Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn . 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 10
7. Kết cấu của luận văn . 11
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Một số khái niệm . 12
1.2. Vai trò và đặc điểm bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ---------------------------------23
1.3. Nội dung và tiêu chí bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh . 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh . 36
1.5. Kinh nghiệm công tác bổ nhiệm công chức . 39
Tiểu kết chương 1 . 47
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam.Vị trí địa lý tỉnh
Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105
độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi,
nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc,
cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng
Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng
Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và
Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện
có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện
vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị
45
trấn). Như vậy tỉnh Bắc Giang có những nét tương đồng với vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh Phú Yên.
Bắc Giang là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện đổi
mới công tác bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý bằng hình thức tuyển
chọn cạnh tranh. Đến nay, hoạt động này đã đi vào nề nếp và đạt được nhiều
kết quả, từng bước khắc phục tình trạng khép kín, có sự cạnh tranh công khai,
minh bạch. Theo đó, mục đích của việc tổ chức thí điểm đổi mới cách tuyển
chọn lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng nhằm: Phát hiện, thu hút, trọng
dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng
lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của
đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo,
quản lý cấp sở, cấp phòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; từng bước đổi mới
quy trình bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép
kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ
quan, ban, ngành, địa phương. Từ thực tiễn công tác tổ chức tuyển chọn cạnh
tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Giang, Tỉnh đã nhanh
chóng thể chế hóa các quy định liên quan đến tuyển chọn công chức, viên
chức lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho việc tuyển chọn được đồng bộ, thống
nhất, đúng quy định; mở rộng phạm vi, đối tượng tuyển chọn; đổi mới cách
thức tổ chức tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn sao cho phù hợp, linh hoạt
hơn; thay đổi nội dung, kết cấu phiếu đánh giá Chương trình hành động của
người dự tuyển; đẩy mạnh tuyên truyền đến các đối tượng liên quan đến công
tác tuyển chọn để tuyển chọn đảm bảo được các nguyên tắc khách quan, công
khai, minh bạch. Các giải pháp nêu trên được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu
46
quả, khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại trong quy định và trong thực
tế công tác tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc
Giang. Đây được xem là bài học quý để tỉnh Phú Yên nghiên cứu, học tập,
từng bước triển khai thực hiện, nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tuyển chọn
lãnh đạo, quản lý để lựa chọn đúng người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ,
năng lực bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành
chính nhà nước.
1.5.3. Bài học cho tỉnh Phú Yên
Qua kinh nghiệm của các nước và địa phương thì tỉnh Phú Yên cần
nghiên cứu, vận dụng và triển khai một số giải pháp đồng bộ, từng bước đổi
mới công tác bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý bằng nhiều hình thức
như:
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các chính sách đãi ngộ,
trọng dụng nhân tài. Phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có
tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp
sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững.
- Tổ chức công khai thi tuyển, chọn vị trí cạnh tranh vào các chức danh
lãnh đạo quản lý;
- Từng bước khắc phục tình trạng khép kín quy hoạch cán bộ, việc bổ
nhiệm vị trí có sự cạnh tranh công khai, minh bạch;
- Đầu tư kinh phí cho Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm hỗ trợ đưa các học viên đi đào tạo đại học, sau đại học ở trong và ngoài
nước theo địa chỉ đối với công chức trẻ nhằm tạo ra đội ngũ công chức lãnh
đạo quản lý “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế -
xã hội tỉnh nhà.
47
Tiểu kết chương 1
Bổ nhiệm công chức nói chung, bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng có vai trò
quan trọng trong thực thi công vụ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phục
vụ nhân dân. Vì thế để góp phần tăng cường và nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan hành chính
nhà nước nói chung, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nói riêng thì công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý phải được coi trọng
và thực hiện nghiêm túc.
Trong chương 1, đề tài đã đề cập đến những nội dung cơ bản về bổ nhiệm
và bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, trong đó đi sâu và phân tích những yếu tố liên quan trực tiếp
đến bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh. Đồng thời đề tài phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến bổ
nhiệm bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh. Đây chính là yếu tố làm nền tảng để nghiên cứu thực
trạng, giải pháp bổ nhiệm bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý nói chung tại
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra đề tài cũng liên
hệ đối với 02 quốc gia và 02 thành phố có cách bổ nhiệm công chức lãnh đạo
quản lý khoa học, hiệu quả để rút ra những kinh nghiệm hay trong bổ nhiệm
công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên.
Những nội dung nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở khoa học để đề tài đi
sâu vào nghiên cứu thực trạng bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên sẽ được trình bày trong
chương 2 của Luận văn này.
48
Chương 2
THỰC TRẠNG BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Yên thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ; nằm ở phía Đông dãy
Trường Sơn, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam:
12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47". Diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích,
địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía bắc giáp tỉnh Bình
Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia
Lai, phía đông giáp biển Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.160km về phía bắc và
thành phố Hồ Chí Minh 560km về phía nam. Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành
chính gồm: thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và 07 huyện: Đông Hòa,
Đồng Xuân, Phú Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa và Tuy An. Phú Yên
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương, nhiệt độ trung bình năm 26,50C, lượng mưa trung bình năm 1.500 -
3.000mm, số giờ nắng bình quân năm 2.450 giờ, độ ẩm trung bình trên 80%.
Theo thống kê năm 2010 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Phú Yên là
5.060km2, trong đó, huyện miền núi Đồng Xuân là vùng có diện tích lớn nhất
với 1.069km2. Địa hình gồm núi, cao nguyên, đồng bằng và vùng ven biển,
rừng và đất rừng chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên, bờ biển dài 189km có nhiều
đầm phá, vịnh nhỏ và bãi biển đẹp. Theo niên giám thống kê dân số trung
bình năm 2016 của tỉnh là 900.000 người, với mật độ dân số là 172
người/km2. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 20 dân tộc sinh sống, trong đó, đông
nhất là dân tộc Kinh chiếm 95% dân số của tỉnh; ngoài ra còn có các dân tộc
49
thiểu số khác như: dân tộc Êđê (2%); dân tộc Chăm (2,06%); dân tộc Ba Na
(0,3%); dân tộc Tày (0,2%); dân tộc Nùng (0,1%); và các dân tộc khác chiếm
0,4%.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng GDP bình quân đạt
11.5%/năm, GRDP bình quân đầu người năm ước đạt 33 triệu
đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ
trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang chuyển từ
quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn.
- Về kinh tế: năm 2016, kinh tế tăng trưởng ổn định, tăng 7,45% so với
năm 2015. Thu ngân sách đạt 101% dự toán tỉnh giao, tăng 24,3% so với cùng
kỳ năm trước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,6 triệu đồng. Tổng thu
ngân sách ước thực hiện 3.235 tỉ đồng, đạt 117% dự toán Trung ương, đạt
101% dự toán tỉnh, tăng 24,3% so cùng kỳ; trong đó: thu trong cân đối là
2.965,7 tỉ đồng, đạt 117% dự toán Trung ương, đạt 99,2% dự toán tỉnh giao,
tăng 28% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chỉ đạt
61,4% kế hoạch, tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2015.
- Công tác đảm bảo an sinh xã hội và các lĩnh vực an sinh xã hội: Năm
2016, Tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về an sinh xã
hội. Giải quyết việc làm cho người lao động vượt 1,6% kế hoạch; tỉ lệ lao
động qua đào tạo được nâng lên 58,01%. Tỉ lệ hộ nghèo ước tính còn 10,32%,
giảm 2,3% so với năm 2015. Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được
nâng lên. Công tác khám, chữa bệnh và phòng chống các dịch bệnh ở người
được tập trung chỉ đạo.
- Về an ninh quốc phòng: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ ổn định. [Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Yên]
50
2.2. Khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức tại các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
Thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan tỉnh
Phú Yên gồm: 18 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Phụ
lục 1) và 08 đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên là
đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên và các Khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên là tỉnh được tái lập từ việc chia tách
tỉnh Phú Khánh thành 02 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa. Là tỉnh mới được tái
lập còn rất nhiều khó khăn, đội ngũ công chức còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Nhưng với sự nỗ lực cao của tỉnh, đội ngũ công chức đã dần trưởng thành
nhiều mặt cả về số lượng, chất lượng.
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Công văn số 255-
CV/TU ngày 25/02/2008 chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo các
sở, ban, ngành tỉnh, ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, công
chức; xây dựng Đề án, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn
51
vị, đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo để điều chỉnh, bố trí, sắp xếp cán bộ
cho phù hợp và tổ chức thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chia tách,
chuyển giao chức năng và tổ chức bên trong từ đơn vị này đến đơn vị khác,
đến ngày 01/4/2008 đã hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp, các cơ quan đi vào
hoạt động, kết quả cụ thể sau khi sắp xếp tổ chức: Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh từ 24 cơ quan, sắp xếp còn lại 18 cơ quan (giảm 06 cơ quan),
trong đó:
+ Có 10 sở, ngành giữ nguyên là Sở Tư pháp, Sở kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài Chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban
Dân tộc tỉnh.
+ Có 03 sở tiếp nhận thêm chức năng là: Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội tiếp nhận thêm chức năng và tổ chức về bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ
Ủy Ban dân số, gia đình và Trẻ em (DS, GĐ và TE) tỉnh; Sở Tài nguyên và
Môi trường bổ sung thêm chức năng tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn
đề về biển, đảo; Sở Y tế tiếp nhận thêm chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy
ban DS, GĐ và TE tỉnh.
+ Có 05 sở, ban, ngành được kiện toàn, sắp xếp lại là: Sáp nhập Ban
Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh và chuyển chức năng quản lý
nhà nước về văn thư lưu trữ từ Văn phòng UBND tỉnh vào Sở Nội vụ. Hợp
nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Công thương,
chuyển giao chức năng và tổ chức về du lịch của Sở Thương mại và Du lịch
vào Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Hợp nhất Sở Thủy sản với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Hợp nhất Sở Thể dục Thể thao với Sở Văn hoá -Thông tin và tiếp nhận
chức năng và tổ chức về Du lịch của Sở Thương mại và Du lịch thành Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch, tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy
52
ban DS, GĐ và TE tỉnh. Thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở
Sở Bưu chính - Viễn thông và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo
chí, xuất bản từ Sở Văn hoá - Thông tin trước đó.
Sau khi tổ chức chuyển giao xong các chức năng và tổ chức của Ủy ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em về các Sở, UBND tỉnh đã ban hành quyết định
giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12, ngày 11/12/2007 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh Phú
Yên đã tiến hành hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân tỉnh theo đúng quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ngày 26/9/2008,
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1890/QĐ-TTg về việc thành lập Ban
quản lý Khu kinh tế Phú Yên; tỉnh Phú Yên đã sáp nhập Ban quản lý các Khu
công nghiệp tỉnh vào Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên là cơ quan trực thuộc
UBND tỉnh.
Nhìn chung các cơ quan sau khi được kiện toàn, sắp xếp tổ chức đã đi
vào hoạt động ổn định; số cán bộ lãnh đạo ở các sở, ngành được điều động, bố
trí sắp xếp là 30 đồng chí, trong đó Giám đốc Sở 05 đồng chí, Phó giám đốc
Sở và tương đương 25 đồng chí; giải quyết nghỉ công tác để thực hiện chế độ
hưu trí 03 đồng chí.
53
Ban
Dân
tộc
Sơ đồ 2.1: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên)
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
Sở
Công
thương
Sở
Giáo
dục và
Đào
tạo
Sở
Giao
thông
Vận
tải
Sở Kế
hoạch
và
Đầu
tư
Sở
Khoa
học
và
Công
nghệ
Sở
Lao
động,
TBXH
Sở
Nội
vụ
Sở
Nông
nghiệp
và
PTNT
Sở
Tài
chính
Sở Tài
nguyên
và Môi
trường
Sở
Thông
tin và
Truyền
thông
Sở
Tư
pháp
Sở
Văn
hóa,
TT và
Du
lịch
Sở
Xây
dựng
Sở Y
tế
VP
UBND
tỉnh
Thanh
tra
tỉnh
54
2.2.2. Số lượng công chức
Từ năm 2012 đến 2017, tỉnh Phú Yên được Bộ Nội vụ giao ổn định
2.157 biên chế công chức. Hiện nay đã được Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục
vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Phú Yên tại
Quyết định số 2038/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ. Trong năm
2016, thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015
của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; Bộ Nội vụ đã giao biên chế công chức cho tỉnh là 2.120
(giảm 37 biên chế so với năm 2015), năm 2017 là 2.088 (giảm 32 biên chế so
với năm 2016).
Tổng biên chế công chức được giao cho 18 cơ quan chuyên môn là
1.121 biên chế. Trong đó số lượng công chức hiện có các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là 1.027 công chức (708 nam chiếm 68,94%, 319
nữ chiếm 31,06% tổng số công chức), 08 công chức là người dân tộc thiểu số.
Công chức có tuổi đời dưới 30 tuổi là 122 người, chiếm 11,88% tổng số công
chức.
Bảng 2.1.Tổng hợp số lượng công chức tỉnh Phú Yên
Tổng số biên
chế công chức
được Bộ Nội
vụ giao 1.121
biên chế
Giới tính
Dân
tộc
thiểu
số
Độ tuổi
Nam Nữ
Từ 30
trở
xuống
Từ 31-
40
Từ 41-
50
Từ 51-
54 (nữ)
và 51-
59
(nam)
Số lượng công
chức hiện có là
1.027 người
708 319 8 122 341 388 176
Tỷ lệ % 68,94 31,06 0,78 11,88 33,20 37,78 17,14
55
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đến 31/12/2017- Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên
Trong đó số lượng công chức lãnh đạo quản lý hiện có các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc diện nghiên cứu của luận văn là
67 công chức lãnh đạo quản lý (55 nam chiếm 82,09%, 12 nữ chiếm 17,91%
tổng số công chức lãnh đạo quản lý), 01 công chức là người dân tộc thiểu số.
Công chức lãnh đạo quản lý có tuổi đời dưới 41 tuổi là 06 người, chiếm 8,95%;
từ 41 đến 50, chiếm 26,87%; trên 50, chiếm 64,18% trên tổng số công chức.
Bảng 2.2: Cơ cấu công chức lãnh đạo quản lý theo độ tuổi, giới tính, dân tộc
năm 2017.
ĐVT: Người
Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%)
Độ tuổi
< 30 tuổi 0 0
Từ 30 đến 40 tuổi 6 8,95
Từ 40 đến 50 tuổi 18 26,87
Trên 50 tuổi 43 64,18
Giới tính
Nam 55 82,09
Nữ 12 17,81
Dân tộc
Kinh 66 98,51
Dân tộc khác 1 1,49
Tổng 67 100%
(Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát công chức lãnh đạo quản lý )
2.2.3. Trình độ công chức
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Công chức các cơ quan chuyên môn 100% có trình độ phổ thông là
Trung học phổ thông. Phần lớn công chức có trình độ đại học chiếm 74,78%,
tốt nghiệp sau đại học 14,8% (Tiến sĩ: 0,39%, Thạc sĩ: 14,41%). Một số ít công
56
chức có trình độ cao đẳng, trung cấp, đa số số công chức này ở vị trí việc làm
hỗ trợ phục vụ. Có 16 người có trình độ sơ cấp, số công chức này là những
người được tuyển dụng trước năm 1994, nhiệm vụ hiện nay của họ là làm
nhiệm vụ hỗ trợ phục vụ như: lái xe, tạp vụ, bảo vệ. Hầu hết số công chức này
đều đã lớn tuổi, không có khả năng đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức cơ quan
chuyên môn
Tổng số biên chế công
chức được Bộ Nội vụ
giao 1.121 biên chế
Bậc đào tạo
Tiến
sĩ
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ
cấp
Số lượng công chức
hiện có là 1.027 người
4 148 768 14 77 16
Tỷ lệ % 0,39 14,41 74,78 1,63 7,50 1,29
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đến 31/12/2017- Sở Nội vụ Phú Yên
Trong đó công chức lãnh đạo quản lý hiện có tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc diện nghiên cứu của luận văn có trình độ
chuyên môn đồng đều và tương đối cao gồm: 40 cử nhân chiếm 59,70%, 25
thạc sỹ chiếm 37,32% và 02 tiến sỹ chiếm 2.98% trong tổng số 67 công chức
lãnh đạo quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức lãnh đạo quản lý
ĐVT: Người
TT
Trình độ
chuyên môn,
nghiệp vụ
2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Tiến sỹ 2 2 2 2 2 2
57
2 Thạc sỹ 7 9 13 17 22 25
3 Đại học 62 64 56 49 43 40
4 Cao đẳng - - - - - -
Tổng 71 75 71 68 67 67
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên )
- Trình độ lý luận chính trị
Công chức sau khi đưa vào quy hoạch từng giai đoạn, cơ quan đơn vị
tạo điều kiện để tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị tập trung tại Đà Nẵng và
Trường Chính trị địa phương nên công chức trước khi bổ nhiệm giữ chức vụ
quản lý đều phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số
2727-QĐ/TU ngày 29/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy [7]. Tỷ lệ công
chức lãnh đạo quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
được đào tạo về lý luận chính trị bài bản, đúng quy trình, đảm bảo tạo nguồn
cho quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Việc đào tạo lý luận chính trị
góp phần bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đạo
đức thực thi công vụ.
Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị công chức lãnh đạo quản lý
ĐVT: Người
Trình độ Lý luận
chính trị
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Cử nhân 2 2 2 2 2 2
Cao cấp 69 73 69 66 65 65
Trung cấp - - - - - -
Sơ cấp - - - - - -
Tổng 71 75 71 68 67 67
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên )
58
- Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Phần lớn công chức lãnh đạo quản lý
tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đều có chứng chỉ tin
học, ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, không có trường hợp nào thiếu
hoặc chưa qua đào tạo theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn 02
công chức có tín chỉ A Anh văn nhưng sắp đến tuổi nghỉ hưu trong năm 2017.
Bảng 2.6: Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức lãnh đạo quản lý
ĐVT: Người.
Trình độ 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Trình độ
Ngoại
ngữ
Trình độ A 9 7 6 4 2 2
Trình độ B 42 42 43 39 38 38
Trình độ C 17 19 19 20 22 22
Trung cấp trở
lên
3 3 3 5 5 5
Trình độ
Tin học
Trình độ A 41 37 35 40 39 30
Trình độ B 27 35 33 24 24 33
Trung cấp trở
lên
3 3 3 4 4 4
TỔNG CỘNG 71 75 71 68 67 67
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên )
- Về cơ cấu ngạch công chức: Đa số công chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ở ngạch chuyên viên và tương đương. Công
chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính ít. Thực trạng xuất
phát từ nguyên nhân chính là chỉ tiêu thi nâng ngạch lên chuyên viên chính
hàng năm của Bộ Nội vụ giao cho tỉnh còn hạn chế. Đồng thời, điều kiện để
tham gia thi nâng ngạch đòi hỏi cao (đủ thời gian công tác trên 06 năm, có đề
tài khoa học, Đề án được phê duyệt...), mặt khác nhiều công chức tham dự kỳ
59
thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính không đạt, dẫn đến tỷ lệ
công chức là chuyên viên chính chưa cao. Đối với chuyên viên cao cấp, đòi
hỏi công chức tham gia dự thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên
viên cao cấp phải là người đứng đầu cơ quan chuyên môn, nên số lượng tham
gia dự thi không nhiều, nên tỷ lệ chuyên viên cao cấp của tỉnh còn ít.
Công chức lãnh đạo quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ có 04 chuyên viên cao cấp, 49 chuyên viên chính và 14
chuyên viên.
Bảng 2.7: Trình độ quản lý hành chính của công chức lãnh đạo quản lý
ĐVT: Người
Trình độ 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chuyên viên cao cấp 6 5 4 4 4 4
Chuyên viên chính 55 56 51 47 46 49
Chuyên viên 10 14 16 17 17 14
Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 0 0 0 0 0 0
Tổng 71 75 71 68 67 67
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên )
Theo Quyết định số 2038/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành
chính của tỉnh Phú Yên, cơ cấu ngạch tối thiểu của các cơ quan chuyên môn
tỉnh Phú Yên như sau: [18]
- Nhóm vị trí lãnh đạo quản lý, điều hành: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh: chuyên viên cao cấp; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó
Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: chuyên viên
chính và tương đương; Trưởng, phó phòng chuyên môn và tương đương trực
thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: chuyên viên và
tương đương;
60
- Nhóm chuyên môn, nghiệp vụ: chuyên viên và tương đương. Riêng vị
trí tiếp công dân có ngạch công chức tối thiểu là cán sự.
- Nhóm hỗ trợ, phục vụ: Các vị trí tổ chức nhân sự, hành chính tổng
hợp, công nghệ thông tin có ngạch công chức tối thiểu là chuyên viên và
tương đương. Các vị trí : kế toán, hành chính một cửa, quản trị công sở, tiếp
nhận và xử lý đơn thư có ngạch công chức tối thiểu là cán sự và tương đương.
Các vị trí còn lại: văn thư, thủ quỹ, lưu trữ, nhân viên kỹ thuật, lái xe, lái tàu,
ca nô, phục vụ, bảo vệ có ngạch công chức tối thiểu là nhân viên và tương
đương.
2.3. Thực trạng công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý
nhiệm kỳ 2012 – 2017 tại tỉnh Phú Yên
2.3.1. Về công tác bổ nhiệm
Công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý hiện nay thực hiện dựa
trên các quy định của Đảng; Luật Cán bộ, Công chức và Nghị định
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức. Căn cứ các quy định của Đảng, Nhà nước và địa
phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị lựa chọn công chức có đủ năng lực, trình
độ, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp tiến hành
giới thiệu vào quy hoạch chức danh cho từng giai đoạn trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định phê duyệt quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá nhận xét
hằng năm, tập thể cơ quan giới thiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_bo_nhiem_cong_chuc_lanh_dao_quan_ly_tai_cac_co_quan.pdf