Luận văn Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An

KSV cần nâng cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo đúng Quy chế và thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ đúng quy định của Quy chế về công tác THQCT và kiểm sát xét xử các VAHS. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án về hàng cấm phải trích cứu và xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ xác định tội phạm, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, các tình tiết tặng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết về nhân thân bị cáo, áp dụng pháp luật để đề xuất quan điểm xử lý phù hợp. Kết quả nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án KSV có thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ tại phiên tòa và chủ động tham gia xét hỏi và tranh luận đạt hiệu quả cao.

docx89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, từ thực tiễn viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc pháp lý để nhận diện rõ hơn, toàn diện hơn về áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tạo cơ sở cho việc đánh giá nội dung, quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về điều tra vụ án cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. Đồng thời, các vấn đề lý luận được làm sáng tỏ tại Chương này cũng là cơ sở xuyên suốt để tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát điều tra tại Luận văn. Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH LONG AN 2.1. Khái quát các điều kiện ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Long An    Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.    Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn. Bản đồ hành chính tỉnh Long An (Nguồn: cổng thông tin điện tử tỉnh Long An ) Thời gian qua, tỉnh Long An đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả khả quan. Kể từ năm 2012, tỉnh đã lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, Long An được chia làm 3 vùng cụ thể: vùng một là định hướng phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái; vùng hai định hướng phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ; vùng ba là vùng đệm để dự trữ phát triển trong thời gian tới. Qua 5 năm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế của Long An có sự phát triển với tốc độ tương đối cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đạt trên 9%/ năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo định hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ – nông nghiệp. Về sản xuất nông nghiệp đã chuyển biến rất rõ theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với các vùng sản xuất tập trung, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; lĩnh vực công nghiệp rất nổi bật, tốc độ phát triển tăng bình quân trên 15%/ năm, đóng góp trên 40% GRDP của tỉnh;  lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển nhiều  loại hình, kết hợp với dịch vụ cảng biển, logostic, đóng góp khoảng 30% GRDP của tỉnh. Nhà máy Avery Dennison RBIS Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An. (Nguồn: tác giả sưu tầm) Chỉ tính riêng năm 2017, GRDP ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,53%. Đáng chú ý là phát triển công nghiệp của tỉnh đạt kết quả khá nổi bật, chỉ số phát triển công nghiệp (IPP) năm 2017 tăng 16,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 182.800 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp và 17 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt 80,6%. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Long An là địa phương dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 12 của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 12/2017, toàn tỉnh có 959 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 6,9 tỷ USD. Đồng thời, việc thực hiện 2 chương trình đột phá (Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp) và 3 công trình trọng điểm (đường tỉnh 830; đường vành đai Thành phố Tân An; trục hạ tầng giao thông đô thị kết nối Tiền Giang - Long An - Thành phố Hồ Chí Minh) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ  X cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đang được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ theo hướng kết nối thông suốt đến Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối hạ tầng giữa các khu công nghiệp và cảng Long An, phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua Tân An – Long An (Nguồn: tác giả sưu tầm) Những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế đã góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của Long An, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,57%; công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục được quan tâm thực hiện tốt; an ninh quốc phòng ngày càng phát triển ổn định. Có được kết quả đó là nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh Long An vẫn tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số nông sản hiệu quả đầu ra thấp, sức cạnh tranh hạn chế; việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; việc xây dựng cánh đồng lớn còn gặp nhiều khó khăn; liên kết tiêu thụ nông sản được tập trung chỉ đạo nhưng kết quả đạt được chưa cao Dù là tỉnh dẫn đầu khu vực trong thu hút vốn FDI nhưng nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư của Long An vẫn còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ lấp đầy khu cụm công nghiệp còn thấp; số dự án đã tiếp nhận chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.... Do đó, thời gian tới, Long An cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nhưng chưa hiện đại hóa, chưa theo hướng “xanh hóa”, các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh tiêu tốn năng lượng và tài nguyên còn nhiều. Vì vậy, Long An cần hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng xây dựng kinh tế xanh, khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phát triển nông nghiệp, sử dụng đất bền vững Chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh của tỉnh. Trong thu hút đầu tư, cần ưu tiên lựa chọn các dự án ít sử dụng nước, ít xả thải, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường Để thực hiện được định hướng, nhiệm vụ đặt ra đối với tỉnh trong thời gian tới là cần có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, trước hết quản lý quy hoạch phải chặt chẽ, năng động sáng tạo trong việc định ra cơ chế khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh.Đồng thời, tập trung phát triển cơ cấu hạ tầng đồng bộ, gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, quảng bá hình ảnh để thu hút đầu tư. Mặt khác, tỉnh cần tập trung thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo công khai, minh bạch, lấy phục người dân, doanh nghiệp là mục tiêu, thiết lập trật tự kỷ cương công vụ chính là đột phá trong thời gian tới 2.1.2. Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An Cơ cấu tổ chức viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An bao gồm 3 bộ phận công tác: Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; Bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án Bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố. Các viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An gồm: + Viện kiểm sát nhân dân Huyện​ Đức Huệ + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Cần Đước + Viện kiểm sát nhân dân Huyện​ Cần Giuộc + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Thạnh Hóa + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Tân Trụ + Viện kiểm sát nhân dân Huyện​ Châu Thành​ + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Tân Hưng + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Vĩnh Hưng + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Mộc Hóa + Viện kiểm sát nhân dân Huyện​ Tân Thạnh + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Thủ Thừa +Viện kiểm sát nhân dân Huyện​ Bến Lức ​ +Viện kiểm sát nhân dân Thị xã Kiến Tường​​ + Viện kiểm sát nhân dân Thành phố ​​Tân An ​ + Viện kiểm sát nhân dân Huyện Đức Hòa 2.1.4. Tình hình tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trên địa bàn tỉnh Long An Trong những năm gần dây, kinh tế - xã hội của tỉnh Long An đã có những bước phát triển mới với các thành phần kinh tế đa dạng, các ngành nghề phong phú thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó mà cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, bộ mặt của tỉnh thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên đi cùng sự phát triển kinh tế nhanh mạnh mẽ lại là những vấn đề về xã hội về tội phạm vô cùng nhức nhối, phức tạp, luôn có chiều hướng gia tăng. Điển hình trong đó là tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, nó đã và đang gây ra những tác động tiêu cực và ảnh hưởng tới việc thực hiện những chính sách kinh tế xã hội của tỉnh Long An và của cả nước. Long An là một trong những địa bàn trong cả nước mà hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm diễn ra phức tạp và khó kiểm soát nhất. Bởi lẽ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư, trình độ văn hóa, tốc độ phát triển kinh tế...đã có rất nhiều tác động tới thực trạng này. Điều kiện địa lý, giao thông phức tạp tạo điều kiện thuận lợi về địa hình để các đối tượng phạm tội lợi dụng tàng trữ, vận chuyển hàng cấm qua liên tục qua vùng biên giới khiến các cơ quan chức năng khó kiểm soát. Hàng cấm được vận chuyển vào sâu nội địa và dễ dàng chuyển tiếp tới các tỉnh thành khác Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và ngược lại. Thêm nữa, với đường sông, kênh rạch là nơi thuận lợi để neo đậu, ẩn nấp, tạo điều kiện tốt cho các tàu thuyền chở hàng cấm trốn, giấu và tàng trữ, rất khó để phát hiện và vây bắt. Với các tuyến đường sông lớn và hệ thống sông Vàm Cỏ là nơi có số lượng hàng cấm xuất nhập lớn, hàng ngày có nhiều tàu chở hàng cập bến xen lẫn hoạt động hợp pháp sẽ có một khối lượng lớn hàng cấm nhập nội địa không được kiểm soát. Các hoạt động tàng trữ, vận chuyển hàng hóa còn được vận chuyển theo đường mòn, theo bờ sông, các vùng xa xôi hẻo lánh từ khu vực biên giới vào nội địa tỉnh Long An để vận chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh. Dân cư sống ở khu vực giáp vùng biên giới lại sống thưa thớt, phân tán, đời sống khó khăn, lạc hậu nên trở thành những đối tượng bị kẻ xấu lợi dụng để vận chuyển hàng cấm qua biên giới. Đồng thời với sự đa dạng về địa hình, trình độ văn hóa khác biệt cũng là một bất lợi về việc phổ cập kiến thức, giáo dục, pháp luật cho người dân, khó khăn trong việc tuyên truyền đường lối chính sách. Hiện nay, lực lượng các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Long An được các cấp Lãnh đạo quan tâm và phát triển ngày càng nhiều cả về số lượng cán bộ công chức lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về hàng cấm nói riêng, Công an tỉnh Long An thành lập Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế, môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra và Đội hình sự để thực hiện công tác chung về các loại tội phạm xâm phạm quản lý kinh tế, môi trường, trong đó chú trọng đặc biệt đến tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Ngoài lực lượng chính quy tại Công an tỉnh Long An còn có lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ tại địa bàn các xã, phường, thị trấn, huyện và Lực lượng quản lý thị trường thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra, truy xét những đối tượng có tin báo của quần chúng nhân dân về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Đối với lực lượng tiến hành tố tụng tại Viện kiểm sát, TAND tỉnh Long An, phần lớn các cán bộ, KSV, thư ký, Thẩm phán với trình độ cử nhận Luật trở lên đã góp phần không nhỏ trong trong việc thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về hàng cấm nói riêng. 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, Vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An 2.2.1. Thực tiễn về thẩm quyền và phạm vi áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An Thẩm quyền và phạm vi áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An dựa trên quy định về điều tra vụ án trong BLTTHS năm 2015 Theo đó, thẩm quyền và phạm vi áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm căn cứ vào 03 nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất là, thẩm quyền điều tra tuân theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Nguyên tắc thứ hai là, thẩm quyền điều tra tuân theo lãnh thổ. Nguyên tắc thứ ba là, thẩm quyền điều tra tuân theo phân cấp của Cơ quan điều tra. Cụ thể như sau: Một là, về thẩm quyền điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tuân theo nguyên tắc hệ thống tổ chức Cơ quan điều tra được quy định như sau: – Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (khoản 1 Điều 163) – Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. (khoản 2 Điều 163) – Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. (khoản 3 Điều 163) Hai là, về thẩm quyền điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tuân theo nguyên tắc lãnh thổ được quy định như sau: – Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. (khoản 4 Điều 163) – Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. (khoản 4 Điều 163) Ba là, về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tuân theo nguyên tắc phân cấp điều tra, được quy định như sau: Cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấmthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân ngang cấp tương đương, đồng thời các Cơ quan điều tra cấp trên còn có thể điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nếu xét thấy cần thiết và pháp luật có quy định; cụ thể: – Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh n, Tòa án quân sự khu vực; (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015) – Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh Long An, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015) – Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (đoạn 2 điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015) Đặc biệt, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra những vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. (điểm c khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015). Như vậy, các Cơ quan điều tra chỉ được thực hiện việc điều tra khi thỏa mãn đầy đủ cả ba tiêu chí nêu trên. Từ những quy định nói trên của BLTTHS năm 2015 cũng cho thấy, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại, thể hiện rõ như sau: Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nhưng nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra thì Cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền rút lên để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng việc Cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể rút lên để tiến hành điều tra đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. 2.2.2. Thực tiễn về các giai đoạn áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án Vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án Vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An 2.2.2.1. Giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can Theo quy định tại khoản 1 Điều 104, Điều 112 BLTTHS năm 2003 và khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức VKSND, VKSND khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp sau đây: Khi quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, lực lượng Cảnh sát biển, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm không có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng VKSND các cấp. Tuy nhiên, Viện trưởng có thể ủy quyền hoặc phân công cho Phó Viện trưởng THQCT, KSĐT ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 106, Điều 112 BLTTHS năm 2003 và khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức VKSND, VKSND có quyền yêu cầu CQĐT thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội phạm khác. Trường hợp có căn cứ thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKSND có văn bản yêu cầu để CQĐT ra quyết định; nếu đã yêu cầu mà CQĐT không nhất trí thì VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT chưa đủ căn cứ hoặc không có căn cứ thì VKSND có văn bản yêu cầu để CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc ra quyết định hủy bỏ; nếu CQĐT không nhất trí mà rõ ràng việc thay đổi, bổ sung này không có căn cứ thì VKSND ra quyết định hủy bỏ. Như vậy, so với BLTTHS năm 1988, thì BLTTHS năm 2003 có sự thay đổi căn bản về thẩm quyền khởi tố bị can của CQĐT, VKSND. Theo quy định của BLTTHS năm 1988, CQĐT, VKSND đều có quyền chủ động trong việc khởi tố bị can. Tuy nhiên, theo quy định mới của BLTTHS năm 2003, thì quyền chủ động ra quyết định khởi tố bị can thuộc về CQĐT, VKSND chỉ phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Lần đầu tiên vấn đề phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKSND được quy định tại BLTTHS năm 2003 nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng khởi tố bị can oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Theo quy định tại Điều 127 BLTTHS năm 2003, khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT có căn cứ và hợp pháp, VKSND ra quyết định phê chuẩn và nếu thấy không có căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Điều 112, Điều 126, Điều 127 BLTTHS năm 2003 quy định thẩm quyền của VKSND trong việc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Theo đó, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định còn có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án, nhưng CQĐT không khởi tố, hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố, bị can còn có hành vi phạm tội khác, VKSND yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can, hoặc ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can; nếu đã yêu cầu mà CQĐT không thực hiện thì VKSND ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp CQĐT kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang VKSND, sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKSND phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố, bị can còn có hành vi phạm tội khác thì VKSND ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và yêu cầu CQĐT khởi tố bị can hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can, bổ sung quyết định khởi tố bị can. Nếu CQĐT không thực hiện thì VKSND ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi các quyết định này cho CQĐT tiến hành điều tra bổ sung, trong thời hạn 24 giờ để tiến hành điều tra. 2.2.2.2. Giai đoạn yêu cầu điều tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra của VKSND Thẩm quyền và trách nhiệm của VKSND trong quá trình điều tra vụ án thông qua việc đề ra các yêu cầu điều tra đối với CQĐT nhằm chống làm oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, bảo đảm cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 112 BLTTHS năm 2003, khi THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, VKSND phải đề ra yêu cầu điều tra và bám sát các hoạt động điều tra của CQĐT, bảo đảm các yêu cầu điều tra phải được thực hiện. Khi phát hiện các tình tiết mới phát sinh trong quá trình điều tra, VKSND phải có yêu cầu bổ sung để CQĐT làm rõ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 112 BLTTHS khi THQCT và KSHĐTP ở giai đoạn điều tra, ngoài thẩm quyền yêu cầu CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra và kiểm sát các hoạt động điều tra của CQĐT, VKSND có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_ap_dung_phap_luat_trong_kiem_sat_dieu_tra_cac_vu_an.docx
Tài liệu liên quan