Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA . .6
1.1.Khái niệm và đặc điểm áp dụng pháp luật.6
1.1.1.Khái niệm áp dụng pháp luật.6
1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật.Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn.10
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .11
1.3. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài sản của vợ chồng.13
1.3.1. Khái niệm.13
1.3.2. Đặc điểm.14
1.3.3. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật .16
1.4. Tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.17
1.4.1. Tài sản chung của vợ chồng .17
1.4.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .20
Kết luận chương 1 .32
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA. 33
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội
đối với chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La. .33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .33
2.1.2. Dân số và sự phân bố dân cư .34
2.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội .34
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.36
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La.36
85 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh dân tộc21.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10/10
huyện, thị, 201/201 xã, phường; tỷ lệ người biết chữ chiếm 70,8%. Số học sinh phổ
20 Quàng Hồng Phương, Ngành tư pháp Sơn La với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tạp chí dân chủ
và pháp luật, tháng 5 năm 2016.
21 Trang điện tử tri thức Việt, Bài viết về Tỉnh Sơn La.
36
biến thông niên học 2001 - 2002 là 220.430 em, số giáo viên là 10.269 người. Số
thầy thuốc có 2.475 người; bình quân y, bác sỹ là 26 người/1 vạn dân22.
Tóm lại, là một tỉnh miền núi phía bắc hiện nay Sơn La là một tỉnh vẫn còn
nghèo, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn đang
trong quá trình xây dựng và phát triển. Là tỉnh có 12 dân tộc, trong khi đó dân tộc
thiểu số chiếm đến hơn 80% vì vậy tuy mang lại cho Sơn La một bức tranh muôn
mầu về văn hóa dân tộc nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
làm sao để áp dụng được các phong tục tập quán tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từng bước xóa bỏ được các phong tục, tập quán lạc hậu và nâng cao trình độ văn
hóa cho người dân. Vì vậy, trong việc thực hiện chính sánh và pháp luật cũng gặp
rất nhiều khó khăn, trong đó có việc áp dụng luật HN&GĐ năm 2014. Có thể nói
rằng Luật HN&GĐ là một ngành luật có ảnh hưởng và có mối quan hệ chặt chẽ với
phong tục, tập quán. Phong tục, tập quán trong việc “dựng vợ gả chồng” càng có
nhiều nét đặc sắc và càng ăn sâu vào mỗi dân tộc, mỗi vùng miền.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng pháp luật giải quyết
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉnh Sơn La
Nhìn chung, trong những năm gần đây ngành Tòa án nói chung đã có nhiều
thành tích đáng kể trong hoạt động xét xử. Số lượng án cấp huyện thụ lý, giải quyết
tăng, chất lượng giải quyết án được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của
TAND. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015, TAND các cấp tỉnh Sơn La đã xét xử
tổng số 10.856 vụ án các loại, trong đó án hình sự 5.637 vụ với 8.870 bị cáo; 5.219
vụ án dân sự, HN&GĐ, hành chính, kinh tế, lao động (trong đó, án dân sự 1.223
vụ, án HN&GĐ 3.874 vụ, án kinh tế 52 vụ, án hành chính 24 vụ, án lao động 38 vụ,
phá sản 08 vụ). Hoạt động của TAND các cấp tỉnh Sơn La đã góp phần giữ vững
kỷ cương pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện các
nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Bên cạnh đó các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã được quan tâm
22 Trang điện tử Ủy ban dân tộc, Một số thông tin cơ bản về Tỉnh Sơn La, ngày 06/05/2009.]
37
đúng mức. Đặc biệt, TAND các cấp tỉnh Sơn La đã làm tốt công tác phối hợp với
các ngành công an, kiểm sát và các cơ quan hữu quan trên địa bàn trong công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội tại địa
phương23.
Trong 70 năm qua, ngành Tòa án Sơn La đã có rất nhiều cố gắng, thực hiện
nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, xứng
đáng là công cụ sắc bén trong việc trừng trị nghiêm minh các tội phạm khác, kết
hợp tốt trừng trị với giáo dục, giải quyết tốt các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ
nhân dân. Ghi nhận những thành tích mà TAND đã đạt được, nhiều đơn vị, cá nhân
của TAND các cấp tỉnh Sơn La đã được Đảng, Nhà nước, TANDTC, UBND tỉnh
Sơn La tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quý.
Về cơ cấu tổ chức của ngành TAND tỉnh Sơn La có sự thay đổi, bổ sung đó là
thành lập mới TAND huyện Vân Hồ (tách ra khỏi TAND huyện Mộc Châu ), do
vậy hiện nay ngành Tòa án Sơn La có 12 đơn vị Tòa án cấp huyện trực thuộc Tòa
án tỉnh. Tổng biên chế trong toàn ngành đến nay là 173 người: Trong đó TAND
tỉnh là 44 người, có 10 Thẩm phán; TAND cấp huyện là 129 người, có 52 Thẩm
phán (trong đó có 07 Thẩm phán trung cấp). Nhìn chung tất cả cán bộ, công chức
trong toàn ngành đều nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao24.
Trong năm gần đây công tác giải quyết, xét xử các loại án của TAND hai cấp
tỉnh Sơn La nói chung đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chất lượng xét xử
và quá trình tiến hành tố tụng từng bước được nâng cao. Việc giải quyết, xét xử các
vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế mặc dù số lượng án ít nhưng tính chất phức tạp,
toàn ngành đã cố gắng, nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, áp dụng đúng các
trình tự tố tụng và đường lối giải quyết các vụ án, nên đảm bảo được quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên đương sự. Tỷ lệ án hòa giải thành đạt kết quả cao; tỷ lệ
vụ án đình chỉ xét xử (do đương sự tự nguyện rút đơn sau khi Tòa án hòa giải, giải
thích pháp luật) cũng tương đối cao. Tổng số vụ án không phải đưa ra xét xử sơ
23
giu-vung-ky-cuong-phap-luat]
24 Kết quả công tác Tòa án năm 2014 , phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 của ngành TAND tỉnh Sơn La
38
thẩm (do hòa giải thành, giải thích pháp luật của Tòa án) đạt khoảng 80% 25. Năm
2013, toàn tỉnh thụ lý: 834 vụ án HN&GĐ. Đã giải quyết: 824 vụ, đạt tỷ lệ 99%.
Cụ thể: Cấp tỉnh: Sơ thẩm giải quyết 2/2 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Án phúc thẩm giải
quyết xét xử 20/20 vụ, đạt tỷ lệ 100% tổng số thụ lý. Án giám đốc thẩm giải quyết
3/3 vụ, đạt tỷ lệ 100%. Cấp huyện: Giải quyết 799/809 vụ, đạt 99% tổng số thụ lý26.
Trong năm 2014 TAND hai cấp tỉnh Sơn La thụ lý 909 vụ án HN&GĐ, giải quyết,
xét xử 901 vụ, đạt tỷ lệ 99% tổng số thụ lý, trong đó: Sơ thẩm (Cấp tỉnh: Không;
Cấp huyện: Thụ lý 879 vụ, giải quyết xét xử 871 vụ), Án phúc thẩm: Thụ lý 30 vụ,
giải quyết, xét xử 30 vụ27. Năm 2015, tỉnh Sơn La đã thụ lý, giải quyết 2.694 vụ án
các loại. Trong đó án HN&GĐ là 1.068 vụ. Về án dân sự, HN&GĐ, kinh doanh
thương mại, hành chính, lao động, trong đó chủ yếu là án HN&GĐ có tỷ lệ án hòa
giải thành đạt kết quả cao; tỷ lệ vụ án đình chỉ xét xử (do đương sự tự nguyện rút
đơn sau khi Tòa án hòa giải, giải thích pháp luật) cũng tương đối cao. Tổng số vụ
án không phải đưa ra xét xử sơ thẩm (do hòa giải thành, giải thích pháp luật của
Tòa án) đạt khoảng 80%28.
Cụ thể, từ 01/10/2012 đến 30/9/2015, số vụ án ly hôn mà TAND các huyện tại
tỉnh Sơn La đã thụ lý như sau:
Huyện 2013 2014 2015
Bắc Yên 24 21 23
Mai Sơn 88 81 101
Mộc Châu 212 180 222
Mường La 32 35 34
Phù Yên 61 100 107
Quỳnh Nhai 23 13 25
Sông Mã 68 79 103
Sốp Cộp 14 10 21
Thị xã Sơn La 191 202 219
25
26 Báo cáo tổng kết năm 2013
27 Báo cáo tổng kết năm 2014
28 Báo cáo tổng kết năm 2015
39
Thuận Châu 43 58 72
Vân Hồ 0 45 72
Yên Châu 64 55 68
Tổng cộng 820 879 1067
Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Sơn La
TAND tỉnh Sơn La tính từ ngày 1/10/2011 đến 06 tháng đầu năm năm 2016
đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án ly hôn sau:
Năm Sơ thẩm Phúc thẩm
2012 04 vụ 24 vụ
2013 02 vụ 20 vụ
2014 03 vụ 27 vụ
2015 01 vụ 16 vụ
(06 tháng đầu năm) 2016 0 13 vụ
Nguồn: Số liệu thống kê của TAND tỉnh Sơn La
Như vậy, tuy án HN&GĐ, cụ thể là án ly hôn tại tỉnh Sơn La diễn ra chiếm số
lượng lớn trong các vụ án Dân sự nhưng nhìn vào hai bảng số liệu trên tỷ lệ ly hôn ở
các huyện không đồng đều, chênh lệch nhau khá nhiều. Một số huyện có tỷ lệ ly hôn
cao là huyện: Mộc Châu, thành phố Sơn La, Mai Sơn, Yêu Châu với tỷ lệ cao hơn
trung bình là 7-8 lần, riêng huyện Mộc Châu năm 2015 có 222 vụ ly hôn thì huyện
Sốp Cộp mới có 21 vụ. Tuy nhiên những vụ án bị kháng cáo để giải quyết cấp Phúc
thẩm thì thấp và khá ổn định, năm 2014 là 27 vụ ly hôn nhưng năm 2015 đã giám
xuống còn 16 vụ. Đây cũng có thể coi là một thành tựu của ngành tòa án, trong đó có
các tòa án cấp huyện đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, xét xử công
bằng, bảo vệ được quyền lợi của các bên, cụ thể là của phụ nữ và trẻ em, người đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình.
Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 là cơ sở pháp lý quan
trọng, đã bổ sung, thay đổi một số nội dung trong quy định của Luật HN&GĐ năm
2000 phù hợp hơn với điều kiện, tình hình của đất nước. Là căn cứ pháp lý quan
trọng điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong các quan hệ xã hội thuộc lĩnh
40
vực HN&GĐ, trong đó có các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn. Tỉnh Sơn La đã áp dụng và đạt được một số vai trò đáng kể như sau:
- Các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã góp phần củng cố chế
độ HN&GĐ. Sơn La là một tỉnh miền núi và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, vì vậy chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc áp dụng các phong tục, tập quán để
điều chỉnh quan hệ xã hội, trong đó đặc biệt là các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực HN&GĐ. Ví dụ như các tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “gia trưởng” và
những quan niệm, hủ tục lạc hậu thường được áp dụng trong quan hệ HN&GĐ như
“cướp vợ”, “thách cưới”, “tảo hôn”, “phạt vạ khi ly hôn”... làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Người phụ nữ trong gia đình
thường không được nắm giữ tài sản hoặc tham gia bàn bạc trong việc định đoạt tài
sản. Trước đây, khi chia tài sản họ chỉ được hưởng phần rất nhỏ trong khối tài sản
hoặc thậm chí là không được hưởng, phân chia không công bằng, không đảm bảo
được quyền lợi của phụ nữ. Các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của
vợ chồng sau khi ly hôn, đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ HN&GĐ, giải
quyết các tranh chấp theo định hướng của Nhà nước. Góp phần đẩy lùi, xóa bỏ các
hủ tục, quan niệm lạc hậu về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng cũng như chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Hiện nay, quyền lợi của người phụ nữ đã được pháp luật ghi nhận và bảo hộ
trong nhiều văn bản pháp lý. Người vợ trong gia đình ngày nay cũng được đảm bảo
các quyền lợi, để có thể “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, góp phần xây dựng gia đình
và xã hội. Bản thân người phụ nữ hiện đại ngày nay cũng tự mình từng bước khẳng
định được bản thân trước gia đình và xã hội. Vì vậy, những quyền lợi của chính họ
đã được pháp luật ghi nhận, trong đó có quyền sở hữu tài sản. Vợ, chồng có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Khi
chia tài sản chung, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, việc chia tài sản
được thực hiện một các bình đẳng trên cơ sở thỏa thuận. Quy định này đã là cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. Góp phần bảo vệ chế
độ HN&GĐ Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho các bên.
- Các quy định của pháp luật là căn cứ pháp lý quan trọng để chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn, đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng và các
41
thành viên trong gia đình. Cụ thể là các căn cứ xác định tài sản của vợ chồng: căn cứ
vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản và quy định để xác định tài sản chung, tài
sản riêng của vợ chồng. Bởi vì trong cuộc sống, bên cạnh mối quan hệ giữa vợ và
chồng thì vợ, chồng còn có các mối quan hệ khác như với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,
em... Khi con cái còn nhỏ, bố mẹ có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giáo dục trẻ, khi
những đứa con lớn lên, lập gia đình, bố mẹ thường cho con một số tài sản để lập
nghiệp. Sau khi kết hôn do các bên lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi
lợi túc phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập hợp pháp khác hoặc tài sản có thể được
tặng cho, thừa kế, có được bằng việc xác lập giao dịch với người thứ ba... Như vậy,
tài sản của vợ chồng có thể có được từ rất nhiều nguồn khác nhau. Khi vợ chồng còn
hạnh phúc, êm ấm thì những tài sản này thường dùng một phần để chi cho những
nhu cầu thiết yếu của gia đình, phần còn lại để tích lũy hoặc đầu tư sản xuất, kinh
doanh. Nhưng cũng có những tài sản sẽ bị sáp nhập, chia tách hoặc thay đổi sang một
loại tài sản khác do giao dịch... Vì vậy, khi vợ chồng có mâu thuẫn, để xác định
những tài sản này là của chung hay là tài sản riêng của một trong hai bên cũng gây
nhiều tranh cãi trong các vụ ly hôn của vợ chồng. Vì vậy, Luật HN&GĐ đã có những
căn cứ pháp lý quan trọng trong việc quy định những căn cứ pháp lý quan trọng để là
cơ sở xác định tài sản của vợ chồng. Từ đó, Tòa án đưa ra những quyết định, bản án
dựa trên căn cứ pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
- Khi ly hôn xảy ra vấn đề chia tài sản cho vợ chồng như thế nào để bảo đảm
quyền lợi của các bên là vấn đề rất quan trọng. Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra
nguyên tắc chung để chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Nguyên tắc
chung này cũng đã góp phần bảo đảm quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn. Theo
nguyên tắc chung, tài sản của vợ chồng được chia đôi cho hai người nhưng có tính đến
công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Về mặt nguyên tắc thì phải tìm được cơ sở để chứng minh cho việc đóng góp
công sức vào khối tài sản chung này. Như vậy, quy định của pháp luật cũng đã góp
phần đảm bảo cho quyền sở hữu tài sản của người vợ khi phân chia tài sản chung. Ví
dụ: Trong nhiều trường hợp vợ chồng có tài sản chung do bố mẹ chồng để lại, người
chồng mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy có thể dẫn tới phá tán tài sản. Nhưng
người vợ chăm chỉ làm ăn, chăm lo cho gia đình cùng góp sức xây dựng được tài sản
42
chung nhiều hơn người chồng. Vậy nên phần phân chia tài sản phải tính toán đến công
sức của người vợ để bảo đảm quyền lợi về tài sản cho người vợ. Thêm nữa, Luật
HN&GĐ năm 2014 đã coi lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động
có thu nhập cũng góp phần bảo đảm quyền lợi của người vợ và người chồng khi ly
hôn. Thực tế, phần lớn người vợ thực hiện công việc lao động trong gia đình trước đây
là rất lớn nhưng khi phân chia tài sản thì công sức của họ lại không được thừa nhận. Ví
dụ: Trong gia đình các dân tộc thiểu số tại Sơn La vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm
“trọng nam khinh nữ”, con trai trong gia đình là trụ cột. Vì vậy, từ nhỏ các con trai đã
được ưu tiên hơn các con gái trong cùng gia đình. Gia đình nào không có điều kiện
cho tất cả các con đi học thì con trai sẽ được ưu tiên. Con gái ở nhà giúp đỡ việc nhà,
chăm em nhỏ hoặc lên nương phụ giúp bố mẹ. Đến khi dựng vợ, gả chồng người vợ
cũng mặc nhiên gắn cho mình các công việc “tề gia nội trợ”, chăm lo công việc gia
đình, con cái. Tạo điều kiện cho người chồng có thời gian tham gia các công tác ngoài
xã hội, chiếm hữu địa vị xã hội và tạo lập tài sản lớn. Nếu không coi lao động trong gia
đình là lao động có thu nhận thì sẽ không tính đến công sức của người của người vợ
giúp người chồng tạo lập khối tài sản sẽ không công bằng cho người vợ. Với quy định
này của pháp luật đã nâng quyền sở hữu tài sản của người vợ so với trước đây. Điều
này góp phần bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ. Khi người vợ hy sinh sự
nghiệp, xin nghỉ công việc của mình để chăm lo gia đình. Ở Sơn La, các dân tộc là
đồng bào dân tộc thường có tập tục sống chung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ap_dung_phap_luat_chia_tai_san_chung_cua_vo_chong_k.pdf