LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Mục đích nghiên cứu .7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .7
5. Giả thuyết khoa học.8
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: .8
7. Phương pháp nghiên cứu .8
8. Đóng góp mới của đề tài.9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC
VẬN ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 -
6 TUỔI. 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tính tích cực vận động trong hoạt động phát triển thể chất
cho trẻ mầm non .10
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước.10
1.1.2. Nghiên cứu trong nước .18
1.2. Các khái niệm cơ bản .20
1.2.1. Khái niệm “Tích cực” .20
1.2.2. Khái niệm “Tính tích cực vận động” .21
1.2.3. Khái niệm “Hoạt động giáo dục thể chất” .24
1.2.4. Khái niệm “Giờ thể dục” trong trường mầm non .26
1.3. Phương pháp tổ chức hoạt động vận động để phát huy tính tích cực vận động
của trẻ.32
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm vận động của trẻ 5 – 6 tuổi.35
1.3.2. Các biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5 - 6 tuổi .41
1.4. Nội dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non và chuẩn
phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi .43
1.5. Một số nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tổ chức hoạt động vận động
nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non .43
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao tính tích vận động cho trẻ mầm non .48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH
120 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về hệ thống phương pháp: Trực quan, dùng lời và
thực hành. Cũng như phương pháp dạy học mầm non nói chung, phương pháp dạy bài tập
vận động cũng phải tính đến đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, khả năng vận động của trẻ và
điều kiện dạy học.
Phương pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non cũng thuộc hệ thống
các phương pháp giáo dục thể chất, bao gồm ba nhóm phương pháp trực quan, dùng lời và
thực hành. Trong đó chủ yếu là nhóm phương pháp thực hành, đặc biệt là phương pháp thi
đua, trò chơi. [15]
Khi trẻ thực hiện bài tập vận động, giáo viên có thể dễ dàng quan sát, nhận xét, đánh
giá việc luyện tập của trẻ. Từ đó giáo viên theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ, kịp
thời phát hiện, sửa sai cho những trẻ thực hiện bài tập chưa đúng theo yêu cầu của từng lứa
tuổi
Sử dụng phương pháp trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động,
trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận
động của trẻ. Phương pháp này tiến hành dưới hai dạng:
Đưa yếu tố trò chơi vào buổi tập. Ví dụ: “đi đều” hành quân như các chú bộ đội, bài
tập “vươn thở” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, bài tập “ bò” bò như chuột,
47
động tác “ nhảy” nhảy qua rãnh nước, nhảy như thỏ.
Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành luyện tập kỹ năng, kỹ xảo vận động. Khi tham
gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng cũng cố và rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực. Ví dụ trò chơi “đuổi bắt” vận
động chạy, “chuông reo ở đâu?” rèn luyện định hướng âm thanh. Trò chơi vận động cũng có
thể vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát vừa vận động.
Yêu cầu đối với các bài thơ, ca về nội dung phải ngắn gọn, dễ thuộc, vui nhộn, giáo
viên cần động viên trẻ trước đó 1 – 2 ngày hoặc 1 tuần trước khi trẻ chơi, tổ chức trong thời
gian tự hoạt động của trẻ. Ví dụ bài thơ “con sói xấu tính”, trước khi chơi, giáo viên cần
giúp trẻ đọc lại bài thơ, đối với trẻ mẫu giáo lớn có thể yêu cầu trẻ tự đọc lại nội dung bài
thơ, nếu trong trò chơi có sự phân vai thì giáo viên giúp trẻ chọn vai chơi cho mình, cần xác
định địa điểm chơi, những quy tắc, cách chơi, sự phân thắng thua trong khi chơi vẫn phải
đảm bảo.
Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở
nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng cũng cố, tăng
cường sức khoẻ cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, cũng cố kỹ năng vận động
trong điều kiện thay đổi. Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp
với những thao tác vận động khác nhau như chạy, nhảy, Trong khi chơi trẻ có khả năng
giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong
việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi,
sẽ kích thích thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Việc thực hiện vận động dưới dạng trò
chơi sẽ dẫn đến việc hình thành các định hình động lực về vận động.
Cũng như trò chơi, thi đua là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến rộng rãi. Nó
có ý nghĩa quan trọng như một cách thức tổ chức và kích thích hoạt động trong các phạm vi
rất khác nhau của cuộc sống, trong hoạt động sản xuất, trong nghệ thuật, trong thể thao. Tất
nhiên ý nghĩa của việc thi đấu ở những nơi ấy khác nhau.
Nét nổi bật của phương pháp thi đua là sự đua tài, đọ sức, giành vị trí vô địch hoặc để
đạt thành tích cao. Phương pháp thi đua đòi hỏi yêu cầu cao đặc biệt đối với sức mạnh thể
chất và tinh thần của người tập, tạo nên sự căng thẳng về tâm lý rất lớn do yếu tố thắng, thua
trong quá trình thi đấu. Sử dụng phương pháp thi đua sau khi trẻ nắm tương đối vững các
bước thực hiện bài tập vận động. Thường áp dụng phương pháp này ở mẫu giáo nhỡ và mẫu
giáo lớn, vì trẻ có kinh nghiệm vận động.
48
Mục đích của thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và
rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng
hứng thú, tăng khả năng vận động, biểu hiện các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ
vào việc tập luyện.
Phương pháp thi đua tiến hành dưới 2 dạng: Thi đua cá nhân là do giáo viên chọn các
cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây chán nản giữa các
trẻ. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập: “ai đi đúng”, “ai ném đúng”, sau
đó đòi hỏi cao hơn. Ví dụ: “thi xem ai nhảy giỏi”, “ai chạy nhanh tới cờ”, “ai bật nhanh qua
vòng”.
Thi đua đồng đội thường phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng
nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu
cuộc thi, cho trẻ (hoặc giáo viên) nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo
viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị, sẽ có tác dụng giáo
dục sự công bằng trong tập thể tốt hơn.
Khi sử dụng phương pháp thi đua, giáo viên cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh
gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng
thái của trẻ. Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ quan sát và tham gia thi đấu, điều khiển lượng
vận động cho trẻ sao cho phù hợp.
Kết quả sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác chịu tác động bởi các yếu tố
như: Nhận thức, khả năng sư phạm của giáo viên, sự tham gia hoạt động của trẻ, để nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy học, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo mật
độ vận động cho trẻ.
Trong quá trình dạy vận động cho trẻ đều sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học,
mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp duy nhất, các phương
pháp bổ sung, hổ trợ nhau, có những giai đoạn phương pháp này là chủ đạo, các phương
pháp còn lại đóng vai trò hỗ trợ và ngược lại.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể dạy trẻ cách thức thực hiện bài tập
vận động cơ bản trong giai đoạn ban đầu cũng như trong giai đoạn hoàn thiện những vận
động đó bằng các trò chơi vận động. Ngoài ra, trạng thái tình cảm tích cực trong quá trình
vận động cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. [15]
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao tính tích vận động cho trẻ mầm non
49
Khi thực hiện một bài tập có thể đưa đến nhiều kết quả khác nhau và ngược lại các bài
tập khác nhau có thể đem lại kết quả như nhau. Do đó, khi xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện các bài tập vận động sẽ cho phép nâng cao khả năng điều khiển quá trình
sư phạm một cách khoa học với mục đích và nhiệm vụ đề ra.
Hiệu quả của các bài tập phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc tính nhân cách cả giáo viên và trẻ. Nếu giáo viên không nắm vững các quy luật
của sự phát triển thể chấ của trẻ, phương pháp giáo dục thì có thể mang đến những ảnh
hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trong quá trình luyện tập trẻ phải luôn luôn cố
gắng, tích cực vận động dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hoàn cảnh tác động bao gồm: hoàn cảnh khách quan và chủ quan.
+ Hoàn cảnh khách quan: Vệ sinh và môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình
luyện tập, nếu nắm được quy luật tác động của chúng đến trẻ thì có thể tìm cách sử dụng
hợp lý nhằm mục đích giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Cơ sở vật chất như trang thiết bị, dụng
cụ thể dục thể thao đảm bảo các yêu cầu về giáo dục, thẩm mỹ, an toàn cho trẻ.
+ Hoàn cảnh chủ quan: Ý thức, thái độ, sức khoẻ, năng lực vận động của trẻ.
Nội dung của bài tập thể chất: Tính đa dạng của bài tập như kết hợp các bài tập thể dục
với trò chơi vận động. Cấu trúc kỹ thuật của bài tập thể chất tạo điều kiện phát triển các tố
chất thể lực.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình dạy học bài tập vận động cho trẻ là một
quá trình thống nhất giữa hoạt động cơ bắp và hoạt động nhận thức, giữa việc hình thành
các kỹ năng, kỹ xảo vận động với các tri thức có liên như sơ đồ cơ thể, phân biệt các hướng
trong không gian.
Giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến sự tích cực vận động của trẻ. Mặc dù bé trai và bé
gái đều tuân theo một khuôn mẫu phát triển vận động trong suốt thời thơ ấu, song vẫn có
những khác nhau cơ bản về sinh lý và tạo nên sự khác biệt trong việc thực hiện các kĩ năng
vận động. Trẻ trai thường cao hơn (tính trung bình), cơ bắp mạnh hơn. Ngược lại, ở trẻ gái
quá trình cốt hóa lại diễn ra nhanh hơn, chức năng thần kinh trung ương của não chín muồi
sớm hơn so với tuổi của chúng. Do vậy, trẻ trai thường thực hiện tốt một số kĩ năng vận
động thô như: Ném, chạy, bật nhảy, bò... Cho nên bé trai thường sử dụng thời gian cho việc
vận động ngoài trời như chạy, nhảy, trèoTrong khi đó, trẻ gái thường sử dụng thời gian
cho việc thực hành các kĩ năng vận động tinh ở trong nhà như vẽ, cắt, dán. Vì vậy bé trai
50
thực hiện vận động thô tốt hơn và hoàn thành nhanh hơn bé gái. Tuy nhiên một số các kỹ
năng vận động tinh thì bé gái lại làm tốt như là nhảy dây, luồn chỉ, đan. [5]
Sự phát triển vận động của trẻ bị ảnh hưởng bởi những giai đoạn phát triển khác nhau
của thể chất (sức khỏe) và việc thực hiện các kĩ năng vận động vừa sức. Đầy đủ dinh dưỡng
và đảm bảo việc nuôi dưỡng khoa học sẽ rất cần thiết cho việc phát triển vận động, bởi vì nó
tạo cho trẻ có một thể lực, sức khỏe tốt để có thể tiếp thu, rèn luyện các kĩ năng vận động
của mình. [11].
Một nhân tố khác có ảnh hưởng tích cực tới việc phát triển các kỹ năng vận động của
trẻ đó là các cơ hội cho việc học và thực hành các kỹ năng vận động. Điều đó được thể hiện
thông qua sự khác nhau giữa kết quả thực hiện vận động của trẻ thành và trẻ ở nông thôn,
bởi trẻ ở nông thôn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thực hiện các kỹ năng vận động trong cuộc
sống, sinh hoạt hang ngày hơn.
Năng lực của giáo viên cũng ảnh hưởng lớn đến sự tích cực vận động cho trẻ, giáo
viên thật sự yêu thích vận động sẽ lôi kéo trẻ lớp mình vào những hoạt động vận động sôi
nổi. Giáo viên cần chuẩn bị tốt giờ học, phương tiện hỗ trợ, nghiên cứu tài liệu chuyên môn
để lựa chọn phương pháp, biện pháp giảng dạy hiệu quả.
Số lượng trẻ và không gian hoạt động cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tích cực vận động
của trẻ. Thực tế hiện nay số lượng trẻ trong một lớp quá đông từ 20 đến 25 trẻ, trẻ ít có cơ
hội luyện tập nhiều lần, giáo viên khó bao quát và sửa sai kỹ năng cho trẻ, hạn chế việc
luyện tập cá nhân. Bên cạnh đó diện tích lớp học quá chật, các trường thiếu sân chơi, giáo
viên khó tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi vận động, trẻ ít có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng
vận động đã học như: Chạy, nhảy, leo trèo thăng bằng.
Tiểu kết chương 1
1. Có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tính tích cực vận động, vai trò của
tính tích cực vận động trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói
chung; các biểu hiện, phương pháp, nguyên tắc tổ chức hoạt động để nâng cao tính sự tích
cực vận động cho trẻ; tiêu chí đánh giá sự tích cực vận động của trẻ mầm non.
2. Đã có một số công trình nghiên cứu về tính tích cực vận động của tẻ 3-4 tuổi, 4-5
tuổi, tuy nhiên vẫn còn rất ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề tích cực vận động và biện pháp
nâng cao tích cực vận động cho trẻ qua đó để củng cố, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động
51
và tố chất thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi. Việc nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học thể
dục cho trẻ 5- 6 tuổi cần phải được quan tâm nhiều hơn trong hoạt động giảng dạy của giáo
viên mầm non.
3. Việc tổ chức giờ học thể dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, không thể thiếu
trong việc hình thành, củng cố, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực
cho trẻ, góp phần quan trọng cho sự phát triển thể chất cho trẻ. Việc nâng cao tính tích cực
vận động trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ giúp cho trẻ có những kĩ
năng cần thiết cho cuộc sống và có sự chuẩn bị thể lực tốt nhất cho các bậc học sau này.
4. Tiêu chí đánh giá sự tích cực vận động của trẻ mầm non. 5 - 6 tuổi trong giờ học thể
dục được xác định trong nghiên cứu này là hứng thú, nhu cầu đối với hoạt động vận động,
sự tích cực tham gia của trẻ vào các hoạt động vận động và kết quả của sự tích cực này là
mức độ lĩnh hội kỹ năng, kỹ xảo vận động. Đây chính là cơ sở để tiến hành khảo sát thực
trạng và xây dựng các biện pháp nâng cao tính tích cực vận động của trẻ 5 - 6 tuổi trong giờ
học thể dục (chương 2, chương 3).
5. Việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học
thể dục còn phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng việc lựa chọn sử dụng các biện pháp hình
thành và rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ của giáo viên mầm non hiện nay.
52
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG TRONG GIỜ THỂ DỤC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Mục đích, nội dung và địa bàn khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về việc sử việc dụng các biện pháp nâng
cao tính tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức giờ học thể dục cho đội ngũ giáo
viên mầm non của Hiệu phó chuyên môn
- Dự giờ thể dục và quan sát những biểu hiện tích cực vận động của trẻ
- Tìm hiểu sự quan tâm đối với hoạt động phát triển vận động của trẻ ở nhà của phụ
huynh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tích cực vận động trong giờ học thể dục cho
trẻ 5 – 6 tuổi.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện tích cực vận động trong giờ học thể dục
của trẻ 5-6 tuổi.
- Biện pháp nâng cao tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 5-6 tuổi cho giáo
viên mầm non.
- Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên về nâng cao tích cực vận
động trong giờ học thể dục cho trẻ 5-6 tuổi
- Nhận thức của phụ huynh về nâng cao tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi
- Quan sát những biểu hiện tích cực vận động của trẻ
2.1.3. Mô tả phương pháp khảo sát – chọn mẫu
- Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát ở một số trường mầm non tại Quận 3, 6, 10, 11,
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phiếu điều tra. Sử dụng 3 mẫu phiếu điều tra, dành cho 3 đối tượng
53
+ Phiếu khảo sát giáo viên mầm non đang phụ trách trẻ 5 - 6 tuổi có 10 câu hỏi gồm
câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi mở. (phụ lục 1).
+ Phiếu khảo sát hiệu phó chuyên môn gồm 5 câu hỏi, bao gồm câu hỏi nhiều lựa chọn
và câu hỏi mở (phụ lục 2).
+ Phiếu khảo sát phụ huynh về sự quan tâm của phụ huynh đến tính tích cực vận động
của trẻ (phụ lục 3).
- Dự giờ. Dự giờ thể dục và quan sát để tìm hiểu những biểu hiện tích cực vận động
của trẻ trong giờ học thể dục bằng phương pháp quan sát, đánh giá theo các tiêu chí sau:
Hứng thú vận động, tích cực vận động và nhu cầu vận động, (Tr 42, 43 phụ lục 5):
2.2. Kết quả khảo sát việc sử dụng các biện pháp nâng cao tính tích cực vận
động trong giờ học thể dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
2.2.1 Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non.
Bảng 2.1. Thống kê trình độ chuyên môn và thời gian công tác của giáo viên
N = 40
Trình độ chuyên môn
Đại học Cao đẳng Trung cấp
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
17 42.5 21 52.5 2 5.0
Thâm niên công tác
Trên 10 năm 5 -10 năm Dưới 5 năm
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng số 15 37.5 13 32.5 12 30
Khảo sát trình độ chuyên môn của 40 giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 5 – 6 tuổi có
17 giáo viên tốt nghiệp đại học (42.5%), 21 cao đẳng (52.5%), 2 trung cấp (5%). Về thâm
niên công tác: 15 giáo viên trên 10 năm (70%) 13 giáo viên 5 - 10 năm, dưới 5 năm 12 giáo
viên (30%) (bảng 2.1).
2.2.2. Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn của hiệu phó phụ trách chuyên môn
Khảo sát 20 hiệu phó chuyên môn cho thấy, có 3 người đang học cao học (15%), 13
người có trình độ đại học (65%), 4 người có trình độ cao đẳng (20%). Có 13 hiệu phó có
thâm niên trên 10 (65%); 5 hiệu phó có thâm niên 5-10 năm (25%), dưới 5 năm chỉ có 2
người (10%) (bảng 2.2).
54
Bảng 2.2. Thống kê trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của Hiệu phó chuyên
môn tham gia trả lời phiếu khảo sát
(N = 20)
Trình độ chuyên môn
Cao học Đại học Cao đẳng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
3 15 13 65 4 20
Thâm niên công tác
Trên 10 năm 5 -10 năm Dưới 5 năm
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tổng số 13 65 5 25 2 10
2.2.3. Kết quả khảo sát nhận thức về việc nâng cao tích cực vận động trong giờ học
thể dục của giáo viên trực tiếp dạy lớp trẻ 5-6 tuổi
Đa số giáo viên (85%) nhận thức được tính tích cực vận động có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển của trẻ, 15% giáo viên nhận thấy tính tích cực vận động là quan trọng,
giúp trẻ phát triển toàn diện vể thể lực, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, nhận thức. Trẻ
tích cực vận động có sự phát triển tốt về thể lực, các nhóm cơ phát triển hài hoà cân đối và
toàn diện; trẻ vận động nhiểu sẽ khoẻ hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động, khám phá, tư
duy được nhiêu điều mới lạ và tự tin vào bản than, trẻ sẽ trở nên năng động hơn, sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động khác.
2.2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao tính
tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi
- Có 36 ý kiến (90%) giáo viên ghi nhận: Rất cần thiết phải nâng cao tính tích cực
vận động cho trẻ. Khi trẻ hứng thú tích cực thì trẻ sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn; tạo cho trẻ
thói quen tích cực, hứng thú trong học tập và hình thành ý thức học tập tốt hơn. Khi trẻ tích
cực trẻ sẽ phát triển khả năng phối hợp giữa các giác quan, phát triển khả năng chú ý, tập
trung. Nâng cao tính tích cực giúp thỏa mãn nhu cầu vận động đảm bảo sự phát triển cá
nhân trẻ. Không nên bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào, đặc biệt là tuổi mầm non. Bởi vì, tích cực
trong vận động giúp trẻ hoạt bát, cởi mở trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày.
- Có 32 ý kiến (80%) giáo viên cho rằng, cần phải nâng cao tính tích cực vận động cho
trẻ, vì trẻ 5 – 6 tuổi rất thích vận động, khi trẻ vận động sẽ kích thích những vận động tinh,
vận động thô phát triển, cơ thể hài hoà cân đối.
55
- Có 18 ý kiến (45%) giáo viên ghi nhận cần thiết phải nâng cao tính tích cực vận
động cho trẻ vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện cơ thể, vận động giúp xoá béo phì
ở trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm và phát huy được vốn sống của cá nhân, giúp trẻ nhanh
nhẹn, khoẻ mạnh về thể lực, sự dẻo dai.
2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực vận động của trẻ 5-6 tuổi trong
giờ học thể dục
Kết quả khảo sát cho thấy cách tổ chức hoạt động của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến
tính tích cực vận động của trẻ (87.5% ý kiến). Phương pháp giảng dạy của giáo viên và môi
trường hoạt động cũng là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính tích cực vận động của trẻ (cùng
77.5% ý kiến). Kỹ năng vận động của trẻ cần được giáo viên quan tâm đúng mức (67.5%).
Nếu trẻ thực hiện đúng kỹ năng vận động sẽ làm tăng thêm tính tích cực vận động và hứng
thú tham gia thực hiện kỹ năng vận động một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có yếu tố khác
ảnh hưởng đến tính tích cực vận động của trẻ là sức khoẻ và thể lực của trẻ và số lượng trẻ
trên lớp quá đông. (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực vận động
của trẻ 5-6 tuổi trong giờ học thể dục
N=40
STT Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực vận động Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Cách tổ chức hoạt động của giáo viên 35 87.5
2 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 31 77.5
3 Môi trường hoạt động 31 77.5
4 Kỹ năng vận động 27 67.5
2.2.6. Kết quả khảo sát giáo viên về biểu hiện tích cực vận động trong giờ học thể
dục ở trẻ 5-6 tuổi
Kết quả khảo sát cho thấy. Có 3 chỉ số thể hiện sự tích cực vận động của trẻ có số lượt
lựa chọn cao theo thứ tự 1, 2, 3 là
- Chú ý, hứng thú, thể hiện mong muốn tham gia vận động
- Hăng hái, năng động thực hiện vận động không cần sự hổ trợ của cô
- Cố gắng thực hiện vận động (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Biểu hiện tích cực vận động trong giờ học thể dục
N=40
56
S
TT Biểu hiện
Mức độ
Cao Trung bình Thấp
Số
lượng
Tỉ lệ % Số
lượng
Tỉ lệ % Số
lượng
Tỉ lệ %
1
Chú ý, hứng thú, thể hiện
mong muốn tham gia vận
động
35 87.5 5 12.5 0 0
2
Hăng hái, năng động thực
hiện vận động không cần sự
hỗ trợ của cô
30 75 10 25 0 0
3 Cố gắng thực hiện vận động 27 67.5 13 32.5 0 0
4
Thực hiện vận động liên tục
đúng nhiệp điệu
19 47.5 21 52.5 0 0
5
Kỹ năng thực hiện động tác,
bài tập chính xác
14 35 25 62.5 1 2.5
6 Biểu hiện khác 1 2.5 9 22.5 1 2.5
2.2.7. Kết quả khảo sát giáo viên về những biện pháp để nâng cao tính tích cực
vận động cho trẻ
Kết quả khảo sát cho thấy biện pháp trò chơi được 32 giáo viên (80%) sử dụng nhiều
nhất. Đây cũng là điều hợp lí bởi vì đây là biện pháp phù hợp với phương thức học của trẻ
“trẻ học thông qua chơi”, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo.
Biện pháp dùng lời động viên, khích lệ trẻ được 30 giáo viên (75%) sử dụng nhiều.
Môi trường hấp dẫn cũng sẽ lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực vận động. Biện pháp
xây dựng môi trường hoạt động kích thích trẻ được 27 giáo viên áp dụng (67.5%). Đây cũng
là biện pháp quan trọng hàng đầu đang được các giáo viên mầm non áp dụng rộng rãi,
hướng đến việc xây dựng môi trường kích thích nhu cầu vận động của trẻ.
Các biện pháp sử dụng mô hình và làm mẫu ít được giáo viên chú ý sử dụng (tương
ứng 12.5% và 20%). Điều này làm giảm sự hứng thú trong giờ học, trẻ tham gia thực hiện
kỹ năng chưa chính xác, chưa đúng kỹ thuật động tác (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ
N=40
TT Biện pháp
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Tổng cộng
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ % Số lượng
1 Làm mẫu 8 20 23 57.5 9 22.5 40
57
2 Giải thích 12 30 24 60 4 10 40
3
Sử dụng trò chơi mô
phỏng
14 35 22 55 4 10 40
4
Sử dụng nhiều loại
giáo cụ trực quan, đồ
dùng, dụng cụ luyện
tập
16 40 20 50 4 10 40
5 Sử dụng mô hình 5 12.5 22 55 13 32.5 40
6
Lời động viên, khích
lệ trẻ
30 75 9 22.5 1 2.5 40
7 Trò chơi 32 80 8 20 0 0 40
8
Tạo tình huống có vấn
đề
15 37.5 18 45 7 17.5 40
9
Tạo môi trường hoạt
động kích thích trẻ
27 67.5 9 22.5 4 10 40
10 Các biện pháp khác 0 0 9 75 3 25 12
2.2.8. Kết quả khảo sát hình thức tổ chức hoạt động thường sử dụng để nâng cao
tính tích cực vận động cho trẻ
Trong các biện pháp để nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ
biện pháp hoạt động ngoài trời được 28 giáo viên (69,2 %) sử dụng nhiều. Biện pháp hoạt
động vui chơi có 27 giáo viên (66,7 %) quan tâm. Hình thức giờ học và sinh hoạt hàng ngày
được 23 và 18 giáo viên (56,4% và 46,2%) áp dụng. Hướng dẫn tập thể, nhóm nhỏ, cá
nhân; hướng dẫn cả lớp thực hiện; hướng dẫn cả nhóm nhỏ, cá nhân ít được giáo viên chú ý
sử dụng trong quá trình nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng sự
hứng thú trong giờ học, chưa kích thích hoạt động tích cực của nhóm và từng trẻ. (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát hình thức thường sử dụng để nâng cao tính tích cực vận
động cho trẻ
N=40
TT Hình thức tổ chức
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Không
thường xuyên
Tổng
cộng
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số
58
lượng % lượng % lượng % lượng
1 Giờ học 23 56.4 17 43.6 0 0.0 40
2 Hoạt động vui chơi 27 66.7 11 28.2 2 5.1 40
3 Hoạt động ngoài trời 28 69.2 12 30.8 0 0.0 40
4 Sinh hoạt hằng ngày 18 46.2 16 38.5 6 15.4 40
5
Hướng dẫn cả lớp thực
hiện
7 17.9 28 69.2 5 12.8
40
6
Hướng dẫn cả nhóm
nhỏ, cá nhân
7 17.9 28 71.8 5 10.3
40
7
Hướng dẫn tập thể,
nhóm nhỏ, cá nhân
11 28.2 29 72.5 0 0.0 40
8 Các biện pháp khác 2 9.1 15 68.2 5 22.7 22
2.2.9. Khó khăn thường gặp khi tổ chức giờ học thể dục nâng cao tính tích cực vận
động cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát những khó khăn thường gặp sử dụng những biện pháp
nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi trên giờ thể dục (N = 40)
STT Khó khăn Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Số lượng trẻ quá đông 32 80.0
2 Thời gian hạn chế 9 22.5
3
Trình độ, khả năng tổ chức của giáo viên còn
hạn chế
8 20.0
4 Không gian hoạt động không đảm bảo 7 17.5
Có 32 giáo viên (80%) dạy trẻ 5-6 tuổi có khó khăn số trẻ quá đông trên 1 lớp. Có 9
giáo viên (22,5%) cho rằng thời gian hạn chế cho việc tổ chức giờ học thể dục nâng cao tính
tích cực vận động cho trẻ. Có 8 giáo viên (20,%) cho rằng, trình độ khả năng tổ chức của
giáo viên còn hạn chế. 7 giáo viên (17,5%) cho rằng, không gian hoạt động không đảm bảo.
Một số ý kiến khác như: Điều kiện xây dựng môi trường vận động còn hạn chế; không có
sân chơi, chưa có phòng thể dục riêng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa đa dạng chưa đúng
kích thước. Một số vận động khó tổ chức tốt (trèo thang, tung và bắt bóng, đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_30_2689719139_5437_1871500.pdf