất của Công ty Dệt may Trung Thu Quy trình công nghệ nhuộm với vải dệt thoi, vải dệt kim và tổng quan công nghệ nhuộm của công ty lần lượt được trình bày ở hình 3.1, 3.2, 3.3. Vải dệt thoi Nhuộm Fa 2 trên máy Vải mộc Nấu tẩy nhuộm trên máy BK Nấu tẩy nhuộm Fa 1/cao áp Hồ trên + sấy lô Sấy văng Kiểm cuộn hoặc kiểm lá Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ với vải dệt thoi [14] Bao gói nhập kho Cán hơi Hồ trên máy Vắt ly tâm Sấy ống Biên chế thành mẻ Nấu tẩy nhuộm trên máy Jet Nấu tẩy nhuộm trên máy Winch, soft Vải mộc Vải dệt kim Hồ trên máy Vắt ly tâm Sấy ống Biến chế thành mẻ Nấu tẩy nhuộm trên máy Jet Nấu tẩy trên máy Winch, soft Vải mộc Vải dệt kim Cán dầu Cán hơi Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ với vải dệt kim [14] Kho hóa chất Tổ may mộc Kho thành phẩm (Thành phẩm dệt kim và dệt thoi) Cuộn Máy văng Sấy lô Hồ vải Cuộn Cán Sấy Vắt Hồ vải Máy Z (Jet) Máy Wing Mộc dệt thoi Mộc dệt kim Hóa chất dệt thoi Hóa chất dệt kim Kho mộc Máy hạ áp nhuộm cotton Máy cao áp nhuộm Pe/Pc Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ nhuộm của Công ty Dệt may Trung Thu [14] Bảng 3.1: Mô tả chi tiết quy trình công nghệ nhuộm của Công ty Dệt may Trung Thu [14] TT Các bước công nghệ Các nguyên liệu đầu vào Các sản phẩm đầu ra Các chất thải 1 Bước 1 và 2 - Vải mộc các loại - Chỉ khâu Vải mộc biên chế và may nối đầu - Đầu tấm vải - Bao bì - Ống giấy và giấy 2 Bước 3 - Vải mộc - Các hóa chất tẩy, oxy hóa, khử, xút, hoạt động bề mặt, thuốc nhuộm - Nước, hơi - Vải được nấu tẩy hoặc có màu nhuộm ở dạng ướt - Nước thải có chứa xút, axit, chất oxi hóa, H2O2, chất khử thiosunfit, chất hoạt động bề mặt - Thuốc nhuộm các loại - Nước ngưng cho quá trình hạ nhiệt - Tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt cục bộ 3 Bước 4 - Nước - Hóa chất hồ cứng acrylate và hồ mềm silicon, axit béo - Vải được hồ mềm và ráo nước - Nước có chứa hóa chất hồ hoàn tất, có thành phần silicon, axit béo, muối acrylate - Nước bốc hơi - Nhiệt độ tỏa ra môi trường - Tiếng ồn 4 Bước 5 - Vải được hồ hoàn tất và ráo nước - Vải khô (dệt thoi) - Vải ráo nước lần 2 (dệt kim) - Nước chứa hóa chất - Tiếng ồn 5 Bước 6, 7, 8 - Vải khô (dệt thoi) - Vải ráo nước lần 2 (dệt kim) - Vải khô dệt kim và được bao gói - Vải được kiềm và cuộn hoặc đóng kiện và bao gói theo tiêu chuẩn quy định - Nhiệt tỏa ra - Vải vụn - Phế liệu bao bì 6 Lò hơi - Nước sạch - Than cục xỉ - Hơi nước bão hòa cung cấp cho máy nhuộm - Xỉ than: Bán theo hợp đồng để san lấp hoặc sản xuất vật liệu xây dựng - Xyclo (tách bụi) - Ô nhiễm nhiệt cục bộ: tăng cường bảo ôn lò và đường ống 3.2. Kết quả xác định nguyên liệu, hóa chất, năng lượng, nước đầu vào của quy trình sản xuất 3.2.1. Nguyên liệu, hóa chất - Nguyên liệu sản xuất của công ty là vải mộc - Hóa chất sử dụng để tẩy, nhuộm. Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng một số loại hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải. Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất được chỉ ra ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất (công suất tính 50 tấn/tháng) [15] TT Tên hóa chất và thuốc nhuộm Số lượng Mục đích sử dụng Tấn/tháng Tấn/năm 1 Xút – NaOH 1,4 15 Trợ tẩy nhuộm 2 Khử Na2S2O4 0,2 2,2 Trợ tẩy nhuộm 3 Oxy – H2O2 1,4 15 Trợ tẩy nhuộm 4 Soda – Na2CO3 0,7 8 Trợ tẩy nhuộm 5 Silicat– Na2SiO3 0,2 2,3 Trợ tẩy nhuộm 6 Axitacetic –CH3COOH 0,3 3,4 Trợ tẩy nhuộm 7 Chất đều màu cho cotton 0,04 0,4 Trợ tẩy nhuộm 8 Chất đều màu cho Pe 0,05 0,6 Trợ tẩy nhuộm 9 Chất hồ mềm silicon 0,11 1,3 Hồ hoàn tất 10 Chất hồ mềm thường 0,02 0,24 Hồ hoàn tất 11 Chất cầm màu 0,14 1,6 Trợ tẩy nhuộm 12 Muối sunfat – Na2SO4 0,2 2,4 Trợ tẩy nhuộm 13 Các chất giặt 0,03 0,36 Trợ tẩy nhuộm 14 Chất hồ cứng acrylat 0,6 7 Hồ hoàn tất 15 Các chất khác 0,5 6,7 Trợ nhuộm 16 Thuốc nhuộm phân tán 0,18 2 Nhuộm Pe 17 Thuốc nhuộm trực tiếp 0,06 0,72 Nhuộm Co 18 Thuốc nhuộm hoạt tính 0,07 0,8 Nhuộm Co 19 Thuốc nhuộm lưu hóa 0,02 0,2 Nhuộm Co 20 Thuốc nhuộm hoàn nguyên 0,016 0,19 Nhuộm Co 3.2.2. Nhu cầu năng lượng, nước Nhu cầu năng lượng Điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thắp sáng,..Nguồn cung cấp điện cho hoạt động của nhà máy là mạng lưới điện thành phố hiện có trong khu vực. Điện: 80.000 kW Than: 100 tấn/tháng Nhu cầu nước Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của cơ sở dệt may Trung Thu, lượng nước cấp cần thiết cho hoạt động sản xuất tối thiểu là 100 m3/ngày (25% công suất) và khi nhà máy hoạt động hết công suất là 400÷500 m3/ngày. Tại thời điểm khảo sát qua phỏng vấn, nước sử dụng cho sản xuất trung bình khoảng 80 m3/ngày đêm. - Cấp nước phục vụ sinh hoạt: Nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt không đáng kể, chỉ khoảng 3 m3/ngày (90 m3/tháng) - Nước phục vụ các nhu cầu khác khoảng: 15 m3/tháng. Nguồn nước cấp phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của công ty là nguồn nước mặt sông Đáy được xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. 3.2.3. Trang thiết bị sản xuất Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty được đưa ra trong bảng 3.3. Hiện tại, các loại máy móc của công ty vẫn hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất. Bảng 3.3: Danh mục máy, thiết bị của Công ty Dệt may Trung Thu [16] TT Tên máy, thiết bị Số lượng Công suất Xuất xứ Năm sản xuất 1 Máy nhuộm cao áp 5 210 tấn Hàn Quốc 1980 2 Máy nhuộm BK 12 210 tấn Hàn Quốc Đài Loan 1980 3 Máy nhuộm từ Z1÷ Z11 11 120 ÷ 450 tấn Đài Loan, Đức 1982 4 Máy sấy lô (8 quả) 1 30 m/phút Hàn Quốc 1980 5 Máy văng dầu 1 50 m/phút Đức 1982 6 Máy đốt lông 1 30 m/phút Hàn Quốc 1980 7 Máy khâu chao vải 1 - Nhật 1981 8 Máy hồ vải DK 2 20 m/phút Trung Quốc 1980 9 Máy vắt ly tâm 1 500 kg/m Trung Quốc 1980 10 Máy sấy ống 4 29 cột Việt Nam 1983 11 Máy gỡ ĐK 1 80 m/phút Liên Xô 1980 12 Máy cán hơi đơn đôi 2 40 m/phút Liên Xô 1980 13 Máy cán dầu đơn và đôi 2 20 m/phút Việt Nam 1983 14 Lò dầu máy cán dầu 1 - Việt Nam 1983 15 Máy kiềm cuộn 1 100 m/phút Đài Loan 1980 16 Máy kiềm lô 1 30 m/phút Việt Nam 1983 17 Máy đóng vải kiện 1 - Việt Nam 1983 18 Hệ thống lò hơi 3 4000 kg/h Trung Quốc, Liên Xô 1980 Các thiết bị phụ trợ cho quá trình sản xuất xem bảng 3.4. Bảng 3.4: Các thiết bị phụ trợ của Công ty Dệt may Trung Thu [15] TT Tên thiết bị Số lượng Xuất xứ Năm sản xuất 1 Máy nén khí 2 Nhật + Liên Xô 1980 2 Giá chờ cuộn vải 2 Việt Nam 1983 3 Xera vải từ máy nhuộm 2 Việt Nam 1983 4 Bơm giếng ngầm (70m3/h) 1 Italia 1981 5 Xe đựng vải 50 Italia 1981 6 Máy khuấy thuốc nhuộm 2 Trung Thu 2010 7 Máy gỡ vải ĐT 1 Trung Thu 2010 8 Máy tiện và dụng cụ cơ khí, điện 1 Trung Thu 2010 9 Dây cáp và đồ điện 1 Việt Nam 2010 3.3. Kết quả xác định các nguồn thải Các nguồn phát sinh chất thải từ các công đoạn sản xuất của Công ty Dệt may Trung Thu được chỉ ra ở hình 3.4. 3.3.1. Nước thải Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn thường chứa cặn lơ lửng chảy vào nguồn nước gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng nước xung quanh khu vực khai thác và môi trường tiếp nhận. Nước thải sản xuất Nguồn phát sinh chất thải từ các công đoạn sản xuất được trình bày ở hình 3.4. KCS + Kho thành phẩm Khí thải, nước thải chứa hoá chất Hơi Hơi nước, nước ngưng thải Văng, cuộn Tẩy, nhuộm Nước, hoá chất, hơi Vải mộc dệt thoi Sấy lô Nước, hoá chất, hơi Hồ vải Nước thải lẫn hoá chất Nước ngưng thải Văng, cuộn KCS + Kho thành phẩm Hình 3.4: Nguồn phát sinh chất thải từ các công đoạn sản xuất Công ty Dệt may Trung Thu Các loại nước thải từ sản xuất gồm nước thải sinh ra chủ yếu từ quá trình tẩy, nhuộm và giặt. Tổng lượng nước thải nhuộm của cơ sở này đổ ra sông Đáy khoảng 60 ÷ 70 m3/ngày đêm. Do trong quá trình sản xuất có sử dụng nhiều hóa chất như: chất tạo màu, chất tẩy rửa, xút, sô đa, xà phòng nên nước thải dệt nhuộm thường có độ màu lớn, dư lượng hóa chất, hàm lượng chất hữu cơ cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông và đời sống sinh vật thủy sinh. Trên thực tế mặc dù công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất, chất lượng nước thải đầu ra vẫn chưa đảm bảo QCVN 13/2008 đối với thông số độ màu, BOD5, COD (xem bảng 3.5). Tuy nhiên, mức độ vượt không lớn (mẫu NT2) và ảnh hưởng do nước thải sản xuất là không nghiêm trọng. Công đoạn nhuộm thường sử dụng lượng nước lớn, chủ yếu là các công đoạn giặt, tẩy, hồ, nấu và nhuộm. Sử dụng hợp lý nước cũng là một vấn đề kinh tế quan trọng, đòi hỏi phải có sự quản lý nghiêm ngặt và phải làm giảm thiểu tối đa lượng nước sử dụng cũng như tái sử dụng nguồn nước thải. Các chất thải trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm có thể chia làm 3 nhóm: - Các hóa chất, chất trợ màu, các chất xử lý hoàn tất, phẩm nhuộm sử dụng ở các công đoạn khác nhau và hồ được tách ra. - Các tạp chất thiên nhiên: muối, dầu mỡ trong sợi bông, sợi len và tơ tằm. - Sợi bị tách do các tác động hóa học và cơ học trong quá trình gia công xử lý. Lượng nước thải của cơ sở xả ra ngoài môi trường khoảng 60 ÷ 70 m3/ngày đêm. Kết quả quan trắc tại công ty đợt khảo sát tháng 7/2011 đưa ra nồng độ trung bình của một số chất ô nhiễm điển hình trong nước thải sản xuất và được chỉ ra ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại Công ty Dệt may Trung Thu (tháng 7/2011) [14] TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 13:2008/BTNMT TH-NT1 TH-NT2 TH-NT3 C (cột A) Cmax Nhiệt độ oC 33,3 30,1 30,7 40 - pH - 8,33 7,91 7,07 6 – 9 - Lưu lượng m3/h - 3,45 3,36 - - Độ đục NTU 179 23 35 - - Độ màu (pH=7) Pt – Co 347 80 75 50 - BOD5 mg/L 190 34 37 30 33 COD mg/L 653 80 77 50 55 Tổng chất rắn lơ lửng mg/L 345 39 43 50 55 Dầu mỡ mg/L 0,4 0,2 0,2 5 5,5 Chất hoạt động bề mặt mg/L 4,788 0,055 0,064 - - Tổng N mg/L 21,2 6,7 6,2 - - Tổng P mg/L 9,067 2,851 2,543 - - Cr6+ mg/L 0,002 <0,001 <0,001 0,05 0,055 Cr3+ mg/L 0,005 <0,001 <0,001 0,2 0,22 Fe mg/L 1,226 0,706 0,725 1 1,1 Cu mg/L 2,86 0,113 0,115 2 2,2 Hg mg/L 0,0007 <0,0001 <0,0001 - - Pb mg/L 0,0040 0,0012 0,0015 - - Cd mg/L 0,0003 <0,0001 <0,0001 - - Ni mg/L 0,010 0,009 0,009 - - Coliform MPN/100ml 600 200 500 - - Ghi chú: - Kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu tại thời điểm quan trắc (19/7/2011) - QCVN 13:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may - Cmax: Nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất công nghiệp (mg/l) Cmax = CQCVN 13:2008×Kq× Kf = CQCVN 13:2008 × 0,99 - Trường hợp, nguồn tiếp nhận nước thải là sông Đáy không có số liệu về lưu lượng nên chọn Kq=0,9. Lưu lượng nước thải của Công ty 50<F≤500 (m3/24h) nên chọn Kf=1,1. - Vị trí lấy mẫu: TH-NT1: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý TH-NT2: Nước thải sau xử lý TH-NT3: Nước thải từ bể điều hòa bơm ra sông Nước thải chính của công ty thường bị lẫn hoá chất tẩy trắng và nhuộm. Nước thải có pH kiềm nhẹ (8,3); chất rắn lơ lửng SS là 245 mg/l; BOD5 190 mg/l và COD 653 mg/l. Đặc biệt, nước có độ màu cao do sử dụng các thuốc nhuộm (347 Pt-Co) gấp 7 lần TCCP xả thải theo QCVN 13/2008 BTNMT. Mức độ ô nhiễm của nước thải đầu ra đối với một số thông số cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tiếp nhận thể hiện qua các giá trị TSS, COD, BOD5 đều vượt QCVN 08/2008 BTNMT. Riêng độ màu rất cao mặc dù không được quy định trong QCVN 08/2008 BTNMT (xem bảng 3.5). Nước thải sinh hoạt Chất hữu cơ: chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt là chất ô nhiễm dễ bị vi sinh vật phân hủy. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, các loại vi sinh vật hiếu khí cần phải lấy oxy hòa tan trong nước. Do vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong nước lớn sẽ gây ra sự suy giảm oxi hòa tan dẫn đến hiện tượng cá, tôm và sinh vật đáy bị chết do thiếu oxi. Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng có hàm lượng cao làm giảm độ trong của nước, giảm khả năng phân tán oxy hòa tan vào trong nước, do đó làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh vật thủy sinh. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại khu vực Công ty Dệt may Trung Thu được chỉ ra ở bảng 3.6. Bảng 3.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại khu vực Công ty Dệt may Trung Thu (tháng 7/2011) [14] TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT C (cột A2) TH-NM1 TH-NM2 Nhiệt độ oC 29,2 29,4 - pH - 7,10 7,14 6,0 - 8,5 Độ đục NTU 97 101 - Độ màu (pH=7) Pt – Co 243 249 - BOD5 mg/L 22 25 6 COD mg/L 59 62 15 TSS mg/L 225 227 30 Dầu mỡ khoáng mg/L 0,52 0,56 - Chất hoạt động bề mặt mg/L <0,050 <0,050 0,2 Tổng N mg/L 6,820 7,740 - Tổng P mg/L 4,114 4,100 - Cr6+ mg/L 0,001 0,001 0,02 Cr3+ mg/L 0,003 0,003 0,1 Fe mg/L 2,015 2,013 1 Cu mg/L 0,142 0,145 0,2 Hg mg/L <0,0001 <0,0001 0,001 Pb mg/L 0,0047 0,0051 0,02 Cd mg/L 0,0001 0,0001 0,005 Ni mg/L 0,011 0,011 0,1 Coliform MPN/100ml 8.200 9.000 5.000 Ghi chú: - Kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu tại thời điểm quan trắc (19/7/2011) - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt - Cột A2: dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc tưới tiêu thủy lợi, giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. - Vị trí lấy mẫu: TH-NM1: Nước sông Đáy – Trước vị trí tiếp nhận nước thải TH-NM2: Nước sông Đáy – Sau vị trí tiếp nhận nước thải 3.3.2. Khí thải Có thể chia các nguồn thải khí thành 2 nhóm nguồn thải tương ứng với những đặc trưng cơ bản sau: nguồn thải trực tiếp từ quy trình công nghệ và nguồn thải từ quá trình đốt nguyên liệu. - Nguồn thải trực tiếp từ quy trình công nghệ gồm: khí Clo, NO2, hợp chất hữu cơ bay hơi, formandehyt, hơi axit như H2SO4, CH3COOH, - Nguồn thải từ quá trình đốt nguyên liệu gồm: SOx, NOx, CO, CO2, andehyt, bụi, hydrocarbon, Để hạn chế khí thải lò, nhà máy cần thực hiện bảo ôn lò và ống hơi, chọn than kiple, dùng xyclon lọc khói bụi, trồng cây xanh trong khuôn viên tạo không gian thoáng mát. Thu hồi nước ngưng và nước làm mát cấp cho lò để tiết kiệm điện và than, hạn chế thải CO2 và các khí khác, áp dụng kỹ thuật kiểm toán năng lượng, phối hợp với các cơ quan tư vấn về kiểm toán năng lượng và sản xuất sạch hơn để hoàn thiện công nghệ và biện pháp quản lý. Ngoài ra, không khí tại xưởng đang bị ảnh hưởng bởi bụi than từ các xưởng bên cạnh, hạt bụi có kích thước lớn, thấy được bằng mắt thường. Bảng 3.7 cho thấy các thông số vi khí hậu và chất lượng môi trường không khí xung quanh đều khá tốt, đáp ứng QCVN 05 và 06 của Bộ TNMT. Chất lượng môi trường làm việc tại công ty được chỉ ra ở bảng 3.8 cho thấy tất cả các thông số đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng môi trường lao động của Bộ Y tế. Tuy nhiên, mùi khi xác định cảm quan thấy ở vị trí gần lò hơi có mùi khó chịu. Điều này cũng có thể hiểu được do các khí thải khi đốt than như SO2, CO, Bảng 3.7: Kết quả quan trắc vi khí hậu và môi trường không khí xung quanh tại Công ty Dệt may Trung Thu (tháng 7/2011) [14] TT Chỉ tiêu Đơn vị TH-K1 QCVN 05, 06: 2009/BTNMT Độ ồn Leq dBA 63 75 (*) Lmax dBA 69 - Lmin dBA 60 - Tốc độ gió m/s 1,05 - Hướng gió - Đông - Nam - Nhiệt độ oC 29,2 - Độ ẩm % 83,7 - TSP µg/m3 210 300 SO2 µg/m3 26 350 NOx µg/m3 24 200 CO µg/m3 3.800 30.000 Ghi chú: - Kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu tại thời điểm quan trắc. Kết quả được quy về điều kiện (0oC, 760 mmHg); - Ký hiệu (-): Không quy định - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - (*): TCVN 5949-1998: tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, áp dụng cho khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất từ 6h-18h - Vị trí lấy mẫu: TH-K1 (khu vực sân phía trước công ty) Bảng 3.8: Kết quả quan trắc vi khí hậu và môi trường làm việc tại Công ty Dệt may Trung Thu (tháng 11/2011) [14] TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT TH-K2 TH-K3 TH-K4 Độ ồn Leq dBA 74 74 69 85 Lmax dBA 77 75 70 - Lmin dBA 68 68 68 - Nhiệt độ m/s 28,1 30,3 29,6 32 Khí Clo mg/m3 0,075 - - 3 NO2 mg/m3 0,033 0,137 - 10 SO2 mg/m3 - 0,085 - 10 CO mg/m3 - 7,2 - 40 VOCs Benzen mg/m3 <0,01 - - - Formandehyde mg/m3 0,052 - - 1 Bụi mg/m3 - 2,75 - 6 (*) Mùi mg/m3 - - Khó chịu - CH4 ppm - - 68 - H2S mg/m3 - - 0,043 15 Ghi chú: - Kết quả chỉ có giá trị đối với mẫu tại thời điểm quan trắc. Kết quả được quy về điều kiện (0oC, 760 mmHg); Ký hiệu (-): Không quy định - TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; - (*): Áp dụng giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng với hàm lượng silic ≤ 20%; - Vị trí lấy mẫu: TH-K2: Vị trí giữa xưởng giặt nhuộm TH-K3: Vị trí gần lò hơi TH-K4: Vị trí khu xử lý nước 3.3.3. Chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn do hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là các loại sợi vụn, bụi sợi rơi vãi trong xưởng, bao bì, chai lọ thuỷ tinh đựng hoá chất, giấy vụn, két nhựa, xỉ than, cặn dầu. Ngoài ra, chất thải rắn gồm xỉ than lò hơi, rác thải xây dựng, rác thải cơ khí, các rác thải từ dây buộc bao bì, bùn cặn từ hệ thống xử lý nước. Tuy nhiên, so với các dòng thải khác, chất thải rắn của công ty không đáng kể. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và lượng bùn định kỳ hút ra từ bể tự hoại. Rác thải sinh hoạt bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, bao bì nilon, giấy, lon, chai Lượng chất thải rắn có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. 3.3.4. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại liên quan đến ngành nhuộm là các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa. Các nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề bởi các chất hữu cơ và đặc biệt là kim loại nặng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_974_8908_1869739.doc
Tài liệu liên quan