MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1:Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và ý nghĩa của quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 5
1.1 Quan niệm về sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả . 5
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 8
1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của máy móc thiết bị. 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. 10
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 11
2.1 Chất lượng yếu tố nguyên vật liệu . 11
2.2 Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị 11
2.3 Lao động . 12
2.4 Vốn. 13
3 Ý nghĩa của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả. 14
Chương 2: Tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua
1 Khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam 16
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty thép việt nam. 16
1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. 17
2 Các đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị . 22
2.1 Chức năng, nhiệm vụ Tổng công ty 22.
2.2 Đặc điểm công nghệ của Tổng công ty. 24
2.3 Lao động. 26
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty. 28
3 Thực trạng và tình hình sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam. 36
3.1 Tình hình máy móc thiết bị . 36
3.2 Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị 38
3.3 Công tác đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị 40
3.4 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 41
3.4.1Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị . 41
3.4.2Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về số lượng 44
3.4.3Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về thời gian 45
3.4.4Chỉ tiêu doanh thu trên tổng giá trị máy móc thiết bị 46
3.4.5Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị 47
3.4.6Chỉ tiêu nộp ngân sách trên tổng giá trị máy móc thiết bị 48
4 Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua. 49
4.1 Những thành tích đã đạt được. 49
4.2 Những tồn tại. 50
4.3 Những nguyên nhân 52
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam.
1 Phương hướng chung của Tổng công ty thép Việt Nam. 55
2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam. 57
Biện pháp thứ nhất: Tăng cường đầu tư cải tiến nâng cao năng lực công nghệ của máy móc thiết bị. 57
Biện pháp thứ hai: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất 64
Biện pháp thứ ba: Tổ chức cung ứng có hiệu quả nguyên vật liệu. 68
Biện pháp thứ tư: Hoàn thiện công tác sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị theo kế hoạch 72
3 Các kiến nghị 76
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty với sự trợ giúp của các phòng ban chức năng trong Tổng công ty. Khi nhận được quyết định của Tổng giám đốc thì ban lãnh đạo các doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch đầu tư phân bổ nguồn lực thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực do Tổng công ty cung cấp.
Về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, các doanh nghiệp thông qua kế hoạch cụ thể để tiến hành chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình. Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty trên cơ sở các báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp trong khối lưu thông sẽ tiên hành phân tích và dự đoán về tình hình thị trường trong thời kỳ tới từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể cho khối sản xuất. Các doanh nghiệp trong khối này nhận nhiệm vụ và đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình. Khâu chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất đặc biệt được coi trọng. Quá trình sản xuất có hiệu quả hay không là việc các yếu tố kỹ thuật - máy móc thiết bị: phần xương cốt của quá trình sản xuất - có được đảm bảo hay không. Do vậy, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sẽ làm cho công tác chuẩn bị kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật, công tác đầu tư mới cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách chu đáo hơn, đầy đủ hơn, và có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau của sản xuất. Điều này cũng đồng nghĩa với công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ trở nên có hiệu quả hơn.
Về vốn thực hiện các doanh nghiệp trình bày các bản dự toán chi phí đầu tư cho dự án cho Tổng công ty và phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ xem xét về tình hình tài chính và khả năng có thể phân bổ nguồn lực tài chính cho dự án đó hay không? nếu có thể sẽ cung cấp bao nhiêu?... Có vốn các doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện đầu tư đổi mới nâng cao các thiết bị công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm làm cho các yếu tố này phù hợp với quá trình sản xuất trong điều kiện mới.
Về mặt nhân sự phòng Tổ chức lao động có nhiệm vụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Tổng công ty để các doanh nghiệp trong Tổng công ty có thể có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ năng lực và có nhận thức đúng dắn về tính nghiêm túc cũng như tầm quan trọng của sản xuất. Khi đó yếu tố kỹ thuật - máy móc thiết bị sẽ được thực hiện đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và hiệu quả cao
Về công nghệ - máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất thì các doanh nghiệp thành viện sẽ tiến hành lập kế hoạch cụ thể , bố trí thưòi gian cụ thể cho từng loại máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục và đúng lịch trình đã xác định. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất. Việc doanh nghiệp sẽ sử dụng loại máy móc thiết bị nào sẽ được phòng Kỹ thuật hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện sao cho máy móc thiết bị được sử dụng đúng với những năng lực vốn có của nó và đảm bảo máy móc thiết bị được tận dụng tối đa về tính năng tác dụng của nó. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật cũng có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp về những thông tin trên thị trường khoa học công nghệ đồng thời tiến hành nghiên cứu các công nghệ hiện có của Tổng công ty thép Việt Nam và các liên doanh với nước ngoài. Trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp kinh tế kỹ thuật để đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty về máy móc thiết bị là hiện đại nhất, tình năng ưu việt nhất...
Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong Tổng công ty cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ nhau về các mặt trên.
Tóm lại với cơ cấu tổ chức quản lý này Tổng công ty thép Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp trong Tổng công ty được phát huy tối đa sự sáng tạo của mình trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
3. Thực trạng sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam.
Do VSC có lĩnh vực hoạt động đa dạng, số công ty thành viên lớn như đã trình bày nên tài sản của VSC rất lớn, cả về số lượng, hình thái vật chất và cả vê giá trị bằng tiền. Cũng vì thế, vật tư (đầu vào), nhu cầu và công tác cung cấp, dự trữ cúng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của VSC là hết sức phong phú và phức tạp. Trong khuôn khổ báo cáo này khó có thể đề cập đầy đủ hết mọi khía cạnh về công tác cung cấp và tình hình sử dụng vật tư, hiện trạng và tình hình sử dụng tài sản nói chung, cũng như về máy móc thiết bị nói riêng. Vì vậy, dưới đây báo cáo chỉ nêu một số mặt về tài sản thiêt bị, máy móc chủ yếu trong các cơ sở luyện kim của Tổng công ty thép Việt Nam.
3.1.Tình hình máy móc thiết bị .
Là một doanh nghiệp chủ lực của ngành thép, Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam gồm các nhà máyđều được đầu tư từ vài chục năm trước nên trình độ công nghệ và mức độ đồng bộ, tiên tiến của trang thiết bị đều thua kém các liên doanh và các cơ sở mới đầu tư trong những năm gần đây.
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gang: Công ty Gang thép thái Nguyên hiện là cơ sở duy nhất ở nước ta có 3 lò cao, dung tích rất nhỏ, khoảng 100m3/lò, đi vào sản xuất từ năm 1963. Hiện nay, 1 lò đã thanh lý, 1 lò đang được khôi phục, và 1 lò đang vận hành (phụ thuộc vào than cốc). Do sản xuất thép thô hiện nay hoàn toàn bằng lò điện hồ quang dùng nguyên liệu thép phế, tỷ lệ phối liệu gang cục tối đa chi 20 - 25 %, ngoài ra nguồn quặng sắt bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng, các thiêt bị phụ trợ khác như lò coke, máy thiêu kết đều đã hư hỏng xuống cấp nhiều, nên trên thực tế hiện nay chỉ còn 1 lò đang vận hành.
Sản lượng gang hàng năm chỉ đạt khoảng 3 - 4 vạn tấn trong vài năm trở lại đây. Một phần sản lượng này (gang lỏng) dùng luyện thép bằng lò chuyển, còn lại được đúc thành gang thỏi cung cấp cho các lò điện hồ quang (EAF) .
Tổng công ty có 8 EAF với công suất 10 tấn/mẻ và 14 lò với công suất 10 tấn/mẻ, tất cả đều được chế tạo tại Trung Quốc và Việt Nam. Khoảng 1/3 số lò này được lắp đặt trong khoảng 10 năm trở lại, còn lại được xây dựng cách đây 10 – 25 năm, công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí nguyên vật liệu rất cao.
Khâu đúc phôi của VSC có 1 dây chuyền (máy) đúc liên tục 4 dòng và 3 máy đúc 2 dòng, công nghệ khá hiện đại của Trung Quốc và ấn Độ, lắp đặt gần đây và tại công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép miền Nam và Đà Nẵng. Tổng công suất của 4 máy đúc này lên tới 330.000 tấn/năm. Ngoài ra, các công ty thành viên còn có các loại thiết bị đúc thủ công theo từng mẻ.
Khâu cán thép của VSC có 17 dàn cán (chế tạo tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam - không kể các dàn cán mini) để sản xuất các sản phẩm thép tiêu dùng (thép thanh, thép tròn cuộn, thép hình) đặt tại các nhà máy của Tổng công ty thép Việt Nam và các liên doanh. Cỡ máy cán từ rất nhỏ đến trung bình, cỡ trục cán từ f250 đến f650 máy móc thiết bị, công suất dây chuyền cán từ 20.000T/n đến 300.000T/n. Trừ hai máy cán liên tục khá hiện đại còn của VPS và Vinakyoei, còn lại 15 máy thuộc loại bán liên tục, trung bình tiên tiến đến thủ công lạc hậu. Tốc độ cán thép thanh là 6 - 8 m/s, cán thép dây là 10 - 60 m/s. Tổng công suất của các máy cán này đạt 760.000 tấn/năm, và sản lượng thép cán hàng năm chiếm 35% thị phần tính theo các sản phẩm tiêu cán thép sản xuất trong nước của toàn ngành thép Việt Nam (nếu sản xuất , tiêu thụ đạt 100% công suất.) .
Các khâu gia công, chế tạo sau cán được thực hiện ở nhiều đơn vị thành viên của VSC, các liên doanh, và các cơ sở khác với một số dây chuyền công nghệ sản xuất thep ống hàn đường kính nhỏ, dây chuyền mạ kẽm liên tục và bán liên tục kiểu nhúng nóng, trình độ công nghệ trung bình. Tổng công suất vào khoảng 2000.000 tấn/năm. Tuy nhiên, trong khâu mạ kim loại, sơn mầu năng lực và chủng loại sản phẩm của VSC rất hạn chế.
Ngoài ra còn có một số dây chuyền xẻ thép tấm lá, kéo dây, đan lưới quy mô công suất nhỏ.
3.2 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.
Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam theo quy định thì toàn bộ máy móc thiết bị ở tổng công ty: công ty sẽ thông qua phòng kỹ thuật để tổ chức, quản lý tập trung. Các nhà máy thành viên có trách nhiệm cùng Tổng công ty quản lý khai thác và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất.
Công tác tổ chức bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị ở Tồng công ty được phân chia các cấp sau:
+ Bảo dưỡng máy móc thiết bị.
+ Sửa chữa nhỏ và vừa máy móc thiết bị.
+ Sửa chữa lớn máy móc thiết bị.
Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị luôn được bảo sưỡng sửa chữa ngay sau ca làm việc. Thời gian làm việc là 8 giờ 1 ngày trong đó 7 giờ là hoạt động sản xuất còn 1 giờ dành cho công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tồng công ty luôn có chế đọ dự phòng khi sự cố xẩy ra, kịp thời phát hiện và khắc phục. Đối với những sự cố nhỏ thì công nhân đứng máy kết hợp với thợ vận hành tiến hành sửa chữa. Còn đối với những sự cố nghiêm trọng xay ra thì đơn vị đang quản lý máy móc thiết bị đó báo cáo lên Tổng công ty. Tổng công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống đơn vị và cùng đơn vị kiểm tra và lập biên bản kiểm tra các thiết bị hỏng và cùng với đơn vị tiến hành sửa chữa để nhanh chóng đưa máy móc thiết bị vào sản xuất.
Về sửa chữa nhỏ và vừa thì đơn vị sản xuất trực tiếp đang quản lý kết hợp với Tổng công ty tiến hành sửa chữa. Hiện nay Tổng công ty có một đội ngũ sửa chữa máy móc thiết bị gồm những thợ sửa chữa lành nghề có kinh nghiệm lâu năm về vận hành máy móc thiết bị và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Đây là những công nhân, kỹ sư được tuyển từ các đơn vị thành viên và được bồi dưỡng đào tạo về trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt. Do đó chất lượng sửa chữa có thể nói là khá.
Khi máy móc thiết bị đến chu kỳ sửa chữa lớn, thợ vận hành đê nghị nhà máy, hội đồng kiểm tra đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị và quyết định kéo dại thời gian khai thác hay đưa thiết bị vào sửa chữa lớn. Công tác này đơn vị đang quản lý máy móc thiết bị không thể tự tiến hành mà phải phối hợp cùng cán bộ kỹ thuật do Tổng công ty phái xuống hoặc đi thuê ngoài vì đơn vị không có khả năng và điều kiện sửa chữa lớn, hơn nữa máy móc thiết bị của Tổng công ty đòi hỏi trình độ sửa chữa máy móc thiết bị của thợ sửa chữa phải cao. Do đó hàng năm bên cạnh chi phí cho thợ sửa chữa của mình, Tổng công ty còn phải chi phí một khoản tiền lớn cho sửa chữa máy móc thiết bị.
Công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị.như vậy sau khí có biên bản kiểm tra, thợ vận hành máy đề nghị sửa chữa, gửi lên đơn vị thông báo về pương án sửa chữa, dự toán sửa chữa để cấp trên xem xét và quyết định. Thiết bị sau khi sửa chữa sẽ được ghi vào sổ theo dõi của thợ vận hành máy và hồ sơ của máy móc thiết bị.
Bảng 5: Chi phí sửa chữa lớn trong các năm qua.
Năm
Chi phí sửa chữa lớn ( VN đồng)
1997
20.378.785.836
1998
18.63.980.792
1999
15.468.194.661
2000
12.041.873.599
Nhìn chung với sự quan tâm của Tổng công ty trong những năam gần đây chi phí sửa chữa lớn đã dàan được giảm bớt điều đó chững tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của Tổng công ty đã có nhưng thành công bước đầu đáng ghi nhận.
3.3 Công tác đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị.
Để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm thép, trong những năm qua Tổng công ty thép Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới áp dụng vào quá trình sản xuất. Tổng công ty đã đề ra nhiệm vụ cho công tác đổi mới như sau:
- Nâng cấp hiện đại hoá một số dây chuyền cán thép hiện có (đáng đầu tư nâng cấp), không đầu tư tràn lan.
- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, hiện đại để thay thế các dây chyền sản xuất cũ lạc hậu.
- Đặt mức tiêu hàng đầu là nâng cao năng suất, chất lượng hạn giá thành, mở rộng mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng đầu tư cho sản xuất thép chất lượng cao và các chủng loại sản phẩm độc đáo mà các doanh nghiệp khác chưa làm được.
- Đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến chế độ tiếp thị và bán hàng, giữ vững và mở rộng thị trường.
- Lựa chọn công nghệ, thiết bị phải đặt mục tiêu đủ sức cạnh tranh lên hàng đầu, có trình độ tiên tiến nhất đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
- Lựa chọn công nghệ tối ưu nhất để xây dựng các nhà máy cán thép mới: giảm tối thiểu chi phí vận chuyển phôi và cán thép, có thể sử dụng phôi nóng nạp trực tiếp từ máy đúc liên tục sang lò nung, có đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi.
- Có giải pháp đảm bảo cung cấp phôi thép giá rẻ, ổn định, đầy đủ và lâu dại cho nhầ máy cán thép mới (tự sản xuất phôi hoặc nhập khẩu phôi nếu giá rẻ).
Tổng công ty thép Việt Nam cũng đã hợp tác với một vài công ty Mỹ tiến hành nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy sản xuất sắt xốp theo công nghệ Midrex công suất 1,4 triệu tấn/năm. Hợp tác với Nga nghiên cứu khả thi dự án lò Romelt sản xuất gang công suất khoảng 300.000 tân/năm. nhiều công ty nước ngoài đã giới thiêu công nghệ mới sản xuất gang và sắt xốp có thể áp dụng ở Việt Nam. Ta có thê thấy được mức đầu tư của Tổng công ty thép Việt Nam vào công tác đổi mới máy móc thiết bị thông qua các số liệu sau:
Bảng 6: Giá trị máy móc thiết bị của VSC
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Nguyên giá
Ngân sách cấp
Vốn đơn vị tự có
Vốn vay
1997
555.145
73.945,32
125.906,68
355.292,8
1998
574.064
91.333,49
155.514,01
327.216,5
1999
544.063
95.662,59
164.524,64
382.912,8
2000
615.561
115.156,36
197779,76
301.624,8
Bảng 7: hệ số đổi mới máy móc thiết bị cua VSC
Năm
Giá trị bình quân
Giá trị đổi mới
Hệ số đổi mới
1997
555.145
---
1998
574.064
18.919
0,034
1999
544.063
---
2000
615.561
71.498
0,132
3.4 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
3.4.1 Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị.
Tính đến thời điểm hiện nay, riêng các cơ sở sản xuất thuộc Tổng công ty thép Việt Nam có năng lực sản xuất tối đa có thể đạt được là:
Gang: 120.000 tấn/năm.
Phôi thép: 470.000 tấn/năm.
Thép cán: 760.000 tấn/năm.
Tuy nhiên do thiếu nguyên vật liệu và thị trường nên hàng năm chỉ sản xuất được khoảng 50.000 tấn gang, 300.000 tấn phôi thép và không quá 500.000 tấn thép cán các loại. Tỷ lệ huy động bình quân khoảng 65 - 70 %
Các công ty liên doanh hiện có của Tổng công ty có năng lực sản xuất tối đa có thể đạt được là:
Thép cán: 910.000 tấn/năm.
Thép lá mạ kẽm: 100.000 tấn/năm.
Thép ống hàn: 60.000 tấn/năm.
Trên thực tế, chỉ các liên doang thép cán là có tỷ lệ huy động công suất khá cao, năm 1997 sản xuất 687.875 tấn (75%), còn các liên doanh sản xuất ống thép và tôn mạ vẫn ở tình trạng sản xuất cầm chừng do khó khăn về thị trường tiêu thụ.các bảng dười đây cho thấy công suất và sl tiêu thụ của từng đơn vị trong những năm qua.
Bảng 8: Sản xuất gang
Tên công ty
Công suất
(t/n)
Sản lượng thực tế (tấn)
Hệ số huy đông công suất (%)
1997
1998
1999
2000
1997
1998
1999
2000
Công ty GTTN
120.000
43819
44.924
65.912
69000
35,52
37,4
54,92
57,5
Tổng cộng
120.000
43819
44.924
65.912
69000
35,52
37,4
54,92
57,5
Bảng 9: Sản xuất thép thô (phôi thép)
Tên công ty
Công suất
(t/n)
Sản lượng thực tế (tấn)
Hệ số huy đông công suất (%)
1997
1998
1999
2000
1997
1998
1999
2000
Công ty GTTN
217.000
120.995
94.189
82.128
85.732
55,8
43,4
37,9
39,5
Công ty thép MN
240.000
173.382
205.449
216.802
209.411
72,2
85,6
90,3
87,3
Công ty thép ĐN
7.000
---
6.618
9.375
10.525
---
94,5
133,9
150
Tổng cộng
464.200
---
306.256
308.909
305.668
---
65,97
66,55
65,85
Bảng 10: Sản xuất thép cán của Tổng công ty thép Việt Nam.
Tên công ty
Công suất
(t/n)
Sản lượng thực tế (tấn)
Hệ số huy đông công suất (%)
1997
1998
1999
2000
1997
1998
1999
2000
Công ty GTTN
240.000
177.921
163.286
146.203
166.374
74,13
68,04
60,92
69,32
Công ty thép MN
460.000
256.524
284.938
291.232
321.938
55,77
61,94
63,31
69,99
Công ty thép ĐN
40.000
8.299
13.967
20150
25.525
20,75
34,92
50,38
63,81
Cty KK M.Trung
20.000
---
2.078
7.000
10.473
---
10,39
35,00
52,37
Tổng cộng
760.000
442.744
646.269
646.585
524.211
58,26
61,09
61,13
68,98
Nhìn chung công tác sử dụng máy móc thiết bị chưa thực sự có hiệu quả máy móc thiết bị vẫn chưa thể phát huy hết công suất, do đó dẫn đến lãng phí.
Tình hình sản xuất gang có xu hướng tăng đều nhưng còn thấp. Hệ số huy động công suất của các thiết bị sản xuất gang còn chưa được sử dụng hết công suất. Hệ số này mới chỉ đạt được năm 1999 là 54,92%, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 4,6 %, đạt 57,5%. Điều nàycó thể hiểu được là vì số lò cao đang hoạt động của Tổng công ty chỉ là 1 lò cho nên hàng năm Tổng công ty vẫn phải nhập khoảng 7000 tấn. Trong khi đó tình hình sản xuất phôi thép và thép cán có khả quan hơn. hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị đạt khoảng 60% - 70% trong những năm gần đây. Năm 1999 sản xuất thép thô đạt 66,55%, sản xuất thép cán đạt 61,13% tăng so với năm 1998 còn năm 2000 sản xuất thếp thô giảm, sản xuất thép cán tăng khá nhanh.
Như vậy công suất máy móc thiết bị vẫn còn được sử dụng ở mức trung bình từ 50 - 65%. Có thể thấy các hệ số sử dụng máy móc thiết bị năm sau cao hơn năm trước. Đây là một điều đáng mừng bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh đã ngày càng được nâng cao tuy nhiên mức độ tăng rất chậm và rất khác nhau ở các đơn vị khác nhau.
3.4.2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt só lượng.
* Về thiết bị luyện phôi thép:
+ Tổng công ty có 8 lò EAF, 14 lò điện hồ quang AC.: 22 lò
Trong đó: Công ty gang thép Thái Nguyên : 9 lò.
Công ty thép Miền Nam : 11 lò.
Công ty thép Đà Nẵng : 2 lò
+ Số lò đang vận hành : 20 lò
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng : 90,91%
* Về thiết bị đúc liên tục:
+ Tổng công ty có : 4 máy
+ Số máy đang hoạt động : 4 máy
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng : 100%
* Về thiết bị cán.
+ Tổng công ty có : 17 máy
Trong đó
Máy cán liên tục : 5 máy.
Máy cán bán liên tục : 5 máy
Máy cán mini tự trang bị : 7 máy
+ Số máy đang hoạt động : 17 máy
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng : 100%
* Về thiết bị luyện gang.
+ Tổng công ty có : 2 lò.
+ Số lò đang hoạt động : 1 lò.
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng : 50%
Như vậy tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng có thẻ đánh gái là tương đối tốt. Tuy nhiên Tổng công ty cần sớm đưa thêm các loại máy móc thiết bị đang sửa chữa, nâng cấp vào sử dụng để đảm bảo sản xuất kịp thời, đầy đủ cung ứng cho sản xuất.
3.4.3 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian.
Trong thời gian qua nhìn chung máy móc thiết bị chưa được sử dụng một cách có hiệu quả về mặt thời gian. Nếu chỉ nhìn từ góc độ huy động máy móc thiết bị vè mặt số lượng để dưa ra kết luận về tình hình huy động máy móc thiết bị của Tổng công ty thì sẽ dẫn đến sai lầm. Muốn đánh giá đúng, chính xác thì cần phải phân tích các chỉ tiêu về sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian. Trong những năm tử 1996 trở về trước thì phần lớn các loại máy móc thiết bị của chỉ huy động được 50% định mức thời gian làm việc của máy. Còn trong những năm gần đây tình hình này có đổi khác máy móc thiết bị đã được huy động tốt hơn về mặt thời gian: thời gian máy ngừng đã giảm đáng kể, tình trạng lãng phí do ngừng máy đã được khắc phục.Ví dụ dây chuyền cán 650 của công ty gang thép Thái Nguyên có hệ số huy động về mặt thời gian như sau:
Bảng 11 Đơn vị : giờ
Thiét kế
1996
1997
1998
1999
2000
6500
4500
3920
4330
5010
4910
Trong những năm qua khả năng huy động máy móc thiết bị về mặt thời gian ở Tổng công ty như sau:
Bảng 12: Hệ số huy động công suất về thời gian
1996
1997
1998
1999
2000
Thiết bị
Luyện phôi
0,56
0,48
0,52
0,67
0,69
Thiết bị cán
0,542
0,457
0,51
0,62
0,71
3.4.4 Chỉ tiêu doanh thu trên tổng giá trị máy móc thiết bị.
Bảng 13 Chỉ tiêu doanh thu trên tổng giá trị máy móc thiết bị.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân
Doanh thu (DT)
Tỷ suất doanh lợi của máy móc thiết bị
1997
555.145
5.011.276
9,027
1998
574.064
5.444.966
9,485
1999
544.063
5.552.542
10,206
2000
615.561
6.248.223
10,15
Băng các biện pháp tăng cường công tác quản lý máy móc thiết bị trong những năm qua Tổng công ty thép Việt Nam đã nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Nếu như năm 1997 tỷ suất doanh lợi chỉ là 9,027 thì các năm sau đó con số này đã thay đổi một cách khả quan cụ thể năm 1998: 9,435 đạt 104,52% so với năm 1997; năm 1999: 10,206 đạt 107,6 % so với năm 1998; năm 2000: 10,15 đạt 99,96%.
Với những kết quả như trên Tổng công ty thép Việt Nam cần phải có nhưng biên pháp hữu hiệu hơn nữa để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của mình. So với các đơn vị trong nước, trong khu vực và trên thế giới thì chỉ tiêu này còn tương đối là lạc hậu. Điều đó thể hiện sự hạn chế về năng lực sản xuất và khả năng sử dụng các yếu tố sản xuất còn lạc hậu. Đặc biệt trong năm 2000 tỷ suất doanh lợi giảm so với năm 1999 hơn nữa trong năm này Tổng công ty đã đầu tư một số thiết bị công nghệ mới nhằm củng cố và nâng cao năng lực sản xuất theo kế hoạch. Thế nhưng hiệu quả đem lại không như mong đợi của Tổng công ty, đây là một điều đáng lo ngại về hiệu quả của các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Tuy nhiên nếu chỉ nhận xét có như thế thì sẽ là phiến diện và không đánh giá hết năng lực của Tổng công ty việc hệ số doanh lợi giảm còn do những nguyên nhân khác nữa do đó dù muốn dù không thì không thể phủ nhận sự cố gắng của Tổng công ty trong những năm gần đây. Trong thời kỳ 1997 - 1998, thị trường thép trong nước và nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều đó đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm, doanh thu trở nên khan hiếm hơn. Năm 2000 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế cho nên một sự khởi đầu an toàn, thuận lợi là tương lai cho một sự phát triển bên vững trong tương lai của ngành thép Việt Nam nói chung như Tổng công ty thép Việt Nam nói riêng.
3.4.5 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị.
Bảng 14: Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị. Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Nguyên giá máy móc thiết bị
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi của máy móc thiết bị
1997
555.145
-8.383
---
1998
574.064
30.385
0,053
1999
544.063
49.153
0,09
2000
615.561
99.309
0,16
Cùng với những thành công bước đầu trong việc nâng cao tổng doanh thu cho Tổng công ty thì phần lợi nhuận thu về cũng đánh dấu một sự thành công trong công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Việc sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả làm cho Tổng công ty thực hiện sản xuất có hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn...kết quả là hệ số sinh lợi tức phần lợi nhuận thu được trên một giá trị máy móc thiết bị tăng lên so với nhưng năm trước. Năm 1997 từ chỗ bị thu lỗ ( lợi nhuận âm: -8.383 triệu đồng) Tổng công đi đã đẩy mạnh sản xuất đưa lợi nhuận tăng lên tới 30.385 triệu đồng. Tỷ suất sinh lợi của máy móc thiết bị tạm tính là: 0,053. Có thể nói đây là một con số khả quan nó thể hiện năng lực của Tổng công ty trong công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Năm 2000 tỷ suất này lại tiếp tục được cải thiên theo chiều hướng tăng so với năm 1999. Năm 2000 Tổng công ty đạt mức lợi nhuận là 49.153 ứng với tỷ suất sinh lợi từ máy móc thiết bị là 0,16 tăng so với năm 1999 là 102% về lợi nhuận và tỷ suất sinh lời tăng gần gấp đôi (1999: lợi nhuận:49,153; tỷ suất: 0,09) rõ ràng bằng những nỗ lực không ngừng Tổng công ty đã bước đầu thực hiện thành công mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đã sử dụng những yếu tố đầu vào cho sản xuất có hiệu quả hơn đặc biệt hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ngày càng được nâng cao, đảm bảo phát huy hêt công suất của máy móc thiết bị về mặt thời gian cũng như về công suất thiết kế. Tuy nhiên cũng như tổng doanh thu thì chỉ tiêu này còn rất lạc hậu so với các doanh nghiệp khác trong ngành đang hoạt động trên thị trường trong và ngoài nước.
3.4.6 Chỉ tiêu nộp ngân sách trên tổng giá trị máy móc thiết bị.
Bảng 15: Chỉ tiêu nộp ngân sách trtên tổng giá trị máy móc thiết bị Đơn vị tính : triệu đồng
Năm
Nguyên giá máy móc thiết bị
Nộp ngân sách
Tỷ suất nộp ngân sách của máy móc thiết bị
1997
555.145
108.627
0,196
1998
574.064
117.668
0,205
1999
544.063
233.313
0,429
2000
615.561
195.025
0,317
Tình hình nộp ngân sách Nhà nước trong những năm qua của Tổng công ty thép Việt Nam liên tục tăng. Năm 1997 Tổng công ty thép Việt Nam nộp vào ngân sách là 100.300 triệu đồng tương ứng với tỷ suất là 0,13; năm 1998 số nộp là 104.258 triệu đồng ứng với tỷ suất là 0,205; năm 1999 số nộp là 233.313 triệu đồng ứng với tý suất là 0,429; năm 2000 nộp 195.025 triệu đồng ứng với tỷ suất là 0,373. Nhìn chung năm 1997, 1998 số nộp ngân sách của Tổng công ty thép Việt Nam là tương đương nhau. Năm 1999 có sự tiến bộ lớn trong công tác thu ngân sách. Nộp ngân sách tăng gấp 2 làn so với năm 1998, tỷ suất nộp ngân sách trên một đơn vị giá trị máy móc thiết bị tăng hơn 3 lần so với năm 1998. Tuy nhiên sự tăng này không duy trì đến năm 2000. Năm 2000 tỷ suất này chỉ còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100587.doc