Lời cảm ơn và cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. . 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: . 7
3.1. Mục đích. 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: . 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: . 8
5.1. Phương pháp luận:. 8
5.2. Phương pháp cụ thể:. 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: . 9
7. Kết cấu của đề tài:. 10
CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI
DưỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ . 11
1.1. Khái niệm. 11
1.1.1. Công chức và công chức cấp xã . 11
1.1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã . 13
1.1.3. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng Công chức cấp xã. 15
1.1.4. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã .16
1.1.5. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã. 18
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định “Quy hoạch ĐTBD gắn với sử dụng cán bộ công chức ổn định lâu dài”.
47
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, ngày
21/12/2011 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày
21/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quy định về
chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh
Bình Phước. Ngày 24/6/2010 UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định
số 166/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế cử CBCC, cán bộ chính
quyền cơ sở đi học. Sở Nội vụ cũng đã ban hành Công văn số 1288/SNV-
ĐTBC ngày 06/10/2011 về việc thực hiện đúng trình tự, thủ tục cử cán bộ,
công chức, viên chức đi ĐTBD. Ngày 13/06/2013, UBND tỉnh Bình Phước
ban hành Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND về Quy định chức trách, nhiệm
vụ và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Ngày 4/12/2013 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết
định số 54/2013/QĐ-UBND về ban hành quy định về trình tự, thủ tục mở lớp
và cử CBCC, viên chức đi ĐTBD nhằm cụ thể hóa quy trình, thủ tục cử cán
bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.
Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01/09/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ
ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 về hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Bộ tài chính đã ban hành
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Hội đồng nhân dân
tỉnh Bình Phước ban hành Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày
14/12/2018 Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên
chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
48
Có thể nói việc xây dựng và ban hành các văn bản nêu trên đã tạo cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ĐTBD và
quản lý nhà nước về ĐTBD công chức cấp xã trên phạm vi toàn tỉnh được
chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ. Đây là yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã nói riêng cũng
như cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh nói chung.
Các kế hoạch ĐTBD công chức cấp xã đã được chú trọng xây dựng.
Khi xây dựng kế hoạch ĐTBD, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các UBND
cấp huyện căn cứ vào nhu cầu ĐTBD của công chức cấp xã để xây dựng cho
phù hợp. Chính quyền cấp xã có quyền đề xuất các nội dung ĐTBD để làm cơ
sở cho UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức cấp xã hằng
năm gửi về Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh.
Việc ban hành các văn bản đã tạo ra định hướng chung, khuôn khổ
pháp lý cho công tác ĐTBD công chức cấp xã cũng như QLNN đối với công
tác này.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện bồi dƣỡng công chức cấp xã
Việc tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian qua trên địa
bàn tỉnh Bình Phước tập trung các vấn đề sau đây:
- Bồi dưỡng lý luận chính trị cho các chức danh công chức cấp xã;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành đối với từng chức danh cụ
thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng chức danh;
- Tập huấn, hội thảo cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ; việc xây
dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đối với các chức danh công chức cấp
xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước được thực hiện như sau:
Đối với các lớp do Sở Nội vụ tổ chức thì Sở Nội vụ căn cứ vào Tiêu
chuẩn quy định của UBND tỉnh Bình Phước đối với công chức cấp xã, công
tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã và nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp
49
xã để tiến hành xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng và tổ chức lấy ý
kiến của cấp huyện và cấp xã. Ngoài ra, Sở Nội vụ còn phối hợp với các cơ sở
bồi dưỡng công chức tiến hành xây dựng chương trình bồi dưỡng các chức
danh công chức cấp xã.
Đối với các lớp do Sở, ngành tổ chức thì nội dung bồi dưỡng căn cứ
vào kế hoạch chương trình bồi dưỡng do Bộ quy định hoặc do đề xuất của
chính quyền cấp xã về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với các chức
danh công chức cấp xã.
Về trách nhiệm trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình bồi
dưỡng công chức cấp xã được thực hiện như sau:
Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thực hiện trình tự, thủ tục mở lớp,
thẩm định cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng theo thẩm quyền; thẩm định
tham mưu UBND tinh kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm và tổng hợp
kết quả đào tạo, bồi dưỡng báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ tỉnh, Bộ Nội vụ.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng,
đồng thời cân đối ngân sách tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp, đảm bảo nguồn kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm. Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí từ
nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã vùng Tây nguyên theo Quyết
định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND cấp huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh thực hiện các lớp
bồi dưỡng công chức cấp xã; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công
chức hàng năm và quyết định cử cán bộ tham gia bồi dưỡng gửi về trường
chính trị để phối hợp tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã.
50
Trường Chính trị tỉnh căn cứ đối tượng, số lượng học viên, thời gian
thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch chi tiết
tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng công chức cấp xã theo quy định hiện
hành; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí các
lớp bồi dưỡng gửi Sở Tài chính thẩm định cấp phát và thanh quyết toán theo
quy định; báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức về UBND (qua Sở
Nội vụ)
2.2. 3. Nguồn lực kinh phí tổ chức bồi dƣỡng công chức cấp xã
Kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp,
được phân bổ cho các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương và tiếp tục
được phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước.
Công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương.
Như vậy, Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước.
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21 tháng 9 năm 2010 của
Bộ Tài chính “quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân
sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”,
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011
của UBND tỉnh Bình Phước Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
Trên cơ sở đó, Trường Chính trị tỉnh Bình Phước căn cứ kế hoạch bồi
dưỡng công chức cấp xã do Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành để
lập dự toán kinh phí trình Sở Tài Chính thẩm định và cấp phát kinh phí theo
quy định. Kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng công chức cấp xã từ Chương
trình mục tiêu Quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-
2020 theo Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
51
Chính phủ và từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh.
Trong giai đoạn 2013 - 2018, tổng số kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã là:
4.786.797.000đ, trong đó ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ chương trình
mục tiêu quốc gia cho ngân sách địa phương 70 từ nguồn chi sự nghiệp đào
tạo của ngân sách Trung ương, còn lại chi từ nguồn ngân sách của tỉnh.
2.2.4. Công tác tuyển sinh, mở lớp, biên soạn giáo trình, giáo án
Công tác tuyển sinh, mở lớp thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND,
Trường Chính trị tỉnh chủ trì phối hợp cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ
thống nhất kế hoạch mở lớp; phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện,
thị, thành phố trong công tác chiêu sinh đối tượng công chức cấp xã thuộc đối
tượng bồi dưỡng. Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều banh hành kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có đối tượng bồi
dưỡng các chức danh công chức cấp xã; bên cạnh việc mở lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho công chức cấp xã theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ,
UBND tỉnh Bình Phước còn ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức
hành chính như quan tâm mở các lớp bồi dưỡng QLNN, bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác thi đua - khen thưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg
ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; bồi dưỡng công chức cấp xã vùng
Tây Nguyên theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền
cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Từ thực tiễn đặc điểm, tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
tỉnh Bình Phước, là một tỉnh miền núi, thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có
nhiều huyện lân cận, tiếp giáp vùng biên giới, các huyện vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể như các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng,
52
Lộc Ninh, Bù Đốp là các huyện miền núi, biên giới của tỉnh tiếp giáp vùng
Tây Nguyên, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí thấp, thành phần dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, trình độ đội ngũ cán
bộ, công chức còn nhiều hạn chế.... Chính vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn
quan tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức khu vực này.
Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên
giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 311/QĐ-
UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên
thuộc 02 huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đăng giai đoạn 2015 - 2020 và
Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh Bình Phước
về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị
trấn vùng Tây Nguyên thuộc huyện Bù Đốp và huyện Lộc Ninh giai đoạn
2017 - 2020 nhằm nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức các xã
vùng Tây Nguyên.
Các chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng các chức danh công
chức cấp xã thực hiện theo chương trình tổng thể của Bộ Nội vụ ban hành.
Trường Chính trị phối hợp với Trường Đại học Nội vụ tổ chức giảng dạy, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh công chức cấp xã như: Bồi
dưỡng chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng, Tư pháp - hộ
tịch, Văn hóa - xã hội, Tài chính - kế toán; phối hợp với Công An, Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh bồi dưỡng chức danh Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự;
phối hợp các sở, ngành chuyên môn của tỉnh để bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
53
chuyên ngành như phối hợp với Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo để bồi dưỡng
nghiệp vụ dân tộc, tôn giáo; phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
để bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh văn hóa - xã hội ...
2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp chứng nhận bồi dƣỡng
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, Trường Chính trị
tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các cơ quan triển
khai thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đạo phòng Quản lý đào tạo,
Nghiên cứu khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu học viên, thực hiện nhiệm vụ
quản lý học viên theo quy chế, quy định của nhà trường; việc kiểm tra, giám
sát, đánh giá, cấp chứng nhận bồi dưỡng được thực hiện một cách nghiêm túc,
Trường Chính trị tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quy trình, thủ tục
cử công chức tham gia bồi dưỡng và quản lý quá trình học tập của học viên.
Trường Chính trị tỉnh cử giảng viên quản lý lớp học, thực hiện nhiệm vụ quản
lý, kiểm tra, giám sát tinh thần, thái độ, tình hình học tập của học viên báo cáo
Ban Giám hiệu; những học viên tham gia đầy đủ các buổi học, thảo luận, thi,
viết bài thu hoạch mới đủ điều kiện cấp chứng nhận bồi dưỡng. Những học
viên vắng học có lý do sẽ được học bổ sung chuyên đề ở khóa sau, những học
viên vắng không có lý do, Trường Chính trị tỉnh sẽ có văn bản gửi về địa
phương, cơ quan cử đi học để phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình
học tập của học viên. Định kỳ hàng tháng họp giao ban, phòng Quản lý đào
tạo, nghiên cứu khoa học tổng hợp kết quả báo cáo tình hình công tác đào tạo,
bồi dưỡng; định kỳ 6 tháng, 1 năm họp hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bồi
dưỡng nhằm phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại,
phát sinh trong công tác bồi dưỡng để rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn
công tác bồi dưỡng hàng năm.
Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của Trường Chính trị
tỉnh, trong kế hoạch hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều giao nhiệm vụ cho
54
Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám
sát đột xuất và định kỳ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh khi có vấn đề phát sinh, vướng mắc.
2.2. 6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích công chức cấp xã tham gia
các khóa bồi dƣỡng
Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Phước cũng ban
hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích công chức cấp xã tham gia các
chương trình bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác
của công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ về thời gian.
Các chương trình bồi dưỡng hiện nay thiết kế khá đa dạng về thời gian
và hình thức tổ chức, có chương trình bồi dưỡng ngắn hạn từ 2 - 5 ngày như
chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, dân tộc, tôn
giáo, an ninh, quốc phòng; có chương trình bồi dưỡng học tập trung từ 2 - 3
tháng như chương trình Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên
viên, chuyên viên chính. Vì vậy, việc bố trí, sắp xếp công việc để công chức
tham gia các khóa bồi dưỡng là yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất
lớn vào thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc phân công công việc, bố trí sắp
xếp cán bộ làm thay công chức trong thời gian đi học. Tỉnh ủy, UBND tỉnh có
văn bản chỉ đạo các đơn vị cử công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi
dưỡng bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện về mặt thời gian, bàn giao công việc để
toàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập.
Hỗ trợ về tài chính.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Bình Phước áp dụng theo
Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính
“quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà
nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”. Theo đó,
55
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011
của UBND tỉnh Bình Phước Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.; ngày 10 tháng 3 năm 2015 UBND tỉnh Bình Phước ban
hành Công văn số: 1004/UBND - KT, hướng dẫn thực hiện Thông tư số:139,
Công văn nêu rõ:
- Chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 6 lương tối thiểu
- Chi hỗ trợ tiền xe theo km thực đi từ trụ sở làm việc đến cơ sở đào tạo
- Chi tiền ăn những ngày thực tế: 100.000đ/ngày (không quá 05 ngày)
- Chi tiền trọ những ngày thực tế: 150.000đ/ngày (không quá 05 ngày)
2.2. 7. Kết quả bồi dƣỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phƣớc giai
đoạn 2013 đến nay
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ quan trọng nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, biết giải quyết các vấn đề
được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Công tác ĐTBD
cán bộ, công chức không chỉ nhằm đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn cán
bộ, ngạch bậc công chức, mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc theo vị trí
việc làm, nhất là đối với đội ngũ công chức cấp xã. Bồi dưỡng nhằm trang bị,
cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức cấp
xã, đáp ứng yêu cầu của công việc, nhiệm vụ được giao theo từng đối tượng,
vị trí, chức danh công chức cấp xã. Bình Phước là một tỉnh miền núi, có nhiều
vùng đồng bào dân tộc, nhiều huyện giáp ranh biên giới thuộc khu vực Tây
Nguyên, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, quan tâm xây dựng kế
hoạch thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh
56
công chức cấp xã nhằm thực thi tốt nhiệm vụ ở cơ sở. Nội dung bồi dưỡng
được cụ thể hóa theo từng chức danh như sau:
Đối với Chỉ huy trưởng quân sự xã, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà
nước, hành chính ở cơ sở; vấn đề về dân tộc, tôn giáo; dân quân tự vệ làm
công tác dân vận; vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Đối với công an xã, bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt
động của chính quyền cơ sở, tổ chức và hoạt động của Công an xã, một số
vấn đề cơ bản về pháp luật, pháp chế và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật ở cơ sở , Công tác điều tra cơ bản nắm tình hình về an ninh, trật
tự ở xã, thị trấn, vấn đề an ninh nông thôn, bảo đảm an ninh, trật tự...
Đối với công chức văn phòng - thống kê, bồi dưỡng kiến thức về
nghiệp vụ văn thư lưu trữ; nghiệp vụ thống kê; nghiệp vụ quản trị văn phòng
và văn hóa công sở.
Đối với công chức tư pháp - hộ tịch, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nhà
nước và pháp luật; quản lý nhà nước về công tác tư pháp xã, phường, thị trấn;
một số vấn đề về xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; phổ biến,
giáo dục pháp luật ở xã.
Đối với công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường,
bồi dưỡng kiến thức tổng quan về ngành xây dựng và quản lý nhà nước về
xây dựng trên địa bàn xã; quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã; quản lý dự án
đầu tư xây dựng trên địa bàn xã; quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường trên
địa bàn xã; công tác thanh kiểm tra; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; giải
quyết khiếu nại tố cáo về xây dựng trên địa bàn xã; một số chủ trương chính
sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; quản lý nhà
nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã; quản lý nhà nước đối với
các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã; hội nhập quốc tế trong nông nghiệp,
nông thôn.
57
Đối với công chức văn hóa - xã hội, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch;
kiến thức quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền
lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã
hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội;
Đối với công chức tài chính - kế toán, bồi dưỡng tổng quan về tài chính
xã, quản lý thu, chi ngân sách xã và tài chính khác của xã, quản lý tài sản nhà
nước tại xã, kế toán ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã...
Bảng 2.5: Thống kê kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã giai đoạn 2013 - 2018
STT
Nội dung bồi dưỡng
Số lượng SLBD
theo
chức
danh
2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Trưởng công an 92 92 184
2 Chỉ huy trưởng quân sự 94 94
3 Văn phòng - thống kê 100 92 92 97 92 473
4 Địa chính - xây dựng 157 92 173 67 92 581
5 Tư pháp - hộ tịch 96 120 92 170 92 92 662
6 Văn hóa - xã hội 139 92 174 58 463
7 Tài chính - kế toán 90 85 175
SLBD theo năm 378 416 462 609 399 368 2.632
Nguồn Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh
Thông qua bảng thống kê cho thấy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh hàng năm đều
xây dựng và ban hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các
chức danh công chức cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho
58
nông thôn đến năm 2020 và và Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính
quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó, có chính sách ưu
tiên đào tạo, bồi dưỡng cho 4 huyện vùng Tây Nguyên bao gồm: Huyện Bù
Gia Mập, huyện Bù Đăng, huyện Bù Đốp, huyện Lộc Ninh. Thống kê kết quả
đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 đến nay cho các xã vùng Tây Nguyên là
862/2632 người, tương ứng với tỷ lệ 32,8 tổng số công chức cấp xã tham
gia bồi dưỡng giai đoạn 2013 - 2018. Qua đó cũng cho thấy các chức danh
công chức như văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch,
văn hóa - xã hội...luôn được quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hàng năm.
* Bồi dưỡng lý luận Chính trị và kiến thức quản lý nhà nước
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về Công
chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn chung của cán
bộ - công chức cấp xã là: hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước..Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể,
nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định một trong
những tiêu chuẩn cụ thể đó là: Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp
đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công
chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số
30/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 Quy định chức trách, nhiệm vụ và tiêu
chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Bình Phước, trong đó có quy định: Công chức cấp xã sau khi được tuyển
dụng 05 (năm) năm phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành
59
chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình
đối với chức danh công chức cấp xã.
Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức cấp xã thực
hiện theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương số 69-HD/BTGTW,
ngày 09/10/2018 thực hiện Chương trình chuyên đề bồi dưỡng lý luận và
nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở. Nội dung bồi dưỡng gồm hai phần: Phần lý luận
chính trị chung và phần bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm trang bị cho cán bộ, công
chức cấp xã những vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị ở
Việt Nam; trang bị các kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ, xử lý tình huống thực
tiễn ở cơ sở nhằm góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn,
gắn lý luận với thực tiễn ở cơ sở. Bên cạnh việc bồi dưỡng lý luận chính trị và
nghiệp vụ ở cơ sở, những công chức có tinh thần phấn đấu trong công tác
được xem xét, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng lý luận chính trị cho
đối tượng kết nạp đảng, đảng viên mới.
Bảng 2.6: Thống kê số lượng bồi dưỡng lý luận chính trị của công
chức cấp xã giai đoạn 2013-2018
Stt Chương trình bồi dưỡng Số lượt người
01 Lý luận chính trị và nghiệp vụ 460
02 Lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp đảng 620
03 Lý luận chính trị dành cho đảng viên mới 465
Cộng 1.545
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy)
Song song với việc bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức cấp xã,
bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức cấp xã cũng được Ban
Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm bồi dưỡng. Đến tháng 12/2018, có 51,4 công
chức cấp xã được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước. Nội
60
dung bồi dưỡng chủ yếu bồi dưỡng, trang bị cho công chức cấp xã những vấn
đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam; vị trí, chức năng và nhiệm vụ,
quyền hạn của chính quyền cấp xã; cải cách hành chính và quy chế thực hiện
dân chủ ở cấp xã; tổ chức hoạt động, quản lý nhà nước trên địa bàn cấp xã;
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã
và bồi dưỡng cho người học những kỹ năng chủ yếu về: Tổ chức, điều hành
hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; quản lý, điều
hành các lĩnh vực; thành thạo trong việc giải quyết các công việc cụ thể; một
số nghiệp vụ hành chính
Tuy nhiên, việc quan tâm bồi dưỡng chương trình chuyên viên chưa
được quan tâm, mặc dù đối tượng công chức cấp xã tính đến tháng 12/2018
có 464 người, tương ứng với tỷ lệ 37,2 công chức cấp xã có trình độ đại học
nhưng huyện chưa quan tâm đưa vào kế hoạch việc bồi dưỡng QLNN ngạch
chuyên viên, chuyên viên chính hàng năm.
* Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh
Giáo dục quốc phòng an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc
dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng an ninh là nhiệm vụ
chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức chặt
chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Trong những năm qua công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_o_tinh_binh_phuoc.pdf