Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục bảng biểu

Mục lục

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH . 10

1.1. Công chức và quản lý, sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh . 10

1.1.1. Khái niệm về công chức. 10

1.1.2. Quản lý và sử dụng công chức. 12

1.1.2.1. Nội dung quản lý, sử dụng công chức . 12

1.1.2.2. Quy trình quản lý, sử dụng công chức. 13

1.1.3. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 17

1.1.3.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 17

1.1.3.2. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh . 19

1.2. Bồi dưỡng công chức và quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 20

1.2.1. Khái niệm về bồi dưỡng công chức . 20

1.2.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung của việc bồi dưỡng công chức. 23

1.2.2.1. Đặc điểm của công tác bồi dưỡng công chức . 23

1.2.2.2. Vai trò của bồi dưỡng công chức. 25

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan, đơn vị. Kinh phí cho công tác bồi dưỡng công chức cơ bản được nhà nước bao cấp; ở một số địa phương có điều kiện thì ngoài phần bao cấp của nhà nước, địa phương cũng có cơ chế hỗ trợ riêng cho công chức khi tham gia các khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều công chức vẫn ngại khi được cử đi bồi dưỡng, nhất là đối với các lớp bồi dưỡng tập trung, xa cơ quan, gia đình vì công việc bị xáo trộn, tổ chức cuộc sống gia đình cũng phải có những điều chỉnh nhất định; mặt khác, việc đi học tập xa nhà cũng phát sinh thêm khá nhiều những chi phí khác. Vì vậy, ngoài chế độ, chính sách chung của nhà nước, cần có cơ chế để từng địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có các hình thức hỗ trợ tài chính phù hợp cho công chức đi bồi dưỡng nhằm khuyến khích, động viên công chức tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Ngoài ra, mặc dù mục tiêu của bồi dưỡng là góp phần hoàn thiện, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhưng sau bồi dưỡng, nếu được xem xét, bố trí sử dụng phù hợp, tránh tình trạng công chức được bồi dưỡng về một nghiệp vụ này lại được giao công việc có yêu cầu nghiệp vụ khác theo kiểu “học một đằng, làm một nẻo” hay 45 bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức trách, ngạch, bậc cao hơn nhưng lại được giao một vị trí công việc thấp hơn thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đồng viên, khuyến khích công chức tham gia các khóa bồi dưỡng. 1.4.7. Ý thức của đội ngũ công chức đối với công tác bồi dưỡng Bởi vì mục tiêu của bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở việc trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức mà nó phải hướng tới một mục tiêu cao hơn, đó là nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại. Cho nên, một trong những yếu tố có tác động quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng công chức, đó chính là ý thức củatừng cá nhân công chức. Nếu cá nhân công chức thật sự có năng lực, tận tâm, trách nhiệm cao với công việc sẽ biết rằng để mình thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ thì cần phải được bồi dưỡng những nội dung gì và sẽ thật sự ham thích được đi bồi dưỡng, từ đó toàn tâm, toàn ý để tham gia bồi dưỡng. Một khi cá nhân công chức không xác định đúng đắn mục đích, động cơ tham gia bồi dưỡng thì dù cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có quan tâm đến mức nào; kế hoạch bồi dưỡng có sát thực bao nhiêu; nội dung bồi dưỡng có cần thiết đến mấy; đội ngũ giảng viên có tinh thông, chất lượng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có hiện đại, “hoành tráng”; chế độ, chính sách có bảo đảm đầy đủ. thì cũng trở thành vô nghĩa. Thực tế hiện nay, nhu cầu bồi dưỡng của công chức là khá lớn, nhưng không hẳn là toàn bộ đều do tận tâm, tận lực, trách nhiệm với công việc mà đăng ký bồi dưỡng. Mà không ít trong số đó đăng ký bồi dưỡng chỉ là để đủ tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm theo ngạch, bậc để có thể “tại vị” trong hệ thống hoặc xa hơn là để đủ điều kiện xem xét quy hoạch, cất nhắc bổ nhiệm khi có thời cơ Cho nên, tâm thế tham gia bồi dưỡng của những công chức dạng này chỉ là “học cho có” chứ không phải là “học cho ra học”, vì đó 46 chất lượng bồi dưỡng sẽ không bao giờ nâng lên được và mục tiêu bồi dưỡng sẽ không bao giờ đạt được. 1.5. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức của một số địa phương Hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, hệ thống hành chính được quyết định bởi trình độ, phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ công chức. Nâng cao khả năng phục vụ của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ của bộ máy công quyền luôn là vấn đề được ưu tiên xem xét và giành được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Con đường ngắn nhất để nâng cao năng lực và khả năng phục vụ của đội ngũ công chức là thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng gắn với huấn luyện công chức. Chính vì vậy, thời gian qua, căn cứ điều kiện đặc thù của địa phương, các tỉnh thành trong cả nước đã tập trung tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, qua thực tế tổ chức thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình bồi dưỡng công chức có hiệu quả. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức của tỉnh Kiên Giang cho thấy: Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thì nhất thiết việc triển khai thực hiện phải gắn chặt chẽ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bố trí, sắp xếp công chức đúng theo đề án vị trí việc làm. Ưu tiên bố trí công chức có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức và năng lực để tham mưu thực hiện công tác bồi dưỡng. Xác định nhu cầu bồi dưỡng thông qua khảo sát chính xác nhu cầu thực tiễn, gắn chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở địa phương. Xây dựng nội dung bồi dưỡng dựa trên yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, kết hợp với bồi dưỡng kỹ năng công tác, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ và đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ. 47 Ở Bình Dương, vấn đề quan tâm trong nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng đội ngũ công chức, đồng thời có xét đến yếu tố đặc thù của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống tinh thần của nhân dân. Xác định mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ công chức gắn với cơ chế sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức. Xác định yêu cầu trọng tâm, trọng điểm để thực hiện công tác bồi dưỡng công chức, tránh tràn lan, kết hợp bồi dưỡng với huấn luyện công chức (bồi dưỡng gắn với thực hành). Cùng một vấn đề quan tâm là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nhưng ở Vĩnh Phúc, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng yêu cầu phải xác định rõ thứ tự ưu tiên, trên cơ sở đó có kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn. Huy động sức mạnh tổng hợp từ 3 nguồn kinh phí là nhà nước, cơ quan đơn vị và cá nhân công chức. Quan tâm củng cố, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoạt động bồi dưỡng công chức. Từ bài học kinh nghiệm của một số địa phương, có thể rút ra một số nội dung mà tỉnh Bắc Kạn có thể tham khảo để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Một là, phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ công chức của tỉnh, thông qua khảo sát chính xác nhu cầu thực tế, kết hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh để xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng phải đa dạng, phù hợp với các loại đối tượng công chức khác nhau dựa trên cơ sở những cái thực tiễn cần và đòi hỏi hoặc theo “đơn đặt hàng” của cơ quan của nhà nước, tránh chồng lấn về kiến thức, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành. Xác định hình thức và phương pháp 48 bồi dưỡng phải phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng có xác định rõ thứ tự ưu tiên trong bồi dưỡng, từ nội dung chương trình đến việc lựa chọn đối tượng bồi dưỡng. Hai là, gắn việc bồi dưỡng công chức với triệt để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức cũng như hoạt động bồi dưỡng công chức. Xây dựng cơ chế phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để huy động các nguồn lực tài chính, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của hoạt động bồi dưỡng công chức. Quan tâm thực hiện mô hình mở lớp bồi dưỡng theo hình thức xã hội hóa từ nguồn đóng góp của các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia và của cá nhân công chức có sự hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng cơ chế bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển gắn với kế hoạch bồi dưỡng công chức. Ba là, quan tâm củng cố, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn theo hướng thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo khu vực địa lý, dân cư, không nhất thiết thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc tổ chức bộ máy nhà nước. Quan tâm thu hút các cơ sở đào tạo khác tham gia vào quá trình bồi dưỡng công chức để huy động, tận dụng, khai thác triệt để, hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất của tất cả các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo khu vực một mặt phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống chính trị, mặt khác sẽ tập trung được nguồn lực, tránh sự dàn trải, góp phần nâng cao năng lực và mang lại hiệu quả đào tạo. Hiện nay ở Bắc Kạn nói riêng và cả nước nói chung, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ, do đó số lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, trong khi khối lượng công việc có hạn dẫn đến việc đầu tư dàn trải, làm chia sẻ nguồn lực, suy giảm năng lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở này, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. 49 Bốn là, đối tượng bồi dưỡng là những cán bộ, công chức có trình độ, có kinh nghiệm thực tế, có vị trí trong xã hội, vì đó yêu cầu đối với giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là rất cao. Do đó, phải tăng cường lực lượng giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn và có khả năng sư phạm hoặc được bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, giảng viên là những cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước có năng lực trình độ và bề dày kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tế lãnh đạo, quản lý, thực thi nhiệm vụ thì việc bồi dưỡng cho công chức mới mang lại hiệu quả thiết thực. Do yêu cầu của thực tế, các chương trình bồi dưỡng công chức rất đa dạng và liên tục thay đổi; trong khi đó, áp lực của việc tinh giản biên chế không thể xây dựng lực lượng giảng viên cơ hữu lớn. Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện chế độ giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng, để một mặt vừa đáp ứng được yêu cầu tinh giản biên chế, mặt khác cũng tăng cường được chất lượng giảng viên, phù hợp với yêu cầu thực tế các chương trình bồi dưỡng công chức. Năm là, thực hiện cơ chế thị trường đối với việc quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng gắn với kiểm soát chặt chẽ nội dung, chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức.Việc áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sẽ tạo sự cạnh tranh giữa các cơ sở trong hoạt động bồi dưỡng công chức. Đây là một trong những động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng công chức. Tiểu kết Chương 1 Trong chương I, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề cụ thể là: Để quản lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, xây dựng một nền hành chính phục vụ, thân thiện, mở cửa và hội nhập thì bồi dưỡng công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, có ý nghĩa quyết định trong 50 việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác, chất lượng và hiệu quả thực thi công vụ. Trong bồi dưỡng công chức cần chú trọng đến yêu cầu của từng chức danh, từng vị trí công tác và trình độ, năng lực của công chức cũng như yêu cầu của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Kết quả thực hiện công tác bồi dưỡng công chức chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó cơ bản là một số yếu tố như sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng; việc lựa chọn nội dung chương trình bồi dưỡng; chất lượng đội ngũ giảng viên; việc đầu tư kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách về bồi dưỡng công chức, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng và một yếu tố rất quan trọng nữa đó là ý thức của chính đội ngũ công chức đối với công tác bồi dưỡng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng công chức, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý công tác này. Bộ Nội vụ được Chính phủ giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động bồi dưỡng công chức trong cả nước; các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức trong phạm vi quản lý của địa phương, đơn vị. Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức trong phạm vi địa phương. 51 Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác bồi dưỡng công chức của Bắc Kạn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Bắc Kạn. 2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, tự nhiên Vị trí địa lý: Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, gồm: Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An (tỉnh Cao Bằng); phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn); phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa. Địa hình: Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau, kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung 52 đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phija Khao cao 1.061m Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phija Bijoóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là các nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông. Khí hậu: Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở vị trí này Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% lượng mưa trong năm.Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ. Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường (Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn gồm: sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng và sông Cầu). Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ thiên tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng hơn 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Tà Han, Nam Cường và Chợ Lèng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên có tên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996) và được xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012). Tài nguyên: Diện tích tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha; đất nông nghiệp 413.044ha (gồm cả đất lâm nghiệp), chiếm 85%; đất phi nông nghiệp 53 21.159ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật của vùng Đông Bắc với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Bắc Kạn cũng là nơi có nhiều loại khoáng sản như: sắt, chì kẽm, vàng, mangan, đồng, nhôm, thiếc - vonfram, antimon, photphorit, thạch anh, titan, kaolin, silic và hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có 273 mỏ khoáng sản đang khai thác. 2.1.1.2. Điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn. Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay cùng chung số, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Mật độ dân số trung bình 63,45 người/km2. Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái thành lập từ ngày 01/01/1997, trải qua hơn 20 năm xây dựng phát triển, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được khá nhiều thành tựu trên các hầu hết các lĩnh vực; cụ thể: Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2018 ước đạt 8.320 tỷ đồng. Thu nhập bình quân năm 2018 ước đạt 26,5 triệu đồng/người. Thu ngân sách hằng năm bảo đảm đạt chỉ tiêu Trung ương giao (năm 2018 đạt 600 tỷ đồng, tăng 35,9 lần so với năm 1997). Bình quân lương thực 560 kg/người/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh gắn với chế biến nông sản (tỉnh đã có 5 sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý và 54 chứng nhận nhãn hiệu tập thể). Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh có bước phát triển mạnh, tổng diện tích rừng trồng mới hàng năm đều vượt kế hoạch được giao, là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất trong toàn quốc (đạt 72%). Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, du lịch cũng có sự phát triển khá, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Về văn hóa - xã hội: Các chương trình, chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm; giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực (tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 122/122 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS). Hệ thống y tế được củng cố và phát triển (8/8 huyện, thành phố có bệnh viện đa khoa; 122 xã, phường, thị trấn có trạm Y tế). Các hoạt động văn hóa, thể thao ngày càng phát triển, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai rộng khắp ở các địa phương. Công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, nhiều đề tài, dự án mang lại hiệu quả thiết thực góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý tài nguyên môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép được kiềm chế hiệu quả. Về quốc phòng - an ninh: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì tốt; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường. Chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên và công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ chủ chốt được nâng cao. Trực sẵn sàng chiến đấu được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Khu vực phòng thủ tỉnh và các huyện, thành phố được chăm lo xây dựng toàn diện, vững chắc. Tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân hằng năm 55 Về xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể: Việc củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng được đặc biệt quan tâm, toàn tỉnh hiện có 493 tổ chức cơ sở Đảng với 33.877 đảng viên (đạt tỷ lệ 10,9% so với tổng dân số). Bộ máy chính quyền các cấp luôn được củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt điều hành quản lý xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp phát huy tốt vai trò tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, xây dựng Đảng luôn được chú trọng. Các phong trào thi đua được triển khai gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các mô hình, gương điển hình tiên tiến làm theo gương Bác đã tạo sức lan tỏa và tác động tích cực trong các tầng lớp nhân dân Có thể nói, quá trình xây dựng và phát triển vừa qua là quá trình phấn đấu kiên trì, bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn trong việc khắc phục những khó khăn và đã giành được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Ghi nhận những thành tích xuất sắc đạt được của Bắc Kạn, ngày 31/10/2016 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2281/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, Bắc Kạn vẫn là một tỉnh nghèo, khó khăn và chậm phát triển nhất trong cả nước (là tỉnh duy nhất có số thu ngân sách dưới 1.000 tỷ đồng), các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn chưa được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả. Để khắc phục được những hạn chế này, đưa tỉnh trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực như mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 56 XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra thì nhiệm vụ căn cơ cốt yếu là phải xây dựng được một đội ngũ công chức, nhất là công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thật sự chuyên nghiệp, chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, trung thành với chính phủ, tận tụy phục vụ nhân dân, có năng lực tiếp cận, ứng dụng những kiến thức mới, công nghệ mới vào thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. 2.1.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 2.1.2.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện quy định tại Điều 8, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ, Bắc Kạn có 17 sở và cơ quan ngang sở được tổ chức thống nhất chung với các tỉnh, thành khác trong cả nước, gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với các sở đặc thù, căn cứ điều kiện cụ thể là một tỉnh có dân số phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số, mặt khác là một tỉnh nằm sâu trong lục địa, không có đường biên giới với các quốc gia khác, nên ở Bắc Kạn chỉ thành lập thêm Ban Dân tộc trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Riêng hoạt động ngoại vụ được bố trí trong một phòng trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, nay là phòng Văn xã - Ngoại vụ thuộcVăn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh Bắc Kạn là một trong 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn 57 phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). 2.1.2.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, nhất là sau khi có Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 và Kết luận số 24- KL/TW ngày 05/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương, công tác cán bộ trên địa bàn đã được Tỉnh ủy Bắc Kạn tập trung chỉ đạo quyết liệt, có nhiều chuyển biến mới và đạt kết quả tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã có bước trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Ở thời điểm tháng 6 năm 2008 mới chỉ có 12.335 cán bộ, công chức, viên chức (số liệu không bao gồm các cơ quan ngành dọc của Trung ương trên địa bàn) với 74 người có trình độ trên đại học (chiếm 0,59%), 3.630 người có trình độ đại học (chiếm 29,42%), 3.726 người có trình độ cao đẳng (chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_boi_duong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy.pdf
Tài liệu liên quan