Luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

8 TMỞ ĐẦU8 T .1

8 T1. Lí do chọn đề tài8 T.1

8 T2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu8 T.4

8 T3. Mục đích nghiên cứu8 T.5

8 T4. Lịch sử nghiên cứu8 T .6

8 T4.1.8 T 8 TVề biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca)8 T.6

8 T4.2. Về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh8 T.9

8 T5. Phương pháp nghiên cứu8 T.13

8 T6. Đóng góp của luận văn8 T.14

8 T7. Cấu trúc của luận văn8 T .16

8 TNỘI DUNG8 T.17

8 TChương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG8 T .17

8 T1.1.8 T 8 TBiểu tượng và biểu tượng nghệ thuật8 T .17

8 T1.1.1. Biểu tượng8 T.17

8 T1.1.2. Biểu tượng nghệ thuật8 T.18

8 T1.2. Xuân Quỳnh – Cuộc đời và sự nghiệp8 T .33

8 T1.2.1. Cuộc đời8 T.33

8 T1.2.2. Sự nghiệp8 T .33

8 TChương 2. BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH –

HỆ THỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM8 T.36

8 T2.1. Các biểu tượng đơn - Hệ thống và Đặc điểm8 T.36

8 T2.1.1. Bàn tay8 T .36

pdf146 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường Là người phụ nữ lớn lên trong mồ côi, bếp lửa trở thành người bạn của Xuân Quỳnh. Nó xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, trong những suy tư của nữ sĩ về bản thân về cuộc đời, của những lo lắng của người mẹ yêu con, người bà yêu cháu, người vợ yêu chồng. Với Xuân Quỳnh, bếp lửa như người bạn, luôn gắn bó với bà cũng như với tất cả những người phụ nữ giữ lửa khác: “Chúng tôi có chậu có nồi có lửa” (Thơ vui về phái yếu) Hay “Bàn tay trắng bắt đầu nhen bếp lửa” (Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội) Và thật vui tươi, những hạt gạo được nấu chín thành cơm qua ngọn lửa: “Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn” (Bầu trời đã trở về) Xuân Quỳnh cũng không quên cảm nhận về màu sắc của ngọn lửa mà ngày nào chỉ cùng nhìn thấy, bếp lửa cháy, như những gì cao cả nhất của người mẹ dành cho những đứa con mình hàng ngày. “Bập bùng lửa bếp đã hồng” (Lòng mẹ) Và ngọn lửa cũng chính là nhân chứng cho những nghĩa cử cao đẹp của đạo vợ chồng: “Hình như lửa đã tắt rồi” (Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Và Xuân Quỳnh như những ngọn lửa vậy, tình yêu của bà dành cho chồng lúc le lói, lúc dâng trào, mênh mông, vút cao: “Là bóng rợp trên con đường nắng lửa” (Nói cùng anh) Hay 54 “Tình yêu bùng như lửa cháy” (Không bao giờ là cuối) Và “Em nhớ anh chập chờn như ánh lửa” (Những năm ấy) “Ngọn lửa nào đốt lòng tôi nung nấu” (Một ngày đi) “Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa” (Không đề I) “Tán dừa xanh giữa lửa” (Thành phố quê anh) Và biểu tượng ngọn lửa cũng đã được Bằng Việt thể hiện rất thành công trong bài thơ Bếp lửa cũng là một minh chứng cụ thể về biểu tượng ngọn lửa gắn liền với sinh hoạt đời thường của con người. 2.1.3.2. Ngọn lửa - Tổ quốc Lửa của khói, của bụi, của đạn, của ánh đèn, lửa của thời tiếtlửa nhiệt thành của tình yêu Tổ quốc tất cả được Xuân Quỳnh ghi dấu ấn lại. “Qua bao ngày lửa đạn” (Đêm cuối năm) Hay “Làm ánh lửa giữa rừng khuya phía trước” (Thương về ngày trước) Lửa, một biểu tượng thực, nhưng nó cũng là biểu tượng tượng trưng cho lòng căm thù giặc. Ngọn lửa của quân thù cháy trên quê hương, kẻ thù muốn thiêu đốt tinh thần con người Việt Nam, nhưng người thanh niên Xuân Quỳnh rất tỉnh táo để nhận ra kẻ thù mà viết rằng: “Trong lửa đạn những ngày chống Mỹ” (Lòng yêu thủ đô) 55 Và Việt Nam ngày ấy, ngọn lửa có mặt khắp nơi, bao nhiêu cảnh tan hoang, tàn cháy: “Là khi châm lửa đốt nhà, tản cư .. Cây rừng ngã cây rừng lửa cháy .. Như ngọn lửa ngàn năm trong bếp lửa . Mới về nhiều tên lửa dưới hàng cây” (Những năm tháng không yên) Và khắp dải đất miền Trung thân yêu cũng là ánh lửa: “Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa . Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa” (Gió Lào cát trắng) Nhưng tình yêu quê hương có thể bền vững bởi lẽ nhờ niềm tin, nó luôn ở trong tim những con người Việt Nam mà Xuân Quỳnh là người nói hộ tiếng lòng ấy: “Bao dặm đường bao chặng lửa Những đèn vui lửa sáng của muôn nhà” (Gửi mẹ) Hay “À ơi.ngọn lửa ngày xưa Lửa hôm nay đã trong màu cờ bay” (Lời ru trên mặt đất) Và “Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa” 56 (Chuồn chuồn báo bão) “Nắng như màu lửa cháy” (Gửi lại thành phố nắng) “Như ngọn lửa bùng lên rực rỡ” (Không đề III) Sức lan tỏa và khí nóng hừng hực của những ngày chống Mỹ cứu nước sôi sục độc giả hoàn toàn cảm nhận được qua những vần thơ của Xuân Quỳnh. Biểu tượng ngọn lửa xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh 47 lần, nó gắn liền với sinh hoạt đời thường và tổ quốc. Chúng ta có thể liên hệ thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Cành mấy trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xây ngô tối Xây hết lò thang, lửa rực hồng” (Chiều tối) Tư thế của người chiến sĩ cách mạng, ung dung, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh, lạc quan, chủ động và luôn hướng đến tương lai là những gì đẹp nhất mà thơ Xuân Quỳnh đã bắt gặp và đồng điệu cùng những vần thơ của Bác. Hay trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ngọn đuốc làm từ nhựa cây xà nu đã xuất hiện trong sinh hoạt đời thường và xuất hiện trong những ngày dân làng xà nu nổi dậy và chiến đấu với kẻ thù. Ngọn lửa hôm nào bọn giặc đốt trên tay người chiến sĩ kiên trung Tnú đã trở thành biểu tượng của lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngọn lửa soi sáng, mở đường cho đấu tranh dân tộc. 2.1.4. Tiếng Tiếng (language – tiếng Anh) hay nói cách khác là âm thanh, ngôn ngữ bằng lời. Và chúng ta đều biết vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng. Tiếng là dấu hiện để phân biệt con người với động vật, phân biệt giữa các loài vật (chó, mèo, chim, vịt, sư tử,), phận biệt giữa các đồ vật (xe máy, máy bay, ô tô, tàu,), phân biệt giữa người này và người khác. Tiếng hay ngôn ngữ chính là biểu hiện quan 57 trọng nhất trong lịch sử hình thành con người. Chính trong quá trình lao động mà ngôn ngữ được hoàn thiện. Con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ. Chính nó là chất kết dính mọi người với nhau. Nó giúp còn người hiểu nhau, giải quyết những xung đột, va chạm với nhau. Và “ngôn ngữ là võ vật chất của tư duy” nên nó chính là phương tiện chuyên chở mọi suy nghĩ cảm xúc, tư tưởng, quan điểm của con người. Đồng thời qua giọng nói, ít nhiều người ta có thể biết được tâm tính của một con người. Tiếng mang trong nó những giọng điệu khác nhau, mà tùy theo tâm trạng, mà người ta thể hiện phù hợp. Tiếng to, nhỏ, vang, trầm, bỗng hay thấp,..thể hiện được khí chất của một người. Những ca sĩ, những MC hay những nhà diễn thuyết buộc họ có chất giọng tự nhiên, đồng thời phải luyện tập thường xuyên để ngày càng trôi chảy và hay hơn. Tiếng hát (chant – tiếng Pháp, singing – tiếng Anh) - “Hát ca là biểu tượng của diễn ngôn nối kết sức mạnh sáng tạo thế giới với vật tạo, chừng nào vật tạo ấy thừa nhận sự phụ thuộc của mình vào đấng sáng tạo, biểu lộ niềm vui, lòng ngưỡng mộ hay sự nguyện cầu. Đó là hơi thở của vật hòa hợp với hơi thở của đấng sáng tạo. Hát ca là hình thức biểu đạt bình thường của file, nhà thơ – thầy bói thực hiện thiên chức của mình” [27; Tiếng hát – tr.918] Tiếng thét (cri – tiếng Pháp, cream – tiếng Anh)- “Trong pháp luật cổ Ailen, tiếng thét có giá trị như là một hành động phản kháng hợp pháp. Nhưng để được là như thế, nó phải đáp ứng những điều kiện về không gian và thời gian được quy định nói chung với một độ chính xác lớn. Tiếng thét trong chiến trận biểu thị sự giận dữ sát phạt của thần linh, cũng như tiếng thét đau khổ biểu thị sự phản kháng của con người, tiếng thét vui sướng biểu thị sự sung mãn tràn trề của sự sống” [27; Tiếng vang –tr.919] Tiếng vang (Écho – tiếng Pháp, echo – tiếng Ạnh) - “Người Maya coi Tiếng vang là một trong những biểu hiện của con Báo (Jaguar), vị thần của Âm ty. Do đó, tiếng vang được gắn với núi và dã thú, đặc biệt là với con heo vòi và với những tiếng trống gọi tập hợp” [27; Tiếng vang – tr.919] 2.1.4.1. Tiếng – Tình yêu con người 58 Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu giữa con người với con người. “Một tiếng cười khanh khách Từ phòng múa vọng sang .. Tiếng đàn anh luyến luyến Nghe đầm ấm ngọt ngào” (Ghét) và “Tiếng tim anh đang đập vì em” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác) hay “Chỉ nghe tiếng trái tim mình đập” (Những năm ấy) Thêm nữa “Lại hàng cây nghe tiếng thì thầm” (Thơ tình cho bạn trẻ) Hay đó là âm thanh vang vọng của một người ai đó, không quen biết, nhưng Xuân Quỳnh đã nghe thấy được: “Tiếng ai hát bên kia đồi cọ nắng” (Trung du) “Còn lạ người lạ tiếng” (Sân ga chiều em đi) Quen và lạ, trước lạ - sau quen, tất cả Xuân quỳnh đều muốn thâu tóm và hòa nhập. Nữ sĩ ấy luôn nghe và cảm cho tất cả mọi người. Và ngày cả những âm thanh của tiếng người đi, Xuân Quỳnh cũng khắc dạ: “Nhớ cồn cào tiếng guốc phố ta” (Ngày mai trời còn mưa) 59 Tiếng guốc ấy, chắc hẳn khác những âm thanh của những bước đi khác, nên đã để lại ấn tượng cho Xuân Quỳnh. Giữa bao âm thanh ồn ào, Xuân Quỳnh chọn lọc lại và nó trở thành biểu tượng trong thơ bà. Và tình yêu con người ấy nó được chứa đựng trong tiếng cười, tiếng nói của em thơ. Còn gì đẹp hơn vẻ đẹp vô tư và nụ cười hồn nhiên của tuổi nhỏ. Xuân Quỳnh nhìn nó như xóa đi mọi vất vả trong cuộc đời và cũng chạnh lòng. Và đó chính là tiếng nói của Xuân Quỳnh đối với trẻ thơ và đối với chính bà. “Vui buồn trong tiếng nói, nụ cười em” (Bàn tay em) Hay đó là những âm thanh rất quen thuộc với các thành viên trong gia đình như bà, cha, – những người đã trực tiếp gắn bó và đối thoại hàng ngày với nữ sĩ. Tất cả đã đi vào thơ Xuân Quỳnh một cách tự nhiên: “Có tiếng bà vẫn mắng” (Tiếng gà trưa) “Không tiếng nào đáp lại” (Gặp cha) “Tiếng nói nghe sao nhỏ nhẹ” (Lòng mẹ) Hay đó là giọng điệu cắt nghĩa, giảng giải cho con về những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. “Tiếng ồn sinh tàu điện” (Cắt nghĩa) “Thoáng tiếng cười đâu đó Nghe tiếng con đạp thầm Bỗng như lên tiếng hát” (Con chả biết được đâu) “Mẹ mang về tiếng hát” (Chuyện cổ tích về loài người) 60 Hay trong những chuyến đi, hành trình khám phá với cuộc sống của nữ sĩ càng phong phú hơn khi nữ sĩ nhận ra các âm thanh khác nữa: “Như những tiếng vui cười các bạn Tiếng đàn bầu từ bên nhạc cổ Tiếng ai ca - lời ca tha thiết” (Một ngày đi) “Còn quát thêm vài tiếng trước khi xa” (Câu chuyện quanh vết bánh xe) Và hàng loạt các âm thanh, tiếng khác nhau xuất hiện dồn dập, nó như tiếng còi thúc giục ra trận, cũng như thấy được sự lo âu, thấp thoảng của lòng người trong những ngày bom đạn, khi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Xuân Quỳnh đã nghe rõ rệt và phân biệt từng âm thanh một: “Tiếng yêu anh nói cùng em Tiếng ngàn năm của những đêm hội chèo Tiếng người xưa nói với nhau Tiếng yêu ông nói cùng bà ngày xưa Tiếng yêu ta nói cùng nhau Tiếng yêu người nói với người Giữa muôn tiếng khóc tiếng cười đua chen Giữa bao những tiếng xích xiềng khảo tra Tiếng yêu mẹ nói cùng cha Tiếng yêu của những người xưa Tiếng nói khác và cỏ cây cũng khác Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la Tiếng súng báo thông đường nơi trọng điểm Rộn tiếng hò liên tiếp bánh xe qua Khi căn hầm rung tiếng khóc trẻ thơ” (Những năm tháng không yên) 61 Vâng, âm hưởng của hồn thiêng đất Việt nó vang dội và đánh thức tất cả mọi cá nhân vì một sứ mệnh chung – sứ mệnh giải phóng dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu, đặc biệt là trong bài thơ Việt Bắc chúng ta càng cảm nhận được không khí hùng tráng, thiêng liêng này hơn. 2.1.4.2. Tiếng – Tình yêu thiên nhiên Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật và động vật. Đó là tiếng sóng vỗ khi Xuân Quỳnh đặt chân đến một vùng đất mới: “Tiếng sóng vỗ dưới chân thành phố” (Thành phố lạ) Hay là tiếng hát, tiếng mưa, tiếng thuyền, tiếng bánh xe khi đất trời vào xuân: “Tiếng mưa trên cánh hoa Tiếng thuyền ra biển rộng” (Lịch mới) “Cây lúa ven cầu và tiếng hát trong hầm Tất cả lặng im chỉ nghe tiếng bánh xe” (Những năm ấy) Là âm thanh của những chú chim: “Nghe ríu rít tiếng chim buổi sáng (Những năm ấy) “Tiếng thì thầm lan mãi đến xa xôi Nghe tiếng chim đêm, tôi chạm vào tảng đá” (Đêm trở về) “Tiếng chim rồi cũng hết” (Ngôi nhà ở lại) Và còn nữa, tiếng con tàu vang gọi: “Tiếng con tàu đang gọi” (Đêm cuối năm) hay 62 “Vừa thoáng tiếng con tàu” (Sân ga chiều em đi) Hoặc “Ga đã vỡ tiếng còi tàu day dứt” (Nỗi buồn anh) Và thêm nữa “Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu” (Nếu ngày mai em không làm thơ nữa) Âm thanh của gió, Xuân Quỳnh cũng ghi vào trang thơ: “Trong tiếng gió gọi hoài không ngớt” (Đêm trăng trên Đất Mũi) Hay đó là những âm thanh của con vật khác đời thường, gần gũi nhưng sôi động biết bao: “Tiếng gà trưa Và tiếng gà cục tác” (Tiếng gà trưa) “Rào rào tiếng những bầy ong Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ” (Lời ru trên mặt đất) “Tôi nghe tiếng rì rào trong kẽ lá Tiếng mùa xuân đang chuyển nhựa lên cành” (Ý nghĩa về thành phố lúc vào xuân) “Tiếng ve nào còn sót trong lùm cây” (Hoa dại núi Hoàng Liên) “Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa” (Mùa hạ) “Cho trẻ nghe tiếng hót Tiếng hót trong bằng nước 63 Tiếng hót cao bằng mây” (Chuyện cổ tích về loài người) Trong bức tranh của cuộc sống, những âm thanh của thiên nhiên: cảnh vật , động vật, thực vật,hòa vào. Con người như lắng lòng lại và tìm trong ta những kí ức, những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn. Chính nhờ những âm thanh này mà cuộc sống sôi động hơn, đa thanh hơn. 2.1.4.3. Tiếng – Chiến tranh Thật là khắc nghiệt, cuộc sống đời thường với bao âm thanh xô bồ đã làm bao nhiêu vất vả cho con người, nhưng khắc nghiệt hơn khi con người nghe những âm thanh rung rợn từ chiến tranh. Những âm thanh của sự hủy diệt, của cái chết và chia ly. “Tiếng bom rền bốn bên” (Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ) “Tiếng bom gầm vỡ kính của phòng tôi” (Những điều không liên quan) Nhưng đối lập với đó vẫn là âm thanh đầy hào sảng và dũng cảm của con người. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của lòng yêu Tổ quốc mà truyền thống dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào. “Tiếng còi xe giục gọi Như tiếng vang hòn sỏi Tiếng gậy Người âm vang” (Gửi lại thành phố nắng) Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 71 lần và nó gắn với tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên và chiến tranh. Trong ca dao - dân ca hay trong những bài thơ của Tố Hữu, đặc biệt bài thơ Việt Bắc, chúng ta thấy giọng nói của con người, thiên nhiên, cảnh vật, động vật, .được ghi lại rất tinh tế. Tất cả mọi âm thanh dù nhỏ ấy, nhưng bằng tiếng lòng, các nghệ sĩ đều nghe được cả. Những âm thanh của ngoại cảnh cũng chính là tiếng lòng của chủ thể tiếp nhận nó. Rất hay khi Nguyễn Du viết: “Cảnh nào cảnh chẳng 64 đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Chỉ có những tâm hồn biết lắng và cảm, mới nghe được những âm thanh tinh tế như vậy. Cuộc đời với những âm thanh xô bồ, người nghệ sĩ hay thanh lọc tâm hồn bằng những âm thanh trong trẻo và thánh thót nhất. Như những chú chim sơn ca hát say sưa, như “tiếng chim hót trong bụi mận gai” (Colleen McCulough), nữ sĩ Xuân Quỳnh đã cất cao tiếng nói đầy cung bậc của mình với đời và với người qua những vần thơ. Hay “Không nghe tiếng ai nói cười Tôi còn ngồi chỉ đây một mình” (Con chim sẻ và châu chấu – Hoàng Phủ Ngọc Tường) “Thêm một tiếng chim gù Thành ban mai tinh khiết” (Thêm một – Trần Hòa Bình) Tiếng chim hót, tiếng người nói cười,những âm thanh quen thuộc hàng ngày đã khơi gợi, đánh thức giấc mơ làm người lương thiện của “con quỷ làng Vũ Đại” trong Chí Phèo (Nam Cao), tiếng của đoàn người đi phá kho thóc Nhật dưới lá cờ bay phất phới đã mở ra một tương lai tươi sáng cho những người lao động nghèo khó trong nạn đói năm 1945 mà Kim Lân đã ghi lại chân thực trong Vợ nhặt hay đó là tiếng chim hót, mở đầu cho những kí ức của người thanh niên Lãm về cuộc đời lái xe của mình và mối tình tuyệt đẹp với Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). 2.2. Các biểu tượng kép – Hệ thống và Đặc điểm Bảng 2.2. Tổng hợp số lần xuất hiện các biểu tượng kép trong thơ Xuân Quỳnh [30; tr.122 – tr.155] và [23; Phụ lục] Các biểu tượng kép Số lần xuất hiện 1.Con tàu – Sân ga 126 2.Hoa – Cỏ dại 142 3.Sóng – Gió (Nước) 167 4.Thuyền – Biển (Sông) 169 65 2.2.1. Con tàu – Sân ga Con tàu (train - tiếng Pháp, ship – tiếng Anh) - Trong các tranh vẽ và các giấc mơ của trẻ em, cũng như trong cuộc sống và các giấc mơ của người lớn, xe lửa có tầm quan trọng là đặc trưng của một nền văn minh giống như tầm quan trọng của ngựa và xe trong các thế kỷ trước. Nó đã tràn vào hệ tư tưởng và chiếm một vị trí rất lớn trong thế giới các biểu tượng. Sân ga (gare - tiếng Pháp, station – tiếng Anh) - Mạng lưới đường sắt gợi ngay hình ảnh một luồng đi về tấp nập các tàu tốc hành, tàu suốt hay tàu chợ, tàu khách hay tàu hàngTrong các giấc mơ, mạng lưới Đường sắt nổi rõ là một hình ảnh của Bản nguyên Vũ trụ phi nhân cách, áp đặt luật lệ và nhịp độ khắc nghiệt của nó nói lên các nội dung tâm lý phân tán và tự trị, như cái Tôi và phức cảm. Lợi ích chung đứng trên các lợi ích riêng. Mạng lưới ấy cũng biểu thị các sức mạnh liên kết và điều phối, tác động bên trong tổng thể tâm lý. Nó thể hiện cuộc sống toàn thể đang áp đặt tất cả sức mạnh khắt khe của mình. Đoàn tàu trong các giấc mơ là hình ảnh của cuộc sống tập thể, của cuộc sống xã hội, của số phận cuốn ta đi. Nó gợi lên cỗ xe tiến hóa mà ta miễn cưỡng ngồi lên, đi về hướng tốt hay về hướng xấu, hoặc là ta bị nhỡ mất: nó đánh dấu một tiến triển tâm lý, một sự nhận biết sẽ đưa ta đến một cuộc sống mới. Ga xuất phát là một biểu tượng của vô thức, là điểm xuất phát của quá trình tiến hóa, của các dự định mới về vật chất, thể chất và tinh thần của chúng ta. Có thể có nhiều hướng, nhưng phải chọn được hướng thích hợp. Hoặc đơn giản hơn, đó là một trung tâm giao thông tấp nập tỏa ra tất cả các hướng, có thể gợi lên cái Ta. Ga đến ít khi hiện lên trong các giấc mơ. Nó chỉ ra rằng tác động ngầm của các quá trình tiến hóa đã đưa đến chỗ hoàn tất một giai đoạn của số phận chúng ta. [27; Xe lửa – tr.1024] Con tàu - sân ga, một cặp hình ảnh sóng đôi luôn song hành tồn tại cùng nhau. Con tàu - sân ga là một trong những phát hiện đại của con người. Nhờ nó mà thời gian trong những chuyến đi của con người được rút ngắn. Trên thế giới, ở 66 những nước hiện đại, người ta đã rút ngắn thời gian vận chuyển bằng những tàu ngầm, Nhật Bản là một điển hình. Nó giúp giảm chi phí, an toàn, và không gây ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, chúng ta thấy biểu tượng con tàu – sân ga và tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đó là những công trình giao thông quan trọng mà những người bạn Pháp đã dành tặng cho Việt Nam. Và biểu tượng con tàu - sân ga dù có vẻ không gần gũi, và thường xuyên với nhiều người, nhưng nó là biểu tượng mà số đông đều biết. Con tàu - sân ga, nơi ghi lại dấu chân bao thân phận người. Nơi chứng kiến sự chia ly đầy nước mắt của bao gia đình. Nơi lưu giữ những lời thời sắt son của những người yêu nhau. Những kỉ niệm, những niềm tin, những hy vọng, những đợi chờ, những tiếc nuối,.một bức tranh đa màu sắc về cuộc sống chúng ta hoàn toàn được minh chứng cụ thể qua biểu tượng con tàu – sân ga. Và tất cả những điều đó, Xuân Quỳnh cảm được và ghi lại một cách tự nhiên trong những sáng tác của mình. 2.2.1.1. Con tàu – Sân ga – Chia ly Con tàu – sân ga nơi chứng kiến bao cảnh chia ly, bao cảnh tan thương mà nữ sĩ Xuân Quỳnh với trái tim nhạy cảm đã ghi lại được: “Anh bán vé chết trong tàu điện” (Lời giã từ của trung đoàn thủ đô) Hay đó là những âm thanh tiếc nuối của người ở lại, khi chia tay người ra đi và vẫn dõi theo bóng tàu và cái đọng lại là tiếng còi tàu. “Chỉ ga nhỏ giữa đường xa tít tắp Ga trung du vang mãi tiếng còi tàu” (Trung du) Hoặc đó là cảnh hối hả của bao đoàn người vì mưu sinh mà ra đi: “Hàng Cỏ ga đang dựng Tàu hối hả ngược xuôi” (Lịch mới) 67 Và buồn nhất vẫn là cảnh chia tay của những người ra trận, sao mà không xúc động cho được trước cảnh chia ly không hẹn ngày trở về. Ra đi vì nghĩa vụ, nó thương liêng, nhưng nó luôn ẩn chứa đâu đó mầm mống của sự ra đi mãi mãi: “Dòng sông này con tàu lớn chưa qua . Tàu hỏa, ô tô có đoạn phải chung đường Tàu điện cổ chạy trên đường ray hẹp .. Chặng đường ấy trên tàu kháng chiến . Tàu không đèn lá ngụy trang phủ kín .. Các hành khách trên tàu lặng lẽ Bọn trẻ đi trên con tàu rộng dẹp” (Những năm ấy) 2.2.1.2. Con tàu – Sân ga – Hy vọng Con tàu – sân ga đồng thời cũng là những chuyến đi đầy hy vọng, nó mở ra một hành trình mới, mà ở đó những công việc, những chiến lợi phẩm hứa hẹn sẽ thu về. Đặc biệt là những con tàu – sân ga cuối năm thì rộn ràng và hối hả hơn bao giờ hết: “Con đường ga cát bụi .. Anh có nghe: ngoài ga Tiếng con tàu đang gọi” (Đêm cuối năm) “Tàu hối hả ngược xuôi” 68 (Lịch mới) “Để con tàu cũng nôn nao. Gió về” (Đi với mùa xuân) “Tiếng còi tàu giục giã chuyến đi xa” (Một năm) “Ôi con tàu, con tàu . Tàu hãy mang dùm nhau . Tàu hôm nay nặng thêm . Khách trên tàu chẳng biết . Ôi những ga dọc đường . Đừng trách tàu đổ vội . Vì ở ga cuối kia . Tàu sẽ dừng ga cuối . Em khác chi con tàu” (Con tàu) Và khi có chiến tranh, bao con người cùng ra trận, ra đi với niềm tin chiến thắng, lòng căm thù giặc và ý chí sắt bén: “Nôn nao theo những con tàu Về con tàu nhớ đoạn đường ray” (Những năm tháng không yên) 69 “Những toa tầu chở nặng yêu thương” (Một mơ ước) “Theo những con tàu cập bến các vì sao” (Khát vọng) “Những con tàu băng băng về đại hội .. Cũng như tàu luyến trăm ga” (Về đại hội) “Sân ga thủ đô một sớm tưng bừng . Tạm biệt quê hương con tàu chuyển bánh Giục con tàu quay bánh xe nhanh” (Tiếng hát) “Dẫn tới miền Nam ơi những con tàu” (Một ngày đi) 2.2.1.3. Con tàu – Sân ga –Kỉ niệm Con tàu – Sân ga cũng là nơi chứa đựng những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ ngọt ngào mà ai trong đời cũng từng trải qua, gắn với tuổi thanh niên nhiều mộng tưởng, khát vọng của tuổi trẻ. Và với Xuân Quỳnh con tàu – sân ga còn gắn với cả cuộc đời bà. Nó như một nhân chứng sống ghi dấu lại sự trưởng thành của nữ sĩ: “Dọc theo những con tàu .. Tiếng gọi những con tàu .. Con tàu của tuổi thơ . Nơi con tàu đi qua 70 Ga con tàu ở đâu . Có khi tàu ngẩn ngơ Con tàu dừng ở đâu Là ga tàu ở đó Tôi đã qua những nhà ga đổ vỡ . Tuổi thanh niên tôi có những con tàu Con tàu qua thăm thẳm đêm sâu Nhịp tim nung cùng với nhịp con tàu Còn tàu đi bên màu xanh quyết liệt . Con tàu đi cùng với vầng trăng . Tuổi thanh niên tôi có những con tàu . Những nhà ga gạch lát im lìm Có nỗi đau một con tàu đứng sững . Đứng trên nền ga cũ giữa đồng khuya . Em tiễn anh ra ga 71 Tàu chạy rồi bỡ ngỡ vẫy bàn tay Đêm lạnh giá như con tàu lầm lụi . Về nhà ga về những con tàu Tuổi thanh niên em có những con tàu Những trưa nắng bước trên đường tàu cũ . Nghe trong máu tiếng con tàu réo gọi Con tàu đi giữa muôn lòng thương yêu . Tàu qua những sớm những chiều Những sông những núi những đèo tàu qua . Nơi nào cũng muốn là ga . Một bàn tay vẫy thiết tha con tàu . Con tàu nối lại trăm quê Con tàu đi giữa biển mây Con tàu như cũng nói lời thiết tha 72 Với con tàu - hát những lời thương yêu” (Hát với con tàu) Hay đó là những kỉ niệm ngọt ngào gắn với hình ảnh đôi tình nhân yêu nhau và từ giã cũng như chào mừng sau mỗi lần anh và em lên đường hoàn thành nhiệm vụ: “Bóng anh in thành tàu . Sân ga chiều anh đi . Con tàu với dòng sông Vừa thoáng tiếng còi tàu” (Sân ga chiều em đi) “Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu Em không còn thấy nhớ những sân ga” (Nếu ngày mai em không làm thơ nữa) Hay đó là những hình ảnh quen thuộc của con tàu gắn liền với những kỉ niệm của tác giả về hình ảnh cha và mẹ: “Nhớ năm xưa trên một con tàu . Cha ơi cha, cậy sợ tàu nó chạy . Cây đâu sợ mà tàu chạy đấy con Nghe con tàu nhớ cây rên xiết mãi Thương cả con tàu - tàu cũng cô đơn . 73 Giá cây nhiều tàu có bạn sẽ vui hơn Và xa tàu cây cũng không buồn đấy nhỉ Trong toa tàu một em bé ngây thơ . Đón tàu mình mẹ có thấy không Như giục giã con tàu lao tới Cây ôm tàu hai cánh tay mát rượi Trong long cây, tàu chẳng cô đơn Tôi nghe tiếng con tàu reo hát” (Cây trên đường) Và cùng viết về biểu tượng con tàu – sân ga chúng ta không quên những câu thơ rất hay này: “Khi lòng ta đã hóa những con tàu Con tàu lên Tây Bắc, anh đi chăng? Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Đó là những hình ảnh thúc giục những con người mới đến với những vùng đất mới đầy hứa hẹn. Biểu tượng con tàu – sân ga trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 126 lần và nó gắn với chia ly, hy vọng và kỉ niệm. 74 Liên hệ với biểu tượng con tàu trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là ước mơ về một cuộc tốt đẹp hơn của chị em Liên và những người lao động nghèo khổ nơi phố huyện. Nó không chỉ chuyên chở những kỉ niệm đẹp thời quá khứ mà chị em Liên từng có, mà cứ hàng đêm nó lại mở ra trong tâm hồn của hai đứa trẻ những tia sáng. Đó là động lực, là niềm tin nhen nhóm lên hy vọng sống – nó buồn, nhưng đẹp. Hay Nguyễn Bính cũng đã khắc tạc rất thành công hình ảnh con tàu – sân ga về những cảnh chia ly đầy cảm xúc: “Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ xuống bóng sân ga” (Những bóng người trên sân ga) Hay những nuối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_23_9011136829_8185_1871582.pdf
Tài liệu liên quan