Luận văn Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.vi

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .5

1.1 Khái niệm về nông thôn và lao động nông thôn .5

1.1.1 Nông thôn .5

1.1.2 Lao động nông thôn.6

1.1.3 Một số đặc điểm của lao động nông thôn.8

1.2 Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn .9

1.2.1 Khái niệm đào tạo nghề.9

1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn.9

1.2.3 Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.9

1.3 Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn .10

1.3.1 Xác định nhu cầu và công tác tuyển sinh .10

1.3.2 Công tác xây dựng chương trình .11

1.3.3 Công tác quản lý đào tạo .12

1.3.4 Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .13

1.3.5 Kinh phí đào tạo .13

1.4 Tiêu chí đánh giá về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn .14

1.4.1 Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền .14

1.4.2 Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn .14

1.4.3 Hoạt động điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động

nông thôn .15

1.4.4 Nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả.15

1.4.5 Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ

sở dạy nghề công lập.16

1.4.6 Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề xây

dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề.16

pdf91 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đó mỏ lộ thiên khoảng 23 triệu tấn. Mỏ than Na Dương đã và đang khai thác phục vụ chủ yếu cho nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngoài ra còn có mỏ than bùn Nà Mò, tuy nhiên trữ lượng thấp nên chưa được khai thác sử dụng. Sét trắng (cao lanh) phân bố ở xã Đông Quan, Tú Đoạn và thị trấn Na Dương với trữ lượng khoảng 60 triệu tấn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn một lượng nhỏ vàng sa khoáng ở Mẫu Sơn, Đông Quan, Xuân Dương, Hữu Lân. Cát, sỏi xây dựng được khai thác dọc theo sông Kỳ Cùng. * Tài nguyên rừng: Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp là: 80.244 ha, trong đó diện tích đất có rừng: 58.584,07 ha (Trong đó, đất rừng sản xuất là 44.295,77 ha chiếm 75,61%; đất rừng phòng hộ là 14.288,3 ha chiếm 24,39%); diện tích đất chưa có rừng: 21.659,93 ha (trong đó Đất chưa có rừng sản xuất 17.738,23 ha; Đất chưa có rừng phòng hộ 3.921,7 ha. Độ che phủ rừng hiện nay là 57%. Trên địa bàn huyện Lộc Bình trồng cây Thông Mã Vĩ là chủ yếu, khoảng 30.000 ha, chiếm 51% tổng diện tích đất có rừng, tập trung ở các xã. Ngoài ra, có trên 3.000 ha là rừng trồng Keo và Bạch đàn, còn lại trên 20.000 ha là rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh chủ yếu là cây Dẻ, Sau Sau, Kháo Ngứa và các loại cây gỗ tạp khác. Diện tích đất rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ lớn hiện nay tập trung nhiều ở xã Hữu Lân. 33 * Tài nguyên văn hóa – du lịch: Lộc Bình có núi Mẫu Sơn nổi tiếng với độ cao 1,541 mét so với mực nước biển, được bao bọc xung quanh bởi núi Cha và hơn 80 ngọn “núi con, núi cháu” to nhỏ sum vầy, có cảnh quan tươi đẹp, có nền nhiệt độ thấp rất phù hợp cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái và là nơi nghỉ mát lý tưởng. Trước đây người Pháp đã xây dựng khu nghỉ mát Mẫu Sơn trên đỉnh cao 1.170m, dân địa phương thường gọi là đỉnh “Pà Sắn” hay “cây số 15”. Có đường ôtô từ Bản Tẳng (xã Bằng Khánh) nối quốc lộ 4B với khu nghỉ mát dài 15km. Vùng núi Mẫu Sơn có lượng mưa bình quân hằng năm cao trên 2.000mm nên thảm thực vật rừng rất tốt với nhiều loại cây gỗ quý hiếm và độc đáo. Vùng còn có giống đào thơm ngon nổi tiếng khắp cả nước, thường gọi là đào Mẫu Sơn. Vùng núi Mẫu Sơn có dân tộc Dao sinh sống có những hộ sống cao từ 950- 1000m, người dân nơi đây có nhiều sắc thái và nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, có truyền thống nuôi ong mật, hằng năm thu hàng nghìn lít mật ong phục vụ đời sống của đồng bào và còn là nguồn thu nhập của họ. Ngoài ra, những năm gần đây người dân nơi đây còn trồng cây chanh rừng, nuôi nấm hương rừng, nuôi gà 6 cựa, cá Hồi đặc biệt rượu Mẫu Sơn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” từ năm 2002. Tỉnh Lạng Sơn đã có Nghị quyết số 42-NQ/TU, ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Năm 2013, khu vực Mẫu Sơn được Trung ương trao Bằng công nhận di tích cấp quốc gia. Ngoài ra, Lộc Bình nổi tiếng với loại hình du lịch suối, hồ như: hồ Tà Keo, hồ Phai Sen, đập Khuôn Van, suối Khuổi Lầy, Bản Khiếng, suối Lặp Pịa, suối Long Đầu, suối Nà Mìu . Đến với Lộc Bình là đến với các lễ hội hội độc đáo như lễ hội Đình Vằng Khắc (xã Vân Mộng) Lễ Hội Háng Cáu (xã Đồng Bục) Lễ Hội Háng Đắp (Thị trấn Lộc Bình) Lễ hội Bản Chu (xã Khuất Xá) Lễ hội Dinh Chùa (xã Tú Đoạn), lễ hội lịch sử Đình Pò Khưa... Trong các lễ hội nhiều bà con dân tộc Tày, Sán Chỉ trên địa bàn huyện có những điệu hát Sli, hát Lượn, hát giao duyên làm cho các lễ hội càng trở nên phong phú. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước nhân dân các dân tộc huyện Lộc Bình đã vun đắp nên những truyền thống lịch sử và bản sắc 34 văn hoá hết sức đáng tự hào. Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó, thuỷ chung, tương thân, tương ái, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chế ngự tự nhiên, đấu tranh bền bỉ, ngoan cường, bất khuất, không chịu khuất phục trước các thế lực xâm lăng, giữ yên bờ cõi đất nước là các làn điệu hát Then, Sli, Lượn... mượt mà, ấm áp, trữ tình là tà áo Chàm thuần khiết, trang nhã, gắn bó với thiên nhiên tạo nên bản sắc độc đáo của nhân dân các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. 2.1.2 ặc điểm inh t - xã hội Hình 2.2 Tỷ lệ các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Lộc Bình (Nguồn UBND huyện Lộc Bình) Tổng dân số trên địa bàn huyện Lộc Bình đến hết tháng 9 năm 2015 là 85.729 người, mật độ dân số 86 người/km2. Huyện Lộc Bình có 06 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chỉ trong đó dân tộc Tày chiếm 57,46%, dân tộc Nùng 27,41% dân tộc Kinh 6,62%, dân tộc Dao 4,59%, Sán Chỉ 3,3%, dân tộc Hoa chiếm 0,5%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,12% dân số toàn huyện. Người Tày và người Nùng đến sinh cơ lập nghiệp ở Lộc Bình sớm hơn, trải qua nhiều thời kỳ khai khẩn, thiên di, định cư đã hình thành nên các bản, làng tập trung đông đúc ở ven sông, ven suối của nhiều xã trong huyện. Người Kinh và người Hoa chủ yếu tập trung ở thị trấn, ven trục đường quốc lộ. Người Dao sinh sống tập trung ở 35 02 xã Mẫu Sơn và Ái Quốc người Sán Chỉ sống tập trung ở xã Nhượng Bạn và một phần ở xã Minh Phát. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiếu số, năm 2018 ước đạt 25,5 triệu đồng/người. Lộc Bình là huyện biên giới, có cửa khẩu Chi Ma thông thương với Trung Quốc. Những năm qua, khai thác lợi thế đó, cùng với các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện Lộc Bình thực hiện các chương trình, kế hoạch quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế cửa khẩu. Theo đó, huyện thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có quy hoạch phát triển khu vực cửa khẩu Chi Ma phối hợp với ngành chức năng nâng cấp tuyến quốc lộ 4B mở rộng, làm mới đường tuần tra biên giới. Giai đoạn 2014- 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lộc Bình ước đạt 12%, trong đó ngành nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 36%, ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 31%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 33%. Hình 2.3 Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lộc Bình (Nguồn UBND huyện Lộc Bình) Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hiện toàn ngành có 87 trường, trong đó có 30 trường Mầm non, 30 trường Tiểu học 05 trường TH&THCS 22 trường THCS có tổng số 876 nhóm lớp với 19.261 học sinh đội ng cán bộ, giáo viên nhân viên hiện có 36 2.220 người tỷ lệ giáo viên trực tiếp giảng dạy đạt chuẩn và trên chuẩn đạt trên 99% tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 97,2%, phòng học tạm chiếm 2,8%, còn 43 phòng học nhờ. Chất lượng giáo dục các cấp được quan tâm thực hiện và đẩy mạnh đã sáp nhập được 06 cặp trường, giảm được 08 điểm trường và 18 lớp. 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi duy trì 29/29 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 duy trì 29/29 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS duy trì 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ công nhận thêm 05 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện lên 23 trường. Toàn huyện đã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng nông- lâm nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ và yêu cầu của thực tiễn. Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhất là phát huy lợi thế Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình xác định: tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu qua địa bàn. Trong đó, trọng tâm là cụm công nghiệp Na Dương, Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, khu du lịch Mẫu Sơn. Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ. Về nông nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích nông dân trồng trọt chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng xã, huyện lựa chọn các cây, con giống phù hợp như: mô hình trồng lúa Nhật, cây ăn quả có múi tại xã Hữu Khánh mô hình trồng khoai tây, lúa Nhật tại xã Yên Khoái và Xuân Mãn. Hiện các mô hình đều đang được huyện tập trung triển khai, hướng đến mục tiêu xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh. Ngoài ra, huyện còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó đã xuất hiện các mô hình có quy mô lớn như: mô hình trồng bưởi da xanh trên diện tích 25 ha tại xã Xuân Mãn do Công ty TNHH Hồng Phong đầu tư mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Yên Khoái Song song với đó, công tác cải thiện môi trường đầu tư c ng được huyện rất quan tâm. Lộc Bình luôn tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng được các nguyên liệu, nguồn lao động ở địa phương. Tích cực hỗ 37 trợ các doanh nghiệp bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch trong công tác đầu tư và lựa chọn đầu tư, để doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả nhất. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những địa phương phát triển của tỉnh. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình 2.2.1 ường lối, chủ trương, chính sách của ảng và hà nư c về phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác đào tạo nghề. Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành động của Chính phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân". Bên cạnh đó, ngày 31/8/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”. Mục tiêu của Chương trình nêu rõ: “Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015”. Có thể nói, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, đẩy mạnh phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 2.2.2 Tốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu inh t Đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, sự phát triển của công tác đào tạo nghề chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế càng phát triển càng yêu cầu những con người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Xã hội phát triển cần 38 con người phải có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, kéo theo sự phát triển của công tác đào tạo nghề, đặc biệt đối với lao động nông thôn. Kinh tế Lộc Bình năm 2018 vẫn duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Số doanh nghiệp thành lập mới luôn có xu hướng tăng nhanh chóng đòi hỏi một lượng lớn lao động phục vụ. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này sẽ thúc đẩy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển mạnh. 2.2.3 Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng rất lớn tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi lẽ, toàn xã hội phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Hơn nữa, bản thân người lao động cần nhận thức tầm quan trọng của đào tạo nghề, vừa là cơ hội, quyền lợi của bản thân và trách nhiệm đối với xã hội, xác định nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sốngCó thể nói, yếu tố này ảnh hưởng lớn tới cả quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp,nông thôn và nông dân (tam nông) là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động cụ thể, được nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón nhận. Nhiều chương trình, đề án, chính sách, nhất là các chương trình, đề án, chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho nông dân sau khi ban hành đã được triển khai và đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, cấp bách. 39 Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt cần được quan tâm hàng đầu. Một trong những công tác cốt yếu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó chính là đào tạo nghề cho lao động lao động nông thôn. 2.3 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình 2.3.1 Thực trạng công tác hảo sát nhu cầu h c nghề và công tác tuyển sinh Theo dự báo dân số, cung cầu lao động của huyện thì dân số trên địa bàn huyện Lộc Bình năm 2018 là 87.929 người, mật độ dân số 88 người/km2, năm 2023 dự kiến khoảng 93.702 người, do đó nhu cầu việc làm sẽ tăng lên. Nhìn chung trong giai đoạn đến năm 2023, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khoảng 60%, do vậy đào tạo nghề và tạo việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới. Bảng 2.1 Dự báo dân số, quy mô tạo việc làm, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014- 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 1 Dân số trung bình người 87.929 89.028 90.096 91.222 92.317 93.702 2 Tỷ lệ tăng dân số % 1.3 1.25 1.20 1.25 1.20 1.15 3 Số lao động được tạo việc làm người 1.733 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000 4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế % 40 44 48 52 56 60 Nguồn: Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình Từ Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đến năm 2023 khoảng 93.702 người. Số lao động thanh niên cần được tạo việc làm đến năm 2023 khoảng 2.000 người. Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,15%, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60%. Như vậy trước hết, phải hiểu, xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin, để làm rõ hơn khoảng cách giữa những kiến thức và kỹ năng lao động hiện có so với mục tiêu cần đạt đến. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị 40 trường c ng như đảm bảo hiệu quả sau đào tạo nghề trong việc giải quyết việc làm và tự tạo việc làm đối với lao động nông thôn, cần thiết phải xác định nhu cầu đào tạo. Để có thể xác định được nhu cầu đào tạo, một biện pháp phổ biến thường được sử dụng đó là điều tra khảo sát trên các đối tượng có liên quan. Mà cụ thể trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ta cần khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, nhu cầu học nghề của người lao động tại địa phương. Đồng thời, c ng cần quan tâm tới các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, đó là yếu tố: - Định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Các xu thế phát triển của thị trường lao động địa phương, các ngành nghề đang có tiềm năng phát triển trong tương lai. - Thế mạnh của địa phương so với các địa phương khác về một ngành nghề, hay một sản phẩm đặc trưng. - Các ngành nghề truyền thống hiện có tại địa phương. Nhìn chung lại, xác định nhu cầu đào tạo là một công tác hết sức cần thiết để địa phương, c ng như cơ sở đào tạo nghề định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời có những thông tin cần thiết về nhu cầu học nghề của lao động địa phương về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, để lập kế hoạch đào tạo phù hợp. Thực trạng tình hình lao động trên địa bàn huyện và công tác tuyển sinh: Với một lực lượng lao động khá dồi dào đặc biệt là lao động nông thôn chiếm phần đa, đại đa số là lao động trong nông - lâm nghiệp (thể hiện trong bảng 2.2). Do vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với các ngành nghề mới và các dự án chuyển giao công nghệ là một chủ trương lớn. Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình của Đảng và Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề đối với lao động khu vực nông thôn, Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trên cơ sở đó hàng năm huyện đã phối hợp với các trung 41 tâm dạy nghề của tỉnh, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề chính: Chăn nuôi, trồng trọt, cơ khí,... giai đoạn 2014-2018 bình quân mỗi năm mở từ 18-25 lớp nghề ngắn hạn với số lượng lao động tham gia gần 669 người [4], những năm gần đây huyện đã thành lập trung tâm dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo nguồn vốn của tỉnh, đã góp phần vào việc nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn, tạo được cơ hội việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tăng thu nhập,... trong năm 2017-2018 tuyển sinh 25 lớp với số lao động tham gia 753 người [6]. Bảng 2.2 Tình hình lao động trên địa bàn huyện Lộc Bình Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Lao động trong độ tuổi Lao động theo ngành nghề Thành thị Nông thôn Lao động NLN Lao động CN-XD Lao động dịch vụ 2014 50.100 22.079 28.021 31.688 9.123 9.289 2015 50.752 22.566 28.186 32.101 9.242 9.409 2016 51.412 22.957 28.455 32.518 9.362 9.532 2017 52.081 23.452 28.629 32.941 9.484 9.656 2018 52.757 23.650 29.107 32.969 9.907 9.881 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 đến năm 2018. Từ Bảng 2.2 cho thấy, tình hình lao động tại nông thôn có xu hướng giảm từ 55,93% năm 2014 xuống 55,17% vào năm 2018. Tỉ lệ lao động theo ngành nghề nông lâm nghiệp vẫn chiếm phần đa và không có sự biến động nhiều ( năm 2014 chiếm 63,25% và năm 2018 là 62,49%). Trong những năm gần đây, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành thị và nông thôn và tỉ lệ lao động trong các ngành nghề CN-XD và dịch vụ ngày càng tăng. Yêu cầu đào tạo để chuyển đổi ngành nghề của bộ phận lao động trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp ngày càng tăng. 2.3.2 Thực trạng công tác xây dựng hoạch đào tạo Lập kế hoạch là quá trình xác lập mục tiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trước và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Nói cách khác lập kế hoạch là xác định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm. Căn cứ thực trạng ban đầu và căn cứ vào mục tiêu cần phải hướng tới để cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ cử 42 tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Từ đó tìm ra con đường, biện pháp đạt được mục tiêu. Bảng 2.3 Dự báo về nhu cầu đào tạo nghề và tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện TT Năm Giải quyết việc làm, tạo việc làm mới Đào tạo nghề cho LĐNT Số LĐ tại các DN trong nước (người) Số tham gia XKLĐ (người) Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (%) Ghi chú Số lớp Số người 2 2014 2.064 23 733 5.300 114 31 3 2015 1.650 18 450 1.585 65 33,2 4 2016 1.600 22 680 1.020 57 35 5 2017 1.500 22 728 1.250 132 38 6 2018 1.550 25 753 1.250 130 40 7 KH 2019 -2023 1.900 25 750 1.250 130 60 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Lộc Bình Vậy có thể hiểu, xây dựng kế hoạch đào tạo là xác định các mục tiêu, thời gian, biện pháp, cách thức thực hiện và nhân sự thực hiện công tác đào tạo nghề để đạt được mục tiêu đã đề ra. Dựa trên nhu cầu đào tạo nghề, cần xác định mục tiêu đào tạo nghề và các yếu tố cần thiết để đảm bảo người lao động sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Những yếu tố đảm bảo được vấn đề trên chính là số lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo và trình độ đào tạo của người lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo có nhiều loại, nhưng ta có thể chia ra làm 2 loại chính: - Kế hoạch vĩ mô, là loại kế hoạch mang tính định hướng, tổng quát, loại kế hoạch này thường do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xây dựng. - Kế hoạch vi mô, là loại kế hoạch mang tính cụ thể, chi tiết, loại kế hoạch này thường do các cơ sở lên kế hoạch để thực hiện. Các cơ quan quản lý của Nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo dựa vào các yếu tố về mặt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, khả năng đầu tư của ngân sách trong từng kì thực hiện. Từ đó sẽ có thể đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch đào tạo cụ thể. Các cơ sở đào tạo dựa trên các yếu tố về nhu cầu đào tạo đã khảo sát được, cùng với các điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ng giảng viên giáo 43 viên sẽ lập kế hoạch chi tiết về tính khả thi của từng lớp học. Bước này cần có sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, c ng như sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả cơ sở đào tạo nghề. 2.3.3 Thực trạng công tác xây dựng chương trình đào tạo nghề Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô hay vi mô thì đều có 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: mục tiêu dạy học của chương trình, nội dung dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học quy trình kế hoạch triển khai đánh giá kết quả. Tùy vào tình hình thực tế, nhu cầu đào tạo nghề, xác định mục tiêu cụ thể của từng chương trình dạy nghề. Để xác định nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp chính quyền địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó sẽ xác định được nội dung đào tạo. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương, khi đó có thể đảm bảo được quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu sử dụng. Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Tại mỗi vùng, cơ cấu ngành nghề và trình độ dân trí khác nhau nên cần xác định cụ thể nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn tại từng vùng. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, lao động nông thôn có thể lựa chọn theo học toàn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, cần có sự tham gia của lao động nông thôn trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người lao động nông thôn cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học. 44 Nội dung dạy cho lao động nông thôn phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng, của địa phương, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn c ng như với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải được cụ thể hóa từng bước trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Về Giáo trình, tài liệu học tập: Tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình công việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Về thời gian của khóa học: Các chương trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh trưởng và phát triển...Nếu chương trình khóa học hay chuyên đề có nội dung lớn cần chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết qủa học được áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_dao_tao_nghe_c.pdf
Tài liệu liên quan