1. Đặt vấn đề:. 9
2. Mục tiêu nghiên cứu . 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
4. Phương pháp nghiên cứu . 10
5. Kết cấu luận văn. 10
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NĂNG
LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP. 12
1.1 Khái niệm quản lý năng lượng. 12
1.2 Một số đặc thù của doanh nghiệp công nghiệp trong quản lý năng lượng. 13
1.3 Quản lý năng lượng bền vững. 14
1.4 Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của doanh nghiệp công
nghiệp. 16
1.4.1. Phát triển ma trận quản lý năng lượng .17
1.4.2. Phân tích ma trận quản lý năng lượng .19
1.5 Một số hệ thống quản lý năng lượng trên thế giới . 20
1.5.1 Hệ thống quản lý năng lượng MSE 2000:2008.20
1.5.2 Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn EN 16001 .27
1.5.3 Mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001.28
1.6 Kết luận. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. 32
2.1 Tổng quan chung về tình hình sử dụng và quản lý năng lượng trên thế giới 32
2.1.1 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng trên thế giới .32
2.1.2 Chiến lược chung về phát triển năng lượng của thế giới .36
2.2 Tổng quan chung về tình hình sử dụng năng lượng tại Việt Nam . 39
2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng tại Việt Nam.39
2.2.2 Đường lối phát triển năng lượng tại Việt Nam .42
2.2.3 Chiến lược phát triển năng lượng .43
2.2.4 Một số chỉ tiêu năng lượng .44
2.3 Thực trạng quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Việt
Nam . 47
2.3.1 Thực trạng sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp .47
2.3.2 Thực trạng quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp .50
2.3.3 Đánh giá chung.56
2.4 Kết luận. 57
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN
LÝ NĂNG LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ
HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM CHO MỘT ĐƠN VỊ NGÀNH XI MĂNG . 58
103 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp và hướng dẫn thí điểm cho một đơn vị ngành xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối phát triển năng lượng của nước ta trong những thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ 21, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đã được thể hiện trong việc xây dựng Chính sách năng lượng quốc gia, Chiến
lược phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 và các quy
hoạch năng lượng , gồm những định hướng chính như sau:
- Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, kết
hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần tiến đến không xuất khẩu nhiên
liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn
nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai.
- Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp các công
trình cũ. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu từ sản xuất đến
truyền tải, chế biến và sử dụng năng lượng.
- Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh
thái. Đảm bảo phát triển bền vững ngành năng lượng.
- Từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh, đa dạng hoá
phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành năng lượng. Nhà nước chỉ giữ độc
quyền những khâu then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
- Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát triển các
dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc
biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 43
- Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ
sở phát huy nguồn nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên
năng lượng mỗi miền; đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu năng
lượng tất cả các vùng trong toàn quốc.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên cơ
sở tiềm năng năng lượng sẵn có ở Việt Nam, hạn chế phụ thuộc vào năng lượng
nhập khẩu.
2.2.3 Chiến lược phát triển năng lượng
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050
đã được phê duyệt và ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết
định số 1855/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007.
Mục tiêu chung của Chiến lược là:
- Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
- Cung cấp năng lượng sơ cấp năm 2010 đạt khoảng từ 47,5 - 49,5 triệu TOE
(tấn dầu quy đổi); đến năm 2020 đạt khoảng từ 100-110 triệu TOE; đến năm 2050
đạt khoảng từ 310-320 triệu TOE.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:
- Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế-
xã hội; nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng
sơ cấp;
- Phát triển các nhà máy lọc dầu, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên
khoảng 25-30 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.
- Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ
bình quân vào năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.
- Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị
trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, hình thành thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh giai đoạn sau 2022, thị trường kinh doanh than, dầu khí từ nay đến năm
2015.
- Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi.
- Tích cực chuẩn bị để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm
2020, đến năm 2050 năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15-20% tổng tiêu thụ
năng lượng thương mại toàn quốc.
- Phấn đấu thực hiện liên kết lưới điện khu vực bằng cấp điện áp đến 500kV
từ năm 2010-2015.
- Phát triển việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thuỷ
điện nhỏ, năng lượng sinh học, thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống như
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 44
thuỷ điện, nhiệt điện, xăng dầu, ... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Phấn đấu tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng
thương mại sơ cấp vào năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào
năm 2050.
2.2.4 Một số chỉ tiêu năng lượng
Theo số liệu thống kê, tổng nhu cầu năng lượng của các ngành kinh tế quốc
dân của nước ta trong năm 2008 (bao gồm cả năng lượng thương mại và phi thương
mại) tương đương 43,202 triệu tấn dầu, trong đó sử dụng năng lượng cho dân dụng
chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,8%), tiếp đến là sản xuất công nghiệp-xây dựng
(35,4%) và giao thông vận tải (20%). Nhu cầu cho các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng
nhỏ (dịch vụ - 3,6%, nông nghiệp - 1,4% và sử dụng phi năng lượng - 2,8%). Tốc
độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng trong giai đoạn 1990-2008 trung bình
ở mức 5,5%/năm. Hệ số đàn hồi năng lượng so với tăng trưởng GDP đang ở mức
1,15 và hệ số đàn hồi điện năng/GDP là 1,7. Như vậy, mức tăng trưởng cung cấp
năng lượng trung bình hàng năm đang phải đi nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP
1,15 lần hay với điện năng nói riêng là 1,7 lần. Ở các nước công nghiệp phát triển,
các hệ số này nhỏ hơn 1, hay nói cách khác, kinh tế tăng trưởng chỉ đòi hỏi gia tăng
cung cấp năng lượng với tỷ lệ nhỏ hơn, giảm được chi phí đầu tư cho năng lượng
(để so sánh, có thể lấy ví dụ của Nhật Bản, hệ số đàn hồi năng lượng so với GDP
trong giai đoạn 1990-2000 và 2000-2007 tương ứng là 1,21 và 0,03. Trong giai
đoạn 2000-2007, trong khi tăng trưởng GDP đạt 1,54%, tốc độ tăng trưởng nhu cầu
năng lượng chỉ là 0,05% (Japan Energy Conservation Handbook, 2009).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu thụ nhiều năng lượng trong các lĩnh vực
đang chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, đây là nhu cầu khách quan
đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ cao trong giai đoạn đầu công
nghiệp hoá. Phát triển sản xuất công nghiệp, phát triển giao thông vận tải và mức
sống không ngừng được nâng cao ở phần lớn các gia đình đã làm tăng nhanh nhu
cầu năng lượng. Tuy nhiên, một lý do khác không kém quan trọng là sự lãng phí
trong sử dụng năng lượng còn lớn. Thông tin hướng dẫn cho người tiêu dùng lựa
chọn được những thiết bị tiết kiệm năng lượng để dùng trong sản xuất cũng như cho
mục đích gia dụng còn rất thiếu. Phần lớn thiết bị công nghệ đang sử dụng trong
mọi lĩnh vực ở Việt Nam có hiệu suất năng lượng thấp hơn nhiều so với thế giới;
việc quản lý năng lượng chưa được chú ý đúng mức, sử dụng năng lượng theo các
thói quen chưa hợp lý, tổn thất năng lượng còn lớn ở cả hai phía cung và cầu.
Cường độ năng lượng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam còn cao. Để làm ra
cùng một giá trị kinh tế, sản xuất công nghiệp của nước ta cần sử dụng năng lượng
nhiều hơn 1,5 – 1,7 lần so với một số nước trong khu vực. Lấy cường độ năng
lượng của Nhật Bản làm chỉ số 1 thì cường độ năng lượng của Việt Nam đang cao
gấp 5,5 lần so với Nhật Bản. Mặc dù hiện nay đang có sự suy giảm trong phát triển
của kinh tế thế giới nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong trung
hạn là khả quan. Nếu trong giai đoạn 2009-2018, GDP tăng trưởng khoảng
6,9%/năm và hệ số đàn hồi nhu cầu sử dụng năng lượng trên GDP là 1,15 như đã
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 45
xảy ra trong thập kỷ qua thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng khoảng 7,9%/năm, điện
năng tăng 11,7%/năm, nhu cầu đầu tư cho năng lượng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với
tốc độ tăng trưởng như vậy, nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 10
năm tới với tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng xấp xỉ 80 triệu TOE vào năm 2018.
Nhu cầu điện năng tăng hơn ba lần trong giai đoạn 1999-2008 được sản xuất từ các
nguồn nhiên liệu và năng lượng sơ cấp trong nước với chi phí tương đối thấp.
Việc cung cấp năng lượng trong giai đoạn 1998-2008 nhìn chung đã đáp ứng
được nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhu cầu
năng lượng trong nước tiếp tục tăng gấp đôi trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách
thức lớn, phát triển năng lượng sẽ phải giải quyết các vấn đề về phát triển nguồn lực
để đáp ứng nhu cầu năng lượng và sẽ phải dựa vào nguồn năng lượng nhập khẩu
ngày càng nhiều, bao gồm cả than, dầu và điện. Theo tính toán quy hoạch phát triển
điện quốc gia, trong giai đoạn 2010-2020, đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối
giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu năng lượng Việt Nam
Hạng mục 2000 2005 2008
GDP (USD/ngườ)i 402 539 649
Tiêu thụ năng lượng thương mại trên
đầu người (kgOE/người/năm)
156 265 331
Tiêu thụ điện trên đầu người
(kWh/người/năm)
289 567 789
Cường độ năng lượng (kgOE/1000
USD năm2000)
387 492 510
2001-2005 2006-2008
Hệ số đàn hồi năng lượng 1,70 1,15
Hệ số đàn hồi điện 2,13 1,70
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu năng lượng Việt Nam
Hạng mục 2004 2005 2006 2007 2008
Dân số (tr. người) 82,0 83,1 84,1 85,2 86,2
GDP - Giá 1994 (tỷ VND) 362435 393031 425373 461344 489833
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 46
Tổng nhu cầu năng lượng sơ
cấp (ktoe)
42244 44247 45881 49670 53364
Tổng nhu cầu năng lượng sử
dụng (ktoe)
34835 36841 37449 40345 43202
Tổng nhu cầu năng lượng
thương mại (ktoe)
20101 22062 22701 25619 28493
Tổng nhu cầu điện (ktoe) 3405 4051 4630 5275 5844
Bảng 2.3 Cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước
(Đơn vị: Tự nhiên)
Loại nhiên liệu 2004 2005 2006 2007 2008
Than (10
3
tấn) 27349 34093 38778 42483 39777
Dầu thô (10
3
tấn) 20051 18519 16800 15920 14904
Khí (triệu m
3
) 6318 6893 7036 6821 7360
Thuỷ điện (GWh) 17818 16945 20408 23035 25986
Năng lượng phi thương
mại (tr. TWE) 44,6 44,8 44,7 44,7 44,6
Bảng 2.4 Cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước
(Đơn vị: TOE)
Loại nhiên liệu 2004 2005 2006 2007 2008
Than 15315 19092 21716 23790 22275
Dầu thô 20412 18852 17102 16207 15172
Khí 5686 6402 6531 6424 6964
Thuỷ điện 4141 3835 4619 5213 5881
Năng lượng phi
thương mại 14734 14794 14767 14748 14724
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 47
Hình 2.15 Biểu đồ cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước (Đơn vị: TOE)
2.3 Thực trạng quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp tại
Việt Nam
2.3.1 Thực trạng sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong mười năm qua.
Như các nước khác, tăng trưởng kinh tế thường được đi liền với tăng trưởng nhu
cầu năng lương. Như nhìn thấy trong hình 2.10, tăng trưởng kinh tế gần 26% trong
thời gian 4 năm ngắn ngủi vừa qua dẫn đến tăng trưởng tương đối cao trong nhu cầu
năng lượng, tương đương với 19.3%. Đặc biệt quan trọng là tăng trưởng trong nhu
cầu về năng lượng của ngành công nghiệp, đã vượt quá 32% lượng tiêu thụ trong
cùng thời gian. Do vậy, nhu cầu về năng lượng trong các ngành công nghiệp đã tăng
trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tăng trưởng kinh tế trong cùng thời gian. Có một
số lý do cho hiện tượng này. Ngành công nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt
động: các ngành công nghiệp chuyên về năng lượng tăng trưởng rất nhanh để đáp
ứng phát triển về hạ tầng cho phát triển của đất nước. Thêm vào đó, đa số các dự án
đầu tư lúc ban đầu được đưa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và
thiếu các thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiệu quả. Và cuối cùng, giá năng lượng
thấp đã cản trở ngưởi sử dụng cuối cùng thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng
lượng.
Trong hình 2.16, nhu cầu năng lượng trong các nhành công nghiệp đã tăng
nhanh. Ngành công nghiệp nặng dự báo nhu cầu năng lượng đến năm 2015 sẽ tăng
so với năm 2005 là 28,4%, ngành công nghiệp năng tăng 22,1% và giao thông vận
tải tăng 35,7%. Với nhu cầu năng lượng tăng nhanh, việc đáp ứng được nhu cầu
năng lượng cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới được dự báo là vô cùng
khó khăn.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 48
Hình 2.15 Triển vọng tiêu thụ năng lượng theo ngành
(Nguồn: Viện Năng lượng)
Hình 2.16 Xu hướng tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong
những năm gần đây
Theo dự báo nhu cầu năng lượng tại hình 2.17, nhu cầu năng lượng cho các
ngành công nghiệp sẽ tăng cao. Theo dự báo của Viện Năng lượng, trong những
năm tới, Việt nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025
Agriculture.Forestry.& Fishery Industry (Heavy) Industry (Light)
Transportation Commercials & Service Residentials
Industry Light Non-C Residentials Non-C
2005
33.3 Mtoe
18.7 Mtoe
2015
49.3 Mtoe
35.4 Mtoe
2025
77.6 Mtoe
65.4 Mtoe
Non-Commercial Energy
Mtoe
Light Manufacturing
Transportation
Heavy Industry & Mining
2005 2015 2025 2005 2015 2025 05-->15 15-->25 05-->25
Mtoe Mtoe Mtoe % % % % % %
Agriculture, F&F 0.5 0.7 0.9 2.8 2.0 1.4 3.1 2.8 2.9
Industry (Light) 4.1 10.0 26.2 22.2 28.4 40.0 9.2 10.1 9.7
Industry (Heavy) 4.6 7.8 11.9 24.5 22.1 18.2 5.5 4.3 4.9
Transportation 6.7 12.6 20.6 35.7 35.7 31.4 6.6 5.0 5.8
Commercials & Service 1.1 1.7 2.3 6.1 4.9 3.6 4.4 2.9 3.6
Residentials 1.6 2.4 3.5 8.8 6.9 5.4 4.0 3.8 3.9
Total Commercial Energy 18.7 35.4 65.4 100.0 100.0 100.0 6.6 6.4 6.5
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 49
(Nguồn: Viện Năng lượng)
Hình 2.17 Dự báo nhu cầu năng lượng
Hình 2.18 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo dạng nhiên liệu
Năm 2010, tổng tiêu thụ năng lượng tăng 6,8% so với năm 2000. Trong đó,
tiêu thụ sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 35,6%, tiếp theo là năng lượng phi
thương mại chiếm 29,1%, than chiếm 19,6% và điện chiếm 14,8%.
Công nghiệp là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất chiếm 39,9% trong
tổng tiêu thụ năng lượng năm 2010, tăng 30,6% so với năm 2000. Các ngành công
nghiệp thép, vật liệu xây dựng, giấy, hóa chất là những ngành công nghiệp tiêu thụ
nhiều năng lượng nhất trong ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng,
giao thông vận tải, ở Việt Nam, tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn và hiệu quả
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 50
sử dụng năng lượng còn rất thấp. Cụ thể, trong khâu sản xuất năng lượng, hiệu suất
sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn mức thế
giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt chừng 60% (thấp hơn mức trung
bình của thế giới khoảng 20%).
Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả
càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50%
số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao
hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu
vực. Theo tính toán cường độ năng lượng trong công nghiệp của nước ta cao hơn
Thái-lan và Malaysia khoảng 1,5 đến 1,7 lần (nghĩa là để làm ra một giá trị sản
phẩm như nhau, nước ta phải dùng nhiều hơn họ gấp 1,5 đến 1,7 lần năng lượng).
Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng tiết
kiệm năng lượng khi được đưa vào nề nếp. Theo những điều tra tính toán của Bộ
Công thương, ở các ngành công nghiệp nặng (xi măng, sắt thép, hóa chất, sành
sứ...), công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng), công nghiệp thực phẩm (đông
lạnh, chế biến)... tiềm năng tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể lên tới trên 20%,
các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên 30%.
Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như công
nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều
trong khâu chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong doanh
nghiệp chưa được chú ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu hiểu biết,
chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
2.3.2 Thực trạng quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam, tác giả sử dụng Ma trận QLNL đây là công cụ đánh giá hệ
thống QLNL phổ biến hiện nay. Ma trận bao gồm 6 cột và 5 hàng với các thang
điểm từ 0-4 như đã giới thiệu trong chương 1. Trên cơ sở các nội dung đánh giá
theo ma trận QLNL, tác giải tiến hành xây dựng mẫu phiếu khảo sát bao gồm hai
phần:
- Phần 1 thu thập các thông tin chung về đơn vị được khảo sát: Các thông tin
về tên và loại hình doanh nghiệp, năng lượng trong doanh nghiệp và tỷ trọng chi phí
năng lượng trong doanh nghiệp. Các thông tin này giúp đánh giá về mức độ sử dụng
và mức độ ảnh hưởng của năng lượng đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Phần 2 Thu thập các thông tin đánh giá thực trạng hệ thống QLNL tại
doanh nghiệp: Việc thu thập các thông tin được tiến hành theo 6 nội dung trong ma
trận quản lý năng lượng (Chính sách, cơ cấu tổ chức, động lực, giám sát năng
lượng, đầu tư). Các nội dung khảo sát trong phần này được xây dựng thành những
câu hỏi dạng đơn giản. Giúp các doanh nghiệp dễ dàng trả lời nhưng vẫn đảm bảo
các thông tin cho việc đánh giá hệ thống QLNL tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở sử dụng Ma trận QLNL, tác giả xây dựng mẫu phiếu chi tiết (theo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 51
Phụ lục) và kết quả khảo sát như sau:
Với 200 phiếu điều tra được gửi tới các doanh nghiệp tiêu thụ trong điểm về
sử dụng năng lượng tại Việt Nam thông qua sẽ hỗ trợ của các cơ quản quả lý nhà
nước, và sau khi khảo sát đã thu về được gần 50% số phiếu đã gửi (89 phiếu). Sau
khi tổng hợp các phiếu khảo sát kết quả đánh giá tổng hợp như sau:
a. Đánh giá chung trình độ quản lý năng lượng của các doanh nghiệp:
Hình 2.19 Tỷ lệ các doanh nghiệp theo trình độ quản lý năng lượng
Qua biểu đồ nhận thấy mặt bằng chung thì hầu hết các doanh nghiệp đều đã
có sự quan tâm đến vấn đề quản lý năng lượng, đặc biệt tại các doanh nghiệp được
khảo sát đều có hệ thống đo đếm, giám sát năng lượng là khá tốt. Ngoài ra trong các
doanh nghiệp cũng đã xây dựng được các chính sách trong việc quản lý sử dụng
năng lượng. Kết quả này phần nào phản ảnh được mức độ quan tâm đến quản lý sử
dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên
cũng theo kết quả khảo sát thì cơ cấu tổ chức về quản lý năng lượng, cũng như mức
độ đầu tư cho các dự án năng lượng hiện nay tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này có lẽ là do Việt Nam chưa có được mô
hình quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, chưa xây dựng được hệ thống quản lý
năng lượng nên việc xây dựng bộ phận quản lý năng lượng trong doanh nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, các đơn vị tư vấn hỗ trợ tiết kiệm năng lượng hạn chế nên chưa
giúp các doanh nghiệp tìm ra được các cơ hội để đầu tư tiết kiệm năng lượng.
b. Đánh giá từng chỉ tiêu trong quản lý năng lượng tại doanh nghiệp
- Chính sách năng lượng:
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Chính sách
năng lượng
Cơ cấu tổ
chức
Hệ thống theo
dõi, giám sát và
báo cáo
Marketing Dự án đầu tư
nâng cao hiệu
quả sử dụng
NL
Đánh giá tổng hợp
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 52
Hình 2.20 Tỷ lệ các doanh nghiệp đã xây dựng được chính sách năng lượng
Theo kết quả tổng hợp trong hình 212 thì có đến 78% doanh nghiệp đã xây
dựng được chính sách năng lượng cho doanh nghiệp mình, 22% doanh nghiệp chưa
có chính sách năng lượng. Kết quả đánh giá chấm điểm về việc xây dựng chính sách
năng lượng được đưa ra trong hình 2.21 :
Hình 2.21 Điểm đánh giá về chính sách năng lượng
Kết quả đánh giá điểm trong hình 2.15 cho thấy chính sách năng lượng được
xây dựng tại các doanh nghiệp là khá hiệu quả. Có đến 60% các doanh nghiệp đạt
điểm tối đa là 4 điểm, 16% doanh nghiệp đạt 3 điểm.
- Cơ cấu tổ chức:
Có
78%
Không
22%
Chính sách năng lượng
4 điểm
60%
3 điểm
16%
2 điểm
0%
1 điểm
0%
0 điểm
24%
Đánh giá điểm về chính
sách năng lượng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 53
Hình 2.22 Tỷ lệ các doanh nghiệp có
cán bộ quán lý năng lượng
Hình 2.23 Tỷ lệ các doanh nghiệp có hội
đồng quán lý năng lượng
Theo kết quả tổng hợp trong hình 2.14 và hình 2.15 thì hiện này trong các
doanh nghiệp được khảo sát có khoảng 10% số doanh nghiệp chưa có cán bộ quản
lý năng lượng và 36% số doanh nghiệp chưa có hội đồng quản lý năng lượng. Trong
tổng số 90% số doanh nghiệp có cán bộ quản lý năng lượng thì chỉ có 14% số doanh
nghiệp có cán bộ quản lý chuyên trách và 76% doanh nghiệp có cán bộ quản lý
năng lượng nhưng làm việc kiệm nhiệm. Đối với chỉ tiêu về xây dựng hội đồng
quản lý năng lượng thì cũng chỉ có 20% số doanh nghiệp có hội đồng thường trực
còn 44% số doanh nghiệp có hội đồng nhưng hoạt động không thường trực. Tổng
hợp điểm đánh giá về cơ đấu tổ chức được đưa ra trong hình 2.18 :
Hình 2.24 Tỷ lệ điểm đánh giá về cơ cấu tổ chức hệ thống QLNL
Do các doanh nghiệp có một tỷ lệ lớn nhưng người làm quản lý năng lượng
là không chuyên trách nên kết quả đánh giá điểm đối với chỉ tiêu cơ cấu tổ chức đối
với hệ thống quản lý năng lượng là không cao. Chỉ có 4% số doanh nghiệp đạt 4
điểm, 13% doanh nghiệp đạt 3 điểm và có đến 42% doanh nghiệp chỉ đạt 2 điểm,
36% doanh nghiệp đạt 1 điểm và 6% số doanh nghiệp không có điểm nào đối với
chỉ tiêu cơ cấu tổ chức về hệ thống quản lý năng lượng.
- Động lực
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 54
Hình 2.25 Tỷ lệ các doanh nghiệp cơ
chế thưởng phạt trong sử dụng năng
lượng
Hình 2.26 Tỷ lệ các doanh nghiệp chính
sách thưởng cho sáng kiến TKNL
Trong việc xây dựng chính sách năng lượng có đến 72% doanh nghiệp có cơ
chế khuyến khích người lao động tham gia tích cực vào phong trào tiết kiệm năng
lượng và phát huy những ý tưởng về tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp, còn
28% doanh nghiệp chưa quan tấm đến chính sách này.
- Hệ thống giám sát năng lượng
Hình 2.27 Tỷ lệ điểm đánh giá về cơ cấu tổ chức hệ thống QLNL
Theo kết quả thu thập từ phiếu khảo sát thì có tới 74% doanh nghiệp có hệ
thống giám sát năng lượng rất tốt đạt điểm chấm tối đa 4 diểm, có 13% doanh
nghiệp có hệ thống giám sát đạt 3 điểm và 10% đạt 2 điểm. Không có doanh nghiệp
nào ở mức 0 điểm và 1 điểm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp quan tâm giám
sát rất tốt các năng lượng tiêu thụ tại đơn vị mình, để từ đó giúp quản lý và sử dụng
hiệu quả năng lượng trong đơn vị.
- Hệ thống Marketing
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 55
Hình 2.28 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động quảng bá về QLNL
Hình 2.29 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực
hiện đào tạo về QLNL
Các doanh nghiệp hầu hết đều có tổ chức các hoạt động marketing về quản lý
năng lượng trong doanh nghiệp mình, với các hoạt động về quảng bá tuyên truyền
quản lý năng lượng, tiết kiệm năng lượng thì có được 36% các doanh nghiệp thực
hiện thường xuyên, có 42% các doanh nghiệp có thực hiện nhưng không thường
xuyên và 23% doanh nghiệp không tổ chức các hoạt động này. Cũng nằm trong
hoạt động về marketing quản lý năng lượng thì có 42% các doanh nghiệp định kỳ tổ
chức các hoạt động đào tạo quản lý năng lượng cho cán bộ thuộc doanh nghiệp,
44% số doanh nghiệp khảo sát có tổ chức đào tạo nhưng không thường xuyên và chỉ
có 14% số doanh nghiệp không thực hiện các chương trình đào tạo. Đánh giá kết
quả điểm về hoạt động marketing trong quản lý năng lượng được đưa ra trong hình
2.30:
Hình 2.30 Tỷ lệ điểm đánh giá về hoạt động marketing QLNL
Có 28% số doanh nghiệp có hoạt động marketing đạt số điểm đánh giá tối đa 4
điểm, 18% số doanh nghiệp có điểm đánh giá 3 điểm, 30% số doanh nghiệp có
điểm đánh giá 2 điểm và số doanh nghiệp có điểm đánh giá 1 điểm và 2 điểm đều là
12%. Theo kết quả này thì các hoạt động marketing tại doanh nghiệp đã có nhưng
chưa thực sự được quan tâm và thực hiện thường xuyên.
- Mức độ đầu tư vào các dự án tiết kiệm năng lượng.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Kinh tế và Quản lý 56
Hình 2.31 Tỷ lệ đầu tư của các doanh
nghiệp cho dự án TKNL
Hình 2.32 Điểm đánh giá mức độ đầu tư
dự án TKNL
Hầu hết các doanh nghiệp đều có ý thức trong việc đầu tư vào các dự án tiết
kiềm năng lượng, nhưng mức độ đầu tư lại rất khác nhau. Chỉ có 15% số doanh
nghiệp được khảo sát có các dự án đầu tư dài hạn (thời gian đầu tư và hoàn vốn trên
4 năm), 22% số doanh nghiệp đầu tư vào các dự án tiết kiệm năng lượng trung hạn
và 20% đầu tư vào các dự án ngắn hạn (các dự án có thời gian hoàn vốn khoảng
dưới 2 năm). Có 22% số doanh nghiệp chỉ thực hiện các dự án có mức đầu tư không
đáng kể hoặc không mất chi phí đầu tư. Còn lại có đến 21% số doanh nghiệp được
khảo sát chưa thực hiện dự án đấu tư tiết kiệm năng lượng nào, điều này thể hiện
mức độ quan tâm, cũng như khả năng đánh giá tìm kiếm cơ hội thực hiện tiết kiệm
năng lượng tại đơn vị còn nhiều hạn chế.
Đánh giá mức điểm thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, chỉ có 18% số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273193_8806_1951361.pdf