Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang – tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Nhiệ m vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Điểm mới của đề tài

7. Cấu trúc luận văn

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

1.1.2 Trong lịch sử giáo dục Việt Nam

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

1.2.3 Chức năng của quản lý giáo dục

1.3. Quản lý nhà trường

1.3.1 Khái niệm về quản lý nhà trường

1.3.2 Các nội dung cơ bản của quản lý nhà trường trung học

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học

1.3.4 Vai trò, chức trách của hiệu trưởng

1.4. Một số cơ sở tâm sinh lý học về hoạt động học tập

1.4.1 Hoạt động học tập và động cơ học tập

1.4.2 Tính tích cực nhận thức

1.4.3 Một số cơ sở lý luận

1.5 Một số vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương

pháp dạy học

1.5.1 Phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực

1.5.2 Đổi mới PPDH theo yêu cầu của chương trình THCS

1.5.3 Yêu cầu đổi mới PPDH ở trường THCS

1.5.4 Vai trò của hiệu trưởng THCS trong thực hiện đổi mới PPDH

Tiểu kết chương 1

CHưƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU

TRưỞNG Ở CÁC TRưỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG

2.1. Khái quát về giáo dục THCS huyện Ninh Giang-Hải Dương

2.1.1 Vài nét về điều kiện kinh tế - văn hoá ở huyện Ninh giang

2.1.2 Thực trạng đội ngũ

2.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho đổi mới PPDH

2.2 Thực trạng dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang

2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

2.2.2 Thực trạng hoạt động học tập của học sinh

2.3 Thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH của hiệu trưởng các THCS huyện Ninh Giang

2.3.1 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý chỉ đạo

2.3.2 Tổ chức và điều hành đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới PPDH

2.3.3 Các hoạt động chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH của hiệu trưởng các trường THCS

Tiểu kết chương 2

CHưƠNG 3. BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRưỞNG THCS QUẢN

LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HưỚNG ĐỔI MỚI

PPDH Ở HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DưƠNG

3.1 Căn cứ đề xuất biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH

của hiệu trưởng các trường THCS

3.1.1 Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH

3.1.2 Căn cứ vào đặc điểm hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS

3.1.3 Căn cứ vào hoạt động thực tiễn quản lý hoạt động dạy theo

định hướng đổi mới PPDH

3.1.4 Căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá của Ninh Giang

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy theo định hướngđổi mới PPDH

3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới PPDH

3.2.2. Xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình

3.2.3. Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện

3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên toàn trường

3.2.5. Tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên

3.2.6. Tạo động lực mạnh mẽ ở người dạy trong thực hiện đổi mới PPDH

3.2.7. Giáo dục học sinh ý thức và kỹ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực

3.2.8. Tăng cường hoạt động quản lý, kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng nhà trường

3.2.9. Phối hợp các lực lượng giáo dục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục

3.2.10. Bổ sung và tăng cường các điều kiện đổi mới PPDH

3.3. Quan hệ giữa các biện pháp quản lý

3.4 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1 Mục đích, yêu cầu của khảo nghiệm

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO

4. PHỤ LỤC

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7086 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang – tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận dụng ở mức độ thấp, sử dụng klhông thƣờng xuyên; khả năng tự mình phát hiện vấn đề hết sức hạn chế do học sinh ít tự học. Cách học phổ biến hiện nay vấn là tiếp nhận các kiến thức mà thầy đã cung cấp, hoặc là học theo kiểu bắt chƣớc. Ba là, số học sinh có kĩ năng tự học tƣơng đối vững chắc và thƣờng xuyên học tập theo cách này rất ít. Kể cả số học sinh có học lực khá kết quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 học tập tƣơng đối cao cũng chƣa chú ý rèn luyện và phát triển năng lực tự học cho mình. Chính những nhƣợc điểm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là học sinh chƣa chủ động trong học tập nên chất lƣợng, hiệu qủa đào tạo chƣa cao, chủ yếu học để đối phó với các kì thi và kiểm tra của thầy. Đây cũng là một vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện đổi mới PPDH khi học sinh không có kĩ năng tự học và không đƣợc hợp tác để phát huy năng lực bản thân. 2.3. Thực tiễn chỉ đạo đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS Ninh Giang - tỉnh Hải Dƣơng. 2.3.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí chỉ đạo 2.3.1.1. Những thuận lợi và một số kết quả bước đầu  Cán bộ quản lí (Ban giám hiệu) ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang là Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng, đó là những giáo viên đã có nhiều uy tín trong chuyên môn, và đã có nhiều năm làm công tác quản lí. Họ là những cán bộ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong tiếp nhận và triển khai thực hiện đổi mới PPDH. + 100% đều đƣợc tham gia các hội nghị tập huấn, triển khai về đổi mới chƣơng trình giáo dục THCS do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức, cơ bản là họ đã nắm đƣợc chủ trƣơng, biện pháp tổ chức thực hiện. Phần lớn đã có nhận thức đúng và có quyết tâm tìm các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH ở cơ sở đạt hiệu quả. + Trong thực tế còn nhiều khó khăn về các điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH (Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học…) nhƣng bƣớc đầu ở các trƣờng đã có sự chuyển động trong chỉ đạo thực hiện. Đó là: Trong kế hoạch năm học của các trƣờng đều có đƣa vào nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH; - Xây dựng chuyên đề về đổi mới PPDH; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 - Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học tập các trƣờng THCS trong tỉnh và ngoài tỉnh đã làm tốt và có hiệu quả về đổi mới PPDH; - Các trƣờng THCS trong huyện đã tổ chức đƣợc hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH, xây dựng các giờ dạy thực nghiệm .Giáo viên cốt cán bộ môn ở các trƣờng trong huyện đƣợc dự giờ học tập và rút kinh nghiệm qua giờ dạy thực nghiệm đó. - Đặc biệt trong đó phải nói đến các trƣờng nhƣ: THCS Thành Nhân, trƣờng THCS Tân Quang đã có những biện pháp cụ thể trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nhƣ: Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trƣờng, ngoài bài thi nhận thức có nội dung kiểm tra nhận thức, sự hiểu biết của giáo viên về đổi mới chƣơng trình THCS hiện nay và đổi mới PPDH, yêu cầu với bài thi dạy thực sự phải là giờ dạy theo tinh thần đổi mới PPDH kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền đạt kiến thức với sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học. + Trong công tác chỉ đạo của Hiệu trƣởng, thì đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn là đội ngũ cán bộ quản lí trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn nói chung, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nói riêng. Với cán bộ quản lí là tổ trƣởng chuyên môn hiện nay ở các trƣờng THCS trong huyện Ninh Giang (Vì điều kiện đội ngũ giáo viên trên các bộ môn ít, vì vậy 100% tổ trƣởng chuyên môn là phụ trách nhiều bộ môn: ví dụ: Tổ KHTN : Toán, Lý, Hoá,Sinh, Công nghệ, Thể dục, Tin học; Tổ KHXH : Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật) là những giáo viên vững vàng trong chuyên môn, có uy tín về nghề nghiệp. + 100% tổ trƣởng chuyên môn đều đã tham gia các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và hàng năm đều đƣợc công nhận giáo viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên. Họ thực sự là những hạt nhân nòng cốt trong chuyên môn và là hạt nhân nòng cốt trong phong trào đổi mới PPDH ở các nhà trƣờng. + 100% tổ trƣởng chuyên môn đều đƣợc tham gia các lớp tập huấn về bồi dƣỡng thay sách, tham gia hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH và cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 chính họ đã tham gia trong xây dựng và thực hiện các giờ dạy thực nghiệm, giờ dạy mẫu do Sở giáo dục đào tạo hoặc cụm liên trƣờng trong huyện tổ chức. 2.3.1.2. Một số hạn chế Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH cũng còn nhiều trở ngại và khó khăn, dẫn đến hiệu quả thực tế chƣa cao: + Với 17% cán bộ quản lí ở 29 trƣờng THCS trong toàn huyện có độ tuổi trên 50 trong đó cá biệt có đồng chí đã 57, 58 tuổi , mặc dù đã đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn về đổi mới chƣơng trình giáo dục THCS và đổi mới PPDH, song trên thực tế cho thấy một thực trạng trong các nhà quản lí này: Họ là giáo viên đã thoát li giảng dạy từ lâu, rất khó thay đổi thói quen kể cả trong nhận thức và trong chỉ đạo. Biểu hiện cụ thể là: Thứ nhất, Họ vẫn chƣa thực sự nhập cuộc, chƣa thực sự thấy sự cấp thiết của đổi mới PPDH và còn bị ảnh hƣởng nặng nề của PPDH truyền thống. Ở trong các nhà trƣờng, cơ cấu tổ chức, chuẩn mực và phƣơng thức đánh giá vẫn đang tồn tại theo kiểu cũ một cách vững chắc trong nhà trƣờng hiện nay, chƣa cho giáo viên có đƣợc độ tự do nhất định trong sáng tạo. Thứ hai, Trong chỉ đạo còn chung chung, thiếu tính cụ thể và mang tính hình thức, phong trào kêu gọi, phong trào hô hào giáo viên phải đổi mới PPDH, nhƣng chính trong nhận thức của cán bộ quản lí cũng chƣa nhận thức đúng và thật đầy đủ về đổi mới PPDH nhƣ: Bản chất của tinh thần đổi mới PPDH là gì? PPDH theo tinh thần đổi mới có gì khác với PPDH truyền thống? Làm gì và làm nhƣ thế nào để có thể đổi mới đƣợc PPDH ở cơ sở giáo dục của mình? Cần phải có những điều kiện gì để có thể chỉ đạo tốt đổi mới PPDH? Dẫn đến thực trạng trong quản lí là không có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong chỉ đạo thực hiện. Trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH hầu hết các nhà trƣờng chƣa đánh giá đổi mới PPDH đến từng cá nhân giáo viên. + Một hạn chế lớn trong quản lí của đội ngũ quản lí ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện là 85% chƣa qua đào tạo đại học quản lí ( Chỉ học đại học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 chuyên ngành), còn chỉ mới qua các lớp bồi dƣỡng cán bộ quản lý trƣờng THCS. Thậm chí, các biệt có cán bộ quản lí không biết đến tin học hoặc nhìn vào các thiết bị còn thấy rất lạ không biết sử dụng nhƣ thế nào … . Và họ cũng rất ngại trong việc học hỏi tìm hiểu về các phƣơng tiện và các thiết bị hiện đại đó. Đây cũng là khó khăn trong chỉ đạo hoạt động giáo dục trong các nhà trƣờng nói chung, chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung. + Với đội ngũ cán bộ quản lí thâm niên dƣới 10 năm 43/58=74 %, có nhận thức đúng đắn, nhạy bén và tích cực hơn trong thực hiện và chỉ đạo đổi mới PPDH nhƣng họ lại chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, do vậy còn thiếu tự tin trong xử lí tình huống có liên quan đến và đòi hỏi am hiểu về chuyên môn nhƣ : thế nào là một giáo án soạn đã thể hiện có đổi mới PPDH? Cần dựa vào tiêu chí nào để đánh giá một giờ dạy có đổi mới về phƣơng pháp? Cần chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai các PPDH nhƣ thế nào? + Trong đội ngũ cán bộ quản lý tổ chuyên môn hầu nhƣ 100% tổ trƣởng chuyên môn chƣa qua lớp bồi dƣỡng công tác quản lý các cấp. Họ làm quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH nói riêng còn không ít tổ trƣởng chuyên môn chƣa có sức thuyết phục với đồng nghiệp. Chủ yếu quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn theo tính chất hành chính sự vụ, là thực hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trƣờng. Một số tổ trƣởng còn ngại đụng chạm, thiếu mạnh dạn, chƣa đủ năng lực, tự tin khi hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và uốn nắn những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở tổ mình. + Đáng chú ý là trong đổi mới PPDH, mặc dù các lớp bồi dƣỡng, tập huấn về các chuyên đề chuyên môn, trong đó có chuyên đề về đổi mới PPDH đƣợc triển khai cho nhiều cán bộ, giáo viên (100% tổ trƣởng chuyên môn) nhƣng thời gian tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên đề đó chỉ trong thời gian ngắn từ 1-3 ngày và tập huấn trong điều kiện chủ yếu là thuyết trình về lý thuyết mà rất ít thực hành. Từ thực tế đó dẫn đến thực trạng là chính đội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 ngũ quản lý này cũng chƣa nhận thức đầy đủ, chƣa đƣợc trang bị kiến thức cơ bản cả về lý luận và thực tiễn về đổi mới PPDH .Chính vì vậy trong thực hiện đổi mới PPDH, họ vẫn rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo. 2.3.2. Tổ chức và điều hành đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới PPDH Trong thực hiện đổi mới PPDH, đội ngũ giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả của công cuộc đổi mới. Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH có hiệu quả nhƣ thế nào thì các hoạt động tham gia đổi mới PPDH của giáo viên sẽ phản ánh rõ nhất. Đổi mới PPDH trong trƣờng THCS phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc trong từng bài giảng, từng tiết học với từng giáo viên. Để làm đƣợc điều đó, bên cạnh trách nhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp, mỗi giáo viên cần phải tự rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sƣ phạm của mình. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định hiệu quả của đổi mới PPDH và ngƣời hiệu trƣởng phải coi công tác chỉ đạo đội ngũ GV là khâu đột phá. 2.3.2.1. Khái quát Có thể đánh giá về thực trạng giáo viên tham gia đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS trong huyện tiếp nhận và thực hiện đổi mới PPDH nhƣ sau : + Mặc dù đã có nhiều chủ trƣơng tích cực trong chỉ đạo từ cấp quản lý trực tiếp là Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ninh Giang nói riêng và sở GD &ĐT nói chung, nhƣng sự chuyển động trong đội ngũ giáo viên ở trƣờng THCS trong huyện là chƣa kịp theo định hƣớng, đang dừng lại ở mức độ nhận thức mang tính phong trào, hình thức. + Hầu hết các trƣờng THCS Ninh Giang, đội ngũ giáo viên đã "Vào cuộc", một bộ phận giáo viên đã tích cực thực hiện đổi mới PPDH nhƣng vẫn thấy thiếu nền tảng vững chắc, vì sự đổi mới PPDH đã đi ngƣợc, hay nói đúng hơn là phá vỡ những nề nếp thói quen mà giáo viên đã đƣợc trang bị trong nhà trƣờng sƣ phạm, cũng nhƣ đã và đang thực hiện trong một thời gian dài những phƣơng pháp giáo dục truyền thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 2.3.2.2. Nguyên nhân và các khó khăn của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH + Đối với GV bậc THCS nói chung GV các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang nói riêng khác với các bậc học khác hầu hết họ đều đƣợc đào tạo ở trình độ đạt chuẩn bậc THCS. Họ có khả năng tự nghiên cứu tìm hiểu, nhƣng cũng dễ bảo thủ. Nhiều ngƣời càng dạy lâu thì sức chi phối của thói quen, kinh nghiệm giảng dạy cũ càng lớn. + GV là lực lƣợng trực tiếp thực hiện chủ trƣơng đổi mới PPDH. Về chuyên môn, hầu hết GV đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổi mới (97% GV đạt chuẩn theo quy định, trong đó 49% GV đạt trên chuẩn). Song trên thực tế cho thấy với thời gian bồi dƣỡng là quá ngắn, giáo viên chƣa đƣợc trang bị thật đầy đủ kiến thực lý luận và thực hành nên bƣớc đầu thực hiện còn rơi vào lúng túng, khó khăn. + Về nghiệp vụ sƣ phạm, nhiều giáo viên (qua kết quả khảo sát) trên 45% còn lúng túng trong năng lực tổ chức học sinh kĩ năng hoạt động nhóm, hƣớng dẫn học sinh có phƣơng pháp tự học có hiệu quả; Hạn chế trong sử dụng thiết bị dạy học đó là sự hiểu biết, kỹ năng của chúng để đạt đƣợc mục đích truyền thụ tốt nhất. + Một bộ phận đội ngũ giáo viên ở nhà trƣờng, trong đó phải nói đến đội ngũ giáo viên lâu năm( khoảng 35%), họ không muốn hoặc không tích cực thực hiện đổi mới PPDH bởi với họ trong nhận thức : dạy nhƣ hiện tại là đủ, là đạt yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản để dẫn đến tình trạng này là do ngại vất vả, tốn thời gian vì thói quen bảo thủ, trì trệ hoặc do trình độ thấp, thiếu năng lực, hoặc do thiếu động lực vật chất và tinh thần mà tạm bằng lòng với cái ổn định xƣa cũ. + Một bộ phận khá lớn giáo viên THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang nhận thức rõ nhu cầu phải đổi mới, muốn thực hiện, muốn làm nhƣng không có điều kiện để làm hoặc lúng túng trong thực hiện. Qua số liệu thăm dò còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 có giáo viên ủng hộ đổi mới PPDH.. Tuy nhiên, trong bộ phận giáo viên nhiệt tình đón nhận và thực hiện đổi mới vẫn có một số lƣợng khá lớn GV còn vấp phải những khó khăn trong thực hiện đó là thiếu tính khoa học trong phƣơng pháp, dẫn đến sự lúng túng, loay hoay, kém hiệu quả hoặc kém khả thi trong đổi mới ( Tức là làm không đúng, không hiệu quả do thiếu hiểu biết về cơ sở lí luận, về tiền đề khoa học …). Trong nhiều trƣờng hợp thì cần thiết phải phối hợp cả hai hình thức kiểm tra này để phát huy đƣợc ƣu điểm của mỗi loại, đồng thời áp dụng đối với đối tƣợng nào, cấp nào, môn nào cho phù hợp thì hiện nay cơ sỏ lí luận vẫn thiếu, dẫn đến tình trạng trong thực tế có hiện tƣợng " Hội chứng trắc nghiệm". Qua thực tế dự giờ thăm lớp chúng tôi thấy một hiện tƣợng khá phổ biến đó là pháp vấn của giáo viên đã trở nên quá tải cho học sinh trong giờ học cũng là sự lệch lạc khá phổ biến trong không ít giáo viên. Với giáo viên, động lực lao động thực hiện đổi mới PPDH chủ yếu là tinh thần, ý thức trách nhiệm với công việc, còn hiện nay chƣa có động lực hấp dẫn nào khác hơn là kêu gọi lòng yêu nghề, tất cả vì sự tiến bộ tích cực của HS. Trong khi đó để tập trung vào nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm đổi mới PPDH là khá mất nhiều thời gian vật chất, trí tuệ . Đồng thời với cơ chế thị trƣờng, nhu cầu đòi hỏi những giá trị vật chất trong xã hội luôn là áp lực đối với cá nhân và gia đình nên dẫn đến thái độ, tinh thần trách nhiệm của cá nhân với thực hiện đổi mới PPDH là hạn chế. 2.3.3. Hoạt động chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương Các trƣờng THCS huyện Ninh Giang thực hiện cách tổ chức quản lí và điều hành với 3 biện pháp quan trọng là: Pháp chế, kế hoạch và thi đua. 2.3.3.1. Về xây dựng và thực hiện pháp chế Từ năm 1998, nƣớc ta chính thức có Luật giáo dục và đến năm 2005 Luạt giáo dục có sửa đổi , với sự ra đời của luật giáo dục đã có các văn bản dƣới luật do Chính phủ và Bộ GD&ĐT ban hành nhằm củng cố hệ thống pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 chế trong nhà trƣờng. Cụ thể nhất là Điều lệ nhà trƣờng và các Thông tƣ hƣớng dẫn về yêu cầu lao động và chế độ chính sách đối với giáo viên. Tuy vậy, quá trình điều hành pháp chế trong nhà trƣờng vẫn còn giới hạn qua các mối quan hệ giáo dục, thuyết phục, công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng vẫn đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sự chế tài của pháp chế đối với những giáo viên thiếu tích cực, thiếu tinh thần trách nhiệm và cầu tiến đang còn rất mờ nhạt. Pháp chế chƣa trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy giáo viên đổi mới PPDH. Do vậy, trong thực tiến chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang chủ yếu là động viên các tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới, còn chƣa áp dụng biện pháp cụ thể nào nhằm bắt buộc giáo viên phải thực hiện, cũng chƣa có chế độ khen thƣởng kịp thời với các thành viên tích cực trong thực hiện đổi mới. Chính thực tế này cho thấy, Hiệu trƣởng các nhà trƣờng cần xây dựng đƣợc một pháp chế nội bộ có tính bắt buộc giáo viên phải tham gia vào quá trình thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, thức đẩy quá trình đổi mới nhanh hơn, đạt hiệu quả hơn. 2.3.3.2. Về công tác lập kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2003-2004 Ban giám hiệu các trƣờng THCS đã lập các kế hoạch (Bắt buộc) tổ chức triển khai đổi mới PPDH ở trƣờng mình. Tác động của kế hoạch đối với quá trình điều hành hoạt động nhà trƣờng đã sớm đƣợc các hiệu trƣởng nhà trƣờng quan tâm. Kế hoạch sẽ định ra mục tiêu, xác đinh các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Trong thực tế, khi phỏng vấn các hiệu trƣởng trƣờng THCS trong huyện, họ đều cho rằng đối với chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH thì công tác kế hoạch còn là điều hoàn toàn mới. Những công việc chủ yếu mà họ đã thực hiện trong kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng là đƣa vào một số biện pháp chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 - Xây dựng một giáo án giảng dạy theo tinh thần đổi mới; - Xây dựng giờ dạy mẫu cùng học tập, rút kinh nghiệm - Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá học sinh theo hình thức trắc nghiệm khách quan ; - Bồi dƣỡng cán bộ quản lí và giáo viên. - Dự trù và huy động kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Bảng 2.9. Công tác lập kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH tại các trường THCS huyện Ninh Giang. S T T Các kế hoạch chỉ đạo Mức độ Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về PPDH mới 265 100 0 0 0 0 2 Tổ chức thao giảng theo từng chuyên môn 116 44 149 56 0 0 3 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo bộ môn 94 35 171 65 0 0 4 Tổ chức thăm lớp ,dự giờ của giáo viên 186 70 79 30 0 0 5 Sinh hoạt tổ , nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng 26 1 98 4 2 0 0 6 Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy tại các trƣờng tiên tiến điển hình 75 28 166 63 24 9 7 Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên 62 24 91 34 112 42 8 Tổ chức kiển tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hƣớng mới. 17 0 64 95 36 0 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Nhận xét: Qua phiếu điều tra câu hỏi 265 cán bộ quản lý và giáo viên về chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả sau: - 100% các trƣờng đã thực hiện tốt việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH. - 100% hiệu trƣởng là trƣởng ban, phó hiệu trƣởng là phó ban, tổ trƣởng chuyên môn và một số giáo viên cốt cán là ủy viên trong ban chỉ đạo đổi mới PPDH tại các nhà trƣờng. Qua kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp chúng ta thấy biện pháp 1 đƣợc thực hiện ở 100% các trƣờng. Tuy nhiên các biện pháp nhƣ tham quan các đơn vị điển hình và tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm còn thấp chỉ có từ 24 đến 28%. Điều này phần nào chƣa phát huy đƣợc hết khả năng, năng lực của giáo viên. Qua thực tế ta cũng thấy ở góc độ chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chƣa đồng bộ, nhất là khâu bồi dƣỡng cán bộ quản lí và giáo viên. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dƣỡng là quá ngắn chƣa đủ sức thay thế cho hệ thống PPDH áp đặt trong giáo viên, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lí (Hiệu trƣởng, Hiệu phó) vốn là ngƣời chỉ đạo, hƣớng dẫn, đánh giá giáo viên thực hiện đổi mới, thì chính họ lại cùng học tập, tiếp xúc tài liệu bồi dƣỡng nhƣ dành cho giáo viên. Chính vì vậy, cán bộ quản lí ở các trƣờng rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo, chƣa biết bắt đầu từ đâu và làm nhƣ thế nào để hoạt động chỉ đạo giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả. Ngay trong đội ngũ các nhà quản lý cũng không tránh khỏi tƣ tƣởng trông chờ, chỉ đạo cụ thể của cấp trên, chỉ đạo ra sao? Làm nhƣ thế nào? Vì vậy nhiều đơn vị chƣa thực sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở cơ sở mình. Trong kế hoạch các nhà trƣờng cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nhƣ: Kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên và bồi dƣỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 đội ngũ (Theo kế hoạch đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn), còn các yêu cầu khác trong xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH nhƣ: Điều kiện làm việc, chế độ chính sách, thu nhập của giáo viên là những vấn đề nằm ngoài khả năng của công tác kế hoạch, đặc biệt là đơn vị trƣờng học. Một hạn chế khác gây khó khăn cho đổi mới PPDH là tâm lí xã hội đặc biệt là phụ huynh học sinh và học sinh trƣớc sự đổi mới này. Trong điều kiện cụ thể ở huyện Ninh Giang có tới 29 trƣờng THCS nằm trên địa bàn nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, vì vậy họ rất hạn chế trong nhận thức về đổi mới mục tiêu và công tác giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng. Họ cho rằng sự đổi mới PPDH, học sinh sẽ khó khăn trong tiếp nhận và tiếp thu trong kiến thức, đặc biệt họ không muốn có sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm bởi họ cho rằng nhƣ vậy là khó khăn cho chính ngƣời học. Đây cũng là khó khăn không nhỏ ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang. Nhƣ vậy trên thực tế cho thấy, hầu hết các nhà trƣờng đều gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bởi những khó khăn nhƣ: Ngân sách không đáp ứng đủ cho hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, đặc biệt là kinh phí đầu tƣ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH; hoặc đội ngũ giáo viên thiếu, không đồng bộ và chất lƣợng chƣa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu thực hiện để đổi mới PPDH … Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thực hiện kế hoạch nói chung, đổi mới PPDH nói riêng ở các trƣờng THCS tại Ninh Giang. 2.3.3.3 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá Trong quản lí chỉ đạo thì thanh tra, kiểm tra là hoạt động vô cùng quan trọng để thúc đẩy lao động tích cực của giáo viên, đồng thời uốn nắn những lệch lạc, những sai sót kịp thời nếu có, nhằm đảm bảo sự đúng hƣớng của đổi mới PPDH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Trong thực tế, ở các trƣờng THCS hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng đã có tác động nhất định có ảnh hƣởng thúc đẩy sự phát triển giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng. Với các hình thức kiểm tra từ cấp tổ chuyên môn đến cấp quản lí chuyên môn của nhà trƣờng, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, thanh tra chuyên môn. đã có tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên, chuẩn mực đánh giá hiện hành vẫn còn mang nhiều định tính, khó thống nhất trong lực lƣợng cán bộ quản lí; khó thống nhất giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá, điều đó làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quan hệ đồng nghiệp khi họ bất đồng quan điểm trong đánh gía, ảnh hƣởng tới tính dân chủ, tích cực và tự tin trong thực hiện. 2.3.3.4. Công tác thi đua khen thưởng Trong thực tế giai đoạn hiện nay bên cạnh sự chế tài bằng pháp chế thì công tác thi đua khen thƣởng cần phải đƣợc quan tâm vì với công tác thi đua đã có tác động lớn thức đẩy cán bộ quản lí và giáo viên tích cực cải tiến nề lối làm việc và giảng dạy, kích thích tìm tòi sáng tạo để đạt đƣợc hiệu quả trong giảng dạy. Ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang đã không ít cán bộ quản lí, giáo viên đƣợc công nhận chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh hoặc nhận đƣợc bằng khen . Nhƣng ở góc độ chuyên môn, trong số đông nhà giáo, những tác động khen thƣởng thực tế là chƣa có Sức hấp dẫn hoặc chƣa có sự lan toả rộng đến từng giáo viên để thúc đẩy tiến bộ. Mặt khác chuẩn đánh giá tích cực của các danh hiệu thi đua ấy chƣa thật sáng rõ, yếu tố đổi mới PPDH chƣa chiếm tỉ trọng ƣu thế, đổi mới PPDH chƣa trở thành giá trị tuyệt đối trong nhà trƣờng. Chính vì vậy mà sự tác động ảnh hƣởng của công tác thi đua khen thƣởng đến trực tiếp đội ngũ các nhà giáo là chƣa cao. 2.3.3.5. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Cơ sở vật chất ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang hiện nay chủ yếu chỉ tạm thời đủ phòng học phục vụ cho hoạt động dạy và học, còn các điều kiện khác chƣa đủ để đáp ứng các yêu cầu của dạy học nói chúng, đổi mới PPDH nói riêng nhƣ: Các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 phòng học bộ môn có nhƣng cấu trúc không phù hợp hoặc thiếu, hoặc không đồng bộ vì chủ yếu là cải tạo từ phòng học. Chẩng hạn, có phòng học thiết bị chung, phòng thực hành bộ môn nhƣng còn quá ít so với học sinh (1 trường chỉ có phòng thiết bị chung, 1 đến 2 phòng học thực hành). TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Qua các kết quả điều tra và phân tích các khía cạnh của thực trạng chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS ở huyện Ninh Giang, có thể đánh giá khái quát về thực trạng công tác chỉ đạo của hiệu trƣởng đối với đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS trong huyện nhƣ sau: Phần lớn hiệu trƣởng các trƣờng đã có nhận thức đúng đắn và thấy sự cần thiết của đổi mới PPDH, từ đó trong thực tế chỉ đạo đã có bƣớc chuyển biến quan trọng: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá Bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế trong công tác chỉ đạo đó là:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc333.pdf
Tài liệu liên quan