Luận văn So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ nam đảo ở Việt Nam và Indonesia

Truyện của tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia và Việt Nam thường kết thúc

cuộc đời nhân vật cũng đi về hai hướng. Đó là những kết thúc có hậu, những người dũng sĩ vượt qua

thử thách tạo lập chiến công. Dẫu cho xét về thi pháp chung, những nhân vật dạng này mang tính

chức năng. Những phần thưởng xứng đáng dành cho người dũng sĩ có thể thường là cưới người đẹp

sống hạnh phúc và sau đó kế tục sự nghiệp lãnh đạo cộng đồng. Ở truyện cổ tích các tộc người sử

dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam có: Bảy chàng trai khỏe cưới 21 cô gái làm vợ, Chàng Lười có

vợ là con gái Mtao vốn là tiên trên trời, Japa Nrang lấy được người vợ đẹp, Hoàng tử Tề wa - Mừ

Nô đã cưới 5 nàng công chúa xinh đẹp và về xây dựng quốc gia sống hạnh phúc; Chàng Rít cùng bà

sống hạnh phúc với “nàng H’bia Phu xinh đẹp”; Chàng Y Tơ Lông cưới con gái trưởng làng (Y Tơ

Lông giết trăn tinh); Pơ Rông Pha cưới H’bia Ôi và sống hạnh phúc (Bảy anh em Pơ Rông Pha);

Chàng Ji -ong lấy được nữ thần mặt trời, Xin – Xây cưới nàng Pơ Tấu và được Đăm – Bông – Pha

cho kế nghiệp (Cha con Đăm Bông Pha); chàng Y Drao cùng H’Liêng sống hạnh phúc; Chàng Cá

Sấu, Chàng Cơm Cháy cưới nàng H’bia Kjuh và sống hạnh phúc tới già; chàng Ji - Ong lấy nàng

H’bia Phu Lem Hu; Chàng Nam lấy nàng Maih (Chàng Nam và con cù lần); Chàng Ta lấy nàng Hổ;

chàng Hrit lấy được con gái chủ làng (Hrit kể chuyện chàng Tun); Chàng Hrom Dú cưới nàng H’bia

Driang; chàng Hrit nghèo cưới nàng Ih-Om-Lom-Tơi; Chàng Y rit cưới nàng Bơ đung (Đại bàng bị

giết); anh em Rok, Set và Tắc Kè lấy 3 chị em con nhà trời; Chàng Drit lấy nàng H’bia Mut xinh

đẹp; chàng Ama Ja Areq lấy nàng Vala; Chàng Yrit cưới con gái chủ làng

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ nam đảo ở Việt Nam và Indonesia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngoài tính dũng cảm chung, kì vĩ. Chàng dũng sĩ còn mang bản sắc riêng nhờ cách thụ cảm hồn nhiên và khá gần gũi với đời sống sinh hoạt của người Nam Đảo. Thậm chí họ có cả lòng tham như Đăm Bông Pha khi lên trời xin được thuốc trường sinh và được dặn dò là về hòa thành nước thoa cho tất cả mọi người, vì lòng tham, ông đi về uống hết và lập tức bị ói ra tất cả lên bụi lau, đây cũng là cách giải thích lý do vì sao cây lau sống dai, nó được hưởng thuốc trường sinh trời cho. Chính điều này làm cho nhân vật bắt đầu dấu hiệu của đa tuyến hơn là đơn tuyến chỉ toàn là tốt đẹp, thi pháp nhân vật của truyện cổ tích bắt đầu có những dấu vết rạn vỡ như kiểu nhân vật mang những tình cảm riêng như chàng Hoàng tử Um – rúp lãng mạn yêu cô gái chăn dê, yêu cảnh sống dân dã hữu tình bên ngoài cung cấm và hiếu thảo với mẹ. Ngay từ tên gọi của nhóm truyện cũng bộc lộ được một phần đặc trưng trong hành động của nhân vật. Có thể khẳng định, hầu hết các nhân vật chính thuộc kiểu truyện này đều có chung hành động tiêu diệt thế lực hung ác. Chính hành động này làm nền tảng cho quá trình hình thành cốt truyện và làm nên xương sống cho câu chuyện tạo thành một kiểu truyện tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kì. Hành động chàng dũng sĩ tiêu diệt thế lực hung ác của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia cũng có ý nghĩa giống nhau. Qua khảo sát có thể thấy, việc giết yêu tinh cứu người đẹp và bảo vệ sự bình yên cho cộng đồng là một trong những hành động phổ biến của chàng dũng sĩ. Bảy chàng trai khỏe giết yêu tinh cứu 21 cô gái đẹp; Dông Tư đánh nhau với cướp và vua nước ma cứu nàng Hơ bia phu (Cha con Tăm Dông); Hoàng tử Umrup chống lại vua cha và Cai-clon cứu cô gái chăn dê (Hoàng Tử Um –rup và cô gái chăn dê); chàng Rít cứu nàng H’bia Phu xinh đẹp; Y Tơ Lông cứu con gái chủ làng sắp bị dâng cho trăn tinh, Anh em Pơ Rông Pha đánh con quỷ ác Đam Pơ rung cứu 7 người con gái đẹp, Di Ông đi lấy nữ thần mặt trời phải đánh nhau với Thần sét và Thần rồng ở biển; Xin - Xây giết những người mẹ ghẻ cứu mẹ và giết quỷ cứu cô Phê La (Cha con Đăm Bông Pha); Y Drao đánh Mtao cứu mẹ và mọi người (Sự tích chiếc vòng ngày cưới); Chàng Ta giết Báo Gấm lấy mắt lại cho các mẹ; Hrit cứu con gái chủ làng từ lũ ma trên trời (Chàng Hrit và lũ ma trên trời); Rok giết lão quỷ Đi đô ăn thịt người và đàn cá sấu Tạ yan để cứu mọi người (Hai anh em Rok và Set); Set giết bà H’kruah hung ác cứu mọi người và tìm lại vợ trên trời ( Set, Rok và tắc kè). Chiến công vinh dự được xác định bằng việc chiếm người phụ nữ đẹp kiểu như vì nàng Helen xinh đẹp nên có cuộc chiến thành Troa trở thành huyền thoại. Tuy nhiên tính chất thiện chống ác đã làm cho truyện cổ tích mang màu sắc khác. Sự ca ngợi những chàng trai khỏe, kì tài đã có công chinh phục tự nhiên, mở mang địa bàn sinh tụ, đem lại cuộc sống yên vui cho cộng đồng, làng bản làm nên âm hưởng chủ đạo. Ở mức độ nào đó truyện cũng phản ánh ước mơ dân chủ chinh phục tự nhiên của người xưa. Cơ sở tư tưởng chung của nhóm truyện này là những cuộc chiến tranh cướp vợ, giành vợ đoạt tài sản diễn ra tương đối phổ biến giữa các thị tộc bộ lạc ở các quốc gia cổ đại vùng Đông Nam Á. Một phần quan trọng của thực tế lịch sử ấy đã được nhận thức bằng hình tượng nghệ thuật nguyên hợp qua các sử thi anh hùng Tây Nguyên. Với tính ngợi ca xưng tụng chàng hoàng tử Tề wa - Mừ nô và hoàng tử Um rúp của người Chăm mang dấu ấn của thời đại lịch sử, nhiều khả năng những truyện cổ này là truyền thuyết lai cổ tích. Điểm chung này cũng tìm thấy trong các câu chuyện kể về chàng dũng sĩ của các vương quốc ở Indonesia đã tiêu diệt kẻ ác lấy lại vương quốc. Chính vì vậy, trong cách xây dựng chàng dũng sĩ này đã đi sang địa hạt của người anh hùng trong truyền thuyết. Và trong nhiều truyện cổ tích, khi chàng dũng sĩ tiêu diệt các thế lực tự nhiên bước qua thử thách mới trong các nhiệm vụ mang tính quốc gia dân tộc thì chức năng này đã đẩy nhân vật của truyện cổ tích thành nhân vật mang dáng dấp của người anh hùng trong truyền thuyết. Một số truyện khác, kiểu nhân vật chàng dũng sĩ lại hành động theo một chuỗi khác như việc giết chim dữ cứu người đẹp sau đó cứu nước, hay cứu cha. Nhưng tựu trung lại vẫn là sự thể hiện vai trò quan trọng của chàng dũng sĩ như trong truyện Cái ná chín rãnh, Chàng Nam giết đại bàng cứu nàng Maih; Hrit cứu nàng Ih-Om – Lom-Tơi con chủ làng bị Ông voi bảy ngà năm đuôi bắt đi; Y Rít xấu xí giết đại bàng cứu nàng Bơ Đung con gái chủ làng (Đại bàng bị giết); Chàng Ama Ja Areq chống lại nhà vua để giữ nàng Vala và đánh giặc cứu nước; Cậu Xoài vứt cái đầu cá khổng lồ hôi thối ra đại dương cứu giúp 3 nước, Chàng cá sấu đánh giặc. Một số trường hợp khác, chàng dũng sĩ hành động tiêu diệt thế lực hung ác như chàng Tăm Dông tiêu diệt vua nước ma và bọn cướp cứu cha Dông Tư (Cha con Tăm Dông); Hoàng tử Tewa - Mừ nô tìm cha và đánh nhau với các thế lực khác để cứu công chúa Rắt - na hay chàng Hrit cứu chủ làng (Hrit kể chuyện chàng Tun)... Với các truyện của người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia, chàng dũng sĩ tiêu diệt các thế lực hung ác cũng thường thể hiện bằng việc chống lại vua ác hoặc giết con vật hung ác để cứu người đẹp: hoàng tử Lama Nijurai và nàng Bosu, Cuộc hôn nhân của Arijuna; Đa-ut và Sa-pi-la. Đó cũng có thể là trường hợp của chàng Apo giết người khổng lồ hung ác để cứu vợ (Apo và người khổng lồ). Hoặc giống truyện của các tộc người Nam Đảo khác ở Việt Nam, người dũng sĩ trong truyện cổ tích Indonesia sau khi cứu người đẹp thường xông pha đánh giặc cứu nước. Hành động này thể hiện trong các truyện: “Chàng thợ săn và nàng công chúa”; “Aji Saka”; “nàng công chúa tóc vàng”. Tất cả hành động này người dũng sĩ đều xuất phát từ chính những yêu cầu của cuộc sống với những vấn đề xã hội cấp thiết cần được giải quyết. Chiến đấu để giành lại vương quốc của mình cũng là một trong những vấn đề quan trọng thường được đặt ra trong truyện cổ tích các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia. Trong các truyện Lundu Nipahu; Dayang Badir, Câu chuyện của Kelana Sarkli, mâu thuẫn tranh giành quyền lực giữa chú và cháu – người kế tục ngai vàng phổ biến. Người dũng sĩ cũng có thể là người làm thay đổi cuộc sống của cộng đồng nhờ vào sự chinh phục biến đổi tự nhiên như người đàn ông trong truyện Sông Mặn đã giúp làng của nàng Tum – Bai thay đổi cuộc sống nghèo khó của họ. Chúng tôi tìm thấy loại chức năng của người dũng sĩ ở các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia rất giống ở Việt Nam. Đó là những người con tài giỏi vượt qua thử thách để giải oan cho mẹ và đoàn tụ gia đình, thường là hoàng tử, công chúa: Cindelaras; Con gà trống của Ban- ghi-la-rat, “nàng công chúa tóc vàng”. Chức năng thử thách tìm ra người dũng sĩ lãnh đạo rất dân chủ, dựa vào tài năng được tìm thấy trong 3 truyện của Indonesia: Nguồn gốc Vương Quốc Jampi, Awang Garang và Sông Mặn. Ta tìm thấy chức năng hành động của nhân vật giống nhau trong truyện các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia. Cậu Xoài được phái xuống trần gian để tìm kiếm người lãnh đạo của 3 quốc gia. Ở Indonesia, đó là người thủ lĩnh của 5 làng tạo thành Vương quốc Jampi hay người lãnh đạo đội quân đánh cướp biển là Awang Garang, người đàn ông mà nàng Tum-bai đã thử thách biến nước ngọt thành nước mặn để mang lại cuộc sống giàu có hơn cho công đồng. Rõ ràng, quá trình tìm kiếm người đứng đầu cũng rất quan trọng, quyết định sự sống còn và bình yên của cộng đồng. Tất cả đều phải trải qua những thử thách để khẳng định tài năng để có thể chọn mặt gửi vàng. Những câu chuyện này cũng phản ánh một thời kì khá dân chủ, khi những người trong cộng đồng có thể có quyền quyết định tìm ra người để “chọn mặt gửi vàng”. Về cơ bản, hành động người dũng sĩ tiêu diệt kẻ hung ác trong kiểu truyện người dũng sĩ của các tộc người Nam Đảo đều có ý nghĩa tương đối giống nhau. Điểm gặp nhau này dường như mang tính tất yếu cho kiểu nhân vật hành động này trong truyện cổ tích của khu vực và của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy ở Việt Nam, hành động của người dũng sĩ thường là tiêu diệt các thế lực thiên nhiên, siêu nhiên hung ác, cứu người đẹp và mang lại sự bình yên cho cộng đồng. Trong khi đó, ở những truyện của các tộc người Nam Đảo Indonesia, người dũng sĩ thường thể hiện qua việc giải quyết các xung đột mâu thuẫn mang tính chất xã hội, giữa những thế lực con người với nhau. Kiểu hành động diệt yêu quái cứu người thân là dạng thức mang tính khuôn mẫu xuất hiện nhiều trong Sử thi Ramayana. Nhiều truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung chịu ảnh hưởng của kiểu nhân vật này. Nhiều truyện người dũng sĩ của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam không đặt vấn đề dân chủ mà chỉ tập trung ca ngợi những chàng dũng sĩ có công tiêu diệt xà tinh cứu người đẹp cứu dân làng. Mâu thuẫn trọng tâm ở đây được nhận thức dưới dạng xung đột giữa ước mơ của cộng đồng hội tụ qua một con người cụ thể với các thế lực tự nhiên được nhân hóa, giữa mục đích giành lại những người phụ nữ đẹp với tục cướp vợ phổ biến giữa các cộng đồng lân cận, trong xã hội thị tộc xa xưa. Mâu thuẫn trung tâm là mâu thuẫn giữa các chàng trai dũng cảm với bọn chủ đất, chủ làng và Mơtao, Pơtao tham lam, độc ác. Ở truyện Cuộc hôn nhân của Hoàng Tử Arijuna của Indonesia và truyện Sự tích Pô nai của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, nhân vật chính mang màu sắc của tín ngưỡng: một truyện đề cao sự đắc đạo và tài giỏi của Arijuna đã cùng đức chúa Bathara Giuru tiêu diệt tên vua độc ác Niwatakawaca và Mamang Maurka hóa thành con lợn hung ác; còn truyện Pô Nai đề cao sự huyền diệu linh thiêng của Nàng Pô Nai hóa thần linh ứng đã chống lại Kamao và trở thành vị thần linh ứng của người Chăm. Nếu truyện của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam đều là những chàng trai thì ở các truyện của Indonesia đã thấy xuất hiện hình ảnh người dũng sĩ mang bóng dáng của những nhân vật kì nữ. Đó là nàng công chúa tóc vàng được tôn làm thủ lĩnh để tiêu diệt yêu quái và tấn công hoàng cung cứu mẹ, là nữ hoàng Aji Bidara Putil tài năng đức độ, đã chống trả kẻ thù đến phút cuối cùng. Chàng dũng sĩ chống lại các thế lực hung ác, tạo lập chiến công - mục tiêu chung cho kiểu nhân vật mang tính thần kỳ này. Khá nhiều truyện trong nhóm truyện dũng sĩ diệt yêu quái, cứu cộng đồng kể về chiến công giết các con vật hung ác khổng lồ như xà tinh, hổ tinh, chằn tinh, trăn tinh, cá sấu tinh, hổ tinh Hình dáng của chúng kỳ quái ghê gớm, dữ tợn ... Bản tính độc ác chỉ là ẩn dụ cho các lực lượng tự nhiên được nhân hóa nhào nặn qua trí tưởng tượng bay bổng nhưng chất phác của người xưa. Thông qua vẻ bề ngoài kì quái của chúng, người ta vẫn phát hiện ra cốt lõi hiện thực được phản ánh: đó là khi con người ta phải đối diện với các thế lực hung ác luôn rình rập. Dần dà, khi xã hội hình thành tư hữu thì lực lượng hung ác đó lộ hình trong những con người cai trị người khác, nắm quyền sinh sát của cộng đồng. Đó là những tên chủ làng, chủ đất, là những Pơ tao, Mơ tao đối với các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Hay những tên vua ác, những tên bạo chúa xuất hiện trong nhiều truyện của Indonesia. Chúng cũng có thể là kẻ thù xâm lược đe dọa cuộc sống và sự bình yên của cộng đồng Cuộc đấu tranh của những dũng sĩ với những thế lực đen tối trong xã hội dù có được cường điệu, phóng đại đến đâu chăng nữa vẫn mang giá trị hiện thực. Chính nền tảng hiện thực làm chỗ đứng cho câu chuyện và tính chất thần kì làm nên sự hấp dẫn và gửi gắm những ước mơ vượt thoát khỏi hiện thực. Niềm tin ấy chẳng khác nào liều thuốc tinh thần để con người ta tiếp tục sống và vươn lên. Ở nhiều truyện cổ tích của Indonesia, ngoài việc đấu tranh cho các thế lực như trên còn phản ánh một quá trình đấu tranh của những con người dũng cảm để giải quyết xung đột trong nội bộ các thế lực thống trị xã hội. Hai bên thiện ác cũng thường xảy ra mối xung đột một mất một còn và thường cái thiện, công lý vẫn chiến thắng như cuộc đấu tranh của hoàng tử Lundu Nipahu, của công chúa Dayang bandir và hoàng tử Sandean Raja... Trong những truyện của người Chăm ở Việt Nam cũng đã thể hiện một cuộc đấu tranh như vậy. Đó là mâu thuẫn giữa hoàng tử Umrup với vua cha và Cai – Clon hay là giữa một lực lượng tiến bộ, cái thiện với cái ác, với tư tưởng phân biệt đẳng cấp. Dù cuối cùng, hoàng tử Umrup và cô gái chăn dê cũng không chiến thắng nhưng họ là niềm kính ngưỡng đối với tất cả mọi người. Và lẽ đương nhiên, chỉ khi tạo dựng được những thành quả hơn người thì sự tôn xưng ấy mới xứng đáng. Không ít kẻ muốn chiếm giữ danh vị ấy. Chính vì vậy việc xây dựng motip họ bị cướp công cũng là cách để thấy tính chất cao cả, oai hùng của họ. Cả trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia ta đều thấy mục tiêu của người dũng sĩ thể hiện rất rõ. Hễ gặp các thế lực hung ác là tiêu diệt. Dù đó là thế lực có thù với những người thân, với gia đình, với chính mình hay không thì hành động vẫn nhằm mục tiêu là chống lại và tiêu diệt. Ấy là thái độ phản kháng trước hiện thực, không chấp nhận buông tay phục tùng mà luôn chiến đấu. Những chàng dũng sĩ ấy là niềm tin của nhân dân về sức mạnh của cái thiện của chính nghĩa, cũng chính điều này làm nên sự khác biệt của mạch cổ tích so với mạch truyền thuyết. Dù chết đi thì bộ xương của Dông Tư (Cha con Tăm Dông) vẫn cầm khiên đánh quân vua nước ma và lũ cướp, dù chết đi người chị Dayang Bandir vẫn theo phò trợ em lấy lại quốc gia Kết cục của người dũng sĩ gắn với tính chất của kết thúc kiểu truyện cùng tên, đó phần lớn là kết thúc có hậu tạo lập chiến công và nhận phần thưởng xứng đáng. Truyện của tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia và Việt Nam thường kết thúc cuộc đời nhân vật cũng đi về hai hướng. Đó là những kết thúc có hậu, những người dũng sĩ vượt qua thử thách tạo lập chiến công. Dẫu cho xét về thi pháp chung, những nhân vật dạng này mang tính chức năng. Những phần thưởng xứng đáng dành cho người dũng sĩ có thể thường là cưới người đẹp sống hạnh phúc và sau đó kế tục sự nghiệp lãnh đạo cộng đồng. Ở truyện cổ tích các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam có: Bảy chàng trai khỏe cưới 21 cô gái làm vợ, Chàng Lười có vợ là con gái Mtao vốn là tiên trên trời, Japa Nrang lấy được người vợ đẹp, Hoàng tử Tề wa - Mừ Nô đã cưới 5 nàng công chúa xinh đẹp và về xây dựng quốc gia sống hạnh phúc; Chàng Rít cùng bà sống hạnh phúc với “nàng H’bia Phu xinh đẹp”; Chàng Y Tơ Lông cưới con gái trưởng làng (Y Tơ Lông giết trăn tinh); Pơ Rông Pha cưới H’bia Ôi và sống hạnh phúc (Bảy anh em Pơ Rông Pha); Chàng Ji -ong lấy được nữ thần mặt trời, Xin – Xây cưới nàng Pơ Tấu và được Đăm – Bông – Pha cho kế nghiệp (Cha con Đăm Bông Pha); chàng Y Drao cùng H’Liêng sống hạnh phúc; Chàng Cá Sấu, Chàng Cơm Cháy cưới nàng H’bia Kjuh và sống hạnh phúc tới già; chàng Ji - Ong lấy nàng H’bia Phu Lem Hu; Chàng Nam lấy nàng Maih (Chàng Nam và con cù lần); Chàng Ta lấy nàng Hổ; chàng Hrit lấy được con gái chủ làng (Hrit kể chuyện chàng Tun); Chàng Hrom Dú cưới nàng H’bia Driang; chàng Hrit nghèo cưới nàng Ih-Om-Lom-Tơi; Chàng Y rit cưới nàng Bơ đung (Đại bàng bị giết); anh em Rok, Set và Tắc Kè lấy 3 chị em con nhà trời; Chàng Drit lấy nàng H’bia Mut xinh đẹp; chàng Ama Ja Areq lấy nàng Vala; Chàng Yrit cưới con gái chủ làng Những liệt kê trên đủ chứng minh đây là một kết thúc rất phổ biến dành cho người dũng sĩ ở các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam hơn hẳn ở Indonesia. Kết cục thành đôi, sống hạnh phúc như là kết thúc trọn vẹn trong mong muốn của dân gian. Chỉ gặp một trường hợp người dũng sĩ quay về sống cuộc sống riêng hạnh phúc, xem thường sự tráo trở của thế lực thống trị. Ấy là trong truyện Cái ná chín rãnh, Chàng Bí. Tất nhiên, khi quay về sống với nhân dân chàng vẫn nhận được những gì mình xứng đáng. Chính trong cách hành xử này cho tính hồn nhiên trong tư duy của những người dũng sĩ trong truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam. Họ có thể xông pha để giết giặc chỉ vì muốn cưới vợ để nấu cơm cho mình ăn. Mọi người đã tìm cho chàng thêm một người vợ để nấu cơm cho chàng ăn. Rất bình dị! Đó là cuộc sống cần thiết của một người anh hùng, đơn giản và hòa đồng! Cũng có trường hợp người dũng sĩ tạo lập nên chiến công rồi lại tiếp tục một nhiệm vụ khác như Cậu Xoài sau khi tìm được 3 người em kết nghĩa lãnh đạo 3 quốc gia thì ra đi làm nhiệm vụ khác là làm con trai vua thủy tề. Ở truyện cổ tích Indonesia, hoàng tử Lamanjurai cũng đã sống hạnh phúc cùng nàng Bosu xinh đẹp (hoàng tử Lamanjurai và nàng Bosu), Hoàng tử Arijuna cũng đã cùng nàng Supraba xinh đẹp sống hạnh phúc 7 tháng trên trời và 7 tháng nơi hạ giới (Cuộc hôn nhân của Arijuna). Chàng thợ săn cũng cưới được nàng công chúa và được vua truyền ngôi (Chàng thợ săn và nàng công chúa). Tương tự với các truyện cổ tích về người dũng sĩ ở Việt Nam, ở đây, một kết thúc mĩ mãn hạnh phúc bên người đẹp được xem là điều xứng đáng dành cho đại diện sức mạnh của nhân dân. Có thể tìm thấy trong truyện: Đa út và Sa-pi-la; Công chúa Bung – su và Maniki; Apo và người khổng lồ; Sông Mặn; Số lượng khá cân bằng trong kết thúc dành cho những chàng dũng sĩ của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia chia đều cho việc người anh hùng cưới người đẹp sống hạnh phúc và người anh hùng lấy lại vương quyền, lãnh đạo nhân dân chống lại cái ác hay xây dựng cộng đồng như Biwar, Cindelaras, Lundu Nipahu; Vương quốc Jampi; Sandean Raja; Mentiko Betuah; Câu chuyện của KelanaSakti; Awang Garang; Aji Saka Phần thưởng dành cho chàng dũng sĩ chính là sự công bằng cần có của dân gian vậy! Không phải tất cả những người dũng sĩ đều giành chiến thắng và được hưởng như những gì họ xứng đáng. Kết thúc này gần với hiện thực hơn với ý chí, nghị lực, sức mạnh, tài năng và một cái tâm nhưng nhiều khi kết thúc thất bại, người dũng sĩ bị chết. Họ đã thất bại tạm thời trong cuộc chiến với cái ác nhưng họ vẫn bất tử trong suy nghĩ của mọi người. Họ để lại dấu ấn của kì tích, làm nền tảng và động lực cho nhưng đấu tranh không ngừng để chống lại cái ác; dù đó có là cuộc chiến không cân sức đi chăng nữa thì ý nghĩa tinh thần vẫn là mục đích tốt đẹp mà câu chuyện mang lại, hoàng tử Um – Rúp đã chết nhưng hình ảnh chàng và cô gái chăn dê vẫn đẹp đẽ làm sao: “hoàng hậu ôm xác con khóc, máu của chàng bay lên không trung tụ thành dãi mây hồng, chiếc ấm vàng và cô gái chăn dê cũng bay theo hóa thành một ngôi miếu nhỏ, mái uốn cong có rồng chầu bốn góc, đám mây hồng bay đến phủ rồi bay lo lửng khắp nơi, mỗi nhà người dân làm miếu thờ, đến chiều ngôi miếu lại biến thành một quả núi xanh cao vút bên cạnh mặt trời lặn. Đám mây hồng tụ trên đỉnh núi đó và dát một lượt mỏng trùm xuống xung quanh”. Đó cũng là cái chết của Nữ hoàng Aji Bidara Putil trong truyện cổ tích các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia. Mặc dù kẻ thù hung ác bị tiêu diệt thì đất nước và cung điện của nữ hoàng tốt bụng tài giỏi cũng không còn. Nàng cũng đã đến đường cùng. Sự trở về thế giới siêu nhiên còn bao hàm cả quan niệm của dân gian về 2Tbản chất thiêng của người anh hùng2T, họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên thành khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc, trường tồn với lịch sử. Đúng như nhận định của Nguyễn Đổng Chi về vấn đề này: “Chết tức là mở ra một đời sống mới ở mức độ tinh thần cao hơn, người anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân trở thành bất tử”. Ở điểm này, khó lòng phủ nhận bản chất “hóa” của người anh hùng trong truyền thuyết đã ảnh hưởng trong những truyện cổ tích kiểu này. Hoặc đó cũng có thể là kiểu kết thúc vô định như trong truyện Pram Tich và Pram Lắc, chàng Pram Tich khi được khỉ con là Kra - le giúp ra đảo Ka-Hoa tìm người đẹp thì mãi hàn huyên nên cầu khỉ bị sóng đánh tan không về được, còn Pram Lắc không biết đi về đâu? Khi so sánh với truyện Param Mưdit và Param Mưlak, chúng tôi thấy cốt truyện có nhiều điểm giống nhau hoàn toàn. Chỉ có kết thúc khác nhau. Truyện Param Mudit và Param Mulak có phần kết thúc cuộc đời nhân vật cụ thể hơn. Từ đó, có thể đoán định rằng Pram Tich và Pram Lak là một dị bản của truyện Param Mudit và Param Mulak. Điều đáng chú ý là người dũng sĩ trong các truyện của tộc người Nam Đảo ở Việt Nam thường di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Đó có thể là dấu ấn của những cuộc vượt biển; cũng có thể là quá trình thay đổi địa bàn sinh tụ được ghi nhận trong lịch sử tộc người. Chính sự ra đi của người dũng sĩ đã thể hiện một tính chất động rõ rệt: sinh ra ở một nơi và lập chiến công ở một nơi khác, thậm chí có người vừa sinh ra còn mang rốn đã băng qua 7 ngọn núi; rồi trên hành trình ấy lấy con gái hoặc công chúa của vùng khác làm vợ như 7 chàng trai khỏe, ... Ngoài ra, quá trình dịch chuyển không gian của người dũng sĩ phản ánh quá trình di cư, hòa huyết một cách tự nhiên giữa các bộ lạc, dân tộc. Tâm thức di chuyển có sẵn trong cộng đồng các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam từ tổ tiên của họ, vốn không phải ở đây và khi tới nơi sống ở vùng đồng bằng thì dần dà qua các cuộc chiến tranh bộ lạc phải di chuyển tiếp lên các vùng đồi núi để tìm kiếm địa bàn sinh tụ mới. Người dũng sĩ trong truyện Indonesia thường ở một nơi, nếu có bị di chuyển vì một lý do nào đó (thường là để trốn khỏi kẻ thù) thì cũng quay về và lập chiến công tại quê hương. Không thể phủ nhận trong cách xây dựng hình ảnh những người dũng sĩ trong truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia dù có điểm đến chung là tiêu diệt các thế lực hung ác cả tự nhiên lẫn thống trị nhưng họ có sắc diện riêng. Họ có vai trò và cách hành xử khác nhau, những mục tiêu cụ thể của người dũng sĩ cũng tùy theo hoàn cảnh. Tính chất văn hóa và bối cảnh lịch sử vùng có thể đã để lại dấu ấn trong hình ảnh những người dũng sĩ. Ở các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam, sự mạch nguồn của kiểu truyện này có nguồn gốc sâu xa hơn từ nghi lễ trưởng thành trong truyền thống của các dân tộc ở khu vực này. Theo bài nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Việt HùngP21F22P về “Nghi lễ trưởng thành và kiểu truyện người anh hùng dũng sĩ” đã chứng minh một cách sâu sắc về mối quan hệ nối kết cho thấy nguồn gốc của kiểu truyện này. Rõ ràng, khi đi nghiên cứu kiểu truyện này trong sinh quyển văn hóa của nó đã hé lộ một mầm sống thực tiễn rất lý thú. Nghi lễ trưởng thành trở thành phần tất yếu để khẳng định sự hiện diện của cá nhân trong cộng đồng, đánh dấu vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với 22 Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật số 11/2003 cuộc sống chung. Và theo bước tiến của thời gian, sự thử thách để trưởng thành càng được phóng đại ở mức kì vĩ hơn trở thành người anh hùng của bộ lạc thị tộc. Với kiểu truyện này ở Indonesia, có thể thấy yếu tố khởi phát được ghi dấu lại cũng không loại trừ dấu ấn của một nền văn hóa nông nghiệp. Những dấu ấn của một thời kì quyền lợi tư hữu và sự tranh giành quyền lực. Tuy có nguồn gốc bản địa nhưng những truyện này vẫn có những tiếp thu do quá trình tiếp bíến văn hóa, song hạt nhân ban đầu vẫn được giữ lại. Nhiều truyện có thể ngoài motip bản địa, nó có thể tiếp thu, vay mượn nhiều motip của các nền văn hóa dân gian khác tạo nên quá trình hỗn dung của văn hóa nhiều tộc người, thường các yếu tố này được bản địa hóa phù hợp với cơ tầng văn hóa của mỗi tộc người. Kiểu truyện người dũng sĩ của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia phản ánh một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của con người với các lực lượng thù địch, cái ác luôn song hành trong cuộc sống nhân loại. Đó là những câu chuyện mang hơi thở của hiện thực và dáng hình của truyện cổ tích. Chính hiện thực làm nên sự sống cho câu chuyện và trí tưởng tượng kì diệu của cổ tích làm nên sự hấp dẫn riêng. Các thế lực hung ác mà con người phải đối diện là muôn hình vạn trạng và biến hóa khôn lường. Không phải điều lạ lẫm khi thấy xuất hiện nhiều lực lượng hung ác trong các truyện cổ tích của các tộc người Nam Đảo là những quái thú, yêu quái, yêu tinh. Đây đã trở thành motip phổ biến trên toàn thế giới để nói về kẻ thủ ác: “Bảy chàng trai khỏe” giết con yêu tinh bỏ chạy biến thành con vật có hình thù quái dị phun lửa đốt làng; Chàng Bí với “cái ná chín rãnh” đã giết con chim dữ cứu cô gái và sau đó giết giặc cứu nước; chàng Lười đi mở mang khai phá; Cậu Xoài giết con cá khổng lồ rồi lần lượt đến các nước vứt những cái đầu cá khổng lồ ra đại dương; Hoàng tử Tề wa Mừ nô đánh với đội quân của Richa Samule cùng với cậu Vanna, em Ari Cấy Caphoa và tướng quân sư tử Giồ Ginùng của hắn, sau khi học phép thuật trong vòng 7 năm hắn còn cầu cứu thêm vua Kaku Kakung; Chàng Rít trong truyện H’bia Phu xinh đẹp chống lại diều hâu hung ác chồng của nàng; Y Tơ Lông giết trăn tinh cứu con gái chủ làng; Anh em Pơ r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_8133432875_5248_1872699.pdf
Tài liệu liên quan