LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CÔNG DÂN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 9
1.1. Khái quát về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của
Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 9
1.1.1 Khái niệm về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính
của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh . 9
1.1.2 Nguyên tắc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính
của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh . 12
1.2. Phương thức bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của
Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. . 21
1.2.1. Bảo đảm quyền công dân trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng
hành chính . 21
1.2.2 Bảo đảm quyền công dân thông qua tổ chức bộ máy Toà hành
chính Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 24
1.2.3 Bảo đảm quyền công dân qua cơ chế giám sát, kiểm tra . 27
1.3. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác. 30
1.3.1. Điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về
chính trị. 30
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính của tõa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống... cùng với
những khả năng cụ thể của mỗi cá nhân công dân. Việc xem xét mối quan hệ
giữa các bảo đảm này nhằm thấy được vai trò, mức độ và những ảnh hưởng qua
lại giữa chúng tới việc thực hiện quyền công dân. Đặc biệt, trong những mối liên
hệ này, yếu tố chính trị- pháp lý luôn được xây dựng trên hạ tầng cơ sở đó là và
một chế độ chính trị - xã hội tốt đẹp, pháp quyền và nếu được xây dựng phù hợp,
mang tính khách quan sẽ tác động trở lại, làm cho hạ tầng cơ sở phát triển hơn,
từ đó sẽ thúc đẩy bảo đảm quyền công dân trong tố tụng nói chung, tố tụng hành
chính nói riêng hoàn thiện, tạo điều kiện cho mọi công dân có khả năng, điều
kiện phát triển.
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chính của Chương 1 đã giải quyết được vấn đề sau:
Thứ nhất, Luận văn tập trung vào phân tích khái niệm, nguyên tắc, ý
nghĩa về bảo đảm quyền công dân trong tố hành chính của Toà án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân trước sự xâm hại của hoạt động của cơ quan nhà nước, thông qua đó
kiểm soát quyền lực nhà nước của tư pháp đối với hành pháp một cách hiệu quả,
đồng thời tạo lập và duy trì một chế độ kỷ cương, pháp chế nghiêm minh trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước.
36
Thứ hai, Luận văn cũng phân tích rõ các phương thức bảo đảm quyền
công dân trong tố tụng hành chính của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh như: bảo đảm quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và trong
Luật tố tụng hành chính, về tổ chức bộ máy hoạt động của Toà án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, về hoạt động giám sát, kiểm sát của Cơ quan Viện
Kiểm Sát để bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính, làm rõ các
điều kiện bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính về các lĩnh vực
như: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, phong tục tập quán.
37
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính cũng nhƣ ý thức,
năng lực của công dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc bảo đảm
quyền công dân trong tố tụng hành chính
2.1.1 Về tổ chức Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, “Tòa án
nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp”. Cũng theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
2014 thì hệ thống tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp
cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân
sự.[15]
Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét xử
cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương . Cơ cấu tổ chức của Tòa án gồm:
- Ủy ban Thẩm phán;
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động,
Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập
Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
- Bộ máy giúp việc.
38
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014, Tòa án
nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh
án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án,
công chức khác và người lao động. Theo đó, Tòa án nhân dân TP. HCM hiện
nay gồm 01 Chánh án và 4 Phó chánh án kể từ 26 tháng 12 năm 2016 đến
nay.[15]
2.1.2 Về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án hành chính Thành phố Hồ
Chí Minh trong việc bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính
Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Điều 32 Luật tố
tụng hành chính 2015, Tòa hành chính Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ
xét xử các vụ khiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn
phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có
thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc
hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp
người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ
Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
thuộc một trong các cơ quan nhà nước và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có
nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc
39
trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ
quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc
của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm
việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
- Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định
tại Điều 31 của Luật này (Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015).[14]
Tóm lại, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật TTHC 2015 và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã từng bước được kiện toàn về
tổ chức bộ máy Tòa án nói chung, Tòa hành chính nói riêng nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức
40
Tòa án. Bên cạnh đó, số lượng Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ công chức Tòa
án ngày càng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở
vật chất đã có bước cải thiện nhất định, tạo điều kiện để Tòa án hoàn thành
nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu và nhiệm vụ chính trị đặt ra đối
với công tác Tòa án.
Tuy nhiên, thực tế tổ chức bộ máy của Tòa án nói chung, Tòa hành
chính nói riêng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế; hiệu lực, hiệu quả hoạt động
chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy, mối quan hệ của một số đơn vị chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng
lắp; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm đạt kết quả thấp; cơ
cấu cán bộ, công chức, viên chức giữa TAND các cấp và trong từng đơn vị,
Tòa án chưa hợp lý; Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức không đồng đều, tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn
phòng; Năng lực quản lý, điều hành và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một
số đơn vị, Tòa án còn hạn chế; Công tác hành chính tư pháp, ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý điều hành chưa đáp ứng yêu cầu; Chính sách tiền
lương còn bất cập
Các hạn chế, thiếu sót nêu trên đều xuất phát từ chỗ, số lượng án thụ lý
tiếp tục tăng mạnh và tính chất ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, một số cơ
quan, tổ chức chưa phối hợp, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm với Tòa
trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản,
thực hiện ủy thác tư pháp Về chủ quan, còn một số Thẩm phán, công chức
Tòa án thiếu trách nhiệm và kinh nghiệm, không thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng nên có vi phạm và hiệu quả công tác chưa tốt. Ngoài ra, do áp lực tinh
giản biên chế nên nhiều vụ án thiếu Thẩm phán cũng như thư ký Tòa nghiêm
41
trọng. Theo định mức xét xử mỗi Thẩm phán chỉ 4-5 vụ/tháng nhưng thực tế
mỗi người phải giải quyết 9-10 vụ/tháng, nhiều Tòa là hơn 10 vụ/tháng. Có
nhiều vụ án lớn hàng trăm người tham gia tố tụng được dư luận trong nước và
quốc tế quan tâm nên áp lực công việc khiến nhiều Thẩm phán bỏ việc.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII, Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội
về “Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả”, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao cũng như
tòa áp cấp tỉnh vẫn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả nhằm bảo đảm các quyền công dân trong tố tụng nói chung, tố
tụng hành chính nói riêng theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng
nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.[18]
2.1.3. Ý thức và năng lực tự bảo đảm quyền của công dân Thành phố
Hồ Chí Minh trong tố tụng hành chính.
Theo nghiên cứu cho thấy, hiện nay trình độ và nhận thức (ý thức) của
công dân tại Tp. Hồ Chí Minh về pháp luật, về các quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong quản lý nhà nước của cán bộ công chức tương đối
tốt hơn so với các tỉnh thành khác. Điều này xuất phát từ nhiều lý do như:
công dân thường xuyên cập nhật và nhận được nhiều thông tin về quản lý nhà
nước cũng như sự phản hồi của các cơ quan hữu quan liên quan tới việc giải
quyết các quyền và lợi ích của công dân một cách công khai, minh bạch. Sự
hiểu biết về kiến thức pháp luật sẽ là những điều kiện bảo đảm cho công dân ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền của người khác và
cũng biết bảo vệ quyền của mình khi bị xâm hại.
42
Mặc dù vậy, sự nhận thức và đánh giá này còn tùy thuộc vào trình độ
dân trí do có sự chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là người dân
sinh sống tại các vùng ngoại ô so với nội đô thành phố. Điều này có thể nhận
thấy rằng, do điều kiện sinh sống, công tác và học tập thì các quận nội đô
thành phố thường tập trung đa số các trường quốc tế, trường đại học, cao
đẳng, trung cấp nổi tiếng của Việt Nam, sinh viên được học với chất lượng tốt
hơn so với các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong các
quận trung tâm cũng thường là cán bộ, công chức có khả năng nhận thức và
hiểu biết nhanh hơn các vấn đề về quản lý nhà nước và các vụ tranh chấp nói
chung trong nhân dân, và tranh chấp hành chính giữa nhân dân với một bên là
cơ quan nhà nước cũng dễ giải quyết do điều kiện đầy đủ về thông tin, và
thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất, chính xác nhất nên việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách thuận lợi, dễ dàng hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, việc nhận thức, còn một bộ phận
công dân chưa hiểu biết pháp luật vì một phần công dân nhiều tỉnh thành khác
nhập cư vào TP. HCM không có bằng cấp, không kinh nghiệm làm việc, chủ
yếu sinh sống bằng các nghề tay chân để mưu sinh nên họ có vốn kiến thức
hạn chế, nguồn tiếp cận thông tin cũng hạn chế, nguồn tiếp cận chủ yếu của
họ thông qua truyền miệng, tivi, nên sự tương tác với hệ thống pháp luật còn
chậm và không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình.
Cùng với đó là sự phân bố dân cư không đồng đều. Những năm gần
đây, dân số ở các Quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, Quận 5 giảm, trong
khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, nguyên nhân là do tình
hình kinh tế càng khó khăn nên lượng dân từ trung tâm đã chuyển ra ngoài
vùng ven và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống cũng chọn vùng có kinh
tế thấp để dễ sống hơn. Những người dân di cư từ các tỉnh lẻ lên TP. HCM để
sinh sống bằng nghề chân tay thì nhận thức và cách tự bảo vệ quyền lợi của
43
họ hạn chế hơn những người lao động bằng trí óc, nếu họ không tự tư duy,
phát triển thì đây cũng là một bộ phận chịu sự ảnh hưởng của quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, để công dân tự bảo đảm quyền của mình khi có quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì TP. HCM cần đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền đến với mọi người dân (mọi tầng lớp), bảo đảm cho
các tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào các đối thoại như vụ thu hồi đất tại
Thủ Thiêm để nhân dân nắm được các dữ liệu do các cấp chính quyền nắm
giữ (ví dụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm; hoặc việc phổ biến những thông tin
đáng tin cậy cho công dân như phương án bồi thường đất đai khi thu hồi đất).
Từ đó, giúp thành phố có trách nhiệm hơn trong việc ngăn chặn tình
trạng tham nhũng, hối lộ của các quan chức, giúp cho công dân có thể giám
sát việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của công chức trong bộ máy chính
quyền nhà nước nói chung, trong quá trình tố tụng nói riêng.
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính
tại Tòa án nhân dân TP. HCM.
2.2.1 Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong các vụ án hành
chính ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khiếu kiện là hiện tượng tất yếu khách quan nảy sinh trong quá trình
quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Quá trình quản lý
nhà nước không thể tránh khỏi tình trạng sẽ có những vi phạm pháp luật xâm
phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức
và cá nhân. Thông qua việc người dân khiếu kiện và việc giải quyết khiếu
kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hiện tượng tiêu cực và vi
phạm pháp luật sẽ được phát hiện, xử lý kịp thời.
44
Qua theo dõi công tác giải quyết các vụ khiếu kiện trong vụ án hành
chính cho thấy trong những năm qua, đã có một số lượng lớn đơn khiếu kiện
gửi đến Toà hành chính, số lượng cụ thể:
Thứ tự/vụ 2015 2016 2017 2018 2019
Khiếu kiện
Sơ Thẩm
134 316 711 943 1145
Khiếu kiện
Phúc Thẩm
185 165 149 127 125
Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính thụ lý của Toà án nhân dân TP. HCM
Năm 2015, khi Luật TTHC 2010 vẫn còn hiệu lực thì các vụ án hành
chính tại Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tương đối thấp. Tuy
nhiên, kể từ khi Luật tố tụng hành chính có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 thì
các vụ án hành chính tăng theo cấp số nhân. Việc các vụ án hành chính tăng
theo cấp số nhân là do Luật TTHC 2015 bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, đồng thời mở rộng đối tượng khởi kiện vụ án hành chính và mở rộng
thẩm quyền của Toà án cấp Tỉnh trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án
hành chính, được quy định tại Điều 32 Luật TTHC 2015 về thẩm quyền của
Tòa án cấp tỉnh.
Tình hình khiếu kiện của công dân từ 01/07/2016 đến nay tăng nhanh,
diễn biến phức tạp và gay gắt. Các vụ việc khiếu kiện phức tạp, trong đó chủ
yếu là những vụ án liên quan tới đất đai. Điều này xuất phát từ sự phát triển
về kinh tế của thành phố nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư, dân cư tới sinh
sống, dẫn tới thu hồi, đền bù giá đất, mua bán chuyển nhượng đất xảy ra
45
nhiều với số lượng vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai của TP.HCM đang
cao nhất cả nước song nguyên nhân chính vẫn là do chính sách bồi thường đất
đai cho từng khu vực thường xuyên thay đổi và chưa có sự đồng nhất. Ngoài
ra, vẫn còn sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật liên quan đến đất đai.
Vì vậy, mặc dù đã có nhiều vụ án hành chính đã được giải quyết tại Tòa án,
song công dân vẫn không đồng ý với những phán quyết của Tòa nên tiếp tục
khiếu kiện, khiếu nại với thái độ rất bức xúc.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khiếu kiện hành chính, tỷ lệ số vụ việc đối
thoại thành công đạt tỷ lệ không cao, không bảo đảm quyền công dân trong tố
tụng hành chính của Toà án nhân dân TP. HCM. Tuy nhiên, cũng đã tạo bước
chuyển biến quan trọng về nhận thức đối với cả người khởi kiện và người bị
kiện; qua đối thoại một số cơ quan hành chính thấy được quyết định hành
chính ban hành chưa chuẩn xác đã chủ động sửa đổi, hủy bỏ quyết định để
ban hành lại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện, tạo niềm tin trong nhân dân
đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Công tác thụ lý và chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính còn nhiều
hạn chế cần khắc phục, trong đó phải kể đến các vụ án liên quan đến quyền
công dân: còn có trường hợp xác định sai đối tượng, thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính; việc trả lại đơn khởi kiện trong một số trường hợp chưa chính
xác. Hơn nữa, vụ án hành chính là loại án phức tạp, nên việc xác minh, thu
thập tài liệu chứng cứ còn gặp khó khăn, không đầy đủ, cơ quan hành chính
nhà nước cố tình làm khó, đùn đẩy trách nhiệm, không cung cấp đầy đủ
chứng cứ cho Toà án theo quy định của pháp luật, đồng thời chưa có cơ chế
chế tài đối với các hành vi như trên của cơ quan hành chính nhà nước.
46
2.2.2 Thực trạng bảo đảm quyền công dân của Tòa hành chính nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả từ năm 2015 - 2019 Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã giải
quyết theo thủ tục tố tụng Sơ thẩm với số liệu như sau:
Thứ tự CŨ MỚI THỤ LÝ
GIẢI
QUYẾT
CÕN LẠI
2015 25 109 134 42 92
2016 92 224 316 60 256
2017 256 455 711 163 548
2018 548 395 943 273 670
2019 670 475 1145 313 832
Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính thụ lý và giải quyết của Toà án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh
Thực trạng các vụ án hành chính từ thực tiễn Toà án TP.HCM tăng đều
trong các năm, nhưng việc xét xử, giải quyết còn hạn chế, làm phát sinh chi
phí của người dân và của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân trong việc khiếu kiện, việc các khiếu kiện kéo dài thời gian so
với quy định do pháp luật tố tụng hành chính đã làm tốn hao tiền của và sức
lực của người dân, vì vậy chưa bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành
chính. Thực trạng như trên được phản ánh qua số liệu thực tế công tác xét xử
tại Toà án nhân dân TP.HCM cụ thể như sau:
- Năm 2015 thụ lý sơ thẩm vụ án mới là 109 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2014 là 25 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2015 xét
xử và giải quyết 42 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2015 là 92 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử sơ thẩm là 31% các vụ án hành chính khi thụ lý và giải
quyết.[17]
47
Từ năm 2016 khi Luật tố tụng hành chính số 92/2015/QH có hiệu lực
thì các vụ án hành chính tăng cao, vì đối tượng khởi kiện rộng và thẩm quyền
xét xử Toà hành chính có sự thay đổi so với Luật tố tụng hành chính năm
2010, số liệu cụ thể như sau:
- Năm 2016 thụ lý sơ thẩm vụ án mới là 224 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2015 là 92 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2016 xét
xử và giải quyết 60 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2016 là 256 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử sơ thẩm là 19% các vụ án hành chính sơ thẩm khi thụ lý và
giải quyết.[20]
- Năm 2017 thụ lý sơ thẩm vụ án mới là 455 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2016 là 256 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2017 xét
xử và giải quyết 163 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2017 là 548 vụ án,
như vậy tỷ lệ xét xử sơ thẩm là 23% các vụ án hành chính sơ thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[21]
- Năm 2018 thụ lý sơ thẩm vụ án mới là 395 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2017 là 548 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2018 xét
xử và giải quyết 273 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2018 là 670 vụ án,
như vậy tỷ lệ xét xử sơ thẩm là 34% các vụ án hành chính sơ thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[22]
- Năm 2019 thụ lý sơ thẩm vụ án mới là 475 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2018 là 670 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2019 xét
xử và giải quyết 313 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2019 là 832 vụ án,
như vậy tỷ lệ xét xử sơ thẩm là 27% các vụ án hành chính sơ thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[23]
Kết quả từ năm 2015 - 2019 Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã giải
quyết theo thủ tục tố tụng Phúc thẩm với số liệu như sau:
48
Thứ tự CŨ MỚI THỤ LÝ
GIẢI
QUYẾT
CÕN LẠI
2015 41 144 185 107 78
2016 78 87 165 101 64
2017 64 85 149 79 70
2018 70 57 127 71 56
2019 56 69 125 79 46
Nguồn: Báo cáo số liệu vụ án hành chính phúc thẩm thụ lý và giải quyết của Toà án nhân
dân TP. HCM
- Năm 2015 thụ lý Phúc thẩm vụ án mới là 144 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2014 là 41 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2015 xét
xử và giải quyết 107 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2015 là 78 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử phúc thẩm là 58% các vụ án hành chính phúc thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[19]
- Năm 2016 thụ lý Phúc thẩm vụ án mới là 87 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2015 là 78 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2016 xét
xử và giải quyết 101 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2016 là 64 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử phúc thẩm là 61% các vụ án hành chính phúc thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[20]
- Năm 2017 thụ lý Phúc thẩm vụ án mới là 85 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2016 là 64 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2017 xét
xử và giải quyết 79 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2017 là 70 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử phúc thẩm là 53% các vụ án hành chính phúc thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[21]
- Năm 2018 thụ lý Phúc thẩm vụ án mới là 57 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2017 là 70 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2018 xét
xử và giải quyết 71 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2018 là 56 vụ án, như
49
vậy tỷ lệ xét xử phúc thẩm là 56% các vụ án hành chính phúc thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[22]
- Năm 2019 thụ lý Phúc thẩm vụ án mới là 69 vụ án hành chính, vụ án
tồn đọng chưa xét xử của năm 2018 là 56 vụ. Tuy nhiên, trong năm 2019 xét
xử và giải quyết 79 vụ án, án tồn đọng còn lại của năm 2019 là 46 vụ án, như
vậy tỷ lệ xét xử phúc thẩm là 63% các vụ án hành chính phúc thẩm khi thụ lý
và giải quyết.[23]
Từ những số liệu xét xử phúc thẩm vụ án hành chính qua các năm, ta
nhận thấy tỷ lệ xét xử phúc thẩm có tỷ lệ giải quyết hơn 50% qua các năm,
các vụ án tồn đọng, quá hạn tương đối ít so với thủ tục sơ thẩm các vụ án
hành chính vì thủ tục phúc thẩm là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định có
kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, cấp phúc thẩm không mất thời gian trong
việc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp các chứng cứ liên quan đến quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, không trải qua giai đoạn đối
thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện.
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, khởi kiện
tại Toà án nhân dân TP.HCM đa phần là các vụ việc có liên quan các vấn đề
chủ yếu như: đất đai, thuế, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, mà cụ thể các
vụ án hành chính thường liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai là chủ yếu và
chiếm hơn 70% các vụ án hành chính, được thể hiện qua số liệu sau đây:
Thứ tự
Sơ
thẩm
Phúc thẩm
Vụ án tồn đọng
Ghi chú
Sơ thẩm Phúc Thẩm
2015 70 130 41 48
Chưa tính số
liệu đình chỉ
2016 230 95 206 31
Chưa tính số
liệu đình chỉ
50
2017 622 81 503 44
Chưa tính số
liệu đình chỉ
2018 711 72 554 33
Chưa tính số
liệu đình chỉ
2019 747 75 559 46
Chưa tính số
liệu đình chỉ
Ghi chú: Việc đình chỉ vụ án hành chính phúc thẩm về đất đai hầu như là rất ít, mỗi năm
đình chỉ tối đa không quá 04 vụ án tại Toà án nhân dân TP.HCM.
- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, khởi
kiện còn lại là 30% đa phần liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động của người dân như: Các quyết định hành chính liên quan đến thuế,
phí, lệ phí, các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông
Các vụ án hành chính phát sinh trong công tác quản lý đất đai của nhà
nước như thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư giữa nhà
nước với người dân. Trong lĩnh vực đất đai có yếu tố kế thừa qua các thời kỳ,
vì vậy ảnh hưởng đến quyền của công dân được Nhà nước công nhận và bảo
hộ quyền sử dụng đất, đất đai là thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản
lý, khi cơ quan quản lý nhà nước ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực đất
đai cá biệt phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, phải hiệp thương với
người dân, tránh ban hành văn bản đơn phương, trái pháp luật, có như vậy
mới hạn chế được những khiếu kiện liên quan đến QLNN về đất đai và bảo
đảm quyền c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bao_dam_quyen_cong_dan_trong_to_tung_hanh_chinh_cua.pdf