Tóm tắt Luận văn Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Phạm Quang Tuấn

Quan điểm thứ nhất: Quan điểm tiếp cận rủi ro trong doanh

nghiệp dưới góc độ quản trị tài chính. Dưới góc độ quản trị tài chính,

rủi ro trong doanh nghiệp là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so

với lợi nhuận kỳ vọng khi thực hiện các quyết định về tài chính. Khi

đó, rủi ro tài chính được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài chính là sự

phản ánh các biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra thường gắn

liền với các quyết định tài trợ, đó là rủi ro tăng thêm ngoài rủi ro

kinh doanh đối với các chủ sở hữu do doanh nghiệp có sử dụng đòn

bẩy tài chính. Trong đó đòn bẩy tài chính chỉ mức độ nợ và tác động

của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp”.

Quan điểm thứ hai: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với

việc vay nợ của doanh nghiệp khi huy động vốn để tài trợ cho hoạt6

động kinh doanh của mình. Một khi xuất hiện các khoản nợ trong cơ

cấu vốn buộc doanh nghiệp nghĩa vụ phải trả lãi cho các chủ nợ. Với

quan điểm này rủi ro tài chính được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài

chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu

tài chính của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng đến

sự biến thiên của hiệu quả tài chính (sự biến thiên của hiệu quả tài

chính có thể xem xét thông qua sự biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn

chủ sở hữu (ROE)). Sự biến thiên này làm tăng thêm xác suất mất

khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn

tài trợ khác có chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn vay) cố định”.

Quan điểm thứ ba: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với các

trạng thái rủi ro kiệt quệ tài chính. Với quan điểm này rủi ro tài chính

được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài chính là rủi ro kiệt quệ tài chính

khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không thể trả được các khoản

nợ bao gồm các khoản nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ, và chịu sự tác

động của các nhân tố giá cả của thị trường như: lãi suất, tỷ giá hối

đoái, giá cả hàng hóa đến thu nhập của doanh nghiệp”.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Phạm Quang Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực 4 thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8 để phân tích các số liệu thứ cấp để xử lý số liệu. Tài liệu sử dụng: Tài liệu sơ cấp: Tài liệu thu thập từ các giáo trình, nghiên cứu đã được công bố. Tài liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập từ 51 doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 4: Một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái quát chung về rủi ro a. Trường phái truyền thống b. Trường phái hiện đại 1.1.2. Nguyên nhân gây nên rủi ro a. Nguyên nhân khách quan b. Nguyên nhân chủ quan 1.2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các quan điểm về phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước khi định nghĩa về rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể xem xét một vài quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất: Quan điểm tiếp cận rủi ro trong doanh nghiệp dưới góc độ quản trị tài chính. Dưới góc độ quản trị tài chính, rủi ro trong doanh nghiệp là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng khi thực hiện các quyết định về tài chính. Khi đó, rủi ro tài chính được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài chính là sự phản ánh các biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra thường gắn liền với các quyết định tài trợ, đó là rủi ro tăng thêm ngoài rủi ro kinh doanh đối với các chủ sở hữu do doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong đó đòn bẩy tài chính chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp”. Quan điểm thứ hai: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với việc vay nợ của doanh nghiệp khi huy động vốn để tài trợ cho hoạt 6 động kinh doanh của mình. Một khi xuất hiện các khoản nợ trong cơ cấu vốn buộc doanh nghiệp nghĩa vụ phải trả lãi cho các chủ nợ. Với quan điểm này rủi ro tài chính được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính (sự biến thiên của hiệu quả tài chính có thể xem xét thông qua sự biến thiên của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)). Sự biến thiên này làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn vay) cố định”. Quan điểm thứ ba: Quan điểm tiếp cận rủi ro gắn liền với các trạng thái rủi ro kiệt quệ tài chính. Với quan điểm này rủi ro tài chính được định nghĩa như sau:“Rủi ro tài chính là rủi ro kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không thể trả được các khoản nợ bao gồm các khoản nợ gốc và lãi vay cho chủ nợ, và chịu sự tác động của các nhân tố giá cả của thị trường như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa đến thu nhập của doanh nghiệp”. Tóm lại, từ những quan điểm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước về rủi ro tài chính như trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể được hiểu như sau: “Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra do việc sử dụng nợ mang lại thường gắn liền với các hoạt động tài trợ có liên quan như: mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác. Rủi ro do việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng tập trung trên hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất: Ảnh hưởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Khía cạnh thứ hai: Làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của doanh nghiệp. 7 1.2.2. Ý nghĩa của nhận diện rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Phân tích qua độ biến thiên Rủi ro tài chính của doanh nghiệp theo khía cạnh thứ nhất đề cập đến sự ảnh hưởng từ việc vay nợ, tác động tới sự biến thiên của hiệu quả tài chính. Do đó, để đánh giá tổng quan mức độ rủi ro tài chính của một doanh nghiệp, thì trước hết cần phải đánh giá được mức độ ổn định của chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng ổn định thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Cụ thể như sau: Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế X 100% Vốn chủ sở hữu bình quân Từ sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, ta phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu như sau: [RE + (RE – R) ] (1-T) hay = [ + ( – r) ] (1-T) Từ công thức trên ta thấy rằng, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào một phần cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tức là tùy thuộc vào mức độ sử dụng nợ. Cho nên càng khẳng định rằng rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp. Với việc sử dụng nợ này sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính, cho nên phân tích rủi ro tài chính về cơ bản, ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên để đánh giá. Cụ thể như sau: 8 Phương sai ROE Var(ROE) ∑ Độ lệch chuẩn ROE √ √ ∑ ̅̅ ̅̅ ̅̅ Trong đó: là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, i là số thứ tự của cá thể, n là số lượng cá thể ̅̅ ̅̅ ̅̅ là giá trị trung bình hoặc giá trị kì vọng của khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sử dụng độ lệch chuẩn có hạn chế là trong trường hợp thước đo khác nhau, giá trị kỳ vọng giữa các phương án khác nhau thì phương sai và giá trị độ lệch chuẩn không thể căn cứ để đánh giá. Để giải quyết hạn chế này, người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên. Hệ số biến thiên Hbt = ̅̅ ̅̅ ̅̅ Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là quyết định một phần bởi việc sử dụng nợ của đơn vị, và rủi ro tài chính là rủi ro có liên quan đến việc sử dụng nợ. Vì vậy, phân tích rủi ro tài chính thông qua việc phân tích độ biến thiên của ROE không thôi vẫn chưa đủ, mà còn cần phải phân tích độ biến thiên của các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể ta xem xét công thức như sau: = Var ([ + ( – r) ] (1-T)) Biến đổi công thức trên ta có: = Var ([HKD (1 + ) - ] (1-T)) Trong quá trình phân tích ta giả sử tỷ lệ N/VCSH và T là hằng số ta có: = (1-T) 2 (1 + ) 2 Var(HKD) 9 Như vậy, mối liên quan giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh có thể thông qua độ lớn đòn bẩy nợ (tỷ lệ N/VCSH) (HTC) = (1 + ) (1-T) (HKD) Theo công thức trên, rõ ràng độ biến thiên khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu được tạo thành bởi độ biến thiên của khả năng sinh lời tài sản và của đòn bẩy tài chính. Do vậy: RRTC = H LN/TS + DBN Với RRTC là chênh lệch độ biến thiên hiệu quả tài chính. H LN/TS là ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả kinh doanh. DBN là ảnh hưởng của độ biến thiên đòn bẩy nợ. 1.3.2. Phân tích qua các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán Dựa trên quan điểm về rủi ro tài chính của doanh nghiệp theo khía cạnh thứ hai đề cập đến sự ảnh hưởng từ việc vay nợ tác động làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số chung để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện như sau: Khả năng thanh toán = Số tiền dùng để trả nợ Số nợ ngắn hạn phải trả a. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành được hiểu là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn 10 Hệ số này càng cao thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn càng cao, việc trả nợ này không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tốn kho). c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời tiếp tục được chọn lọc hơn cả hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn 1.3.3. Phân tích qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ lãi vay Rủi ro tài chính chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Và sự ảnh hưởng đó thể hiện qua sự tác động của nó đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Để xem xét sự ảnh hưởng đó, ta dùng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính. Độ lớn đòn bẩy tài chính = % thay đổi ROE % thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính không đổi thì: Độ lớn đòn bẩy tài chính = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu khả năng trả nợ lãi vay đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ, nếu khả năng trả nợ lãi vay càng lớn thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp và ngược lai. Chỉ tiêu được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí lãi vay. Khả năng trả nợ lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay 11 1.4. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.4.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận về cách thức đo lường của ROE, mối quan hệ giữa ROE với các yếu tố có liên quan trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp để đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến thiên của ROE cho các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam. Bao gồm các nhân tố như sau: cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp,. a. Ảnh hưởng cơ cấu vốn đến sự biến thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu b. Ảnh hưởng rủi ro kinh doanh đến sự biến thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu c. Ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu d. Ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp đến sự biến thiên khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu 1.4.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp a. Ảnh hưởng nợ ngắn hạn đến khả năng thanh toán b. Ảnh hưởng tài sản ngắn hạn đến khả năng thanh toán c. Ảnh hưởng khả năng sinh lời đến khả năng thanh toán d. Ảnh hưởng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đến khả năng thanh toán e. Ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp đến khả năng thanh toán 12 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VIỆT NAM 2.1.1. Tổng quan chung về ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm Việt Nam 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm giai đoạn 2010-2014 a. Tình hình sản xuất Bảng số liệu cho thấy ngành CBLTTP có số lượng doanh nghiệp, doanh thu, số lao động, giá trị sản xuất tăng qua từng năm. Đặc biệt với sự tăng trưởng của giá trị sản xuất, cụ thể năm 2010 giá trị sản xuất của ngành là 610.091 tỷ đồng, đến năm 2014 là 1.333.563 tỷ đồng tăng 118,58%. Trong toàn ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của ngành chế biến lương thực thực phẩm luôn chiếm tỷ trọng hơn 20%. Qua những con số trên đã cho thấy được tiềm năng mà ngành chế biến lương thực thực phẩm mang lại cho ngành công nghiệp của đất nước là rất to lớn so với các thành phần kinh tế khác. b. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu  Tình hình tiêu thụ sản phẩm Ngành chế biến lương thực thực phẩm Chế biến sản phẩm trồng trọt Chế biến thủy hải sản Chế biến sản phẩm chăn nuôi 13 Theo Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014 mức này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước tính đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014. Tuy nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ từ 15,5% (năm 2009) xuống 14,8% (năm 2014).  Tình hình xuất khẩu Trong giai đoạn 2010-2014 tình hình xuất khẩu ngành chế biến lương thực thực phẩm của nước ta đạt được nhiều thành công nhất định, cụ thể là có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chủ yếu là các sản phẩm có thế mạnh như gạo, thủy sản. Bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2010-2014 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể như: cà phê, thủy sản, hạt điều, lúa gạo. Phần lớn thị trường xuất khẩu của các sản phẩm là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Đông... 2.2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng nợ của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Các doanh nghiệp ngành CBLTTP đều sử dụng phần lớn các khoản vay là nợ ngắn hạn, chỉ tiêu Nợ dài hạn/Tổng tài sản còn quá thấp cho thấy các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay dài hạn, trong khi đó việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, buộc 14 các doanh nghiệp phải huy động thêm từ các nguồn vay khác. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải có chính sách vay nợ hợp lý để tối ưu hóa các khoản nợ của mình, tránh tình trạng sử dụng nợ quá nhiều thì phải đối mặt với nguy cơ rủi ro phá sản, hoặc sử dụng nợ quá ít lại không phát huy tối đa những lợi thế. 2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam a. Khía cạnh thứ nhất: Ảnh hưởng của việc sử dụng nợ đến mức độ biến động của hiệu quả tài chính Đồ thị trên cho thấy hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm, xét theo chỉ tiêu ROE đã có sự giảm sút đáng kể. Cụ thể giảm từ 23,8% năm 2010 xuống còn 11,5% năm 2014. Sự giảm sút này là do bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút. Thứ hai là lãi suất vay có chiều hướng tăng qua các năm 2010-2012, vì đây chính là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các doanh nghiệp phải chịu một lãi suất cao khi đi vay vốn. Vấn đề càng tác động tiêu cực hơn khi mà tỷ suất Nợ/VCSH xu hướng tăng, có doanh nghiệp tỷ suất này ở mức cao nhất là 882,84% (bảng 2.4). Tình hình chung cho thấy rủi ro tài chính xét trên phương diện biến động ROE của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm trong giai đoạn 2010-2014 có sự biến động mạnh, chỉ tiêu ROE tăng giảm không ổn định. Trên phương diện rủi ro tài chính, luận văn xem xét các chỉ tiêu phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên ROE và các chỉ tiêu liên quan như: tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE), lãi suất (r), tỷ 15 suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (Nợ/VCSH) của các doanh nghiệp, nhưng chỉ tập trung phân tích vào chỉ tiêu hệ số biến thiên. Vì số lượng doanh nghiệp nhiều nên để phục vụ cho việc phân tích và thể hiện qua đồ thị được dễ dàng, tác giả chia 51 doanh nghiệp ra thành 2 nhóm như sau: Nhóm có đòn bẩy tài chính (ĐBTC) thấp: có 22 doanh nghiệp với hệ số đòn bẩy tài chính <1, hệ số đòn bẩy trung bình là 0,51. Nhóm có đòn bẩy tài chính (ĐBTC) cao: có 29 doanh nghiệp với hệ số đòn bẩy tài chính >1, hệ số đòn bẩy trung bình là 2,42. Theo đồ thị ta nhận thấy có 12 điểm dao động lớn hơn 1 (chiếm tỷ lệ 24%), nhưng trong số đó chỉ có 6 điểm là dao động mạnh nhất (1 điểm đột biến số 8 có ĐBTC <1 và 5 điểm đột biến số 9,11,16,26 và 27 có ĐBTC >1), điều này thể hiện các doanh nghiệp này có mức độ biến thiên ROE rất cao. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động mạnh này là do trong giai đoạn từ năm 2010-2014, 6 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 12%) có 1 năm thua lỗ, dẫn đến chỉ tiêu ROE bình quân khá nhỏ, sự biến thiên của ROE rộng. Chẳng hạn như FBT, doanh nghiệp này có chỉ tiêu ROE biến thiên trong khoảng từ - 45,6% đến +18,7%. Sự biến thiên ROE thể hiện mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, do vậy sự biến thiên ROE cho thấy rủi ro tài chính của doanh nghiệp này là khá cao. Còn lại phần lớn các doanh nghiệp có mức độ biến thiên ROE dao động trong khoảng từ 0,1 đến 0,86. Theo lý thuyết thì hệ số biến thiên lớn hơn 1 phản ánh mức độ biến thiên cao. Từ đó, có thể nhận xét rằng các doanh nghiệp ngành CBLTTP có mức độ biến thiên ở mức trung bình. Cũng theo đồ thị trên, ta nhận thấy rằng biến động của RE gắn liền với sự biến động của ROE, điều này thể hiện mối quan hệ qua lại giữa hiệu quả kinh 16 doanh và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Còn lại, sự biến thiên của lãi suất vay r xem như tương đối độc lập với sự biến thiên của tỷ suất Nợ/VCSH của doanh nghiệp. b. Khía cạnh thứ hai: Làm mất khả năng thanh toán các khoản nợ tài chính khi đến hạn của doanh nghiệp Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy trọng giai đoạn 2010-2014, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm có sự suy giảm đáng kể. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành giảm 1,96 lần năm 2010 xuống còn 1,79 lần năm 2014. Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm từ 1,36 lần năm 2010 xuống còn 1,09 lần năm 2014. Hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm 0,51 lần năm 2010 xuống còn 0,42 lần năm 2014. Về cơ bản chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngành CBLTTP niêm yết đều thỏa mãn giá trị kỳ vọng ( 1,0 lần), chỉ có hệ số khả năng thanh toán tức thời suy giảm (< 0,5 lần) về mặt lý thuyết thì đáng lo ngại. Nhìn chung, cho thấy khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm ở mức vừa phải, ở mức không quá rủi ro. Đối với chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện hành, mà luận văn muốn tập trung phân tích thì nhận thấy rằng, nếu chỉ tiêu này kéo dài với xu hướng giảm trong giai đoạn sắp tới sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nguy cơ rủi ro tài chính gia tăng. Do vậy, để nâng cao khả năng thanh toán hiện hành thì các doanh nghiệp phải cần có các biện pháp huy động vốn hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính. 17 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. ĐO LƢỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Giả thuyết 1: Cơ cấu vốn tác động cùng chiều (+) đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Giả thuyết 2: Rủi ro kinh doanh tác động cùng chiều (+) đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Giả thuyết 3: Tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều (+) đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Giả thuyết 4: Quy mô doanh nghiệp tác động ngược chiều (-) đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán Giả thuyết 1: Nợ ngắn hạn tác động ngược chiều (-) đến khả năng thanh toán hiện hành Giả thuyết 2: Khả năng sinh lời tác động cùng chiều (+) đến khả năng thanh toán hiện hành Giả thuyết 3: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tác động cùng chiều (+) đến khả năng thanh toán hiện hành 18 Giả thuyết 4: Tài sản ngắn hạn tác động cùng chiều (+) đến khả năng thanh toán hiện hành Giả thuyết 5: Quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều (+) đến khả năng thanh toán hiện hành 3.2.3. Mô hình nghiên cứu 3.2.4. Mô tả các biến trong mô hình 3.2.5. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Trong nghiên cứu này, dữ liệu được tác giả lựa chọn và thu thập từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, cụ thể là từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Số liệu được thu thập từ website của Công ty chứng khoán Bảo Việt vpbs.com.vn, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội www.hnx.vn và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh www.hsx.vn. Các doanh nghiệp được lựa chọn theo hai tiêu chí: Thứ nhất: doanh nghiệp được phân loại ngành cấp 2 thuộc ngành cấp 1 là ngành chế biến chế tạo. Thú hai doanh nghiệp niêm yết phải cung cấp thông tin đầy đủ trên BCTC trong 5 năm, giai đoạn 2010-2014. Những doanh nghiệp không đầy đủ BCTC thuộc ngành vẫn phải bị loại bỏ. Danh sách 52 doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [Phụ lục 1]. 3.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Mô hình nghiên cứu của tác giả như sau: SD_ROE = + *DE + *SD_ROA + *GROWTH + *SIZE + Ui b. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán Mô hình nghiên cứu của tác giả như sau: 19 CR = + *STD + *ROA + *INT+ *CA + *SIZE + Ui 3.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu a. Thống kê mô tả các biến mô hình b. Phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình c. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu d. Kiểm định mô hình 3.3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán a. Thống kê mô tả các biến mô hình b. Phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình c. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu d. Kiểm định mô hình 3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH 3.4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu 3.4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán 20 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH 4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VIỆT NAM 4.1.1. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý Thứ nhất, với việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, rất dễ gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán. Do vậy, giải pháp đưa ra là xây dựng cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cân đối về tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu, để luôn bảo đảm khả năng trả nợ. Trước khi quyết định vay vốn cần phải có sự nghiên cứu kỹ, đánh giá khả năng trả nợ, phải hoạch định được nguồn trả nợ, thời gian trả nợ và lãi suất hợp lý, tránh tình trạng vay mượn bằng mọi giá. Khi có điều kiện, hãy thanh toán sớm các khoản nợ, bởi vì lãi suất đi vay thường khá cao, việc thanh toán bớt các khoản nợ, sẽ giảm được chi phí, đồng thời có điều kiện quản lý tốt các khoản nợ còn lại, qua đó giảm thiểu được rủi ro. Thứ hai, nên điều chỉnh cơ cấu vốn xuống gần mức trung bình của ngành, nên tiến hành tự tài trợ cho nhu cầu vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tránh việc phụ thuộc vào các nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân. Đồng thời, các doanh nghiệp nên tính toán lại các nhu cầu vốn đầu tư về mặt thời gian, chi phí sử dụng như thế nào đó cho hợp lý. 4.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản có tác động đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp, cụ thể thông qua việc sử dụng tài sản ngắn hạn. 21 Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho các doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp cần xác định đúng đắn nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, tổ chức và quản lý tốt công tác thanh toán (thiết lập thời hạn thanh toán, tỷ lệ chiết khấu thanh toán) và thu hồi nợ (lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn ngắn hạn). Thứ hai, kết quả nghiên cứu không cho thấy sự tác động của hàng tồn kho ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm thì hàng tồn kho vẫn luôn đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Vì vậy, doanh nghiệp cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau trong việc quản lý hàng tồn kho như: xác định hợp lý các nguyên vật liệu cần mua trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phan_tich_rui_ro_tai_chinh_cua_cac_doanh_ng.pdf
Tài liệu liên quan