Luận văn Biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24 tháng

MỤC LỤC . 1

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Mục đích nghiên cứu .5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.5

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .6

5. Giả thuyết nghiên cứu .6

6. Giới hạn nghiên cứu .6

7. Phương pháp nghiên cứu .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8

1.2. Hoạt động với đồ vật và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ .10

1.2.1. Khái niệm hoạt động với đồ vật.10

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động với đồ vật.11

1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển của trẻ.14

1.3. Nội dung HĐVĐV của trẻ 18 – 24th .17

1.3.1. Nội dung phát triển hành động thiết lập mối tương quan.17

1.3.2.Nội dung phát triển hành động công cụ.18

1.3.3. Nội dung làm quen, nhận biết phân biệt kích thước, màu sắc, hình dạng của đồ

vật – đồ chơi.18

1.4. Hình thức tổ chức hướng dẫn cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV .18

1.4.1. Tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ đích.19

1.4.2. Tổ chức hoạt động chơi – tập tự do trong phòng nhóm.19

1.4.3. Tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày.20

1.5. Các biện pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th.20

1.5.1. Biện pháp là gì? .20

1.5.2. Biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24 tháng.20

1.6. Vai trò của môi trường đồ dùng, đồ chơi đối với HĐVĐV của trẻ.21

1.6.1. Kết cấu phòng/ nhóm lớp.21

1.6.2. Trang thiết bị.22

1.6.3. Yêu cầu đối với đồ dùng, đồ chơi.22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CỦA TRẺ 18 –

24TH Ở TRƯỜNG MN. 24

pdf77 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24 tháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong việc cầm nắm, nhặt các vật nhỏ cũng làm nâng cao đáng kể chất lượng của não bộ [19]. Tuy nhiên đáng chú ý ở bảng 2.1, ý nghĩa HĐVĐV là phương tiện giúp trẻ phát triển trí tuệ chỉ 34.3% giáo viên lựa chọn. Nghĩa là GVMN chưa thấy được vai trò của HĐVĐV ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nhìn chung, GVMN nhận thức được tầm quan trọng của HĐVĐV đối với trẻ. Tuy nhiên chưa bao quát được hết các ý nghĩa cơ bản vốn có của HĐVĐV. Điển hình chỉ có 17.1% (6 GVMN) lựa chọn bao quát được toàn diện các ý nghĩa trên. 28 2.5.1.2. Nhận thức của GVMN về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th Từ câu hỏi 5, 6, 9 chúng tôi thu được kết quả như sau về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th của GVMN: Theo số liệu tổng hợp ở bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy thời điểm giờ chơi – tập có chủ đích được 100% GVMN lựa chọn. Đây là thời điểm trẻ HĐVĐV một cách hệ thống, khoa học nhất vì chơi tập có chủ đích thực chất là giờ học nên được GVMN chuẩn bị chu đáo, bài bản. Giờ chơi tự do có tỷ lệ cũng khá cao với 60% GVMN lựa chọn. Giờ chơi tự do là thời điểm diễn ra sau giờ chơi – tập, tổ chức khoảng 15 – 20 phút với nhiều nội dung chơi trong một buổi chơi và diễn ra hàng ngày nên tỷ lệ lựa chọn cao là hợp lý. Những lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ chỉ có 28.6% GVMN lựa chọn. Thực tế, nếu GVMN khéo léo, linh hoạt biết tận dụng cơ hội thì trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ có rất nhiều nội dung có thể cho trẻ tham gia HĐVĐV, chẳng hạn như: tự xúc ăn, lấy ly uống nước, xếp dép lên kệ, cất cặp vào tủ/ treo lên giá và xuyên suốt một ngày trẻ đến trường có biết bao cơ hội để trẻ hoạt động với đồ vật chứ không nhất thiết vào giờ chơi, giờ học trẻ mới hoạt động. Như vậy, trong sinh hoạt hàng ngày thời gian trẻ tiếp xúc, hoạt động với đồ dùng vừa giúp trẻ nắm được cách thức sử dụng đồ dùng vừa giáo dục trẻ được thói quen, nề nếp trong sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch giữa các lựa chọn như trên cho thấy GVMN chưa nhận ra điểm mạnh trong việc tận dụng các cơ hội khác nhau để rèn luyện, phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ. Giờ đón trẻ chỉ 2/35 GVMN lựa chọn. Kết quả khảo sát tương đối thấp. Chúng tôi có trao đổi trực tiếp với một số GVMN và nhận thấy đa số GVMN đều trả lời: Do trẻ còn nhỏ nên cha mẹ thường hay cho trẻ đi học muộn, trẻ nhỏ nên thường ăn sáng chậm vì vậy thời điểm này khó để tổ chức cho trẻ chơi một cách bài bản. Thực tế GVMN vẫn cho trẻ chơi với đồ chơi, đồ vật. Tuy nhiên, chỉ chơi qua loa 1, 2 món đồ chơi nếu trẻ nào ăn xong sớm trong khi cô còn đút cho các trẻ khác. Vì vậy nên họ không lựa chọn vào trong phiếu thăm dò ý kiến. Câu 5: Chị thường tổ chức cho trẻ HĐVĐV vào những thời điểm nào trong ngày? Bảng 2.2. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về thời điểm cho trẻ HĐVĐV Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%) 1 Giờ chơi – tập có chủ đích 35 100.0 2 Giờ chơi tự do (Hoạt động góc) 21 60 3 Giờ đón trẻ 2 5.7 29 4 Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 10 28.6 5 Khác: (hoạt động ngoài trời) 1 2.9 Câu hỏi 6: Chị thường sử dụng phương pháp – biện pháp nào sau đây để hướng dẫn cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV? Bảng 2.3. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về phương pháp - biện pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%) 1 Làm mẫu sau đó trẻ bắt chước thực hiện 20 57.1 2 Làm mẫu song song quá trình trẻ thực hiện 10 28.6 3 Cùng chơi với trẻ như bạn 33 94.3 4 Dùng lời hướng dẫn 22 62.9 5 Trẻ tự chơi theo ý thích 19 54.3 6 Để tranh, vật mẫu gợi ý và trẻ tự chơi 12 34.3 7 Tạo tình huống gợi ý nội dung 24 68.6 8 Động viên, khích lệ 22 62.9 9 Sắp xếp môi trường đồ chơi có mục đích giúp trẻ liên tưởng cách chơi 13 37.1 10 Tích hợp nội dung HĐVĐV vào các giờ học khác 26 74.3 11 Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện 9 25.7 12 Biện pháp khác 0 0.0 Nhìn vào bảng 2.3, các biện pháp chúng tôi gợi ý có tỷ lệ GVMN lựa chọn tương đối cao. Biện pháp được nhiều sự lựa chọn nhất là “chơi cùng với trẻ như bạn” chiếm 94.3%. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên muốn can thiệp thường đến với trẻ với vai trò là người bạn, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thiện, cởi mở hơn. Có thể giáo viên chỉ cần ngồi cạnh trẻ (như 1 người bạn) chơi 1 bộ đồ chơi tương tự bên cạnh trẻ, trẻ sẽ quan sát được thao tác mẫu của cô, biện pháp này khá hiệu quả bởi vì không làm gián đoạn hứng thú của trẻ khi chơi. HĐVĐV là hoạt động mới so với trẻ 18 – 24th. Bên cạnh đó, kết quả ở bảng 2.2 có 100% GVMN lựa chọn thời điểm chơi – tập có chủ đích là thời điểm thường được tổ chức cho trẻ HĐVĐV. Như vậy, biện pháp làm mẫu cho trẻ lẽ ra phải là biện pháp được lưa chọn với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ GVMN lựa chọn biện pháp “Tích hợp nội dung HĐVĐV vào các giờ học khác” là 74.3%, tiếp đến là biện pháp “Tạo tình huống gợi ý tưởng chơi” chiếm 68.6% và “Động viên, khích lệ trẻ” với tỷ lệ lựa chọn 62.9% (Đây là những biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích, gây hứng thú cho trẻ). Trong khi đó, chỉ có 57.1% GVMN lựa chọn 30 phương pháp “Làm mẫu sau đó trẻ bắt chước thực hiện” và “Làm mẫu song song quá trình trẻ thực hiện” chỉ 28.6%. Nghĩa là việc GVMN lựa chọn phương pháp – biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ chưa hợp lý so với thời điểm họ ưu tiên lựa chọn. Về hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ để đạt hiệu quả cao, theo kết quả tổng hợp ở bảng 2.4, có 77.1% GVMN lựa chọn hình thức tổ chức nhóm 5 – 10 trẻ, số ít chọn nhóm 3 – 5 trẻ và 10 – 15 trẻ. Theo nhận định của chúng tôi, việc lựa chọn của GVMN tương đối hợp lý. Bảng 2.4. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ trong giờ chơi – tập để dạt hiệu quả cao Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức cho cả lớp 0 0.0 2 Tổ chức cho nhóm 10 – 15 trẻ 3 8.6 3 Tổ chức cho nhóm 5 – 10 trẻ 27 77.1 4 Tổ chức cho nhóm 3 – 5 trẻ 5 14.3 5 Tổ chức cho cá nhân 0 0.0 6 Khác 0 0.0 Tổng 35 100.0 2.5.1.3. Sự phối kết hợp giữa GVMN với phụ huynh Ở cả hai phiếu thăm dò ý kiến của GVMN và phụ huynh chúng tôi có chung câu hỏi để biết thông tin về sự phối hợp giữa phụ huynh và GVMN về hoạt động với đồ vật (hoạt động với đồ dùng – đồ chơi) đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6 không thống nhất với nhau. Nguyên nhân sự không thống nhất có thể do phụ huynh chúng tôi khảo sát thuộc 4 trường MN chúng tôi giới hạn khảo sát thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th như đã đề cập ở tiểu mục 2.2 và GVMN phụ trách nhóm lớp 18 – 24th của 4 trường MN này chỉ gồm 10 giáo viên, số phiếu còn lại chúng tôi gửi ở các trường khác thuộc TP.HCM. Tuy nhiên, mức chệnh lệch ý kiến giữa GVMN và phụ huynh như trên vẫn là quá lớn. 31 Bảng 2.5. Lựa chọn của GVMN Bảng 2.6. Lựa chọn của phụ huynh Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%) 1 Thường xuyên 33/35 94.3 2 Thỉnh thoảng 2/35 5.7 3 Chưa bao giờ 0/35 0.0 Tổng 35/35 100.0 2.5.1.4. Khó khăn của GVMN khi tổ chức cho trẻ tham gia HĐVĐV Trả lời cho câu hỏi số 10, chỉ có 1/35 GVMN không gặp khó khăn và 34/35 GVMN đều cho rằng có gặp khó khăn trong việc tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th. Những khó khăn chủ yếu GVMN đề cập đến: - Số trẻ trong lớp quá đông, khó tổ chức theo nhóm nhỏ, không đủ thời gian rèn luyện cá nhân cho trẻ. - Mặc dù là nhóm lớp 18 – 24th nhưng thực tế số trẻ trong lớp chênh lệch nhiều về tháng tuổi gây khó khăn khi tổ chức - Khó khăn trong việc chọn lựa đồ chơi, tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp làm đồ chơi cho trẻ, đồ chơi cho trẻ lứa tuổi 18 – 24th trên thị trường không phong phú đa dạng, ít đồ chơi phù hợp với HĐVĐV. - Trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý hạn chế. - Ngôn ngữ trẻ còn hạn chế gây khó khăn khi GVMN giao tiếp với trẻ. - Trẻ còn nhỏ, cơ tay yếu, thao tác vụng về. Với những khó khăn trên, theo chúng tôi những khó khăn do trẻ còn nhỏ nên khả năng chú ý, ngôn ngữ hạn chế hay cơ tay yếu nên thao tác vụng về là những khó khăn mà tất cả nhà giáo dục phải chấp nhận bởi đây là sự phát triển bình thường theo giai đoạn lứa tuổi. 2.5.1.5. Ý kiến của GVMN về điều kiện để phát triển tốt khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24th Có rất nhiều ý kiến của GVMN về điều kiện để phát triển tốt khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th. Tổng hợp phiếu thăm dò, có 3/35 phiếu không nêu ý kiến, còn lại chúng tôi thấy các ý kiến chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau: - 68.6% GVMN cho rằng cần có đồ chơi đủ về số lượng, phù hợp về nội dung HĐVĐV và môi trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi cần đa dạng, phong phú. Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%) 1 Thường xuyên 10/82 12.2 2 Thỉnh thoảng 41/82 50.0 3 Chưa bao giờ 31/82 37.8 Tổng 82/82 100.0 32 - 60% GVMN đưa ra các biện pháp nên sử dụng trong tổ chức hướng dẫn trẻ HĐVĐV. Tổng hợp có các biện pháp như: gợi ý tưởng, tạo tình huống, cùng chơi với trẻ, tích hợp HĐVĐV vào các giờ hoạt động khác nhau trong ngày. - 42.9% GVMN cho rằng số trẻ/nhóm lớp quá đông, cần bố trí ít hơn (Không đề cập ít như thế nào). - 34.3% ý kiến đề cập đến việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. - 25,7% GVMN đưa ra điều kiện cần có phòng học cho trẻ cần rộng rãi. - 20% GVMN có ý kiến cần thường xuyên quan sát và đánh giá khả năng của từng trẻ để đưa ra yêu cầu và nội dung hoạt động phù hợp. Trong số những vấn đề trên, vấn đề được GVMN đề cập nhiều hơn cả là: môi trường đồ chơi, biện pháp chơi cùng trẻ. Đây là những ý kiến hoàn toàn thiết thực, hợp lý và là cơ sở thực tiễn quan trọng cho công trình nghiên cứu của chúng tôi. 2.5.2. Môi trường vật chất ở lớp học của trẻ Các trường chúng tôi khảo sát đều là trường của phường thuộc 4 quận khác nhau trong ở TP.HCM. Mỗi trường có điều kiện vật chất, diện tích lớp học khác nhau. Qua quan sát các nhóm lớp về môi trường lớp học: cách bố trí, sắp xếp đồ chơi ở các góc – đặc biệt góc HĐVĐV; cách sắp xếp các vật dụng, đồ dùng của cô và trẻ; các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như: • Cách sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi Hình 2.1. Lớp Thỏ Ngọc – MN12 - Q5 Hình 2.2. Lớp Thỏ Ngọc – MN12 - Q5 Trong lớp, các loại đồ chơi ít được bày sẵn trong môi trường thuận tiện cho trẻ hoạt động. Đa số được “đóng thùng” trong các hộp cactong/ thùng nhựa để trong các hộc tủ gỗ kiên cố - với lớp có diện tích rộng, còn lớp có diện tích hẹp hơn, chúng tôi thấy đồ chơi 33 Hình 2.3. Nhóm 19 – 24th – MN 12 Q.Tân Bì đóng thùng chất chồng lên nhau. Chỉ khi nào cần thiết GVMN mới lấy cho trẻ chơi. Nhìn vào hình 2.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đồ chơi hoàn toàn không được “tiếp thị” đến trẻ vừa gây mất mỹ quan lớp học. Quan sát lớp học (trường MN12 - Q5) chúng tôi thấy trong lớp chỉ có 2 kệ nhỏ, đồ chơi của trẻ tập trung trên một kệ (hình 2.2). Trao đổi với giáo viên phụ trách lớp chúng tôi được biết đồ chơi còn lại không có chỗ bài trí nên phải cho hết vào thùng, khi nào cần sử dụng sẽ lấy ra. Thực tế đồ chơi sắp xếp sẵn trên kệ cũng rất ít. Các bộ đồ chơi lồng hộp, các khối gỗ đến lúc chúng tôi ghi hình mới được xếp thêm vào kệ. Ở trường có điều kiện diện tích lớn hơn (hình 2.3), lớp học màu sắc khá bắt mắt, kệ đồ chơi đa dạng, có đủ cho từng góc chơi. Tuy nhiên, nhìn trên kệ cũng chỉ thấy những khoảng trống, số đồ chơi có cũng rất ít. • Trang trí phòng học Mỗi trường có điều kiện vật chất và diện tích phòng học khác nhau. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy các lớp có trang trí tuy nhiên chưa phát huy yếu tố thẫm mỹ và tính khoa học. Chẳng hạn như ở hình 2.3, phòng học màu sắc khá hài hoà, bắt mắt, tranh mình hoạ cho các góc phù hợp nội dung, sinh động. Tuy nhiên, tranh được dán quá cao so với tầm nhìn khi trẻ ngồi hoạt động trong góc chơi. Như vậy, có thể gây khó khăn khi trẻ quan sát, hoặc có thể do xa tầm nhìn nên trẻ không hướng sự chú ý tới. Lớp có ít kệ - nơi bày trí đồ chơi cho trẻ, trong khi đó những mảng tường cũng bỏ trống không được tận dụng trang trí tạo thêm góc chơi, trò chơi cho trẻ (hình 2.4). Do đó, cơ hội cho trẻ được vui chơi còn hạn chế. Hình 2.4. Mảng tường lớp Thỏ Ngọc – MN12 Q.5 34 • Các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ: Hình 2.5. Đồ chơi của bé – MN12 Q.Tân Bình Đồ chơi trang bị cho trẻ ở các trường MN chúng tôi khảo sát không phong phú, đa đạng về chủng loại và hạn chế về số lượng. - Trường MN 12 Q.Tân Bình, đồ chơi góc HĐVĐV chủ yếu là các tháp lồng vòng, đồ chơi mô phỏng như: chén, muỗng, ly, các loại quả, đồ chơi khối gỗ chỉ vài khối vuông trong khi đó lớp có sĩ số 25 trẻ - Trường MN 12 Q.5, theo quan sát chúng tôi nhận thấy đồ chơi có số lượng nhiều là đồ chơi xâu hạt và búp bê vải. Tuy nhiên, đồ chơi bày trên kệ chủ yếu là rối que còn lại được cất trong thùng cactong xếp vào góc lớp. - Trường MN Hoa Hồng Q. Bình Tân, đồ chơi chủ yếu cũng là những đồ chơi mô phỏng và búp bê. - Trường MN Hươu Sao H. Bình Chánh, đồ chơi khá phong phú, đa dạng về chủng loại phù hợp với nội dung HĐVĐV nhằm thiết lập hành động mối tương quan: đồ chơi khối gỗ các dạng hình khác nhau, lego các loại, bộ ghép hình (2 – 3 chi tiết) các đối tượng đơn giản bằng gỗ. Tuy nhiên, hạn chế về các loại đồ chơi giúp phát triển hành động công cụ cho trẻ. Đồ dùng của trẻ ở các trường tương đối phù hợp lứa tuổi của trẻ. Tủ để đồ dùng thấp, phù hợp chiều cao của trẻ, trẻ có thể tự lấy và cất đồ dùng cá nhân, bồn toilet có tay vịn, kệ dép 2 tầng thấp trẻ tự xếp dép lên kệ 35 Hình 2.6. Kệ đồ dùng cá nhân của trẻ - MN Hoa Hồng Hình 2.7. Nhà vệ sinh – MN 12 Q.5 2.5.3. Về phía gia đình Trẻ em lứa tuổi 18 – 24th với HĐCĐ là HĐVĐV. Theo quan điểm hoạt động trong GDMN, chính bản thân trẻ có hoạt động trẻ mới có thể phát triển. Do đó trẻ cần được hoạt động tích cực, đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu dưới sự hướng dẫn của người lớn. Như vậy, việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia HĐVĐV không chỉ là vai trò của GVMN mà cần có cả sự hỗ trợ không nhỏ từ phía gia đình. Phụ huynh cần có cái nhìn đúng đắn và biện pháp hỗ trợ hợp lý, như vậy sẽ giúp trẻ rút ngắn được thời gian và lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng căn bản cần thiết của độ tuổi. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 82 phụ huynh bằng phiếu thăm dò ý kiến, kết quả tổng kết từ các câu hỏi như sau: Bảng 2.7. Thống kê ý kiến phụ huynh Câu hỏi 1: Anh/ chị cho bé chơi với đồ dùng đồ chơi nhằm mục đích gì? Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Bé biết được chức năng, cách SD đồ dùng trong sinh hoạt 46 56.1 2 Rèn luyện khéo léo, linh hoạt đôi tay 39 47.6 3 Vui vẻ, thoải mái tinh thần 50 61.0 4 Bé biết được tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc 53 64.6 5 Bé biết mối liên hệ giữa các đồ dùng, đồ chơi hay giữa các bộ phận của chúng với nhau 28 34.1 Câu hỏi 2: Trong sinh hoạt hàng ngày anh chị có tập cho bé? Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ % 1 Gọi tên các đồ vật 70 85.4 36 2 Nhận biết màu sắc 43 52.4 3 Phân biệt vật có kích thước to hơn/ nhỏ hơn 38 46.3 4 Cách sử dụng ĐD - ĐC 63 76.8 5 Khác: Cất dọn ĐD - ĐC 4 4.9 Câu hỏi 3: Anh chị thường mua cho trẻ 18 – 24th loại đồ chơi gì? Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ % 1 Đồ chơi chạy bằng pin, điện: xe, rôbot, con vật 48 58.5 2 Đồ chơi mô phỏng: búp bê, trái cây, rau củ, vật dụng gđ 41 50.0 3 Đồ chơi lắp ráp, xếp hình 54 65.9 4 Đồ chơi hình khối: vuông, CN, trụ 27 32.9 5 Đồ chơi mang tính vận động: banh, xe đạp, xe lắc 37 45.1 6 Đồ chơi thẻ hình, sách tranh... 31 37.8 7 Khác 12 14.6 Câu hỏi 5: Ở nhà bé có chơi những trò chơi sau: Stt Lựa chọn trả lời Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % 1 Xếp cạnh, xếp chồng các đồ vật (khối, hộp, lon) 33 40.2 29 35.4 20 24.4 2 Lồng vòng vào que/ giá gỗ, tháp lồng vòng 64 78.0 18 22.0 0 0.0 3 Xâu hạt 77 93.9 5 6.1 0 0.0 4 Chơi với thú bông/ búp bê 28 34.1 32 39.0 22 26.8 5 Thả hình vào hộp 45 54.9 23 28.0 14 17.1 6 Xếp hình, lắp ráp 16 19.5 36 43.9 30 36.6 7 Điện tử trên: điện thoại, máy tính, Ipad 28 34.1 23 28.0 31 37.8 8 Hoạt hình, ca nhạc TV/máy tính 0 0.0 29 35.4 53 64.6 Câu 6: Theo anh/chị , việc cho trẻ 18 – 24th tham gia hoạt động với đồ dùng có cần thiết? 37 Biểu đồ 2.2. Lựa chọn của phụ huynh về sự cần thiết của việc cho trẻ HĐVĐV Từ những số liệu thống kê được như trên, chúng tôi có một số nhận định: - Nhận thức của phụ huynh về việc cần thiết và rất cần thiết cho trẻ 18 – 24th HĐVĐV ở mức khá cao. Chỉ 14.6% phụ huynh cho là chưa cần thiết. Nghĩa là phụ huynh có quan tâm và thấy được việc cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi thực sự cần thiết đối với trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn chưa thực sự hiểu rõ việc cho trẻ 18 – 24th hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là cần thiết như thế nào. Kết quả thống kê câu hỏi 1 cho thấy các lựa chọn cao nhất cũng chỉ 64.6%. Lựa chọn thứ 4 tiếp đến là thứ 3 và thứ 1 chiếm tỷ lệ lần lượt là cao nhất và cao trên 50%. Đặc biệt với lựa chọn thứ 5 chỉ 34.1%. Trong đó, không có phụ huynh nào chọn tất cả 5 nội dung lựa chọn trả lời. Với tỷ lệ như trên cho thấy phụ huynh hiểu chưa thực sự hợp lý về mục đích của việc cho trẻ tham gia HĐVĐV. - Thống kê ở câu hỏi 2 cho thấy đa số phụ huynh khi cho trẻ HĐVĐV chú trọng đến việc cho trẻ nhận biết bằng cách gọi tên đối tượng là 85.6% và tập cho trẻ cách sử dụng ĐD – ĐC là 76.8%. Trong khi đó, việc cho trẻ HĐVĐV còn giúp trẻ nhận biết màu sắc và nhận ra vật có kích thước to/nhỏ để giúp trẻ thiết lập được các mối tương quan giữa chúng là hai nội dung khá quan trọng nhưng tỷ lệ lựa chọn của phụ huynh còn thấp. - Vấn đề phụ huynh mua sắm, trang bị những loại đồ chơi nào cho trẻ ở gia đình thể hiện hiểu biết cũng như biện pháp của phụ huynh hỗ trợ trẻ trong việc trẻ tham gia HĐVĐV. Kết quả lựa chọn của phụ huynh ở câu hỏi 3, loại trò chơi có tỷ lệ phụ huynh lựa chọn mua cho con nhiều nhất là đồ chơi lắp ráp, xếp hình chiếm 65.9%. Đây là loại đồ chơi phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi và phát huy được sự khéo léo, phát triển trí tuệ, khả năng tư duy và sự sáng tạo ở trẻ. Tuỳ mỗi lứa tuổi sẽ có những chi tiết phù hợp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, những loại đồ chơi như: đồ chơi hình khối, đồ chơi mô phỏng hay các loại sách hình giấy dày cũng rất cần thiết cho HĐVĐV của trẻ độ tuổi 18 – 24th. Tuy nhiên, lựa chọn của phụ huynh với những loại đồ chơi này còn rất thấp chỉ dao động từ 32.9% đến 45.1%. Ngoài ra, có 12 phụ huynh lựa chọn thêm ở lựa chọn thứ 7 chiếm 14.6%, trong đó 19,5 65,9 14,6 Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết 38 phụ huynh có kể tên những đồ chơi như: súng (4 phiếu), thẻ chữ – thẻ số (5 phiếu), mua đồ chơi bé thích (1 phiếu), máy điện tử (1 phiếu), tận dụng lại các vật liệu (1 phiếu). - Số liệu thu được ở câu hỏi 5 bổ sung nhằm làm rõ hơn về những đồ chơi phụ huynh trang bị và cụ thể là ở nhà trẻ thường chơi những trò chơi gì, có phù hợp với nhu cầu của độ tuổi hay không. Theo như bảng hỏi những trò chơi thực sự phù hợp với độ tuổi của trẻ là các trò chơi số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Tuy nhiên lựa chọn của phụ huynh cho những trò chơi này ở mức độ thường xuyên còn rất thấp. Thậm chí như trò chơi số 2 (tháp lồng vòng) và trò chơi số 3 (xâu hạt) là 0%, mức độ chưa bao giờ chơi chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 64% và 77%. Trong số đó chỉ có trò chơi số 6 có tỷ lệ lựa chọn tương đối cao ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Đáng chú ý ở đây là lựa chọn cho nội dung xem hoạt hình, ca nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất về mức độ thường xuyên, tỷ lệ 0% ở mức độ chưa bao giờ. Tuy nhiên, nội dung này không nằm trong những nội dung trẻ HĐVĐV. - Hiện nay công nghệ thông tin ngày một phát triển, ra đời nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là Ipad. Mặc dù trẻ 18 – 24th là độ tuổi còn rất nhỏ và trong phiếu hỏi chúng tôi không đề cập đến nhưng có đến 9 phiếu phụ huynh đề cập đến trong các câu hỏi 2, 3, 5 ở phần viết vào các ô trống () như: tập cho trẻ chơi Ipad, mua Ipad cho trẻ, ở nhà bé thường thích chơi Ipad. Lựa chọn số 7 ở câu hỏi 5 về chơi điện tử, mức độ thường xuyên chiếm tới 37.8%. Thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc cho trẻ tiếp xúc với các loại phương tiện này có hại cho trẻ hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo hạn chế cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng. - Phụ huynh gặp khó khăn trong việc chọn lựa mua gì cho con chơi, đồ chơi có nào và mua ở đâu để đảm bảo an toàn cho con trẻ. Qua đó cho thấy phụ huynh dù biết rằng việc cho trẻ HĐVĐV là cần thiết, nhưng còn khá mơ hồ về việc ở lứa tuổi này trẻ thực sự cần gì, chơi gì, chơi như thế nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu và phát triển đúng mức cho trẻ. 2.5.4. Thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th tại 4 trường MN như đã đề cập ở tiểu mục 2.2. Nội dung khảo sát bao gồm 10 bài tập (phụ lục 3) khảo sát về: khả năng thực hiện hành động TLMTQ, hành động công cụ và khả năng nhận biết màu sắc, kích thước của đồ vật khi HĐVĐV. HĐVĐV bao gồm nhiều nội dung khác nhau, vì vậy chúng tôi đưa ra tiêu chí và thang đánh giá cho từng bài tập (phụ lục 4). 39 Số liệu về kết quả khảo sát thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th tại 4 trường MN được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả như sau: • Thực trạng khả năng thực hiện hành động TLMTQ (Tiêu chí 1) Đánh giá khả năng thực hiện hành động TLMTQ của trẻ, chúng tôi khảo sát trẻ với 4 bài tập: Xếp sát cạnh, xếp chồng khối chữ nhật đứng, lồng hộp và xâu hạt. Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy tiêu chí 1 có 25% trẻ thực hiện ở mức cao, 70% trẻ thực hiện ở mức độ trung bình và chỉ 3% trẻ đạt ở mức thấp. Nếu chỉ xét ở bình diện chung cả 4 bài tập sẽ thấy rằng trẻ ở các trường khảo sát thực hiện hành động TLMTQ đạt ở mức khá cao. Tuy nhiên, xét cụ thể ở từng bài tập được thể hiện ở biểu đồ 2.3 chúng tôi có nhận định như sau: Bài tập xếp sát cạnh, xếp chồng, lồng hộp kết quả đạt được ở mức độ cao và trung bình chênh lệch rất lớn với bài tập 4. Bài tập 1 mức độ thấp chỉ chiếm 10%, bài tập 2 là 13.3% và bài tập 3 chiếm 23.3%. Trong khi đó bài tập 4 có đến 47 trẻ đạt ở mức thấp tương đương 78.3%. Điều đó cho thấy, tiêu chí về khả năng thực hiện hành động TLMTQ xét tổng thể trẻ đạt ở mức trung bình chiếm đa số là do ảnh hưởng từ tỷ lệ đạt được của các bài tập 1, 2, 3. Như vậy, với thao tác đòi hỏi kỹ năng vận động tinh nhiều hơn trẻ thực hiện yếu hơn các bài tập khác cụ thể ở đây là nội dung xâu hạt ở bài tập 4. Bảng 2.8. Các mức độ đạt được của các tiêu chí Mức độ Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 15 25.0 5 8.3 3 5.0 2 42 70.0 54 90.0 20 33.3 3 3 5.0 1 1.7 37 61.7 Tổng 60 100.0 60 100.0 60 100.0 BT1: Xếp sát cạnh BT2: Xếp chồng BT3: Lồng hộp BT4: Xâu hạt. Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ thực hiện các bài tập của tiêu chí 1 0,0 50,0 100,0 BT1 BT2 BT3 BT4 Tỷ lệ(%) 66,7 28,3 26,7 6,7 23,3 58,3 50 15 10,0 13,3 23,3 78,3 Thấp TB Cao 40 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 BT1 BT2 BT3 BT4 Tỷ lệ(%) 0,0 13,3 66,7 73,3 1,7 30 30 26,7 98,3 56,7 3,3 0,0 Cao TB Thấp • Thực trạng khả năng thực hiện hành động công cụ (Tiêu chí 2) Đánh giá khả năng thực hiện hành động công cụ của trẻ, chúng tôi khảo sát trẻ với 3 bài tập bao gồm 4 nội dung: Trò chơi cài cúc áo, sử dụng chén muỗng (dùng thìa xúc cơm trong giờ ăn), lật sách giấy dày và trò chơi thao tác vai. BT1: Cài cúc áo BT2: Sử dụng chén muỗng BT3: Lật sách giấy dày BT4: Thao tác vai Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ thực hiện các bài tập của tiêu chí 2 Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy tiêu chí 2 có 8.3% trẻ thực hiện ở mức cao, 90% trẻ thực hiện ở mức độ trung bình và chỉ 1.3% trẻ đạt ở mức thấp. Nếu chỉ xét ở bình diện chung cả 4 bài tập sẽ thấy rằng trẻ ở các trường khảo sát thực hiện hành động công cụ đạt ở mức trung bình chiếm tỷ lệ rất cao, số trẻ thực hiện không đạt yêu câu chỉ chiếm tỷ lệ rất ít . Tuy nhiên, xét cụ thể ở từng bài tập được thể hiện ở biểu đồ 2.4 chúng tôi có nhận định khả năng trẻ thực hiện ở các bài tập không đồng đều. Trong đó bài tập cài cúc áo chiếm đến 98.3% trẻ không thực hiện được. Trên thực tế bài tập này tương đối khó với trẻ vì đòi hỏi cao của vận động tinh: sự khéo léo và phối hợp linh hoạt cơ ngón tay của cả hai bàn tay. Mặc dù bộ đồ chơi chúng tôi sử dụng có cúc áo dễ cầm so với tay trẻ và khuy áo rộng gấp 1.5 – 2 lần cúc áo nhưng trẻ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, việc mặc áo và cài cúc áo cũng là thao tác khá phức tạp và trẻ độ tuổi 18 – 24th hầu như vẫn chưa thể tự thực hiện được. Do vậy, kết quả trên khảo sát chỉ đạt ở mức thấp là khá hợp lý so với yêu cầu của độ tuổi. Bài tập 2 chúng tôi khảo sát và ghi nhận kết quả trẻ thông qua quan sát trẻ trong giờ ăn sáng và ăn trưa. Kết quả 56.7% số trẻ đạt mức độ thấp, 30% đạt mức độ trung bình và 13.3% ở 83 mức độ cao. Quan sát cho thấy giờ ăn của trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_7566934437_1255_1871478.pdf
Tài liệu liên quan