MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DưỠNG CÔNG CHỨC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN . 8
1.1. Các khái niệm có liên quan . 8
1.1.1. Khái niệm công chức, chuyên viên, ngạch chuyên viên. 8
1.1.2. Khái niệm bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên và công tác bồi
dưỡng công chức ngạch chuyên viên. 14
1.2. Đối tượng, mục tiêu, kết cấu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên
viên . 15
1.2.1. Đối tượng theo học chương trình bồi dưỡng chuyên viên. 15
1.2.2. Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng chuyên viên . 16
1.2.3. Kết cấu chương trình bồi dưỡng chuyên viên. 17
1.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bồi dưỡng công chức
ngạch chuyên viên. 19
1.3.1. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng . 19
1.3.2. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng . 20
1.3.3. Trách nhiệm của học viên . 21
Kết luận chương 1 . 23
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DưỠNG CÔNG CHỨC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM
2014 ĐẾN NĂM 2017 . 24
2.1. Khái quát về tỉnh lào cai và đội ngũ công chức ngạch chuyên viên ở tỉnh
Lào Cai . 24
2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc
phòng, an ninh và hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai. 24
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách đúng đắn, kịp thời, chính xác có thể sẽ dẫn đến tình trạng
không phát huy hoặc không phát huy hết đƣợc khả năng, năng lực của ngƣời
công chức; nhiều cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chƣa đƣợc đi bồi
dƣỡng kịp thời theo ngạch bậc của mình dẫn đến tình trạng đƣợc hƣởng mức
ngạch chuyên viên sau mƣời năm mới đƣợc cử đi bồi dƣỡng theo đúng quy
đinh, nên nhiều công chức trên 40 mơi tuổi mới đƣợc đi đào tạo bồi dƣỡng để
đủ tiêu chẩn xếp ngạch, do đó làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân
và có thể làm xáo trộn tâm lý của cả tập thể.
Đối với thành phố Lào Cai và 08 huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã
tiến hành tổng kết việc thực hiện đề án số 18 trong 07 chƣơng trình công tác
trọng tâm của Tỉnh ủy Lào Cai về Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số, cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật (nhiệm kỳ 2010- 2015);
đề án số 19 về Quy hoạch và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ, công chức đảng, chính quyền và hệ thống chính trị (nhiệm kỳ 2010-
2015); Quyết định số 1374 /QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về kế hoạch
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đọan 2011- 20215 đã
nhận định: "Công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức trên địa
bàn tỉnh đã đƣợc thực hiện theo đúng lộ trình, đạt đƣợc những kết quả rất khả
quan. Tuy nhiên, cần đi vào chiều sâu, thực chất hơn...".
38
2.1.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV (2015 - 2020) tiếp
tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất
lƣợng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay
và lâu dài. Chính phủ đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc.
Những năm qua, công chức hành chính thuộc các ngạch chuyên viên
đã đƣợc bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nƣớc và
lý, bƣớc đầu hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức cơ bản về
hành chính nhà nƣớc. Công chức sự nghiệp đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản
lý nhà nƣớc để nâng cao trình độ, kỹ năng và phƣơng pháp thực hiện nhiệm
vụ. Cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã đƣợc bồi dƣỡng về trình độ kiến
thức quản lý hành chính nhà nƣớc và chuyên môn nghiệp vụ. Đến năm
2016, 70% công chức hành chính các ngạch chuyên viên đã đáp ứng đƣợc
tiêu chuẩn về trình độ tiêu chuẩn về kiến thức quản lý nhà nƣớc. Hiện nay
cán bộ, công chức có nhu cầu bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà
nƣớc là rất lớn (30% công chức), nhƣng do điều kiện chủ quan và khách
quan cơ sở đào tạo hàng năm chỉ đáp ứng đƣợc 2 đến 3 lớp, bình quân mỗi
lớp khoảng 70 học viên.
Hiện nay số công chức ngạch chuyên viên các cấp ở tỉnh Lào Cai chƣa
qua bồi dƣỡng quản lý hành chính nhà nƣớc là gần sáu trăm ngƣời, chỉ tiêu
đào tạo một năm tối đa là 3 lớp, mối lớp 70 học viên. Xác định đến năm 2020,
tất cả công chức hành chính đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch.
Nhƣ vậy, nhu cầu bồi dƣỡng công chức ngạch chuyên viên là rất nhiều cho
39
hàng năm để công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩ xếp ngạch và có kỹ năng, trình
độ và năng lực trong thực hiện chuyên môn.
Chƣơng trình, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nhà nƣớc ngạch chuyên
viên đạt mục tiêu: khảo sát nhu bồi dƣỡng hàng năm, từng bƣớc hoàn thiện
nội dung, phƣơng thức bồi dƣỡng cán bộ, công chức theo ngạch bậc, chức vụ;
chất lƣợng đội ngũ giảng viên về quản lý nhà nƣớc, cán bộ lãnh đạo quản lý,
đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm công tác tham mƣu về quản lý hành chính
đƣợc nâng cao.
2.2. Thực trạng công tác bồi dƣỡng ngạch chuyên viên ở tỉnh Lào
Cai từ năm 2014 đến năm 2017
2.2.1. Ưu điểm
2.2.2.1. Về cơ cấu đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình
bồi dưỡng chuyên viên
Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chƣơng trình bồi dƣỡng công
chức ngạch chuyên viên ở tỉnh Lào Cai từ năm 2014 tỉnh đã giao toàn bộ cho
trƣờng chính trị tỉnh Lào Cai quản lý. Đội ngũ giảng viên, giảng viên thỉnh
giảng (gọi chung là giảng viên) đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo
chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, thể hiện ở: Quan hệ giảng viên - học viên
(ngƣời học). Trong mối quan hệ này giảng viên không đơn thuần truyền thụ
kiến thức, mà là ngƣời hƣớng dẫn, gợi mở, cố vấn, khuyến khích sự tìm tòi,
đam mê của ngƣời học và thắp sáng sự đam mê đó trong cả tiết học, trong cả
quá trình giảng dạy các môn học, phần học hay chuyên đề và trong cả quá
trình đào tạo, bồi dƣỡng tại trƣờng. Giảng viên phải nắm bắt đƣợc nhu cầu
của ngƣời học và tổ chức để họ quản lý đƣợc thời gian vật chất của mình, có
tính đến sự khác biệt cá thể, đồng thời động viên họ tích cực tham gia vào
quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tƣ duy, chỉ dẫn và giúp đỡ họ phát
triển các kỹ năng học tập độc lập nhƣ tự quyết định mục tiêu của bản thân, tự
40
tìm kiếm và xử lý thông tin, hình thành năng lực đề xuất, năng lực tổ chức và
năng lực thực hiện ý tƣởng mới, sáng kiến của họ, tự đánh giá năng lực và
chất lƣợng học tập của mình ... để sản phẩm sau đào tạo, bồi dƣỡng có thể là
những thực thể tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp và suốt đời.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng về vị trí, vai trò của ngƣời giảng viên
nói chung và giảng viên trƣờng Chính trị nói riêng trong việc truyền thụ
khiến thức cả về nội dung kiến thức, phƣơng pháp truyền đạt và định hƣớng
tƣ tƣởng cho học viên, trong những năm qua tập thể đội ngũ giảng viên luôn
tích cực trau dồi kinh nghiệp, qua nhiều hình thức: tự học, tham gia các lớp
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp bồi dƣỡng chuyên ngành, các
lớp tập huấn phƣơng pháp giảng tích cực.
Tính đến tháng 6/2017, Trƣờng có 47 cán bộ, viên chức. So với những
năm đầu thành lập trƣờng, đội ngũ này đã có sự lớn mạnh cả về số lƣợng và
chất lƣợng. Đội ngũ giảng viên có lập trƣờng, tƣ tƣởng vững vàng, luôn tích
cực tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến các đối
tƣợng học viên. Đây là những ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản cả chuyên môn,
nghiệp vụ, có trách nhiệm với công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Đa số giảng viên
tuổi đời còn trẻ, đƣợc đào tạo chính quy, có khả năng sƣ phạm, có ý thức học
tập nâng cao trình độ. Toàn bộ các môn học đã đƣợc giảng viên của trƣờng
đảm nhận với chất lƣợng khá cao. Có thể nói hiện nay đội ngũ giảng viên nhà
trƣờng có mặt bằng chuyên môn khá cao so với các trƣờng chuyên nghiệp
trong tỉnh và các trƣờng chính trị khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt là đội
ngũ giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề bồi dƣỡng ngạch chuyên
viên, đội ngũ này cơ bản là các đồng chí trong Ban Giám hiệu, trƣởng, phó
các khoa, phòng; các nhà lãnh đạo của Sở, Ban, ngành trong tỉnh và giảng
viên của khoa Nhà nƣớc và pháp luật (phụ lục 3).
41
Qua biểu trên có thể thấy tất cả các giảng viên trên đều đảm bảo điều
kiện đứng lớp theo quy định của Thông tƣ số: 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT
ngày 06/6/2011 quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách
đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng. Đây là lực lƣợng có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm quản lý, đƣợc
bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm và phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Qua
thực tế giảng dạy học viên đánh giá khá cao về đội ngũ này. Chúng tôi đã tiến
hành lấy phiếu phản hồi của ngƣời học đối với giờ giảng của nhiều giảng viên
giảng dạy chƣơng trình này.
Bên cạnh những kết quả trên đội ngũ giảng viên bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên (Trƣờng Chính trị tỉnh Lào Cai) còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ
sau: Số lƣợng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn ít (01 Tiến sỹ) so với nhu cầu
thực tế của một cơ sở đào tạo cán bộ của tỉnh trong thời đại hiện nay. Một số
chuyên ngành thiếu giảng viên nên mật độ đứng lớp của các giảng viên thuộc
chuyên ngành đó rất cao, thiếu thời gian cho nghiên cứu thực tế, nghiên cứu
khoa học. Một số khoa có nhiều giảng viên mới vào nghề, chƣa am hiểu tình
hình địa phƣơng, thiếu kiến thức thực tế do vậy một số bài giảng còn nặng về
lý thuyết nên tính thuyết phục của bài giảng chƣa cao.
Đối với các lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, hầu hết giảng viên chƣa
đƣợc bồi dƣỡng về kiến thức đặc biệt là các chuyên đề thuộc phần II: Kiến
thức quản lý nhà nƣớc theo ngành và lãnh thổ và phần III: Các kỹ năng. Hiện
nay trƣờng cũng không có giảng viên đƣợc đào tạo chuyên sâu các chuyên
ngành này. Cơ bản giảng viên lên lớp giảng dạy bằng kinh nghiệm của bản
thân và kinh nghiệm thực tiễn đƣợc đúc kết.
Mặt khác, để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các chuyên đề thì
giảng viên phải đƣợc trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về cả chƣơng
42
trình giảng dạy. Tuy nhiên, số lƣợng giảng viên hiểu rõ, nắm chắc toàn bộ
nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng không nhiều, giảng viên còn chƣa chủ động
tự trang bị. Mặt khác lực lƣợng giảng viên mỏng, các giảng viên phải giảng
dạy cùng một lúc nhiều chuyên đề (dù có thể cùng một chuyên ngành hẹp)
dẫn đến việc ngay cả kiến thức chuyên môn sâu cũng còn có giảng viên cũng
chƣa đảm bảo.
Đó là những đặc điểm cơ bản về thực trạng đội ngũ giảng viên nói
chung và giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề đối với chƣơng trình
bồi dƣỡng ngạch chuyên viên nói riêng của Trƣờng hiện nay. Để nâng cao
chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đòi hỏi Trƣờng phải có những giải pháp tích
cực để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên.
2.2.2.2. Về thực hiện chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên
Việc ban hành khung chƣơng trình đã đem lại kết quả bƣớc đầu góp
phần chuyển biến chất lƣợng chƣơng trình, hạn chế sự tản mạn trong việc xây
dựng chƣơng trình và nội dung đào tạo, bồi dƣỡng, góp phần nâng cao hiệu
quả bồi dƣỡng công chức ngạch chuyên viên theo tiêu chuẩn ngạch bậc. Tuy
nhiên những tồn hạn về hệ thống chƣơng trình tài liệu bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên vẫn chƣa đƣợc quy định thống nhất, còn nặng về lý thuyết, thiếu
tính thực tế, cụ thể chƣa có nhiều thời gian cho học viên đi thực tế ở cơ sở.
Kể từ khi thành lập Trƣờng (14/10/1992) đến nay, Trƣờng Chính trị
tỉnh Lào Cai đã tổ chức giảng dạy 47 lớp Bồi dƣỡng ngạch chuyên viên.
Những năm đầu thành lập trƣờng do đội ngũ giảng viên chƣa đảm nhận đƣợc
việc giảng dạy nên nhà trƣờng đã mời giảng viên của Trƣờng Đào tạo cán bộ
Lê Hồng Phong của thành phố Hà Nội đảm nhận toàn bộ chƣơng trình. Sau
đó, trƣờng đã dần dần đảm nhận giảng dạy toàn bộ chƣơng trình và cấp chứng
chỉ. Nhƣ vậy từ khóa 01 đến khóa 38 các lớp học này đƣợc thực hiện theo
giáo trình do Học viện Hành chính ban hành. Từ khóa 39 đƣợc tổ chức năm
43
2014, Trƣờng thực hiện bồi dƣỡng các lớp chuyên viên theo Quyết định số
51/QĐ-BNV, ngày 22/01/2013 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ ban hành, quy định
chƣơng trình và tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên.
Vào năm 2013 đã có một số trƣờng nhƣ Trƣờng Chính trị tỉnh Hòa
Bình; Trƣờng Chính trị tỉnh Thanh Hóa... đã tổ chức viết tập bài giảng cho
chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên viên và đƣa vào giảng dạy từ khi chƣa có bộ
tài liệu chung của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên cùng thời điểm này Bộ Nội vụ cũng
tổ chức biên soạn bộ tài liệu cho chƣơng trình này. Do đó Ban Giám hiệu nhà
trƣờng đã thống nhất Trƣờng không tự viết tài liệu mà dùng bộ tài liệu chuẩn
do Bộ Nội vụ phát hành để phục vụ cho công tác bồi dƣỡng. Thực hiện Quyết
định số 900/QĐ, ngày 06/8/2013 về việc ban hành tài liệu bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên, năm 2014, Trƣờng Chính trị tỉnh Lào Cai đã tiến hành triển khai
khung chƣơng trình này bắt đầu từ lớp Bồi dƣỡng chuyên viên khóa 39. Nhƣ
vậy Cho đến nay chƣơng trình này đã đƣợc đƣa vào giảng dạy tại 9 lớp bồi
dƣỡng chuyên viên.
Một thực tế ở tỉnh Lào Cai trƣớc năm 2014 cũng nhƣ nhiều tỉnh khác
đó là việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng này không chỉ riêng có trƣờng Chính trị
mà còn có một số cơ sở đào tạo khác cũng chiêu sinh, mời giảng viên của các
cơ sở đào tạo khác ở trung ƣơng giảng và cấp chứng chỉ. Thời gian học trên
lớp của họ khá linh động, có thể là các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các buổi
tối. Bên cạnh đó việc quản lý học viên cũng rất lỏng lẻo. Do đó cũng có khá
nhiều công chức, viên chức lựa chọn học ở các cơ sở đào tạo này. Học viên
phải đóng một khoản học phí nhất định chi trả cho việc tổ chức lớp học, tiền
công giảng dạy và tiền đi lại của giảng viên. Sau năm 2013 tỉnh Lào Cai đã
quy đinh cho tất cả công chức của tình phải đào tạo tại trƣờng Chính trị tỉnh
44
Lào Cai. Đối với học viên của trƣờng Chính trị tỉnh thì việc học đƣợc sắp xếp
trong giờ hành chính và học viên không phải đóng học phí.
Đây là một chƣơng trình đƣợc các giảng viên tham gia giảng dạy, học
viên thực học đánh giá khá cao về việc thiết kế các chuyên đề. Nhóm nghiên
cứu đã lấy 56 phiếu của học viên và 07 phiếu của các giảng viên trực tiếp
giảng dạy đánh giá chất lƣợng chƣơng trình. Thời điểm lấy phiếu của học
viên là trƣớc khi kết thúc phần học trên lớp 1 tuần. Các tiêu chí đánh giá thu
đƣợc qua điều tra (phụ lục 3, 4).
Qua biểu trên thấy có sự khác biệt khi đánh giá về chƣơng trình là do
giảng viên là những ngƣời trực tiếp giảng dạy, đã giảng dạy ở nhiều chƣơng
trình đào tạo, bồi dƣỡng khác nhau nên sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn.
Ví dụ tiêu chí: Tính phù hợp của chƣơng trình với mục tiêu đào tạo, bồi
dƣỡng, có đến 53,57% học viên đánh giá ở mức độ rất tốt, trong khi không có
giảng viên nào đánh giá chƣơng trình ở mức độ này. Tính cập nhật của
chƣơng trình hay tính cân đối giữa nội dung chƣơng trình với thời lƣợng khóa
đào tạo bồi dƣỡng cũng nhƣ vậy. Những nội dung này đa số giảng viên chỉ
đánh giá chƣơng trình đạt ở mức khá. Tính phù hợp của mục tiêu đào tạo, tính
cân đối giữa nội dung chƣơng trình với thời lƣợng khóa đào tạo bồi dƣỡng
đƣợc đa số giảng viên đánh giá ở mức tốt. Có đến 57,14% giảng viên đánh giá
ở mức khá về tiêu chí tính đáp ứng của chƣơng trình đối với yêu cầu công
việc của học viên thì lại chỉ có 7,14% học viên đánh giá ở mức này, số còn lại
đều đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Qua đó có thể thấy bản thân ngƣời trong
cuộc tự đánh giá rất cao về tính thiết thực của chƣơng trình này đối với họ.
Việc thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch chuyên viên trong 3 năm
qua ở tỉnh Lào Cai có thể đánh giá nhƣ sau:
Về thời gian, mỗi lớp đƣợc tổ chức trong hai tháng, thƣờng vào quý 2
và quý 3 của các năm. Nhƣ vậy so với chƣơng trình cũ đã rút ngắn đƣợc 1
45
tháng.Thời gian 2 tháng nhƣ hiện nay là tƣơng đối phù hợp với đối tƣợng
đang làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan của Đảng và các đơn vị
sự nghiệp của nhà nƣớc. Nếu kéo dài thời gian nhƣ trƣớc đây sẽ gây khó
khăn cho ngƣời học. Số tiết học cho từng bài tƣơng đối phù hợp. Thời
lƣợng của từng buổi học đƣợc quy định là 4 tiết thay cho 5 tiết nhƣ trƣớc
đây là phù hợp với cả ngƣời dạy và ngƣời học. Điều này đƣợc thấy rất rõ ở
tiêu chí " Tính cân đối giữa nội dung chƣơng trình với thời lƣợng khóa đào
tạo bồi dƣỡng" đều đƣợc giảng viên và học viên đánh giá khá cao, 50% học
viên đánh giá ở mức độ rất tốt; 66,67% giảng viên đánh giá ở mức độ tốt.
Tuy nhiên với một vài chuyên đề vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng thời gian
bố trí nhƣ vậy là quá dài, ví dụ các chuyên đề Tổng quan quản lý nhà nƣớc
theo ngành, lãnh thổ.
Về kết cấu chương trình, có nhiều ƣu điểm so với trƣớc đây. Chƣơng
trình hiện tại đã thực sự hƣớng tới nhu cầu của ngƣời học trong xu hƣớng phát
triển của nền hành chính hiện đại. Qua đó cung cấp cho ngƣời học kiến thức
cơ bản về nền hành chính nhà nƣớc nhƣ các chuyên đề về công vụ, công
chức, đạo đức công vụ, cải cách hành chính nhà nƣớc. Đặc biệt chƣơng trình
đã thiết kế phần học thứ III các kỹ năng với 7 chuyên đề, mỗi chuyên đề có 4
tiết giảng, 12 tiết thảo luận.
Về nội dung chương trình, các chuyên đề đƣợc biên soạn khá công phu,
kết cấu logic, khoa học và phù hợp với nhu cầu của ngƣời học, có các câu hỏi
ôn tập, giới thiệu tài liệu tham khảo. Cách viết tài liệu của các tác giả đều theo
lối diễn dịch, lƣợng kiến thức vừa phải, không quá ôm đồm, kinh viện nhƣ
trƣớc đây. Việc cập nhật kiến thức đã đƣợc chú trọng. Đặc biệt phần học thứ
III với những chuyên đề về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập hồ sơ, kỹ
năng viết báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản thực sự là những bài học bổ
ích, thiết thực đối với những ngƣời thuộc ngạch chuyên viên. Đa số học viên
46
khi đƣợc hỏi ý kiến đánh giá về các chuyên đề ở phần này đều cho rằng khá
hài lòng về mức độ thiết thực, tính thực dụng của chuyên đề, nội dung kỹ
thuật của chuyên đề trong mối quan hệ với môi trƣờng làm việc của học viên
vì đa số học viên chƣa đƣợc tham gia các khóa học có những chuyên đề của
phần học này nên họ rất hứng thú với các giờ giảng, giờ làm bài tập trên lớp.
Đa số học viên cho rằng họ thu đƣợc nhiều kết quả qua khóa học. Ví dụ qua
chuyên đề Kỹ năng giao tiếp, 32/65 phiếu đã đánh giá họ đã coi trọng và cải
thiện đƣợc kỹ năng nghe, nói và tự tin hơn trong giao tiếp. Với chuyên đề Kỹ
năng làm việc nhóm, qua phỏng vấn trực tiếp đa số học viên trả lời rằng họ đã
học đƣợc rất nhiều điều về ý nghĩa, tầm quan trọng đến việc tổ chức để làm
việc nhóm hiệu quả và cho biết chắc chắn sẽ vận dụng đƣợc những kiến thức
đó vào công việc thực tế. Tuy nhiên vẫn còn có chuyên đề tính cập nhật, tính
chính xác, khoa học còn chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu của ngƣời giảng dạy
và học tập. Đây là nội dung có nhiều phiếu đánh gía ở mức trung bình nhất.
Trong đó tiêu chí Tính khoa học của hình thức trình bày chƣơng trình đều bị
giảng viên và học viên đánh giá không cao, chỉ có 3,57 học viên đánh giá ở
mức rất tốt và không có giảng viên nào đánh giá ở mức này.
Về việc thực hiện chƣơng trình của các giảng viên tham gia giảng dạy:
Đối với các giảng viên đƣợc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đều đảm bảo tuân
thủ nghiêm ngặt các nội dung của chƣơng trình và có sự cập nhật thƣờng
xuyên các kiến thức mới. Ngay sau khi quyết định đƣa chƣơng trình vào
giảng dạy, Ban Giám hiệu đã xây dựng phƣơng án phân công giảng viên cho
từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề có ít nhất 2 giảng viên soạn bài. Trƣớc khi
giảng dạy ở lớp thứ nhất (khóa 39) toàn bộ giáo án đã đƣợc kiểm tra, đánh
giá. Tổ kiểm tra giáo án bao gồm những giảng viên có kinh nghiệm đƣợc
thành lập và làm việc nghiêm túc dƣới sự chỉ đạo của đồng chí Phó Hiệu
trƣởng phụ trách chuyên môn. Những giáo án đủ điều kiện mới đƣợc đƣa vào
47
giảng dạy. Hoạt động này cho thấy nhà trƣờng quyết tâm đặt vấn đề chất
lƣợng giảng dạy lên hàng đầu. Trong quá trình giảng dạy, hầu hết các giảng
viên đều vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm
trung tâm kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các
giờ thảo luận đã đƣợc sử dụng khá triệt để để làm các bài tập thực hành của
từng chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm từ thực hành. Việc tăng
cƣờng thực hành và giải quyết tình huống để học viên cùng thảo luận trên lớp
đã đƣợc chú trọng. Trong hoạt động dạy học cũng cần nhìn nhận rằng còn
một vài giảng viên ngại áp dụng phƣơng pháp tích cực mà sử dụng phƣơng
pháp thuyết trình là chính. Vẫn còn có những giờ thảo luận chất lƣợng chƣa
cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học dẫn đến lãng phí thời gia của
nƣời học.
Về hoạt động nghiên cứu thực tế, Để gắn lý luận với thực tiễn, chƣơng
trình bồi dƣỡng ngạch chuyên viên lần này dành cho một khoảng thời gian
nhất định cho việc đi nghiên cứu thực tế của học viên, cùng với đó bài thu
hoạch nghiên cứu thực tế đƣợc coi là một trong những điều kiện để cấp chứng
chỉ tốt nghiệp. Trên thực tế tất cả lớp của chƣơng trình này đã đƣợc nhà
trƣờng tổ chức cho đi nghiên cứu thực tế tại các xã, phƣờng, thị trấn, các cơ
quan, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh trong một ngày nhƣ quy định. Để đảm
bảo tính nghiêm túc khi thực hiện nội dung này, với mỗi khóa bồi dƣỡng, nhà
trƣờng đều ra quyết định thành lập đoàn nghiên cứu thực tế, trong đó có xác
định rõ nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm nghiên cứu và cử 01 giảng
viên quản lý, hƣớng dẫn học viên. Các cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế
đã chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm thực tiễn. Ví dụ lớp Bồi dƣỡng chuyên viên khóa 43 đã thực hiện
nội dung nghiên cứu thực tế về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại
xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai; khóa 45 đã đến nghiên cứu thực tế về hoạt
48
động của Nhà máy Tuyển Tằng Loỏng. Cũng có những lớp do có khó khăn về
việc bố trí giảng viên hƣớng dẫn, trƣờng cho phép học viên về tự nghiên cứu
tại cơ quan, đơn vị công tác và phải nộp sản phẩm là báo cáo nghiên cứu thực
tế của các cá nhân. Qua đó học viên cũng đã tích lũy đƣợc những kiến thức
thực tế nhất định để đối chiếu với những kiến thức lý luận đã đƣợc trang bị
trên lớp.
Trên cơ sở việc tổ chức nghiên cứu thực tế của 09 lớp bồi dƣỡng ngạch
chuyên viên thời gian vừa qua có thể đánh giá đây là một hoạt động thiết thực
và đã đƣợc nhà trƣờng tổ chức thực hiện nghiêm túc với các quy trình khá
chặt chẽ. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn đánh giá rằng việc tổ chức cho học
viên đi nghiên cứu thực tế hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập và còn mang tính
hình thức bởi vì tất cả các lớp chƣa thực hiện đƣợc yêu cầu của chƣơng trình
đó là: giảng viên hƣớng dẫn phải xây dựng bảng quan sát để học viên ghi
nhận trong quá trình đi thực tế, học viên chuẩn bị trƣớc câu hỏi hoặc vấn đề
cần làm rõ trong quá trình đi thực tế. Điều đó cho thấy chƣa có sự định hƣớng
vấn đề, nội dung nghiên cứu thực tế cụ thể. Các báo cáo thƣờng chỉ là sự cóp
lại và chỉnh sửa từ báo cáo của cơ quan, địa phƣơng đoàn đến nghiên cứu mà
chƣa có những đánh giá, so sánh giữa lý luận và thực tiễn. Do đó chất lƣợng
của hoạt động nghiên cứu thực tế chƣa đảm bảo yêu cầu. Đây là vấn đề cần
khắc phục ngay ở những khóa tiếp theo.
Về việc viết tiểu luận cuối khóa, trong kế hoạch học tập của mỗi lớp đã
đƣợc bố trí 01 buổi để giảng viên hƣớng dẫn và có 5 ngày cho học viên viết
tiểu luận. Theo quy định tại Quyết định số 51/QĐ-BNV, 22/01/2013 của Bộ
trƣởng Bộ Nội vụ quy định chƣơng trình và tài liệu hƣớng dẫn thực hiện
chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch chuyên viên tiểu luận phải đƣợc xây dựng dƣới
dạng tình huống quản lý hành chính nhà nƣớc. Tức là học viên phải mô tả lại
một sự kiện, một vụ việc xảy ra hoặc có thể xảy ra trong hoạt động quản lý
49
hành chính nhà nƣớc đặt ra những vấn đề trƣớc cán bộ, công chức nhà nƣớc,
đòi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên
quan đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phƣơng án và giải pháp để
giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc.
Để có một tình huống quản lý nhà nƣớc cần hội tụ đủ các yếu tố cơ bản sau:
Mô tả về một sự kiện, một sự việc xảy ra trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nƣớc ở một địa phƣơng, tại một thời điểm cụ thể; Sự kiện, vụ việc xảy ra
trong quản lý hành chính nhà nƣớc phải phản ánh đƣợc thực tiễn hoạt động
của địa phƣơng, cơ quan đơn vị . Mỗi một tình huống là một câu hỏi đặt ra,
xuất hiện các vấn đề đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải phân tích và tìm cách
đƣa ra các phƣơng án, biện pháp giải quyết tối ƣu nhất. Tình huống này có thể
là một vụ việc có thật, cũng có thể đƣợc học viên hƣ cấu. Đa số học viên các
lớp đã xây dựng, phân tích và xử lý đƣợc đúng tình huống hành chính và
đƣợc chấm điểm số đạt trở lên. Tuy nhiên vẫn còn hiện tƣợng tình huống
đƣợc mô tả không đúng là tình huống hành chính hay có vài ba cuốn tiểu luận
giống nhau từng câu, chữ. Mỗi khóa học có rất ít tiểu luận đƣợc học viên đầu
tƣ viết mới vì thực tế có khá nhiều tiểu luận là sự sao chép của các khóa
trƣớc. Thông thƣờng những trƣờng hợp này sẽ đƣợc trƣờng cho phép học viên
làm lại tiểu luận để có thể tốt nghiệp cùng lớp.
2.2.2.3. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ngạch
chuyên viên
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có sự tác động rất lớn đến chất
lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì cơ sở vật chất,
trang thiết bị giảng dạy tốt, thì công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cũng mới
đạt kết quả cao. Hiện nay Trƣờng đã có trụ sở mới khang trang, đáp ứng nhu
cầu dạy, học của cán bộ, giảng viên và học viên. Với khuôn viên hơn 3,4 ha,
đƣợc đầu tƣ, xây dựng: 07 phòng học, đảm bảo chỗ ngồi cho hơn 500 học
50
viên; 19 phòng làm việc của: Ban Giám hiệu, các khoa, phòng; 01 thƣ viện
với gần 1500 đầu mục sách, báo, tạp chí (trong đó giáo trình, sách, báo, tạp
chí tham khảo phục vụ cho bồi dƣỡng ngạch chuyên viên là hơn 100 đầu
mục); 01 phòng Hội thảo khoa học với diện tích 120m2 để trƣờng tổ chức các
hoạt động hội thảo khoa học cấp trƣờng, cấp tỉnh; 01 nhà thi đấu đa năng đáp
ứng nhu cầu tập lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_cong_chuc_ngach_chuyen_vien_tren_dia_ban.pdf