LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài : .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6
3.1. Mục đích nghiên cứu. 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.7
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 7
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn.8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.8
8. Bố cục của luận văn .9
CHưƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA.10
1.1. Quan niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra . 10
1.1.1 Quan niệm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.10
1.1.2 Đặc điểm bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.13
1.2. Nội dung, trình tự, thủ tục bảo vệ quyền của bị can trong giai đoạn điều tra. 14
1.2.1 Nội dung về quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.14
1.2.2 Trình tự, thủ tục bảo vệ quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.17
1.3. Những yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.31
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan
có thẩm quyền.
Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và yêu cầu; đề
nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; có quyền
tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bị can được giao nhận bản sao quyết
định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận
điều tra, bản cáo trạng sau khi viện kiểm sát quyết định truy tố; được giao nhận
quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra; có quyền khiếu nại các
quyết định của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Đối với kết luận giám định, bị can
có quyền yêu cầu cơ quan điều tra thông báo về nội dung kết luận giám định; được
trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung
hoặc giám định lại. Trường hợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị
can thì phải nêu rõ lí do và báo cho bị can biết.
Bị can có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm
sát, trong trường hợp vắng mặt không có lí do chính đáng thì có thể bị áp giải.
1.3.6 Sự giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và sự giám
sát của xã hội
Điều 13 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định về chức năng
Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động điều tra hình sự
như sau :
“Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động điều tra của Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
người có thẩm quyền điều tra hình sự theo quy định của pháp luật. „
Điều 11 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có quy định về chức năng giám sát
của Viện kiểm sát Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra như
sau:
45
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra
nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát
theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Luật tổ chức cơ quan điều tra cũng có quy định về trách nhiệm giám sát của
cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự như sau :
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về
tội phạm, vụ việc phạm tội, kiến nghị khởi tố; có trách nhiệm thực hiện yêu
cầu, quyết định và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người có thẩm quyền điều tra
hình sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động điều tra hình sự.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra mọi
hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có
quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra để xem xét
khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện
để Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, người có thẩm quyền điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ điều tra.
3. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện
pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm
46
CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CAN
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Những yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến bảo đảm
quyền của bị can tại giai đoạn điều tra tại Thành phố HCM
Do lịch sử hình thành và yếu tố lịch sử qua từng thời kỳ mà Sài gòn – Thành
phố Hồ Chí Minh được xem như một vùng đất mới, trẻ trung về lịch sử hình thành
phát triển, và nhanh nhạy đi đầu trong lĩnh vực kinh tế bởi vị trí đặc biệt của mình
về địa lý cũng như về lịch sử bang giao với các địa phương chung quanh, các quốc
gia lân cận.
Về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh được xem như là thủ đô về kinh tế của cả
nước, với tốc độ phát triển về kinh tế trên nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần tham
gia. Nói về kêu gọi đầu tư và tự doanh thì Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu và
là hình mẫu để các địa phương khác noi theo, học hỏi và rút kinh nghiệm. Chính vì
là nơi phát triển kinh tế nên TP. HCM cũng là nơi thu hút lực lượng lao động ngoại
tỉnh và là nơi tiếp nhận dân cư mới dạng di dân nhiều nhất. Chính vì sự phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng nên song song với sự phát triển vượt bậc của mình và
nhiều thành tựu về kinh tế mà TPHCM đã đạt được trong thời gian qua, thì tình
hình tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng làm ảnh hưởng đến môi trường đầu
tư kinh doanh của TPHCM cũng như ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
và đời sống của người dân.
Vào năm tháng 12 năm 2017, Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM đã tổ
chức hội thảo khoa học đô thị hướng đến Tp. HCM có chất lượng sống tốt. Tại hội
thảo, Phòng Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp, Công an TPHCM, cho biết
TPHCM là địa bàn có nhiều loại tội phạm tập trung hoạt động.
Theo thống kê, tình trạng phạm pháp hình sự ở TPHCM có xu hướng giảm
so với trước. Dù vậy, tội phạm phạm pháp hình sự có số vụ cao nhất nước với mức
bình quân khoảng 6.000 vụ/năm, chiếm khoảng 8% so với toàn quốc. trong giai
đoạn trước năm 2.000, mỗi năm ở TPHCM có hơn 10.000 vụ phạm pháp hình sự.
Trong đó, năm 1995 là cao nhất với gần 15.000 vụ. Trong khi đó, những năm gần
47
đây, bình quân mỗi năm có khoảng 6.000 vụ. Tình hình tội phạm hiện nay có độ
phức tạp cao, mang tính chất phi truyền thống và gia tăng xu hướng bạo lực rõ rệt.
Ngoài ra, điểm nổi bật về vi phạm pháp luật hình sự ở TPHCM là tội phạm
cướp giật tài sản. Loại tội phạm này nhiều nơi khác cũng có nhưng TPHCM chiếm
tỷ lệ cao nhất.
Lâu nay, chính quyền TPHCM đã thực hiện nhiều giải pháp để kéo giảm song
loại tội phạm này vẫn còn gây bức xúc cho người dân. Tội phạm này không những
xâm phạm quyền tài sản của người dân mà còn gây nguy hiểm cho nạn nhân, đặc
biệt đối với những nạn nhân đi xe máy khi bị cướp giật có thể bị té ngã, gây tổn hại
sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài ra, trong quá trình tẩu thoát, tội
phạm này cũng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu cho người đi đường.
Bên cạnh đó, nhóm tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp khi TPHCM
trở thành địa bàn trung chuyển từ các nước, các tỉnh thành khác. Đồng thời TPHCM
còn là địa bàn tiêu thụ ma túy lớn, do có số người nghiện ma túy vẫn còn nhiều.
Thêm nữa, là một số loại hình tội phạm khác như tội phạm kinh tế, đặc biệt
gần đây xuất hiện hình thức huy động đầu tư tài chính bằng đồng tiền Bitcoin và các
loại tiền ảo khác. Các hoạt động này là trái phép song rất nhiều người đổ tiền vào,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh tài chính, tiền tệ và phát sinh những tội phạm
liên quan.
Tình hình tội phạm có thể gia tăng do bị tác động bởi một số yếu tố như là :
năm 2018 khi triển khai các văn bản pháp luật mới có nhiều chế định hạn chế thẩm
quyền của cơ quan thực thi pháp luật trong hoạt động tố tụng (tạm giữ, tạm giam)
và đặt yêu cầu về trách nhiệm bồi thường Chính sự hạn chế quyền lực cơ quan
công quyền trong khi mở rộng quyền hạn người dân nói chung và tội phạm nói
riêng như trên khiến người thực thi công vụ có tâm lý e ngại, chùn bước và thực
hiện nhiệm vụ theo tư tưởng an toàn nên có khả năng bỏ lọt tội phạm hoặc không
đảm bảo quyền của bị can tại giai đoạn điều tra.
48
2.2. Tình hình tội phạm trong giai đoạn từ 2018 đến quý 1/2020 tại Tp. Hồ
Chí Minh
2.2.1 T nh h nh tội phạm của năm 2018 1
Sau hàng loạt biện pháp, phạm pháp hình sự tiếp tục được kiềm chế và kéo
giảm. “Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp Công an TP đã đấu tranh có hiệu quả, kéo
giảm được hoạt động của các loại tội phạm, tỉ lệ điều tra, phá án liên tục được
nâng”. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm hình sự vẫn diễn biến phức tạp, tuy kéo
giảm nhưng tính chất, cường độ bạo lực lại gia tăng. Trong đó, người phạm tội có
độ tuổi ngày càng trẻ, tăng hơn so với năm 2017; đối tượng sử dụng ma túy tăng; xu
hướng các đối tượng là người thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định, thu nhập
thấp, tuổi trẻ.
“Các đối tượng thường manh động, liều lĩnh trong phương thức, thủ đoạn hoạt
động phạm tội và chống trả khi bị phát hiện, xử lý; lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
đối phó rất tinh vi, xảo quyệt; tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản chiếm tỉ lệ cao
trong cơ cấu tội phạm (83,87%); mục đích gây án phần lớn để có tiền mua ma túy
và sử dụng, ăn chơi”. Ngoài ra xuất hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội
đan xen giữa các yếu tố về kinh tế, hình sự, ma túy, núp bóng doanh nghiệp, liên kết
vùng miền, thể hiện rõ nét tính chuyên nghiệp trong hoạt động và có sự đối phó tinh
vi, biến thể dần để thích hợp với cơ chế, điều kiện xã hội.
Công an TP cũng lưu ý hoạt động tín dụng đen gia tăng gây ra hệ lụy, gây ảnh
hưởng đến trật tự trên địa bàn TP. Phát sinh các hành vi trái pháp luật liên quan đến
hoạt động đòi nợ như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ
người trái pháp luật, thậm chí giết người. Trong đó, bắt giữ người trái pháp luật đến
bảy vụ, thậm chí bốn vụ giết người. Trong năm 2018 đã có hơn 560 vụ việc người
dân trình báo bị các đối tượng lạ mặt ném chất bẩn vào nhà, gọi điện thoại đe dọa
người vay nợ, người nhà của họ vay tiền chưa trả dưới dạng thức gây áp lực, khủng
1
Số liệu từ báo cáo của Thiếu tướng Lê Đông Phong, giám đốc công an Tp.HCM tại buổi gặp mặt
báo chí ngày 5.1.2019
49
bố tinh thần...Theo Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, thành phần vay tín dụng
đen rất đa dạng, nhưng qua khảo sát các vụ án liên quan hoạt động này cho thấy số
vụ vay nợ với yêu cầu chính đáng rất thấp, tỉ lệ hơn 50% số vụ có người vay nợ
phục vụ cho các nhu cầu ăn chơi, cờ bạc
Theo báo cáo, năm 2018, Công an TP đã kéo giảm 4,85% vụ phạm pháp
hình sự so với năm 2017; điều tra 3.405 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỉ lệ 74,41% và
là tỉ lệ cao nhất từ trước đến giờ của lực lượng Công an TP). Trong năm, Công an
TP đã triệt phá 397 băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, hoạt động chuyên
nghiệp; điều tra, khám phá 3.405 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý 3.818 đối
tượng
2.2.1 T nh h nh tội phạm của năm 2019 2
Kết quả phạm pháp hình sự tiếp tục được kiềm chế, kéo giảm trong năm
2019, CATP ghi nhận xảy ra 4.422 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội (giảm 351
vụ = 7,35% và cũng là năm thứ 05 liên tiếp kéo giảm phạm pháp hình sự); đã điều
tra khám phá 3.372 vụ (đạt tỷ lệ 76,25%; tăng 1,44% so với năm 2018), triệt phá
709 băng, nhóm tội phạm hình sự. Trên lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma túy, đã phát
hiện, điều tra 1.648 vụ/3.925 đối tượng (khởi tố 1.436 vụ/1.882 bị can); thu giữ tổng
cộng hơn 356 kg Hêrôin; 1,36 tấn MTTH; 5,8 kg Cocain; 40,8 kg Cần sa; 22 khẩu
súng, 03 quả lựu đạn và nhiều tang vật khác có liên quan.
Về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, CATP tập trung vào các giải pháp
tuyên truyền và tăng cường tuần tra, kiểm soát các chuyên đề về vi phạm nồng độ
cồn, chất kích thích khi lái xe, kiểm soát phương tiện quá hạn, quá tải; nhân rộng và
nâng cao hiệu lực xử lý vi phạm hành chính qua việc ghi hình, xử phạt vi phạm
hành chính qua hình ảnh nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
thành phố cơ bản được duy trì ổn định, kéo giảm tai nạn giao thông cả 03 tiêu chí.
2
Báo cáo của Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc CATP tại Hội nghị tổng kết tình hình, công
tác công an năm 2019 tại Tp.HCM vào ngày 13/01/2020
50
CATP ghi nhận xảy ra 680 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng
trở lên, làm chết 634 người, bị thương 163 người (so với cùng kỳ giảm 88 vụ, giảm
78 người chết, giảm 38 người bị thương).
Công tác phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ được triển khai thực hiện đạt hiệu
quả cao, ghi nhận xảy ra 342 vụ cháy, làm chết 11 người, bị thương 12 người (so
với cùng kỳ giảm 126 vụ, giảm 13 người chết và giảm 68 người bị thương). Tổ
chức cứu nạn, cứu hộ 212 vụ, cứu được 123 người.
2.2.3 T nh h nh tội phạm tại Quý 1/2020
3
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 138 Công an Tp. Hồ Chí Minh, trong quý
1/2020 các lực lượng đã điều tra khám phá 749 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỉ lệ
74,82%), bắt 1.160 người; bắt, vận động đầu thú và thanh loại 72 đối tượng truy nã;
triệt phá 174 băng nhóm tội phạm hình sự, bắt 651 đối tượng.
Lực lượng 363 Công an TP cũng đã phát hiện, bàn giao xử lý nhanh 285 vụ (với
794 người) nghi vấn, có dấu hiệu của tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế và thu giữ
nhiều tang vật liên quan hoạt động phạm tội; phát hiện và xử lý gần 2.500 trường
hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm tết Nguyên đán Canh Tý đã
ghi nhận 692 vụ phạm pháp hình sự, giảm 239 vụ (25,67%) so với cùng kỳ năm
2019; triệt phá 116 băng nhóm tội phạm, bắt 450 người và xử lý gần 1300 người cờ
bạc; bắt, vận động đầu thú 80 đối tượng truy nã.
Công an TP đã phát hiện 317 vụ vi phạm về lĩnh vực kinh tế, khởi tố 10 vụ,
xử phạt hành chính 127 vụ.
Cục Hải quan TP cũng đã phát hiện, bắt giữ ba vụ vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới, 235 vụ vi phạm khác về hải quan, tổng trị giá vi phạm
ước tính gần 370 triệu đồng.
Công an TP đã phát hiện 398 vụ (811 đối tượng) có hành vi mua bán, tàng trữ, vận
chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Khởi tố 352 vụ (441 bị can), xử
3
Báo cáo của Ban chỉ đạo 138 – Công an Tp. HCM
51
phạt hành chính 46 vụ, thu giữ hơn 45 kg ma túy các loại, 10 khẩu súng và nhiều
tang vật khác có liên quan.
Tổng số người nghiện ma túy đang quản lý tại 16 cơ sở cai nghiện trên địa
bàn là 12.892 người, tăng 1.176 người so với cùng kỳ.
Công an TP cũng đã xác minh bốn vụ việc liên quan đến mua bán người,
trong đó kịp thời ngăn chặn một vụ tổ chức đưa người sang các nước châu Âu trái
phép.
Tính từ 15-12-2019 đến 14-4-2020, tình hình hoạt động các loại tội phạm
trên địa bàn TPHCM tiếp tục được kiềm chế, kéo giảm, ghi nhận xảy ra 5.832 vụ
phạm pháp hình sự (giảm 743 vụ, 11,30%), trong đó có 9 loại án giảm và 7 loại án
tăng và có 2 địa bàn phạm pháp hình sự tăng, 22 địa bàn phạm pháp hình sự giảm.
Cụ thể, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (giết
người, cố ý gây thương tích, xâm hại tình dục trẻ em) xảy ra 780 vụ (chiếm 13,37%
số vụ phạm pháp hình sự), trong đó án giết người xảy ra 110 vụ (chiếm 1,88%),
giảm 14 vụ so với liền kề (-11,29%); án cố ý gây thương tích xảy ra 568 vụ (chiếm
9,73%) so với liền kề giảm 27 vụ (-4,54%); án xâm hại tình dục trẻ em xảy ra 102
vụ, chiếm 1,74%.
Tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản (cướp, cướp giật, trộm tài sản, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản) xảy ra 4.408 vụ, giảm 831 vụ (-15,86%), chiếm tỉ lệ cao trong
cơ cấu phạm pháp hình sự (79,33%), trong đó án cướp tài sản xảy ra 175 vụ, so với
liền kề giảm 42 vụ (-19,35%); án cướp giật tài sản xảy ra 974 vụ, so với liền kề
giảm 135 vụ (-12,17%); án trộm cắp tài sản xảy ra 2.910 vụ, so với liền kề giảm 643
vụ (-18,1%); án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 349 vụ, so với liền kề giảm 11 vụ
(-3,06%).
Công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Tội phạm hình
sự Công an đã điều tra, khám phá 4.454 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội (đạt tỷ
lệ 76,37%), bắt 6.499 đối tượng; trong đó, tỷ lệ khám phá án rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng là 86,31%; triệt phá 1.191 băng, nhóm tội phạm hình sự.
52
Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, thụ lý 2.427 vụ/2.467 đối tượng vi
phạm về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ, trong đó thụ lý điều tra
1.666 vụ/484 bị can (trong đó khởi tố mới 934 vụ/279 bị can, tổng trị giá tài sản tạm
giữ, tịch thu, thu hồi khoảng 160 tỷ đồng.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đã phát hiện, kiểm tra và tham
mưu cho các cấp ban hành 1.369 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi
trường, tài nguyên và vệ sinh an toàn thực phẩm; khởi tố 24 vụ/26 bị can; đề xuất
cơ quan có thẩm quyền ban hành 1.024 quyết định xử phạt hành chính, thu nộp
ngân sách Nhà nước trên 66,24 tỷ đồng.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy đã phát hiện, bắt giữ 2.162
vụ/4.889 đối tượng; thu giữ: 346,82 kg Hêrôin; 1,464 tấn MTTH; 48,685 kg Cần sa;
5 quả lựu đạn, 34 khẩu súng; khởi tố 1.792 vụ/2.239 bị can, xử lý hành chính 370
vụ/2.650 đối tượng 4
4
theo báo cáo tại buổi tiếp đoàn giám sát là Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Tp. HCM, về giám
sát công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc tại công an Tp. HCM.
BẢNG THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG CÁC NĂM 2018 ĐẾN QUÝ I/2020
Năm
Tổng
số vụ
Hình
sự
Đối
tượng
bị bắt và
xử lý
Tỉ lệ phá
án
Thiệt hại
tài sản
(tỷ đồng)
Tỉ lệ tăng
so với
Năm
liền kề
trước
Tỉ lệ giảm
so với
năm liền kề
trước
Nguồn
Số liệu
2018
3.405
3.818
74,41%
4,85%
Báo cáo của
CATP
2019
3.080
1.188
76,98%
8,25%
Báo cáo của
CATP
Quý
1/2020
1.001
19
10%
Báo cáo của
ban chỉ đạo
138
53
2.3 Thực tiễn về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra tại
Tp.HCM
2.3.1 Về việc tạm giam – tạm giữ :
Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa III đã thông qua Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam gồm 11 chương, 73 điều
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Riêng chế độ tạm giữ, tạm giam
được quy định tại 22 điều luật, cụ thể tại các chương như: Chương III - Chế độ quản
lý giam giữ gồm 11 điều (từ Điều 16 đến Điều 26); Chương IV - Chế độ của người
bị tạm giữ, người bị tạm giam gồm 05 điều (từ Điều 27 đến Điều 31); Chương V -
Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ
có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi gồm 04 điều (từ Điều 32 đến Điều 35);
Chương VI - Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam. Nghiên cứu
nội dung chế độ tạm giữ, tạm giam trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
cho thấy, so với Nghị định 89/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam
và Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đối một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm
giam có một số điểm mới được bổ sung, sửa đổi, cụ thể như:
(1) Về tiếp nhận, hồ sơ quản lý ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm giam
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung thẩm quyền
của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thành thẩm quyền của nhà tạm giữ,
trại tạm giam. Đồng thời bổ sung quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở
giam giữ khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam đó là: “Tổ chức khám
sức khoẻ, kiểm tra thân thể của trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có); phổ biến,
hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”.
Bên cạnh đó, nội dung tại Điều 16 và Điều 17 trong Luật thi hành tạm giữ, tạm
giam đã quy định đầy đủ, cụ thể về quy trình tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị
tạm giam, hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam. Đây là quy định tiến bộ, làm cơ sở cho
nhà tạm giữ, trại tạm giam thực hiện việc quản lý, giam giữ người bị tạm giữ, người
bị tạm giam đúng pháp luật, phục vụ tốt cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
54
Trên thực tế tại Tp. Hồ Chí Minh, các trại tạm giam không có đơn vị y tế
chuyên trách hoặc đảm bảo chuyên môn để thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe
và kiểm tra thân thể cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo. Việc ghi nhận vào hồ sơ
tình trạng sức khỏe của trẻ em chỉ đơn giản là khám nghiệm bằng mắt thường, đo
nhiệt độ, cân nặng, ghi chú vào sổ những đặc điểm bệnh lý của trẻ theo lời khai của
bị can.
Người viết luận văn này, trong quá trình công tác từ năm 2008 đến thời điểm
viết luận văn (đến đầu năm 2020), tiếp xúc với các bị can bị tạm giam tạm giữ mà
có trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo ở các trại tạm giam Bà Lài (CQCSĐT công an
Quận 6), trại tạm giam của CQCSĐT công an Quận 5, trại giam Chí Hòa đều không
thấy có bộ phận y tế chuyên trách về sức khỏe cho nhũ nhi trong trường hợp trẻ em
theo mẹ là bị can bị tam giữ, tạm giam.
(2). Về phân loại ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm giam để quản lý
Nghị định 89/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam và Nghị
định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam chưa
quy định đầy đủ về đối tượng được phân loại quản lý, bố trí theo khu, chỉ quy định
08 diện đối tượng được phân loại quản lý đó là: “Phụ nữ; người chưa thành niên;
người nước ngoài; người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; loại côn đồ hung hãn,
giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm; người phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia; người bị Toà án tuyên phạt tử hình; người có án phạt tù chờ chuyển đi
Trại giam”. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện tại một số trại tạm giam tại Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy buồng tạm giữ, buồng tạm giam trong các cơ sở giam
giữ của Công an các đơn vị có số lượng phòng hạn chế, trong khi đó một số vụ án
có số người bị tạm giữ, tạm giam đông thì việc quy định không tạm giữ, tạm giam
chung những người trong cùng một vụ án trong mọi trường hợp là rất khó khả thi.
Ngoài ra, để kiểm soát hành vi của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người
chưa thành niên tránh việc họ tự sát hoặc tự gây thương tích cho bản thân thì Nhà
tạm giữ, Trại tạm giam cần thiết bố trí một đến hai người đã thành niên chấp hành
tốt kỷ luật, nội quy tạm giữ, tạm giam cùng sinh hoạt với họ. Trên thực tiễn tại các
55
trại tạm giam ở Tp. Hồ Chí Minh, không thực hiện tốt quy định này do đặc điểm
thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân sự chuyên trách.
Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc trong điều kiện thực tế hiện nay tại các
nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể tiến hành giam riêng, Luật thi hành tạm giữ,
tạm giam đã pháp điển hoá nội dung: “Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực
tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng
hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm
giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng
buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định
bằng văn bản những người được giam giữ chung”. Tại khoản 4 Điều 18 quy định
những trường hợp có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng bao gồm: Người đồng
tính, người chuyển giới; người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng. Điều luật dùng thuật ngữ “có
thể” để người đứng đầu các cơ sở giam giữ căn cứ vào điều kiện công trình giam
giữ hiện có và tính chất, mức độ của đối tượng quản lý để cân nhắc, quyết định có
giam giữ riêng hay không, nhằm đảm bảo sự linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.
Chính vì điều luật dùng thuật ngữ “có thể“ nên thực tế tại Tp. Hồ Chí Minh, các cơ
sở giam giữ do bởi điều kiện khách quan là điều kiện công trình giam giữ có hạn
chế nên đã giới hạn về quyền được đảm bảo của bị can trong giai đoạn điều tra.
Bên cạnh đó, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã kế thừa các quy
định cũ, pháp điển hóa và bổ sung mới 04 đối tượng trong 12 đối tượng được phân
loại quản lý, bố trí theo khu đó là: “Người bị tạm giữ”; “người bị tạm giam”; “người
thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ” và “người có dấu hiệu mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định
hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh”. Đây là quy định tiến bộ, đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý, giam giữ người bị tạm giữ, người bị
tạm giam. Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành tại các trại tạm giam trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh, 4 đối tượng này vẫn có nơi bị giam giữ chung, dẫn đến tình trạng
56
phạm nhân đánh đập, bạo hành lẫn nhau, bạo hành và đánh đập các phạm nhân bị
khiếm khuyết về mặt thể chất đang chờ giám định. Thực tiễn đã xảy ra rất nhiều
trường hợp vì giam giữ chung, không phân biệt nên các bị can hung hăng, có tính
côn đồ đã xâm phạm sức khỏe, thậm chí cướp đi tính mạng của bị can khác bị giam
giữ cùng phòng với mình.
(3). Về chế độ thăm gặp của ngƣời bị tạm giữ, ngƣời bị tạm gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bao_dam_quyen_cua_bi_can_trong_giai_doan_dieu_tra_t.pdf