Luận văn Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Đối tượng và phạm vi BHXH được mở rộng tất cả các lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Nếu như trước ngày 01/01/2003 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bị khống chế đối với ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong khi đó vẫn chưa có chế độ BHXH tự nguyện. Từ khi có Luật BHXH đã mở rộng việc tham gia BHXH bắt buộc đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác (không khống chế số lao động tham gia BHXH).

Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH bắt buộc đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế; để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đúng và đầy đủ; BHXH thành phố Hải Phòng đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động.

 

doc123 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm tránh thất thu BHXH bắt buộc. Tình trạng trên xuất phát từ: Về nguyên nhân khách quan: trên thực tế theo khảo sát của Phòng quản lý đầu tư của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng, sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh thì có đến trên 25% số doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể tự giải thể hoặc không tìm thấy địa chỉ. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, HTX và Công ty TNHH chỉ có 01 người đứng ra thành lập, mục đích chỉ vay vốn để kinh doanh, làm theo mùa vụ, thuê mướn lao động nông nhàn và trả tiền công theo khoán sản phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được cấp phép hoặc vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa tuyển dụng lao động nên chưa tham gia BHXH. Một số doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh hoạt động nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể chỉ làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ sử dụng lao động đã nhiều tuổi, lao động trong gia đình nên rất khó khăn trong việc vận động và tổ chức thực hiện cho doanh nghiệp, người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo luật định. Nhận thức của chủ sử dụng lao động về BHXH bắt buộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Sức cạnh tranh của các đơn vị ngoài quốc doanh thấp làm cho người lao động dễ bị mất việc làm, mặt khác loại hình này thu hút nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định, lại thường xuyên thay đổi nơi làm việc. Về nguyên nhân chủ quan: Công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng tham gia trên địa bàn còn nhiều bất cập, chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục do khối lượng công việc mà cán bộ chuyên trách thu BHXH bắt buộc hiện nay phải đảm nhiệm là rất lớn mà số lượng cán bộ lại có hạn. Cơ quan BHXH chưa tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các các cơ quan chức năng liên quan. Cán bộ còn mang tác phong lề lối hành chính chưa thật bám sát cơ sở, thiếu giải thích, tuyên truyền vận động để người sử dụng lao động và người lao động tích cực tham gia. 2.2.2.2 Xác định căn cứ, phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể: - Đối với khu vực Nhà nước: Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 205/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2004, quy định về chế độ tiền lương trong các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương...cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động. Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được tính bằng hệ số (bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc và giải quyết các chế độ về BHXH bắt buộc cho người lao động, nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc. - Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động. Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ. Có một thực tế hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc, mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH bắt buộc theo quy định. Ví dụ có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký hợp đồng với công nhân đồng loạt theo một mức lương bằng, hoặc cao hơn mức lương tối thiểu một chút ít, để chỉ đóng mức BHXH bắt buộc thấp. Trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: lương tối thiểu và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp công việc... ), khi đóng BHXH, BHTN, BHYT chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần. Như vậy, có thể nói việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau: - Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập như: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH bắt buộc là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nào, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do "hảo tâm" của các chủ doanh nghiệp. - Đối với khu vực Nhà nước xảy ra những bất cập khác, việc người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, các đơn vị khu vực nhà nước tìm mọi cách để nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu, để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy, tạo ra sự so sánh, phân bì của các loại hình doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH bắt buộc với nhiều hình thức khác nhau. Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người được tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH bắt buộc từng bước tự cân đối nhưng vẫn mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy, cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 20% như hiện nay lên mức cao hơn. Phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc Với phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH bắt buộc ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH bắt buộc theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH bắt buộc. - Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH bắt buộc lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bắt buộc bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp Nhà nước do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH bắt buộc theo tháng mà nộp theo quý. - Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH bắt buộc lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định 41/CP; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản xuất cầm chừng, không có đơn đặt hàng, không tiêu thụ được sản phẩm ... Tập trung ở các ngành Thương mại dịch vụ, Công trình giao thông, xây dựng do nhà nước chậm thanh quyết toán, doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Mặt khác, tình trạng chiếm dụng số tiền BHXH bắt buộc của người lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp vực ngoài Nhà nước; hàng tháng đơn vị sử dụng lao động thu số tiền đóng (7%)( năm 2013) BHXH của người lao động nhưng không nộp 17% tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanh, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động trích một khoản tiền ra để thăm hỏi (nhỏ hơn nhiều lần so với khoản tiền trợ cấp mà cơ quan BHXH trả) và nói đó là tiền trợ cấp BHXH. Trên thực tế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc dây dưa trên địa bàn cũng chưa được giải quyết dứt điểm. Cá biệt có những doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc để dùng vào việc khác, vì tiền lãi do chậm nộp thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay ngân hàng. Điều đó thể hiện rõ nét qua số liệu sau: Đơn vị tính: % Năm Tháng Năm 2012 Năm 2013 Lãi chậm đóng BHXH Lãi suất cho vay NHCT Lãi chậm đóng BHXH Lãi suất cho vay NHCT Tháng 1 0,75 1,41 0,988 1,4 Tháng 2 0,75 1,41 0,988 1,4 Tháng 3 0,75 1,41 0,988 1,25 Tháng 4 0,75 1,41 0,988 1,25 Tháng 5 0,75 1,41 0,988 1,1 Tháng 6 0,75 1,16 0,988 1,04 Tháng 7 0,75 1,16 0,988 1,04 Tháng 8 0,75 1,16 0,988 1,04 Tháng 9 0,75 1,16 0,988 1,04 Tháng 10 0,75 1,08 0,988 1,04 Tháng 11 0,75 1,08 0,988 1,04 Tháng 12 0,75 1,08 0,988 1,04 (Nguồn: BHXH, Ngân hàng Cổ phần Công thương Hải Phòng) Bảng 2.2 : Lãi suất chậm đóng BHXH bắt buộc Ta có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa hai mức lãi suất do BHXH áp dụng đối với tiền BHXH bắt buộc đơn vị chậm nộp và mức lãi suất do Ngân hàng Cổ phần Công thương Hải Phòng cho vay qua hình sau: Hình 2.5 Diễn biến lãi suất chậm đóng (Nguồn: BHXH, Ngân hàng Công thương Hải Phòng) Qua số liệu của bảng 2.2 ta thấy mức lãi suất cho vay của Ngân hàng tại các thời điểm cao hơn nhiều so với mức lãi suất phạt chậm đóng của BHXH, do vậy không đủ sức răn đe, dẫn đến hành vi trục lợi, trây ỳ tiền nộp BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể thấy sự chưa hợp lý và hiệu quả răn đe của việc tính lãi qua tỷ lệ lãi suất đối với các đơn vị nợ đọng như chưa tính lãi trên cơ sở nguyên nhân và thời gian nợ đọng của đơn vị. Trên cơ sở căn cứ vào thời gian và nguyên nhân nợ đọng để có các mức lãi suất khác nhau với các đơn vị nợ khác nhau theo hình thức lãi suất lũy tiến theo thời gian đơn vị nợ đọng. Tiền BHXH bắt buộc nợ đọng cũng là vấn đề thực sự “nóng” khi số doanh nghiệp nợ đọng BHXH bắt buộc tiếp tục tăng về quy mô và số lượng, tính đến tháng 12 năm 2013 Hải Phòng có 3.665 đơn vị doanh nghiệp nợ tiền với tổng số gần 166.120 tỷ đồng. Trong số 3.665 đơn vị nợ đọng tiền BHXH phần lớn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn lại là đơn vị doanh nghiệp nhà nước, thuộc khối liên doanh, xuất khẩu lao động, hợp tác xã, ngoài công lậpĐiển hình có 57 doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài hơn 12 tháng. Trong đó, Công ty cổ phần Lisemco nợ lớn nhất hơn 26 tháng với số nợ là 18 tỷ đồng; Công ty thép Vạn lợi: 17 tháng với số tiền là 4.9 tỷ đồng ; Công ty cổ phần Lilama 69-2 22 tháng với số tiền là 8.2 tỷ đồng. Theo thống kê sơ bộ, thành phố có khoảng 20 nghìn đơn vị, doanh nghiệp, nhưng hiện số doanh nghiệp đóng BHXH (kể cả những doanh nghiệp thường xuyên nợ tiền BHXH) chỉ chiếm tỷ lệ gần 1/3, khoảng hơn 5500 đơn vị. Theo Phòng thu BHXH Hải Phòng cho biết: đến hết tháng 12-2013, trên địa bàn thành phố còn hơn một nghìn doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH từ 3 tháng trở lên, nhiều doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán tiền BHXH do tình hình sản xuất kinh doanh ngừng trệ hoặc đã giải thể vì làm ăn thua lỗ. Một số đơn vị nợ kéo dài như Công ty cổ phần cầu đường 10 (trụ sở ở huyện An Dương) nợ 48 tháng tiền BHXH với tổng số gần 2,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đường thủy (trụ sở đóng ở quận Hồng Bàng), nợ 41 tháng tiền BHXH với tổng số gần 2,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần gỗ PLACO (trụ sở ở quận Dương Kinh) nợ 42 tháng tiền BHXH với tổng số gần 900 triệu đồng; Nhà máy xe máy Đại Tây Dương (trụ sở ở huyện An Dương) nợ 48 tháng tiền BHXH với tổng số gần 1,3 tỷ đồng... Trong số 15 doanh nghiệp BHXH thành phố kiểm tra, “đốc nợ” tháng 11,12-2013, yêu cầu trả hơn 14,4 tỷ đồng tiền nợ BHXH, chỉ có 6 doanh nghiệp trả nợ với số tiền gần 6,7 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp đưa ra lý do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, thị trường không ổn định, thiếu việc làm cho người lao độngTheo đó, hàng trăm công nhân, người lao động ở doanh nghiệp này không được đóng BHXH và hưởng các quyền lợi chính đáng khác. Các doanh nghiệp không đóng tiền BHXH đồng nghĩa không đóng tiền BHYT vì hai chế độ này luôn đi kèm khi thu. Vì vậy, khi doanh nghiệp không đóng tiền BHXH, người lao động cũng sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào như BHYT, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất Để chấn chỉnh tình trạng này, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động, những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý như: tăng mức xử phạt vi phạm; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp, địa phương và người lao động để giải tỏa những vướng mắc trong quá trình tham gia BHXH...Tuy nhiên nợ BHXH vẫn là “căn bệnh” trầm kha chưa tìm được phương thuốc chữa trị hữu hiệu.  Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số nợ đọng Kế hoạch BHXH VN giao Tỷ lệ nợ đọng (%) 2008 85.223 876.771 9,72 2009 116.482 1.087.197 10,71 2010 135.007 1.160.269 11,64 2011 198.056 1.831.861 10,81 2012 201.863 2.889.193 6,987 2013 166.120 3.340.514 4,97 Đến tháng 09/2014 269.265 4.407.144 6,1 (Nguồn: Báo cáo của BHXH Hải Phòng) Bảng 2.3 Số tiền nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc của các đơn vị tại BHXH Hải Phòng Năm 2008 số thu BHXH được giao là 876.771 tỷ đồng, đến năm 2014 là 4.407.144 tỷ đồng gấp 5.02 lần so với năm 2008. Số nợ đọng của các doanh nghiệp trong năm 2014 ngày càng tăng so với năm 2008 gấp 3.16 lần. Mặc dù tỷ lệ nợ đọng có giảm so với các năm, nhưng số tiền nợ đọng của các doanh nghiệp vẫn còn cao. Nguyên nhân tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc trước hết là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật BHXH, tiếp đến là do năng lực tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa, may mặc... khó khăn do sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, các chế tài xử phạt theo quy định của Luật BHXH và Nghị định 135/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các ngân hàng. Hiện nay, cơ quan BHXH đang chịu cơ chế khá đặc biệt, đó là: chịu sự quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH về BHXH; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế về BHYT; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với quỹ BHXH, BHYT. Tóm lại, BHXH chỉ là cơ quan thực hiện, đặc biệt là không có quyền thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. Ngành BHXH đang chịu áp lực từ nhiều hướng, còn chính quyền các địa phương thì ít quan tâm bởi thu BHXH bắt buộc không phải là nguồn thu của địa phương, nên về phía địa phương không tránh khỏi ý nghĩ thu được cũng tốt, mà không thu được cũng chẳng sao. Về tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc trong phiên họp toàn thể lần thứ 11 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2009, Chủ nhiệm UBVCVĐXH Trương Thị Mai bày tỏ: “Quá trình giám sát, chúng tôi thấy “thương” cho ngành BHXH, vì họ là người trực tiếp “chịu trận” nhưng lại không có chức năng quản lý nhà nước để xử phạt các doanh nghiệp vi phạm”. Trong khi đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho rằng: “Không thể chấp nhận việc chủ doanh nghiệp trích trừ tiền lương người lao động rồi không đóng BHXH”. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề : “Tại sao cũng một dạng hành vi tương tự, nhưng chúng ta có thể khởi tố các loại tội phạm tham nhũng, mà lại không khởi tố các chủ doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng”. Vì vậy, cần kiến nghị bổ sung vào Bộ Luật hình sự quy phạm xử lý hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. 2.2.3 Về quản lý thu BHXH bắt buộc Thực tế hiện nay, khi tiến hành thu BHXH bắt buộc đối với đơn vị chưa tham gia BHXH vẫn còn gặp không ít khó khăn. Phương pháp mà BHXH thành phố Hải Phòng và BHXH các quận, huyện vận dụng hiện nay chủ yếu theo các bước sau: - Hàng năm tuỳ thuộc vào số lượng đơn vị mới thành lập (hoặc đã thành lập nhưng chưa tham gia BHXH) theo phân cấp quản lý để mở hội nghị tại BHXH thµnh phè, BHXH quận, huyện hoặc cử cán bộ chuyên quản trực tiếp làm việc với đơn vị. Nội dung tổ chức hội nghị hoặc làm trực tiếp chủ yếu là phổ biến chính sách BHXH, cung cấp một số văn bản liên quan, hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia BHXH. - Sau đó cử cán bộ đôn đốc hoặc ra thông báo yêu cầu đơn vị đăng ký danh sách đóng BHXH bắt buộc. Với cách làm này, tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc sau khi triển khai rất thấp; hoặc để đối phó với cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động cũng lập danh sách đăng ký tham gia BHXH bắt buộc nhưng không nộp tiền, hoặc đăng ký với số lượng lao động không đúng với số lao động thực tế, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng thấp hơn so với quy định. Theo quy định hiện hành khó có thể xác định thời điểm phát sinh quan hệ BHXH bắt buộc đối với lao động mới tham gia BHXH. Bởi vì hiện nay, cơ quan BHXH thường chấp thuận thời điểm phát sinh quan hệ BHXH căn cứ vào danh sách lao động tiền lương điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc do đơn vị sử dụng lao động báo cáo kèm theo hợp đồng lao động đã ký kết và có hiệu lực trước đó. Thực tế, từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực đến khi đơn vị sử dụng lao động báo cáo cho cơ quan BHXH còn có một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này chính là khe hở để man khai hưởng BHXH bắt buộc khi xảy ra rủi ro đối với người lao động. Việc đăng ký danh sách tham gia BHXH bắt buộc theo quy định chưa phản ánh đầy đủ các loại phụ cấp, nếu có tiêu chí này sẽ xác định đúng mức lương làm căn cứ thu, nộp BHXH bắt buộc. Mặt khác, các đơn vị sử dụng lao động không căn cứ đúng thời điểm để lập mẫu dẫn đến tình trạng sai lệch số liệu khi tiến hành lập mẫu đối chiếu quyết toán quý. Các chỉ tiêu nhận dạng đối với người lao động còn chưa đầy đủ như (địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân...), đây là chỉ tiêu quan trọng cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sau này. Việc cập nhật các biến động của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cơ bản chặt chẽ, thống kê, theo dõi được các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền BHXH bắt buộc nhưng vẫn chưa phản ánh hết các chỉ tiêu cần thống kê, mặt khác các mẫu biểu cũng đã gộp khá nhiều các tiêu thức nên khó khăn trong việc lập mẫu đối với đơn vị sử dụng lao động, dễ sai sót trong phản ánh các chỉ tiêu, quá trình tính toán để đi đến số liệu rất phức tạp, khó cho việc kiểm tra để ký duyệt, công tác kiểm tra, thanh tra sau này sẽ gặp khó khăn. Do số lao động tham gia BHXH bắt buộc là rất lớn, nếu chỉ áp dụng phương pháp đối chiếu thủ công thì không thể xác định được đầy đủ toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo đúng quy trình đặt ra. Thực tế cho thấy, việc đối chiếu định kỳ thực hiện được khoảng 75% đến 80% số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc và chủ yếu dựa vào bảng đối chiếu do đơn vị sử dụng lao động lập. Vì vậy, chưa xác định được chính xác và kịp thời số liệu thu BHXH bắt buộc để ghi và xác nhận trên sổ BHXH. Công tác lưu trữ, thống kê, khai thác số liệu để xác nhận, đối chiếu của cơ quan BHXH về lao động, tiền lương, thu nộp BHXH, quá trình đóng BHXH bắt buộc của người lao động, việc lập và gửi báo cáo thu BHXH bắt buộc gặp khó khăn. Bởi vì, để lập được một mẫu biểu báo cáo, cơ quan BHXH phải có đầy đủ các báo cáo của đơn vị sử dụng lao động, nhưng thực tế quá trình quản lý ở BHXH thành phố, quận huyện không thể có đủ các báo cáo của đơn vị sử dụng lao động để lập. Từ thực trạng này, buộc BHXH tỉnh, huyện vận dụng bằng cách những đơn vị chưa có báo cáo thì xem như trong quý không có biến động về đối tượng tham gia BHXH, chỉ cập nhật số tiền BHXH bắt buộc đơn vị đã nộp để lập mẫu. Những quý sau yêu cầu đơn vị phản ánh những biến động của quý trước chưa báo cáo kịp thời vào các mẫu báo cáo. Công việc này hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc phải cùng làm với đơn vị sử dụng lao động để thống nhất số liệu. 2.2.4 Về kiểm tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc Hàng năm BHXH thành phố Hải Phòng luôn bám sát các văn bản pháp quy của Nhà nước và các quy định chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra theo định kỳ trên các lĩnh vực công tác. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH của các đơn vị đóng trên địa bàn. Nội dung chủ yếu tập trung vào: Kiểm tra đăng ký trích thu, nộp BHXH bắt buộc của các đơn vị tham gia BHXH, quản lý đối tượng tham gia, hưởng BHXH, kiểm tra công tác quản lý tài chính, chi hoạt động của các đơn vị BHXH huyện, thành phố Hải Phòng theo chương trình kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm. Từ khi thành lập đến nay BHXH thành phố Hải Phòng thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại. Riêng năm 2013, BHXH thành phố Hải Phòng đã tiến hành công tác kiểm tra và phối hợp với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh kiểm tra 246 cuộc tại 246 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở khám chữa bệnh, tập trung chủ yếu vào các nội dung kiểm tra chất lượng quản lý, công tác quản lý đối tượng, giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, công tác trích và thu nộp BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và thực hiện các quy định trong quản lý tài chính tại BHXH cấp huyện. Đồng thời BHXH thành phố cũng phối hợp với các cơ quan hữu quan thanh tra liên ngành tại nhiều đơn vị sử dụng lao động. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở, ra văn bản xử lý sau kiểm tra, rút kinh nghiệm và đôn đốc xử lý kịp thời các sai phạm theo đúng quy định. Cùng với các hoạt động kiểm tra, hàng năm BHXH thành phố Hải Phòng thường xuyên làm tốt công tác giải quyết đơn thư, tiếp nhiều lượt người đến cơ quan BHXH hỏi về chế độ, chính sách BHXH. Năm 2013 BHXH thành phố Hải Phòng đã thực hiện giải quyết được 19/19 đơn. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiếp dân ( tiếp 146 lượt công dân) không có đoàn đông người khiếu nại. Việc chú trọng làm tốt công tác tiếp công dân đã tạo niềm tin cho người dân để từ đó mở rộng đối tượng tham gia BHXH. 2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.3.1 Những kết quả đã đạt được thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ngay từ đầu các năm BHXH thành phố đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch- Đầu tư, BQL các KCN và Cục thuế thành phố để cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát từ đó phân công Phòng thu và BHXH các quận, huyện tiến hành nắm số lượng đơn vị đang hoạt động để vận động và thực hiện các biện pháp cần thiết để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nộp BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật. Qua đó cho thấy, công tác thu BHXH bắt buộc đã được quan tâm và chú trọng hơn, tổng thu BHXH bắt buộc liên tục tăng qua các năm. Số người tham gia BHXH luôn tăng lên, điều này cũng nói nên chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang đi đúng hướng và mục tiêu chính sách BHXH đã và đang được mở rộng đến với người lao động Qua nhiều năm củng cố, ổn định và phát triển, hệ thống BHXH thành phố Hải Phòng triển khai công tác thu BHXH bắt buộc với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đã có những kết quả đáng khích lệ: số lao động tham gia BHXH bắt buộc ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Theo báo cáo của Bảo hiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi-dung-luan-van-thac-sy-677_1942924.doc
Tài liệu liên quan