Luận văn Bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Mục lục

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYỀN BẦU CỬ CỦA NGưỜI BỊ

TẠM GIỮ, TẠM GIAM . 10

1.1. Khái niệm về quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam . 10

1.2. Bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam . 31

1.3. Ý nghĩa quy định quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam . 33

1.4. Quy định pháp luật của một số nước về quyền bầu cử của người bị tạm

giữ, tạm giam . 37

Tiểu kết Chương 1. 42

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BẦU CỬ CỦA NGưỜI

BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG. 43

2.1. Khái quát về công tác tạm giữ, tạm giam của thành phố Hải Phòng. 43

2.2. Thực tiễn quá trình thực hiện bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm

giữ, tạm giam tại thành phố Hải Phòng. 47

2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm

giam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng . 57

Tiểu kết chương 2. 72

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN BẦU CỬ

CỦA NGưỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM . 73

3.1. Quan điểm bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam . 73

3.2. Giải pháp bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam. . 77

Tiểu kết chương 3. 87

KẾT LUẬN. 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 90

 

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội liên thành phố hoặc một tổ chức được cấp tỉnh phê duyệt; 40 - Đã nhận được giấy chứng nhận cư trú nhằm chứng thực sự có mặt của người tạm giữ, tạm giam tại nơi cư trú ít nhất 06 tháng. Người tạm giữ, tạm giam có thể đăng ký vào danh sách cư tri của nơi cư trú này. Giấy chứng nhận đăng ký danh sách cử tri được cung cấp cho người bị tạm giữ, tạm giam ngay sau đó. Ngoài những điều kiện này, khi người bị tạm giữ, tạm giam không có nơi cư trú cụ thể thì có thể nộp đơn xin cư trú tại trại giam. Người tạm giữ, tạm giam đăng ký tạm trú và danh sách cư tri tại trại giam này. Giấy chứng nhận đăng ký danh sách cử tri được cung cấp cho người bị tạm giữ, tạm giam ngay sau đó. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam vắng mặt tạm thời, người bị tạm giữ, tạm giam có thể bỏ phiếu bằng ủy quyền, chỉ định một người ủy quyền sẽ bỏ phiếu thay cho mình, việc thực hiện ủy quyền bằng văn bản và do Cơ quan tư pháp của tỉnh xác nhận. Ngoài ra, để được chỉ định bỏ phiếu thay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người bỏ phiếu thay phải có ủy quyền mà chữ ký của người bị tạm giữ, tạm giam được chứng nhận hợp lệ. Người bị tạm giữ, tạm giam phải nộp đơn đăng ký tại trại tạm giam để yêu cầu: - Xác minh việc mình không thể tự đi bầu cử; - Xin cấp chứng nhận hợp lệ ủy quyền. Sau khi được chứng nhận, giấy ủy quyền cho phép người được ủy quyền bỏ phiếu tại vị trí của người bị tạm giữ, tạm giam vào ngày bầu cử. Hiệu lực của nó được giới hạn trong một phiếu bầu [1]. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng cần học hỏi những quy định phù hợp về quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam của nước Pháp vào thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam nói chung, thực tiễn áp dụng 41 pháp luật tại Hải Phòng nói riêng, nhằm bảo đảm cao nhất quyền của những công dân đặc biệt. Một trong những quy định trên có thể áp dụng như: người bị tạm giữ, tạm giam vắng mặt tạm thời thì có thể bỏ phiếu bằng ủy quyền, chỉ định một người ủy quyền sẽ bỏ phiếu thay cho mình, việc thực hiện ủy quyền bằng văn bản và do Cơ quan tư pháp của tỉnh xác nhận. 1.4.2. Pháp luật của nước Mỹ Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm 2018 của nước Mỹ, các cử tri ở bang Florida đã hết sức ủng hộ việc người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử, ngoại trừ những tội phạm về tình dục và giết người. Việc quy định như vậy phù hợp với xu hướng ở các quốc gia khác đang dần tiến tới việc người bị tạm giữ, tạm giam được quyền bầu cử. Ở Châu Âu, các nước như Thụy Sĩ, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ai Len, các nước vùng Baltic và Tây Ban Nha đã cho phép người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử. Các quốc gia như Romania, Iceland, Hà Lan, Slovakia, Luxembourg và Síp đã chọn con đường trung gian: Cho phép người bị tạm giữ, tạm giam bầu cử với một số điều kiện nhất định. Họ chỉ bị tước quyền như một hình phạt bổ sung dựa trên mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Ở Úc cho phép bất người bị kết án dưới 05 năm được quyền bầu cử. Không ai được coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án là một nguyên lý trung tâm của hệ thống tư pháp. Trong bối cảnh này, việc cho phép người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử đã thể hiện được quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm và là một bước tiến tới sự hòa nhập dễ dàng hơn của những người bị tạm giữ, tạm giam vào cuộc sống sau khi ra khỏi trại giam. Tuy nhiên, qua những quy định trên tác giả mong muốn các nhà làm luật nên đưa thêm quy định về điều kiện về quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam như: Người bị tạm giữ, tạm giam là tội phạm về tình dục và giết người thì không được quyền bầu cử. 42 Tiểu kết Chƣơng 1 Bảo đảm quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ, tạm giam là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật bầu cử đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy vai trò của hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm các quyền con người và quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Kết quả nghiên cứu tại chương 1, đã đề cập những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ, tạm giam đặc biệt là quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ, tạm giam trên các phương diện: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, và các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về lĩnh vực này. Đây là những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. 43 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BẦU CỬ CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về công tác tạm giữ, tạm giam của thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng có 16 đơn vị quận, huyện có nhà tạm giữ, trong đó có 6 huyện được quyền lưu giam gồm Cát Hải, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Thủy Nguyên, Bạch Long Vĩ. Nhà tạm giữ và nhà tạm giữ, lưu giam cấp huyện là nơi giam giữ những người có lệnh tạm giữ hoặc tạm giam do Cơ quan điều tra thực hiện. Những vi phạm của nhà tạm giữ, lưu giam cấp huyện thường là: chưa thiết lập hồ sơ người bị tạm giữ, hồ sơ tạm giữ còn thiếu danh chỉ bản; biên bản bắt giữ, quyết định tạm giữ không có số, không có ngày tháng, chưa có dấu chức danh, dấu của cơ quan ban hành; giam giữ chung buồng đối với những người cùng vụ án; chưa lập sổ sách theo dõi việc gửi, nhận quà của người bị tạm giữ, tạm giam; chưa có bếp ăn riêng cho người bị tạm giữ, tạm giam; để vật chứng ngay trước cửa buồng tạm giữ gây thiếu an toàn trong công tác giam, giữ... Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn xin phân tích thực trạng tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là nơi tạm giữ những đối tượng thuộc các vụ án hình sự cấp tỉnh, các bị can bị tạm giam và một số phạm nhân được giữ lại để phục vụ và cải tạo. Các phạm nhân này thường có mức án dưới 5 năm, không có tiền sử về nghiện ma túy, nhân thân trước đó không có tiền án, tiền sự. Việc thực hiện các chế độ đối với họ tuy Ban Giám thị Trại tạm giam đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số vi phạm chưa đúng với quy 44 định của pháp luật. Có những thiếu sót có thể khắc phục được nhưng cũng có vấn đề tồn tại mà không thể khắc phục. Đối với chế độ quản lý giam giữ: Pháp luật quy định phải tuần tra, canh gác nghiêm ngặt bảo đảm an toàn 24/24 giờ. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra một số vụ bị can treo cổ tự tử trong buồng giam hoặc can phạm nhân đánh nhau trong buồng giam... Hồ sơ của can phạm nhân nhiều khi vẫn còn thiếu các thủ tục theo quy định. Pháp luật quy định phải có danh bản, chỉ bản để kiểm tra căn cước, lai lịch can phạm nhân rõ ràng nhưng do cán bộ thiết lập hồ sơ quên hoặc nể nang không yêu cầu đối với cơ quan liên quan nên trong hồ sơ vẫn thiếu. Một số văn bản lệnh bắt khẩn cấp, lệnh trích xuất, bản án... chưa ghi đầy đủ theo quy định, thậm chí không lưu trong hồ sơ nhưng cán bộ hồ sơ không để ý hoặc không cẩn thận xem xét nên vẫn có những sơ hở nhất định trong khâu quản lý, bảo đảm tránh những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Chế độ ăn của người bị tạm giữ, phạm nhân có lúc, có nơi vẫn chưa được bảo đảm theo tiêu chuẩn. Điển hình là trong 6 tháng đầu năm 2009 việc cho phạm nhân ăn tết Nguyên đán tiêu chuẩn gấp 5 lần ngày thường trong 4 ngày nhưng Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng thực hiện cho can phạm nhân ăn trong 3 ngày. Hoặc quy định ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ can phạm nhân được ăn gấp 3 lần ngày thường nhưng Trại tạm giam 6 tháng đầu năm 2010 vẫn cho can phạm nhân ăn như ngày bình thường là không bảo đảm quyền lợi cho họ. Hiện nay, Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng đã cho sửa chữa, gắn vá lại khu vực nhà bếp của can phạm nhân. Nhưng do diện tích chật hẹp, thường xuyên nấu ăn cho gần 800 can phạm nhân nên việc giữ gìn vệ sinh cần được quan tâm hơn. Mỗi ngày nhà bếp chế biến trên dưới 400 kg rau, song thiếu rổ đựng rau, rau sau khi rửa vẫn để trên sàn xi măng không bảo đảm vệ sinh. 45 Chế độ mặc và cấp phát tư trang được thực hiện đối với phạm nhân và cho người bị tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm những nhu cầu tối thiểu cho họ, đối với phụ nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết. Tuy nhiên có lúc do can phạm nhân quá đông hoặc do yêu cầu của tình hình thực tế nên Trại tạm giam vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Theo dự trù đầu năm của Trại bộ phận hậu cần Sở Công an thành phố cấp phát quần áo theo dự trù nhưng trong năm đó số lượng can phạm nhân vượt quá số lượng dự trù đầu năm của Trại nên việc cấp phát chưa bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn. Đối với việc cấp màn cho can phạm nhân theo giải thích của Trại để phòng tránh việc gây mất an ninh và gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý bằng camera nên Trại không cấp phát màn cho họ mà sử dụng biện pháp phun thuốc diệt muỗi. Theo báo cáo của Ban Y tế Trại tạm giam trong năm 2011 (tính đến 30/11/2011) số người bị tạm giam nghiện ma túy nhập Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là 553 người, trong số này Trại tạm giam đã tổ chức xét nghiệm HIV cho 332 người, kết quả số trường hợp dương tính HIV là 150 trường hợp. Còn lại 118 người nghiện ma túy bị tạm giữ, tạm giam chưa được xét nghiệm HIV. Việc chưa xét nghiệm HIV cho những người có nguy cơ cao là chưa bảo đảm cho yêu cầu phòng tránh căn bệnh “thế kỷ”. Nhà nước đã có những văn bản riêng để chăm sóc đối với những can phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, do vậy việc thực hiện đúng những quy định này là nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ cũng như phòng tránh cho người khác nguy cơ bị lây nhiễm. Can phạm nhân mắc bệnh trước khi nhập trại hay bệnh nặng phải được chuyển đến các cơ sở y tế của nhân dân (hay còn gọi là bệnh viện dân y) để điều trị. Tuy nhiên hiện nay chưa có buồng riêng điều trị cho can phạm nhân ở bệnh viện dân y, vì vậy gây khó khăn cho công tác quản chế chống trốn, chống thông cung, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhiều lần kiến nghị việc xây dựng khu điều trị riêng cho can phạm nhân trong bệnh viện 46 dân y nhưng đến nay chưa được thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2015 việc tổ chức bán thuốc hoặc nhận thuốc chữa bệnh cho can phạm nhân gửi vào chưa được thực hiện. Sau khi có văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng thì Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng đã tổ chức cho nhận thuốc của người nhà can phạm nhân gửi vào nhưng vẫn chưa thực hiện việc bán thuốc. Việc không cho nhận thuốc và bán thuốc không bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe đối với can phạm nhân [46]. Việc thăm gặp, gửi quà, nhận quà và sử dụng tiền lưu ký của can phạm nhân tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng tuy bảo đảm, an ninh trật tự tốt, thực hiện đúng chính sách, pháp luật nhưng đối chiếu với một số quy định vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết. Thứ nhất là việc tổ chức cho phạm nhân thăm gặp thân nhân tất cả các ngày trong tuần theo quy định vẫn chưa bảo đảm. Thứ hai, việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại về gia đình Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng chưa thực hiện. Những quyền lợi trên pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho phạm nhân quyền được liên lạc với người thân, thông tin với bên ngoài. Hiện nay Trại tạm giam đã dần khắc phục những tồn tại trên nhưng còn chậm. Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng có 14 buồng giam chung, trong đó, diện tích sàn nằm của 10 buồng tạm giam là 1.064 m² x 2 = 2.128 m² chưa kể diện tích khu vệ sinh, bể nước; buồng AB là 79 m²; buồn Ketso 166m 2 ; buồng Xeroom 182 m² và 01 nhà tạm giữ có 4 buồng tạm giữ rộng 58 m². Lưu lượng tạm giữ, tạm giam có thời điểm đến hơn 1.000 người, hiện nay tạm giữ, tạm giam có khoảng hơn 800 người. Theo quy định của pháp luật tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng phải bảo đảm 2m²/người, tuy nhiên Trại tạm giam vẫn vi phạm quy định trên. Việc để người bị tạm giữ, tạm giam chung 1 buồng, người thành niên giam chung với người chưa thành niên, tạm giữ người trong cùng vụ án tại 47 Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là vấn đề rất khó khắc phục. Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng hiện nay được xây mới tại xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, nằm ở vùng ven trung tâm thành phố, mặc dù diện tích giam giữ đã được cải thiện nhưng thường xuyên phải giam giữ lượng người quá đông nên vấn đề trên là điều không tránh khỏi. Buồng tạm giữ cho phụ nữ hiện tại không có nên phải giữ chung buồng với phụ nữ bị tạm giam. Buồng tạm giữ khu nam có 4 buồng nhưng thường xuyên phải dành cho các bị cáo đã xét xử xong đang chờ chuyển trại giam để chấp hành án. Những người nam bị tạm giữ nếu nhiều người và cùng vụ án thì việc tạm giữ chung thành niên với vị thành niên, người trong cùng vụ án là điều không thể tránh khỏi [48]. Có một số trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng phạm nhân bị bệnh nặng, phụ nữ có thai, đã được Bác sỹ pháp y giám định và ra kết luận, Trại tạm giam có Công văn đề nghị nhưng Toà án thành phố chậm ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc Quyết định tạm đình chỉ thi hành án nên có những trường hợp đã chết trong Trại tạm giam. Tất nhiên những trường hợp này pháp luật quy định mở nhưng những người thực thi pháp luật cũng cần thực hiện tích cực hơn để thúc đẩy quyền con người được bảo đảm tốt hơn. 2.2. Thực tiễn quá trình thực hiện bảo đảm quyền bầu cử của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam tại thành phố Hải Phòng 2.2.1. Lập danh sách cử tri Công an thành phố Hải Phòng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cho các đơn vị tiến hành lập danh sách những người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đồng thời phối hợp với Ủy ban Bầu cử phường Cát Dài tiến hành làm thẻ cử tri theo hướng như người tạm trú để bảo đảm họ có đầy 48 đủ thẻ cử tri và thực hiện quyền bầu cử đúng quy định. Bên cạnh đó, Công an thành phố đã chỉ đạo cho các đơn vị tổ chức tuyên truyền về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, hướng dẫn cách thức bầu cử và giới thiệu về các ứng cử viên cho những người đang bị tạm giữ, tạm giam. Để công tác chuẩn bị có hiệu quả tốt, Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng đã phối hợp với phường Cát Dài thành lập tổ bầu cử trong đó có 02 cán bộ Trại tạm giam trực tiếp tham gia vào tổ. Theo kế hoạch của Công an thành phố, đến ngày bầu cử, nhằm bảo đảm quyền bầu cử cho những người đang bị tạm giữ, tạm giam và bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn trong Trại tạm giam, Trại sẽ phối hợp với tổ bầu cử của phường Cát Dài tiến hành phương thức bầu cử bằng cách sử dụng hòm phiếu phụ của tổ bầu cử để mang vào trong đơn vị, đến từng buồng tạm giữ, tạm giam để tổ chức bỏ phiếu. Đây là hình thức bỏ phiếu di động, áp dụng cho những trường hợp đặc biệt trong bầu cử. Qua rà soát lập danh sách cử tri, đến thời điểm gần sát ngày bầu cử, số cử tri thuộc đối tượng đang bị tạm giữ, tạm giam tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là 649 người, tham gia bầu cử tại địa phương nơi đơn vị đóng quân là tổ số 1, cụm bỏ phiếu số 5 phường Cát Dài, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng [43]. Tuy nhiên con số này vẫn dao động vì số người bị tạm giữ, tạm giam của Trại tạm giam biến động từng ngày bởi có người chuyển đến hoặc chuyển đi nơi khác, do bản án có hiệu lực pháp luật, do thay đổi các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụngVì thế Trại tạm giam Công an thành phố thường xuyên rà soát, bổ sung kịp thời số cử tri là can phạm mới nhập trại hoặc xóa tên khỏi danh sách cử tri tại tổ bầu cử đối với những trường hợp đã bị Tòa án tuyên phạt tước quyền bầu cử. Đến thời điểm trước 24 giờ diễn ra bầu cử, Trại tạm giam sẽ chốt danh sách cử tri với Ủy ban bầu cử phường Cát Dài, nhận và phát thẻ cử tri cho người bị tạm giữ, tạm giam. 49 Đối với trường hợp đã được cấp thẻ cử tri, từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử mà bị tạm giữ, tạm giam hoặc được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan ra quyết định, lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó được cấp thẻ cử tri và nơi giam giữ biết để xử lý theo quy định tại Điều 34 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam; người đang chờ chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian cai nghiện bắt buộc thì Trại tạm giam Công an tỉnh, Nhà tạm giữ Công an cấp huyện, cơ sở cai nghiện bắt buộc thông báo cho UBND cấp xã đã cấp thẻ cử tri xóa tên trong danh sách cử tri và thông báo cho UBND cấp xã nơi họ về thường trú hoặc tạm trú biết để bổ sung vào danh sách cử tri. Đối với trường hợp người bị tạm giam đã được cấp thẻ cử tri đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu mà bị Tòa án tước quyền bầu cử, bị kết án phạt tù bản án có hiệu lực pháp luật thì Trại tạm giam Công an tỉnh, Nhà tạm giữ Công an cấp huyện thông báo cho UBND cấp xã đã cấp thẻ cử tri xóa tên trong danh sách và thu hồi thẻ cử tri. Trong trường hợp đến trước ngày bầu cử mà những người đang bị tạm giữ, tạm giam có quyết định cho tại ngoại thì Trại sẽ có hướng dẫn cụ thể cho họ về nơi thường trú để thực hiện quyền bầu cử. Cùng với đó, những trường hợp đến trước ngày bầu cử mà bị bắt tạm giữ, tạm giam thì Trại sẽ tiến hành kiểm tra xem nếu họ đã có thẻ cử tri nơi cư trú thì tổ chức cho họ bầu cử theo luật, còn nếu chưa có thì đơn vị sẽ phối hợp với Ủy ban Bầu cử phường Cát Dài bổ sung thẻ cử tri để họ bầu cử tại Trại tạm giam. Trại tạm giam Công an thành phố cũng thường xuyên phối hợp với Tòa án nhân dân các cấp, tổ bầu 50 cử địa phương để kịp thời cập nhật danh sách bị cáo đã xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật để thay đổi danh sách cử tri theo đúng quy định. Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết. 2.2.2. Tuyên truyền, vận động bầu cử Cùng với việc chuẩn bị các bước bầu cử, Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng đã tăng cường tuyên truyền về Luật Bầu cử, hướng dẫn cách thức bầu cử, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến bầu cử cho các đối tượng là người bị tạm giữ, tạm giam. Do đặc thù của Trại tạm giam là phục vụ cho giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên đối tượng bị giam giữ ở các khu khác nhau, không thể đưa ra ngoài tập trung để tuyên truyền được. Vì vậy, Trại tạm giam đã phân công cán bộ quản giáo trực tiếp đến các buồng giam để phổ biến cho người bị tạm giữ, tạm giam hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ tham gia bầu cử. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Cán bộ quản giáo đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyền truyền Luật Bầu cử tới người bị tạm giữ, tạm giam với nhiều hình thức như: Phát loa phóng thanh các chương trình về bầu cử; Trực tiếp đến từng buồng giam tuyên truyền các nội dung, quy định về bầu cử đến những người bị tạm giữ, tạm giam; Tiến hành thông qua danh sách cử tri, danh sách các đại biểu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở các buồng giam, giữ tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, tạm giam biết danh sách cử tri, danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời dán công khai niêm yết danh sách, tiểu sử của những người ứng cử 51 đại biểu Quốc hội, và đại biểu Hội đồng nhân dân để các cử tri nắm rõ thông tin của người ứng cử. Về trình độ nhận thức, văn hóa của các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam không đồng đều, muốn tuyên truyền cho họ hiểu phải tùy thuộc vào tính chất, mức độ, thành phần để tuyên truyền, vận động họ sao cho phù hợp. Những đối tượng này vi phạm pháp luật hình sự, khi vào đây thường chối tội không nhận tội, trong tư tưởng của họ không chú trọng, quan tâm nhiều đến quyền của họ được thực hiện là quyền bầu cử. Tuy nhiên, cán bộ quản giáo đã tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn họ, làm sao để họ hiểu đây là cuộc sinh hoạt chính trị lớn của đất nước để họ thực hiện đầy đủ quyền của mình. 2.2.3. Thành lập tổ bầu cử Điều 25 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định thành lập tổ bầu cử như sau: Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà 52 nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Căn cứ theo Điều 25 của Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, UBND phường Cát Dài sau khi thống nhất với thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Trại tạm giam quyết định thành lập tổ bầu cử có từ 11-21 thành viên gồm tổ trưởng, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri phường Cát Dài và đại diện Trại tạm giam tham gia tổ bầu cử. Tổ bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu; - Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu; - Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri; 53 - Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử; - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử; - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng; - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân phường Cát Dài khi kết thúc việc kiểm phiếu; - Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên; - Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có). 2.2.4. Bỏ phiếu Ủy ban Bầu cử thành phố Hải Phòng đã ban hành Công văn số 33/CV- UBBC về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền bầu cử. Theo đó, để tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo đúng quy định, Ủy ban Bầu cử thành phố yêu cầu UBND và Ủy ban Bầu cử thị trấn, các xã, phường trên địa bàn thành phố chỉ đạo và UBND xã, phường, thị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_bao_dam_quyen_bau_cu_cua_nguoi_bi_tam_giu_tam_giam.pdf
Tài liệu liên quan