Luận văn Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.

5. Giả thuyết khoa học.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.

7. Phương pháp nghiên cứu.

8. Những đóng góp mới của đề tài.

9 Cấu trúc luận văn .

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

NGHỀ.

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

1.1.1 Ngoài nước.

1.1.2. Trong nước.

1.2 Một số khái niệm cơ bản.

1.2.1. Quản lý.

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học.

1.2.4. Phương pháp dạy học.

1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học.

1.2.6. Công nghệ, công nghệ thông tin .

1.2.7. Biện pháp quản lý.

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

1.3.1. Môi trường đa học tập phương tiện.

1.3.2. Phần mềm dạy học.

271.3.3 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án

dạy học tích cực điện tử.

1.3.4.Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường cao

đẳng nghề.

1.4.1. Quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện.

1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học.

1.4.3.Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng

dụng công nghệ thông tin.

Tiểu kết chương 1.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ.

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú

Thọ.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

2.1.2. Nhiệm vụ của nhà trường.

2.1.3. Đội ngũ giáo viên trường .

2.1.4. Về tình hình cơ sở vật chất của trường.

2.1.5. Thực trạng dạy học ở trường .

2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các khoa , bộ môn trong

trường.

2.2.1. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách

của Đảng,nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm

Phú Thọ .

 

pdf137 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
736 học sinh. Như vậy, nhu cầu học sinh học nghề trình độ trung cấp trong 3 năm qua liên tục tăng. Quy mô đào tạo trung cấp nghề năm 2010 là 1350 học sinh, tăng 11,3% so với năm 2006. Về trình độ tay nghề, kiến thức, kỹ năng của học sinh được nâng lên. Học sinh tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chấp nhận, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 85%. Tính đến hết năm 2010, Trường đã đào tạo được 34.831 học viên. Trong đó: 592 trung cấp nghề, 16.107 công nhân kỹ thuật dài hạn, 18.132 lượt học viên ngắn hạn và bồi dưỡng thường xuyên. Liên kết đào tạo 3.827 trung cấp kỹ thuật và đại học. Số học sinh được đào tạo đã trở thành những công nhân, cán bộ kỹ thuật, một số là những nhà quản lý, chủ trang trại của nhiều cơ sở sản xuất tại các địa phương, góp phần cung cấp có hiệu quả nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ. Qua thực tế khi đi kiểm tra và nghe lãnh đạo của các khoa, bộ môn báo cáo về tình hình bài soạn của giáo viên tác giả nhận thấy: Giáo viên ở các khoa đã soạn bài giảng đầy đủ, chi tiết, nêu được trọng tâm của kiến thức cơ bản của bài. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC thì chưa thành thạo. Nhiều giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh,... làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao. 2.1.5.1.Về mục tiêu bài học Đa số GV khi viết mục tiêu bài học thì đã chép như sách bài soạn (sách hướng dẫn), chưa có sự tìm tòi nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của địa Trường, của địa phương, của ngành, của nghề đào tạo, mức độ yêu cầu thì chung chung chưa cụ thể với đối tượng người học. Chưa hiểu cặn kẽ trọng tâm của bài học, chưa làm rõ các mức độ yêu cầu đó là: Biết ( Nhớ), Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Và phần lớn GV còn chưa xác định được cụ thể các cấp độ mục tiêu của chương , của bài học, của Module, do đó việc dự kiến cách đo lường xác định mục tiêu không sát với thực tế, dẫn đến hiệu quả bài dạy chưa cao, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. 2.1.5.2.Về nội dung Chủ yếu sao chép lại các nội dung trong sách giáo trình, sách hướng dẫn là chính. Nhiều GV còn sử dụng một số tài liệu đã xuất bản lâu soạn vào bài soạn của mình, dẫn đến nhiều nội dung chưa chính xác không cập nhật, phương pháp không hợp lý, không thể hiện được sự sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thời đại. Nhiều bài soạn chưa chia ra được các hoạt động của từng phần nên không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Không có những tình huống làm cho bài giảng sinh động, khắc sâu được nội dung bài giảng. Bài soạn chưa dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra. Một số GV khi lên lớp chỉ học thuộc bài soạn theo sách hướng dẫn, chứ chưa hiểu bản chất của vấn đề. 2.1.5.3. Về phương pháp Đa số các bài học của các môn học giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình có minh họa, phương pháp đàm thoại và có sử dụng phương pháp nêu vấn đề nhưng các câu hỏi nêu lên chưa cụ thể, sát thực, rõ ràng. Chưa thực sự hướng dẫn cho học sinh có phương pháp tư duy, và cách tiếp cận vấn đề. 2.1.5.4. Phần củng cố và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà Đa số GV coi trọng việc giao bài về nhà. Song chưa chú ý đến việc hướng dẫn, gợi ý phương pháp làm bài tập cho học sinh. Chưa có những bài tập cộng tác nhóm, bài tập làm theo chủ đề, bài tập nghiên cứu thực tế . 2.1.5.5. Về hình thức Nhìn chung giáo án của GV sạch sẽ, rõ ràng, đa số các bài soạn đã trình bày cột theo mẫu của tổng cục dạy nghề . Như vậy, thực chất hiện nay soạn giáo án nặng về hình thức, chưa phục vụ mục tiêu dạy học tích cực. Với một giáo án như thế thật khó có thể đảm bảo cho một giờ học chất lượng. Một số GV còn có tư tưởng soạn bài mang tính đối phó với quy chế chuyên môn chỉ cốt sao có đủ bài, đủ các cột mục và nội dung yêu cầu mà ít có sáng tạo. 2.1.5.6. Về sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại Trong những năm gần đây, trường đã được trang bị TBDH hiện đại để đáp ứng được “Ứng dụng CNTT trong dạy học”. Nhưng một số GV chưa tích cực trong việc sử dụng TBDH hiện đại, chỉ quen dùng TBDH truyền thống đã được sử dụng trong nhiều năm, bởi ngại nghiên cứu, ngại thay đổi, hoặc họ đổ lỗi cho việc không có thời gian chuẩn bị hoặc phương tiện không đầy đủ, không biết gì về CNTT... Số GV này chủ yếu là những người cao tuổi, ngại đổi mới. Bảng 2.6. Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên trong trường Tổng số CBQL, CBGV được điều tra Các mức độ Số lượng Tỉ lệ % 93 Thường xuyên 22 23,65 Đôi khi 63 67,74 Chưa bao giờ 08 8,61 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các khoa, bộ môn trong Trường 2.2.1. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ Về cơ chế chính sách: Nhìn chung đã có những văn bản quy định, khung pháp lý cho giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng như Luật dạy nghề 2006, Điều lệ trường Cao đẳng nghề, quy định trường chuẩn, chế độ lương bổng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật... Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế vẫn còn thiếu rất nhiều các quy định cụ thể để thúc đẩy chất lượng dạy nghề, một số quy định đã được triển khai thực hiện cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập. Công tác kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo của trường còn nhiều lúng túng. Lương của hầu hết giáo viên trong trường còn thấp chưa đảm bảo được cuộc sống cho GV để GV yên tâm công tác. Ngân sách cấp cho dạy nghề tính theo đầu học sinh còn thấp, trong khi đó để ứng dụng CNTT trong dạy học lại hết sức tốn kém. Nguyên nhân của thực trạng này do nhận thức của một số CBQL chưa đúng mức, chưa đầy đủ về vai trò “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” “ Khoa học công nghệ là động lực”của quá trình CNH và HĐH. Chưa tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đào tạo nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên. Các chỉ thị, nghị quyết của nhà nước chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm thực hiện đầy đủ. Về công tác xã hội hóa giáo dục: Công tác xã hội hóa giáo dục đã được thực hiện tương đối tốt, giữ được vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ phát triển sự nghiệp đào tạo nghề. Được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương đánh giá kết quả đào tạo của trường đối với các tỉnh trong vùng, các doanh nghiệp sử dụng lao động. Từ công tác xã hội hoá được triển khai thực hiện tốt đã làm cho nhân dân có nhận thức đầy đủ hơn gía trị, tầm quan trọng của đào tạo nghề trong công cuộc xây dựng đât nước, đồng cảm, chia sẻ khó khăn với đào tạo nghề nghiệp; nhận thức về đổi mới sự nghiệp đào tạo nghề, tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng nghề trọng điểm, hàng năm kinh phí huy động được từ các doanh nghiệp có sử dụng lao động tới hàng trăm triệu đồng. Có thể nói, do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà các trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đạt được những kết quả trên là do có sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu bền bỉ của của các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, cán bộ nhân viên và các em học sinh trong trường. Có được quan tâm giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tổng cục dạy nghề, Sở Lao động thương binh và Xã hội, sự quan tâm của các lãnh đạo địa phương nơi trường đóng, của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc. 2.2.2 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Từ năm 2009 đến nay Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Phú Thọ được sự hỗ trợ của Dự án voctech của Chính phủ Hà Lan tài trợ nâng cao năng lực dạy nghề cho giáo viên đã tổ chức được 4 lớp về phương pháp dạy học hiện đại cho 67 giáo viên, chiếm khoảng 47% tổng số giáo viên của trường. Nội dung bao gồm xây dựng chương trình dạy nghề theo DACUM, thực hành một số phương pháp dạy học mới: Phương pháp tình huống ; Phương pháp hoạt động nhóm ; Phương pháp hợp tác... Kết quả của các lớp tập huấn là rất khả quan, giáo viên đã tự tin trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mới kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống phù hợp. Tuy nhiên nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học ở họ vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Toàn bộ CBQL của Trường đều cho rằng cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng khi đề cập đến cách thức để ứng dụng như thế nào thì họ còn lúng túng, họ thừa nhận rằng làm công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là một công việc khó khăn đối với họ. Khi được hỏi đến vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học thì CBQL của Trường đều cho rằng đội ngũ GV của trường mình đều đã có sự ứng dụng CNTT để tổ chức hoạt động dạy học nhưng còn chưa phổ biến, mới chỉ thực hiện đối với các giờ dạy thực tập và các giờ dạy thao giảng, hội giảng trong khoa, trong trường, tham gia hội giảng tỉnh. Và khi được hỏi đội ngũ GV của các nhà trường đã ứng dụng CNTT trong dạy học ra sao thì đều nhận được câu trả lời là dạy học bằng máy chiếu đa năng. Đối với đội ngũ GV của các khoa trong trường khi được hỏi đến sự cấn thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học thì chỉ có 83 % cho rằng cần phải ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng giờ giảng, 17% cho rằng không nhất thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học, có nghĩa là theo họ có ứng dụng CNTT trong dạy học cũng được mà cứ theo cách dạy truyền thống cũng được miễn là HS tiếp thu được kiến thức và khi ra trường có tay nghề tốt. 2.2.3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 2.2.3.1. Sử dụng phòng học đa phương tiện Tính đến tháng 6 năm 2011, trường chưa có phòng học ĐPT, cho nên việc ứng dụng CNTT trong các giờ dạy của GV vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa năng phải mất khá nhiều thời gian chuẩn bị các thiết bị có liên quan lên lớp học, sau khi dạy xong lại phải mất thời gian đem đi cất giữ, quá trình vận chuyển nếu không cẩn thận có thể sẽ làm hư hỏng những thiết bị này, điều này gây ra nhiều bất tiện cho GV. Cụ thể ở khoa Cơ khí – Động lực, khoa Điện-Điện tử, khoa Nông lâm, khoa Xe - máy trong các giờ dạy thường phải xem băng đĩa hoặc xem hình, xem các Video clip, do không có phòng học ĐPT nên họ rất ngại phải ứng dụng CNTT trong dạy học nên chất lượng các giờ dạy chất lượng chưa cao. 2.2.3.2. Sử dụng phần mềm dạy học Để giảng dạy bằng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT có hiệu quả đòi hỏi GV phải có kiến thức cơ bản về tin học, ứng dụng tốt các phần mềm công cụ, song những kiến thức đó lại khó khăn với đại đa số GV, trong khi đó các cơ quan QLGD lại chưa có khả năng cung cấp các phần mềm dạy học cho những chuyên ngành, nghề, môn học ... . Khi tiến hành điều tra về các giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa năng thì 100% GV soạn các bản trình chiếu điện tử bằng phần mềm PowerPoint. Trong quá trình soạn bản trình chiếu điện tử bằng phần mềm PowerPoint, mới chỉ có 26 % GV có khai thác thêm một số phần mềm ứng dụng, trong đó có giáo viên của khoa cơ bản dạy các môn Toán, có sử dụng phần mềm Cabri, môn Vật lí có sử dụng phần mềm Crocodile Physics 605, GV khoa Cơ khí – Động lực khi giảng về Công nghệ Ô tô sử dụng phần mềm Macromedia Flash ; Automachine của Bosh ;Giáo viên khoa Điện – Điện tử sử dụng phần mềm Electronic Desgn Automation để mô phỏng hình; Giáo viên khoa Nông lâm sử dụng một số Video clip còn lại mới chỉ dừng lại ở việc thay vì trước kia viết lên bảng để HS chép, nay chiếu lên màn chiếu để HS chép. Hơn nữa, học sinh học sơ cấp nghề và trung cấp nghề nói chung vẫn quen với cách học theo kiểu GV giảng - đọc, HS chép bài, thì nay HS được học với cường độ và tốc độ cao hơn. Khi tiến hành dự giờ của một số giờ dạy có sử dụng máy chiếu, đa số thay cho viết bảng có kết hợp với các hiệu ứng đơn điệu có sẵn trong phần mềm PowerPoint để chiếu lên cho HS xem. Theo quan sát và thực tế công tác chỉ đạo chuyên môn tác giả nhận thấy những GV mới tiếp cận với GADHTC có ứng dụng CNTT thường nảy sinh vấn đề như sau : + Chưa biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cơ bản thể hiện trên bảng động. Về tư liệu hình ảnh được tạo sâu liên kết vào bài học thường rơi vào hai tình huống, thừa hoặc thiếu. Chưa có hệ thống tư liệu được nghiên cứu cẩn thận phục vụ cho phù hợp với bài giảng, một phần là do cả sự nắm bắt về cách ứng dụng như thế nào và thiếu kinh nghiệm. + Khi giảng dạy giáo viên thể hiện trên bảng động thường nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho HS cảm giác không kịp tiếp thu. Việc phối hợp màu sắc không chuẩn thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng tối, độ đậm nhạt, độ tương phản trên bảng động không đạt tới sự hài hoà cần thiết, gây ức chế tâm lý cho học sinh. Lạm dụng các hiệu ứng chuyển động là vấn đề thường gặp nhất ở các GV mới bắt đầu sử dụng, do hiểu sai về việc ứng dụng CNTT vào bài dạy dẫn đến lạm dụng, đa số sử dụng bảng động thay cho bảng viết, chưa thể hiện được là một giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. + GV quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ nên mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định, không tính đến các tình huống dạy học mới xuất hiện trên lớp, đòi hỏi GV phải điều chỉnh. Nguyên nhân sâu xa là GV chưa làm chủ được công nghệ, ngại dừng việc để bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp. Đặc biệt là không kết hợp hiệu quả được với các phương pháp dạy học khác. Với thực trạng trên chứng tỏ GV vẫn chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức khi soạn một GADHTC có ứng dụng CNTT, việc GV sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC còn rất hạn chế. Thay vào đó trong quá trình soạn giáo án giảng dạy có thể hiện trên bảng động GV chỉ chú ý đến các hiệu ứng, âm thanh và hình ảnh mà chưa chú trọng về nội dung kiến thức trọng tâm của bài giảng. Trong khi hiện nay trên thị trường CNTT đã xuất hiện thêm rất nhiều phần mềm có những tính năng hay mà GV có thể ứng dụng vào trong quá trình dạy học. 2.2.3.3. Thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin Để thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT đòi hỏi GV phải mất rất nhiều thời gian và công sức, GV vừa phải có PPDH tốt đồng thời cũng cần phải có trình độ tin học cơ bản cho nên số lượng GV của các khoa, bộ môn trong trường soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT còn chiếm tỉ lệ ít. Trong kết quả điều tra của chúng tôi về vấn đề này cho thấy trong số những G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_bien_phap_quan_ly_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tron.pdf
Tài liệu liên quan