Luận văn Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.3

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .3

5. Giả thuyết khoa học của đề tài .4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.4

7. Phương pháp nghiên cứu.4

8. Đóng góp mới của đề tài.5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ

CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN GHI NHỚ CÓ CHỦ

ĐỊNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi

nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .6

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .6

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam.9

1.2. Cơ sở lí luận về biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ

có chủ định của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.12

1.2.1. Hệ thống các khái niệm .12

1.2.2. Cơ sở lí luận về biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi

nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .21

pdf181 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi, ngày mai chơi tiếp nhé”, GVMN ít quan tâm đến việc điều chỉnh kế hoạch chơi cho phù hợp với đặc điểm GNCCĐ cho trẻ, giáo viên chỉ quan tâm đến việc trẻ chơi có đúng cách chơi và luật chơi có sẵn của trò chơi mà thôi. Trong khi đó hai biện pháp rất quan trọng là biện pháp tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ và biện pháp tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi dưới nhiều hình thức chơi khác nhau thì rất ít sử dụng. Việc tăng cường và tổ chức cho trẻ được chơi với nhiều loại TCHT, tạo điều kiện cho trẻ chơi dưới hình thức chơi khác nhau (cá nhân, theo nhóm, tập thể lớp...) nhằm thực hiện một số mục tiêu giáo dục nhất định như củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành chơi, tính độc lập, phát triển năng lực nhận thức và GNCCĐ nhưng chỉ có 43% GVMN thường xuyên sử dụng. Việc tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề và gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ nhằm cuốn hút trẻ vào hoạt động khám phá, kích thích và duy trì hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức nhưng chỉ có 32% GVMN chọn. Tóm lại, kết quả khảo sát trên cho thấy GVMN nắm được các biện pháp để tổ chức TCHT nhưng hầu như chỉ ở mức độ rất sơ sài, chưa chú trọng vào việc phát triển GNCCĐ cho trẻ khi chơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng của các biện pháp. Để có một kết quả thực tế nhất, chúng tôi tiếp tục tiến hành dự giờ 54 giờ chơi và tiết học ở tất cả các lớp lá của 4 trường mầm non nhằm tìm hiểu thực trạng GVMN 65 sử dụng biện pháp tổ chức TCHT, hầu hết đều là những buổi chơi trong đó GVMN hướng dẫn trò chơi cho trẻ. Qua các buổi dự giờ tổ chức hoạt động vui chơi và các hoạt động học có sử dụng TCHT, có đến 67% giờ chơi GVMN tổ chức chơi như một công thức: Tập trung trẻ, chia các góc chơi, tập trung lại để kết thúc, có 28% giờ chơi GVMN không quan tâm đến sự phát triển trí tuệ của trẻ nói chung và GNCCĐ nói riêng khi tổ chức buổi chơi bằng cách cho trẻ chơi các đồ chơi đã biết, đồ chơi có sẵn, trẻ chơi “tự thân”. Cũng có 33% giờ chơi giáo viên lại quá quan tâm đến chất lượng của buổi chơi nên hướng dẫn trẻ rất kĩ kỹ năng chơi, tập thuần thục các hành động chơi thì làm sao trí tuệ nhận thức của trẻ có thể phát triển trong điều kiện “nhồi nhét” như thế. Bản chất của trò chơi là làm cho trẻ hứng thú và chính vì thích khám phá và trải nghiệm nên trẻ mới chơi, nhưng thực tế có khá nhiều trường hợp bị “ép chơi” hoặc “buộc chơi”, GVMN chưa tạo điều kiện để trẻ thật sự chơi và thường có khuynh hướng chơi các trò chơi đã biết, đã học. Mặt khác, các biện pháp để phát triển GNCCĐ của trẻ khi chơi TCHT vẫn còn bị “lu mờ” bởi vì GVMN vẫn còn thiên về hướng “dạy trẻ chơi” như một “thói quen”. Kết quả dự giờ GVMN tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ cho trẻ như sau: Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng giáo viên sử dụng biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ STT Các biện pháp Tần số Tỉ lệ % 1 Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển 33 23.57 2 Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ 7 5.00 3 Tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi dưới nhiều hình thức chơi khác nhau 2 1.43 4 Tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề và gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ 10 7.14 5 Tham gia chơi trò chơi của trẻ bằng cách kết hợp biện pháp dùng lời, biện pháp trực quan và thực hành 53 37.86 6 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả chơi và điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ 35 25.00 66 Số liệu ở bảng 2.11 cho thấy, có đến 37.86% giáo viên sử dụng biện pháp tham gia chơi trò chơi của trẻ bằng cách kết hợp biện pháp dùng lời, biện pháp trực quan và thực hành. Biện pháp này được giáo viên sử dụng nhiều nhất khi tổ chức TCHT cho trẻ. Có 25% giáo viên sử dụng biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả chơi và điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ và 23.57% giáo viên quan tâm đến việc xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển khi tổ chức TCHT cho trẻ MG 5-6T. Như vậy hai biện pháp này rất đặc trưng, là khâu đầu tiên và khâu cuối cùng để tổ chức TCHT cho trẻ được gần 50% giáo viên sử dụng. Thông qua TCHT hoạt động bên ngoài và hoạt động nhận thức bên trong được thể hiện và phát triển, hoạt động bên ngoài là phương thức hoạt động phù hợp trong trò chơi, nhưng hoạt động bên trong là các quá trình, các hành động nhận thức đã được vận dụng và bộc lộ. Điều này chỉ diễn ra một cách có ý nghĩa khi trẻ chơi tích cực dưới “kế hoạch hóa”, “định hướng” và “kích thích” của giáo viên nhưng chỉ gần 5.0% giáo viên sử dụng biện pháp lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ. Điều này cho thấy có rất ít giáo viên chú ý đến việc lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ. Việc tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề và gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ (chỉ 7.14% giáo viên sử dụng) và 1.43% giáo viên sử dụng biện pháp tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi dưới nhiều hình thức chơi khác nhau nên đã dẫn đến hiện tượng TCHT không hấp dẫn thu hút trẻ thậm chí trở nên “cưỡng ép” do quá nặng về tính chất giải đáp đúng - sai ở kết quả chơi. Những biện pháp này được xem là rất quan trọng, rất hiệu quả trong việc phát triển GNCCĐ của trẻ nhưng rất ít giáo viên sử dụng. Nhìn chung, chính những hạn chế của GVMN khi nhận thức về bản chất và việc “cứng hóa” các biện pháp tổ chức TCHT đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ nhận thức của trẻ nói chung và GNCCĐ nói riêng 67 Bảng 2.12. Đề xuất của giáo viên về các biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi S T T Biện pháp Có Không Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ 1 Sử dụng đồ chơi phong phú, hấp dẫn 21 75.00% 7 25.00% 2 Sử dụng các thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi 21 75.00% 7 25.00% 3 Tổ chức cho trẻ chơi đa dạng các trò chơi học tập khác nhau 20 71.40% 8 28.6% 4 Khuyến khích trẻ chơi, thực hành, luyện tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi 15 53.60% 13 46.40% 5 Mở rộng vốn sống của trẻ làm giàu chất liệu cho các trò chơi (hướng dẫn kỹ năng phân loại, tạo nhóm và nhớ theo nhóm) 17 60.70% 11 39.30% 6 Tổ chức trò chơi dưới nhiều hình thức cạnh tranh, thi đua 12 42.90% 16 57.10% 7 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả chơi và điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ 16 57.10% 12 42.90% 8 Chỉ cho trẻ nhiệm vụ cần nhớ, nội dung cần nhớ khi chơi 8 28.60% 20 71.40% Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy các GVMN mong muốn được trang bị và sử dụng đồ dùng đồ chơi phong phú và sử dụng các thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi (75%) có thể giáo viên cũng nhận thức được rằng bản chất của trò chơi là làm cho trẻ hứng thú, để trẻ hứng thú đến với trò chơi thì cần phải sử dụng các thủ thuật tạo hứng thú và sử dụng đồ chơi phong phú hấp dẫn để trẻ có cơ hội được thao tác trên đồ chơi một cách có hệ thống, qua đó hình thành cách thức nhớ: So sánh, phân loại, tạo nhóm, nhớ theo nhóm. 68 Biện pháp: Tổ chức cho trẻ chơi đa dạng các trò chơi khác nhau chiếm tỉ lệ cao (71.40%) mẫu lựa chọn. Điều đó cho thấy giáo viên đã quan tâm đến TCHT của trẻ nhiền hơn bởi vì kết quả phỏng vấn cho thấy còn khá nhiều giáo viên nhầm lẫn giữa TCHT và bài tập - trò chơi, giáo viên lý giải hết sức chung chung mơ hồ khi phân biệt chúng “trò chơi học tập dùng để củng cố kiến thức còn bài tập - trò chơi để rèn luyện kỹ năng” Các biện pháp sau đây cũng được khá nhiều giáo viên khẳng định có thể áp dụng được: Biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả chơi và điều chỉnh kế hoạch chơi cho trẻ (57.10%); biện pháp mở rộng vốn sống của trẻ làm giàu chất liệu cho các trò chơi (60.70%); biện pháp khuyến khích trẻ chơi, thực hành, luyện tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi (53.60%), các biện pháp này có tỉ lệ giáo viên chọn lựa trên 50% mẫu nghiên cứu. Có thể thấy, hầu hết các giáo viên nhận thức được vai trò của việc tổ chức TCHT đối với sự phát triển GNCCĐ của trẻ MG 5-6T. Trong khi đó, biện pháp tổ chức trò chơi dưới nhiều hình thức cạnh tranh, thi đua (42.90%), biện pháp chỉ cho trẻ nhiệm vụ cần nhớ, nội dung cần nhớ khi chơi (28.60%). Việc chỉ cho trẻ nhiệm vụ cần nhớ, nội dung cần nhớ khi chơi là rất cần thiết khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập, tổ chức trò chơi dưới nhiều hình thức cạnh tranh, thi đua giúp trẻ cố gắng ghi nhớ và tái hiện nội dung chơi. Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên chọn lựa hai biện pháp này chưa đạt 50% mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy, giáo viên không chú trọng các biện pháp này bằng nhiều biện pháp khác. Đặc biệt, có đến 75% giáo viên đề xuất biện pháp sử dụng đồ chơi phong phú, hấp dẫn. Khá nhiều giáo viên khi được chúng tôi phỏng vấn đều “bức xúc” về việc đồ chơi phục vụ cho các TCHT không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động chơi của trẻ, làm ảnh hưởng đến việc phát triển GNCCĐ cho trẻ khi chơi TCHT. Có thể nói, môi trường hoạt động được hiểu là nơi trẻ được hoạt động tích cực, nơi trẻ có nhiều cơ hội thuận tiện để hoạt động một cách thực sự, môi trường hoạt động thể hiện rõ ở việc thiết kế các góc, chuẩn bị đồ dùng - đồ chơi, gợi mở khả năng sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi là những yếu tố cơ bản để trẻ được hành động, trải nghiệm. 69 Mặt khác, trong TCHT trẻ thường xuyên hành động với các đồ vật, đồ chơi nhằm giải quyết nhiệm vụ chơi, chính là trẻ đã tiến hành các thao tác tư duy một cách tự phát. Vì vậy, khi tổ chức TCHT cho trẻ, nếu giáo viên chú ý đến việc xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển và chủ động hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, ban đầu như một hành động nhận thức, sau đó sử dụng thao tác tư duy vào quá trình ghi nhớ một cách tích cực thì không chỉ GNCCĐ của trẻ phát triển mà cả tư duy của trẻ cũng phát triển. 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ của trẻ MG 5-6T, có thể rút ra một số tiểu kết sau: Mức độ GNCCĐ của trẻ khi chơi TCHT ở mức trung bình chiếm tỉ lệ đáng kể. Số trẻ xếp loại trung bình ở tất cả các tiêu chí đều chiếm tỉ lệ trên 55%, có nghĩa là đa số trẻ đạt mức trung bình ở các tiêu chí đánh giá mức độ GNCCĐ. Nhìn chung, mức độ GNCCĐ của trẻ khi chơi TCHT ở mức trung bình là chủ yếu. Thực trạng tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ của trẻ MG 5-6T xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau: - Cơ sở vật chất chính là một trong những nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất. Đồ dùng đồ chơi vẫn còn khá nghèo nàn về số lượng và kém chất lượng. Đặc biệt hơn, các đồ chơi chuyên biệt nhằm phát triển trí tuệ nhận thức nói chung và GNCCĐ nói riêng cho trẻ như bộ đồ chơi phát triển giác quan, đồ chơi nhận biết các đặc tính của đối tượng, đồ chơi lồng hộp, xoay hình vẫn còn thiếu thốn. Đồ chơi như là một sự “chưng bày” mà chưa tạo ra một môi trường để trẻ được tự do khám phá. - GVMN chưa nhận thức được những đặc trưng quan trọng nhất, cơ bản nhất của TCHT và kỹ năng tổ chức TCHT cho trẻ, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy GVMN nắm được các biện pháp để tổ chức TCHT nhưng hầu như chỉ ở mức độ rất sơ sài, khi tổ chức TCHT giáo viên chỉ chú ý giải thích nội dung chơi một cách dễ hiểu, tổ chức chơi vui vẻ hấp dẫn mà bỏ qua vấn đề cốt lõi của TCHT là giáo dục trí tuệ cho trẻ nói chung và GNCCĐ nói riêng. - Khi tổ chức trò chơi, GVMN chủ yếu hướng dẫn cách chơi, luật chơi của trò chơi và tổ chức cho trẻ chơi, phần lớn GVMN cho trẻ tự vào góc chơi và cho trẻ tự do chơi những trò chơi quen thuộc hàng ngày, thậm chí một số giáo viên không quan tâm trẻ chơi cái gì, chơi như thế nào và cũng không thấy giáo viên nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm cho lần chơi sau hoặc điều chỉnh yêu cầu của trò chơi cho phù hợp với đặc điểm GNCCĐ của trẻ; hơn nữa, GVMN vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn các TCHT phù hợp với đặc điểm GNCCĐ cho trẻ trong lớp của mình. Do đó, GVMN cũng chưa thấy được phải quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp 71 tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ của trẻ. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc GVMN chưa biết sử dụng các biện pháp tổ chức TCHT kích thích phát triển GNCCĐ cho trẻ đã dẫn đến việc phát triển GNCCĐ của trẻ chưa hiệu quả và ảnh hưởng nhiều đế thực trạng GNCCĐ của trẻ MG 5-6T. - Vốn kinh nghiệm sống của trẻ còn hạn chế. Sự mờ nhạt và thiếu hụt của vốn sống khiến cho trò chơi của trẻ trở nên đơn điệu và nghèo nàn - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ không có hứng thú, bỏ dở cuộc chơi. Như vậy, nguyên nhân nổi trội ảnh hưởng đến mức độ GNCCĐ của trẻ là việc tổ chức hoạt động vui chơi của GVMN, đa số GVMN còn hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả các biện pháp tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ cho trẻ MG 5-6T. Điều này cho thấy muốn nâng cao mức độ GNCCĐ của trẻ MG 5-6T cần phải sử dụng các biện pháp để tác động đến việc tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ cho trẻ. Việc tìm ra biện pháp tác động phù hợp góp phần khắc phục những hạn chế trên chính là những hoạt động tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức TCHT ở các trường mầm non, và phát triển năng lực GNCCĐ của trẻ thông qua hoạt động này. 72 Chương 3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN GHI NHỚ CÓ CHỦ ĐỊNH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 3.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi Xuất phát từ mục tiêu và quan điểm GDMN là phát triển nhân cách trẻ toàn diện, trong đó có phát triển năng lực trí tuệ, phát triển GNCCĐ cho trẻ tạo điều kiện thuận lợi hình thành ở trẻ tính chủ định của quá trình tâm lí và hoạt động học tập ở trường phổ thông. Từ những kết quả nghiên cứu của khoa học, GDMN đã được phản ánh trong chương trình GDMN lấy hoạt động vui chơi làm trọng tâm của chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo, sử dụng trò chơi làm phương tiện giáo dục thiết thực phù hợp với từng cá nhân, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt như thể chất, tình cảm, xã hội và trí tuệ trong trò chơi. Nội dung của TCHT phải đảm bảo tính vừa sức trẻ. Tính vừa sức ở đây được hiểu như sự phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của trẻ mà chúng ta có thể hoàn thành với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ cũng như thể lực, góp phần đẩy mạnh quá trình nhận thức, phát triển GNCCĐ của trẻ nói riêng và sự phát triển về mặt nhận thức của trẻ nói chung tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của từng trẻ. Đặc điểm sự phát triển GNCCĐ của trẻ MG 5-6T và lý thuyết TCHT với sự phát triển GNCCĐ của trẻ MG 5-6T. Kết quả phân tích thực trạng cũng như một số nguyên nhân của thực trạng mức độ GNCCĐ của trẻ MG 5-6T khi chơi TCHT, thực trạng sử dụng một số biện pháp tổ chức TCHT của giáo viên ở một số trường mầm non tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Quan điểm đổi mới trong giáo dục nói chung và mục tiêu GDMN nói riêng. Từ những năm 90 của thế kỉ XX bậc học Mầm non Việt Nam đã tiến hành đổi mới chương trình GDMN hiện hành. Mục tiêu chương trình GDMN hướng đến việc: 73 - Lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. Thiết kế hoạt động dựa trên nhu cầu và hứng thú thật sự của trẻ. - Quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, cá biệt hóa trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non. - Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm. Vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng thực của trẻ cũng như đặc điểm vùng, miền, địa phương. - Tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động và lĩnh hội theo nhiều cách, đặc biệt quan tâm đến việc trẻ học như thế nào hơn là trẻ học cái gì. Việc “chơi và học, học và chơi” phải đi đôi với nhau, khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. - Phối hợp giữa trường mầm non với gia đình và xã hội. 3.2. Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng và cơ sở lý luận về biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn MG 5-6T và dựa trên tài liệu “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập” Nguyễn Thị Hòa (2007), chúng tôi lựa chọn một số biện pháp tổ chức TCHT nhằm phát triển GNCCĐ cho trẻ MG 5-6T như sau: 3.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi - Mục tiêu và ý nghĩa: Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được của công tác tổ chức trẻ chơi, nó có vai trò định hướng trong hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi nhằm phát huy tính độc lập và chủ động của trẻ. Việc kế hoạch hóa các tác động sư phạm cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ hướng tới sự hình thành và phát triển các trò chơi của trẻ có hệ thống theo một trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển GNCCĐ của trẻ. 74 - Yêu cầu: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi ngoài việc đảm bảo một số yêu cầu chung của giáo dục, tính định hướng, tính phát triển, tính toàn vẹn, tính thực tiễn... còn đảm bảo tính đặt thù của trò chơi và đảm bảo được mối quan hệ biện chứng giữa vai trò chủ thể tích cực của trẻ với vai trò dẫn dắt của người lớn trong trò chơi. - Nội dung: Kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi chính là tổ hợp các biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và trẻ trong khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển hoạt động chơi của trẻ. Kế hoạch tổ chức chơi được hiểu như là dự định nội dung công việc sẽ làm và cách thức tiến hành nội dung đã lựa chọn và phân bố một cách hợp lí theo trình tự về thời gian nhằm giải quyết những mục tiêu phát triển trò chơi của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Cấu trúc của một bản kế hoạch tổ chức chơi bao gồm các phần sau: Mục tiêu giáo dục (các mục tiêu cụ thể đặt ra trong trò chơi cho cả cô và trẻ nhằm phát triển ghi nhớ có chủ định của trẻ), nội dung và hình thức tổ chức chơi (chơi có sự hướng dẫn của giáo viên hay trẻ tự tổ chức chơi và chơi theo nhóm hay chơi cá nhân,...), các biện pháp được lựa chọn (các cách thức cụ thể thực hiện hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi nhằm phát triển GNCCĐ cho trẻ), chuẩn bị phương tiện hoạt động: Môi trường chơi (không gian, thời gian, đồ chơi và vật liệu chơi), đánh giá kết quả chơi của trẻ. - Cách tiến hành: Trước khi lập kế hoạch phải xác định cơ sở để lập kế hoạch chơi cho trẻ: Hứng thú đến nhiệm vụ chơi, kỹ năng chơi (tiếp nhận nhiệm vụ chơi và tìm kiếm phương tiện thực hiện nhiệm vụ trò chơi đặt ra...), kỹ năng vận dụng vốn kinh nghiệm đã biết vào các điều kiện mới, trẻ có cách thức ghi nhớ, phân loại, xếp nhóm và biết ghi nhớ theo nhóm trong quá trình chơi. Bên cạnh đó, lưu ý đến những trường hợp cá biệt và có tính đến khả năng mở rộng vốn sống của trẻ do chương trình giáo dục mang lại. Cả cô và trẻ đều tham gia vào việc hoạch định kế hoạch chơi theo nhu cầu phù hợp với đặc điểm GNCCĐ của trẻ MG 5-6T. Tiến hành lập kế hoạch tổ chức chơi: Xác định mục đích và yêu cầu của trò chơi là phần quan trọng nhất (dựa vào khả năng chơi thực của trẻ); sắp xếp nội dung chơi có hệ thống, nâng dần mức độ khó của trò chơi đối với trẻ; lựa chọn TCHT phù hợp với đặc điểm GNCCĐ của trẻ và hình thức chơi linh hoạt phù hợp với mục đích, 75 yêu cầu đã đặt ra; lựa chọn hình thức chơi phù hợp với khả năng chơi và nhu cầu hứng thú chơi của trẻ và phân nhóm chơi linh hoạt; lựa chọn biện pháp tổ chức hướng dẫn chơi: sử dụng những cách thức cụ thể nào để giải quyết nội dung chơi nhằm phát triển mức độ GNCCĐ cho trẻ; dự tính những phương tiện cần thiết như địa điểm chơi, thời gian chơi và đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi,... - Điều kiện vận dụng: Để đảm bảo cho tính khả thi của kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ, yêu cầu: Giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch chơi cho trẻ ở trường mầm non; có môi trường để chơi (không gian chơi, đồ chơi, vật liệu chơi và thời gian chơi); kế hoạch chơi xây dựng rõ ràng, cụ thể, thuận lợi cho thực hiện và theo tuần tự thời gian, hướng tới mục tiêu cao hơn, đảm bảo cho sự phát triển GNCCĐ của trẻ. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển - Mục tiêu và ý nghĩa: Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển chính là việc chuẩn bị môi trường chơi cho TCHT nhằm đáp ứng khả năng chơi của trẻ trong hiện tại và tương lai và phát triển hoạt động chơi cho trẻ. Nhờ có sự bổ sung thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi một cách thường xuyên phù hợp với yêu cầu của TCHT tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, làm quen với thế giới đồ chơi kì diệu, được chơi với đồ chơi và thiết kế đồ chơi cho mình, cho nhóm. Chính điều đó tạo cho trẻ hứng thú tiếp nhận nhiệm vụ chơi, giúp trẻ chủ động tích cực tham gia vào trò chơi, cố gắng ghi nhớ nội dung chơi và tái hiện trong khi chơi. Việc xây dựng môi trường chơi hướng tới phát triển nội dung TCHT và tạo cho trẻ thực hành với đồ chơi, được chơi cùng với đồ chơi, khuyến khích trẻ tích cực, chủ động và biết sử dụng một số cách thức đơn giản bên ngoài để ghi nhớ trong quá trình chơi. - Yêu cầu: Việc xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển cần phải đáp ứng và thoả mãn một số yêu cầu như thuận tiện, an toàn, vệ sinh, hấp dẫn, có sức cuốn hút trẻ chơi, thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung, làm mới phù hợp với nội dung chơi của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ khả năng tiếp nhận nhiệm vụ, cố gắng ghi nhớ và tái hiện trong khi chơi. Điều này có nghĩa là môi trường chơi luôn luôn ở trong trạng thái vận động, biến đổi phù hợp với đặc điểm 76 GNCCĐ của trẻ. Từ chỗ trẻ không biết sử dụng cách thức nào để nhớ trong quá trình chơi cho đến lúc trẻ biết sử dụng một số cách thức đơn giản bên ngoài để nhớ trong quá trình chơi. - Nội dung: Việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ bao gồm việc bố trí chỗ chơi, địa điểm để trẻ chơi, không gian chơi và việc trang bị, sắp xếp bố trí các đồ dùng, đồ chơi phù hợp đáp ứng cho việc triển khai các TCHT đa dạng của trẻ. - Cách tiến hành: Giáo viên là người tạo môi trường chơi cho trẻ: Trước tiên tạo ra không gian cho trẻ chơi. Không gian chơi phải rộng rãi, thuận tiện, đảm bảo an toàn, vệ sinh và có thể chia ra làm các góc chơi nhỏ có ranh giới để trẻ có thể chơi một mình theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ; cung cấp cho trẻ nguyên vật liệu chơi, đồ dùng, đồ chơi cần thiết phục vụ trò chơi; cùng với trẻ hoặc cho trẻ tự xếp đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi vào đúng nơi quy định để thuận tiện cho trẻ sử dụng khi chơi và đặc biệt phải an toàn cho trẻ, vừa tầm với trẻ. Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi trong trạng thái mở để kích thích hứng thú chơi cũng như làm nảy sinh ý định chơi của trẻ; tổ chức cho trẻ cùng làm đồ chơi hoặc tự làm đồ chơi từ vật liệu phế thải như bìa cứng, hộp, vỏ sò, sách báo, trang ảnh, lịch, bưu thiếp cũ..., từ những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như quả khô, hột, hạt, cành khô, sỏi, vỏ sò,vỏ hến, cát,... để làm đồ chơi phục vụ cho TCHT. - Điều kiện vận dụng: Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. Tạo cho trẻ một môi trường học và chơi tự do thoải mái có nhiều loại đồ chơi học tập, vật liệu chơi đa dạng với mẫu mã chuẩn, màu sắc đẹp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và đặc biệt đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ; giáo viên biết tìm kiếm và dạy trẻ cũng biết tìm kiếm, tận dụng những nguồn nguyên vật liệu chơi có sẵn trong thiên nhiên của địa phương cũng như một số đồ dùng phế thải như sách báo, hộp giấy, bìa cát tông,... đồ dùng đồ chơi phải thường xuyên được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với các loại TCHT của trẻ MG 5-6T; lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, với nội dung chơi của trẻ. Lựa chọn TCHT phù hợp với đặc điểm GNCCĐ của trẻ. 77 3.2.3. Biện pháp 3: Tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn về và gây sự tập trung, hứng thú cho trẻ - Mục tiêu và ý nghĩa: Biện pháp tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, cuốn hút trẻ vào các tình huống chơi có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ MG 5-6T khi chơi. Các tình huống chơi mang tính có vấn đề làm tăng hấp dẫn của trò chơi, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận được nhiệm vụ chơi, tích cực cố gắng ghi nhớ nội dung chơi và tái hiện trong khi chơi. Chúng tạo ra hứng thú và duy trì hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò và lòng ham muốn khám phá bí mật thế giới xung quanh của trẻ và góp phần tích cực hóa quá trình GNCCĐ của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ MG 5-6T trong TCHT. Các tình huống chơi mang tính có vấn đề làm tăng hấp dẫn của trò chơi, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi. Khi giải quyết các vấn đề xuất hiện trong trò chơi, trẻ phải vận dụng vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_26_6624385398_5623_1872765.pdf
Tài liệu liên quan