Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ . 12
1.1. Khái quát về chính quyền cấp xã, và công chức chính quyền cấp xã. 12
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã. 12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công chức chính quyền cấp xã . 15
1.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức cấp chính
quyền cấp xã. 16
1.2.1. Khái niệm, vai trò, mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà
nước cho công chức cấp xã . 16
1.2.2. Các hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ
công chức . 20
1.2.3. Quy trình bồi dưỡng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho
công chức . 22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý
nhà nước cho công chức cấp xã . 27
1.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước . 27
1.3.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 28
1.3.3. Nguồn tuyển dụng và chất lượng đầu vào của công chức . 29
1.3.4. Nhân tố thuộc về đối tượng được bồi dưỡng . 30
1.3.5. Khung năng lực vị trí việc làm của chính quyền cấp xã . 31
1.3.6. Chất lượng của đội ngũ giảng viên . 31
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức chính quyền cấp xã tại thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2007 – 2010 và đến năm 2020.
- Quyết định 1812/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 được thay thế bằng
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
47
- Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị quyết
số 100/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 của HĐND tỉnh Khóa X và một số
chính sách xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020
- Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về chế độ trợ cấp đi học và công tác quản
lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
- Quyết định số 155/2009/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND
Thành phố Huế về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức giai đoạn 2016 – 2020.
- Kế hoạch số 2418/KH-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc triển khai Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014
của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính
quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 về nội dung ĐTBD cán
bộ, công chức phường.
- Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016.
- Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
48
viên chức giai đoạn 2016-2020
2.4. Thực trạng công chức phường trên địa bàn Thành phố Huế
2.4.1. Thực trạng về số lượng, giới tính, cơ cấu độ tuổi.
Tính đến 31/12/2018, toàn thành phố Huế có 277 công chức các
phường, trưởng thành đa phần đều là dân bản địa, cư trú và sinh sống tại địa
phương, được rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn.
Bảng 2.1. Biên chế công chức các phường của thành phố Huế
TT ĐƠN VỊ
P
h
â
n
l
o
ạ
i
p
h
ư
ờ
n
g
T
ổ
n
g
s
ố
Đ
ả
n
g
v
iê
n
Giới tính Độ tuổi
N a m
N ữ
T ừ 3 5 t r ở x u ố n g
T ừ 3 6 đ ế n 5 0
T ừ 5 1 t r ở l ê n
1 An Cựu I 10 8 4 6 4 5 1
2 An Tây II 9 8 6 3 5 2 2
3 Vỹ Dạ I 12 7 6 6 8 2 2
4 Phước Vĩnh I 10 6 3 7 6 3 1
5 Trường An I 12 9 5 7 5 6 1
6 Phú Nhuận II 11 8 6 5 4 5 2
7 Thủy Biều II 11 7 6 5 4 7
8 Phú Hội II 11 7 5 6 6 5
9 An Đông I 12 9 7 5 6 5 1
10 Vĩnh Ninh II 11 5 3 8 8 3
11 Phường Đúc II 11 7 6 5 3 6 1
12 Thủy Xuân II 12 11 6 6 6 5 1
13 Xuân Phú II 11 8 5 6 6 3 2
14 Phú Hòa II 11 8 6 5 4 7
15 Phú Thuận II 11 9 7 4 6 4 2
16 An Hòa II 11 8 5 6 4 5 2
17 Tây Lộc I 12 8 6 6 5 5 2
18 Phú Bình II 10 5 6 4 4 7
19 Thuận Thành I 11 6 5 6 6 3 2
20 Thuận Lộc I 12 8 7 5 9 2 1
21 Phú Cát II 11 10 4 7 8 2 1
22 Kim Long II 10 6 8 2 5 2 3
23 Hương Sơ II 11 8 4 7 7 2 2
24 Hương Long II 11 7 5 6 5 5 1
25 Phú Hậu II 10 7 6 4 2 7 1
26 Thuận Hòa I 13 11 7 6 9 2 1
27 Phú Hiệp II 10 10 6 4 9 1
Tổng cộng: 297 211 150 147 154 111 32
Tỷ lệ (%) 71 50.5 49.5 51.8 37.4 10.8
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế)
49
Tổng số công chức 6 chức danh của các phường trên địa bàn thành phố
Huế đến tháng 12/2018 có 297 công chức trong tổng số 568 cán bộ, công
chức các phường trên địa bàn thành phố Huế. Trong đó có 211 Đảng viên,
100% công chức là người kinh.
Xét về cơ cấu độ tuổi, công chức ở độ tuổi dưới 35 chiếm 51.8%. Cơ cấu
này ảnh hưởng lớn đến trình độ năng lực và khả năng hoàn thành công việc.
Công chức trẻ có lợi thế về sức khỏe, năng động, dễ dàng thích ứng với sự biến
động của xu thế hiện tại, khả năng tiếp thu cao, dễ dàng nắm bắt được sự tiến
bộ về khoa học kỹ thuật, nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao năng lực bản thân lớn.
Tuy nhiên công chức trẻ lại thiếu bề dày kinh nghiệm, kỹ năng sống, mối quan
hệ với quần chúng hẹp hơn so với công chức lớn tuổi.
Sở dĩ đội ngũ công chức phường có tỷ lệ trẻ cao là vì theo Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định các chức danh công
chức phường phải có những tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ chuyên môn. Bên
cạnh đó, Thành phố Huế có chính sách thu hút nguồn nhân lực công tác tại
phường nên số lượng công chức phường hầu hết mới được tuyển dụng thu hút
trong những năm gần đây để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bảng 2.2. Số lượng các chức danh công chức phường của Thành phố Huế
(đến 01/12/2018)
TT CHỨC DANH Tổng số
Giới tính
Nam Nữ
1 Chỉ huy trưởng BCH Quân sự 27 27
2 Văn phòng - thống kê 60 21 39
3 Địa chính - xây dựng 57 47 10
4 Tài chính - kế toán 43 3 40
5 Tư pháp - hộ tịch 54 30 24
6 Văn hóa - xã hội 56 22 34
Tổng cộng: 297 150 147
Tỷ lệ (%) 50.5 49.5
( Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế)
50
Ngoài chức danh chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường là không
có nữ, tỷ lệ nam nữ của công chức các phường không có sự chênh lệch lớn về
giới tính.
2.4.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức
phường
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn công chức các phường
Năm Sau đại học Đại học Cao Đẳng Trung cấp Chưa đào
tạo
SL % SL % SL % SL % SL %
2015 0 0 205 67.2 32 10.5 67 22 0 0
2016 0 0 236 76.1 21 6.8 53 17.1 0 0
2017 0 0 231 77.8 13 4.4 53 17.8 0 0
2018 4 1.2 275 84.9 9 2.8 36 11.1 0 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Huế)
Tham chiếu với tiêu chuẩn công chức theo quyết định số 04/2004/QĐ-
BNV ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn
cụ thể đối với cán bộ, công chức phường, thị trấn thì trình độ học vấn của đội
ngũ công chức phường tại thành phố Huế đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định
và ở mức cao so với mặt bằng chung của các phường, xã của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Đây chính là cơ sở quyết định tới khả năng tiếp thu và thực hiện các chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Từ bảng trên ta có thể thấy số công chức có bằng cao đẳng, đại học và sau
đại học chiếm tỷ lệ khá cao, tăng trưởng theo từng năm, chiếm tỷ lệ 89%, đây là
tỷ lệ khá cao trong mặt bằng chung công chức cấp xã của cả nước.
51
2.4.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng và việc vận dụng kiến thức được đào
tạo, bồi dưỡng của công chức phường
Bảng 2.4. Chuyên môn nghiệp vụ của công chức phường qua các năm
Lĩnh vực đào tạo
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
Tài chính, kinh tế 73 30,9% 71 30,7% 82 29,8%
Luật 43 18,2% 42 18,2% 53 19,3%
Sư phạm, khoa học
xã hội
44 18,6% 44 19,1% 51 18,4%
Xây dựng, kỹ thuật 36 15,2% 36 15,6% 41 14,9%
Khác 40 16,6% 38 16,4% 48 17,4%
Tổng 236 100% 231 100% 275 100%
(Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Huế)
Bảng 2.4 cho thấy, số công chức có chuyên môn nghiệp vụ trên lĩnh vực
tài chính, kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất và có xu thế tăng dần qua các năm. Số
công chức ở các lĩnh vực chuyên môn khác qua các năm không có nhiều biến
động. Qua tìm hiểu thì xu hướng chung công chức thường chọn lĩnh vực nâng
chuẩn theo chuyên môn mình được ĐTBD trước đây để rút ngắn thời gian học.
Đây cũng là xu hướng tốt vì như vậy sẽ rút ngắn được thời gian bồi dưỡng; công
chức có thời gian để làm việc nhiều hơn. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy nếu
không có sự định hướng trong công tác ĐTBD thì dễ dẫn đến tình trạng một số
chức danh sẽ bị thừa và số chức danh sẽ bị thiếu công chức.
Qua bảng 2.4, chúng ta nhận thấy hàng năm vẫn còn tồn tại một lượng
công chức không sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo, mặc dù tỉ lệ này giảm
dần qua các năm, song vẫn còn khá cao. Điều này gây lãng phí kinh phí đào tạo
đồng thời không phát huy được khả năng chuyên môn của công chức.
52
2.5. Thực trạng công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước
cho công chức phường của Thành phố Huế
2.5.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với
công tác bồi dưỡng, công chức phường
Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của đội
ngũ CBCC là công tác bồi dưỡng, đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
QLNN. Vì vậy, sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp
đối với bồi dưỡng công chức có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến kết
quả, chất lượng bồi dưỡng. Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Đảng được thể hiện bằng các chương trình, kế hoạch hành động, Nghị quyết
chuyên đề về công tác bồi dưỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự
phân công, phân nhiệm rõ ràng; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra,
đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết.
Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với bồi
dưỡng cán bộ, công chức còn phải thể hiện ở việc phân bổ kinh phí thỏa đáng
cho công tác ĐTBD; đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy và học tập; điều kiện sinh hoạt của học viên.
Trong phạm vi cơ quan, đơn vị, vai trò của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị
thể hiện từ công tác quy hoạch cán bộ, xem xét nhu cầu, cử công chức tham
gia các khóa bồi dưỡng thích hợp, đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho công
chức dành thời gian cần thiết cho quá trình học tập. Sự liên hệ chặt chẽ giữa
cơ sở ĐTBD với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cử người đi học cũng là yếu tố tác
động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học viên. Mối liên hệ đó còn
có tác dụng giúp các cơ sở ĐTBD, các nhà quản lý và đội ngũ giảng viên rút
kinh nghiệm, điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp với đối
tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác ĐTBD.
53
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở và
các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị định, quyết định
của Chính phủ về ĐTBD cán bộ, công chức phường; Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình,
đề án, các cơ chế chính sách và các giải pháp thực hiện cụ thể. Tỉnh ủy đã chỉ
đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC ở xã,
phường, thị trấn để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND thông qua kế hoạch, chỉ
tiêu, kinh phí ĐTBD cán bộ, công chức các cấp.
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của tỉnh, các sở, ngành, các
thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã có các giải pháp cụ thể để triển khai
thực hiện đến các phường.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc
thực hiện các chương trình, đề án về bồi dưỡng công chức phường ở thành
phố Huế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, đó là:
Mặc dù Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, nhưng Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố chưa thật sự vào cuộc,
chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí nguồn lực thực hiện; chưa xây dựng
được các kế hoạch, đề án về bồi dưỡng công chức tại địa phương; thậm chí
còn có tư tưởng xem đây là công việc của tỉnh, của cấp trên.
Các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ được ban hành tương đối nhiều,
nhưng hệ thống văn bản chỉ đạo về bồi dưỡng công chức phường còn thiếu. Đến
nay tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ, HĐND
về công tác bồi dưỡng công chức phường; UBND tỉnh chưa xây dựng được Đề
án, kế hoạch bồi dưỡng công chức phường cho cả giai đoạn.
Hoạt động bồi dưỡng chủ yếu vẫn xuất phát từ sở Nội vụ, Phòng Nội vụ
thành phố vẫn chưa chủ động trong việc đề xuất cử công chức tham gia các
54
khoá bồi dưỡng, vẫn còn phụ thuộc vào Sở Nội vụ tỉnh.
2.5.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức của các cơ sở Đào tạo và
Bồi dưỡng
Thành phố Huế là nơi có nhiều cơ sở ĐTBD CBCC của địa phương và
cả Trung ương như: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố
Huế chuyên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hành chính của cả khu vực
miền Trung; Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Trung chuyên bồi
dưỡng cán bộ tài chính của cả khu vực miền Trung, Trường bồi dưỡng nghiệp
vụ Thuế của Tổng cục Thuế, Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh, trung tâm
bồi dưỡng chính trị thành phố Huế cùng hệ thống các trường đại học của Đại
học Huế. Đây là một trong những lợi thế lớn nhất trong công tác bồi dưỡng
công chức các phường của thành phố Huế
Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tại các cơ sở ĐTBD trên địa bàn tỉnh
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về giảng viên và báo cáo
viên, đa phần đã cập nhật được công nghệ thông tin ứng dụng vào việc giảng
dạy. Để gắn lý thuyết với thực tế, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng, các
cơ sở bồi dưỡng chủ trương kết hợp giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm chức và
giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng.
Hiện nay đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tại các cơ sở bồi dưỡng có nhiều
bất cập. Một số lượng lớn giảng viên, báo cáo viên là người lớn tuổi, cập nhật
khoa học kỹ thuật và ngoại ngữ khó khăn, mặc dù họ là những người có bề dày
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng khả năng
cập nhật và áp dụng tiến bộ công nghệ cũng như phương pháp giảng dạy hiện đại
là điểm hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng. Đa phần những giảng viên này đã sử
dụng bài giảng điện tử, nhưng chỉ là dạng trình chiếu, chưa thực sự ứng dụng sâu
khoa học kỹ thuật vào bài giảng. Một số giảng viên, báo cáo viên vẫn sử sụng
phương pháp dạy học một chiều, bảo thủ, ngại đổi mới, ít cập nhật nội dung,
55
phương pháp mới vào bài giảng dẫn đến sự thu hút, hiệu quả của hoạt động bồi
dưỡng không cao, dễ gây nhàm chán đối với người học. Đây là điểm hạn chế tại
một số đơn vị tổ chức bồi dưỡng.
Mặt khác, một số cơ sở ĐTBD, đội ngũ giảng viên đa phần là người trẻ
tuổi. Đây là đội ngũ giảng viên năng động, khả năng tiếp thu và điều chỉnh cao,
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và ngoại ngữ tốt. Trong thời đại cách
mạng 4.0, đây là lợi thế của những cơ sở ĐTBD. Tuy nhiên hạn chế của đội ngũ
giảng viên trẻ này là kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nguồn giảng viên đa số được tuyển dụng từ các trường đại học, ít kinh
qua thực tiễn hành chính công hoặc quản lý khu vực công. Do vậy nội dung bài
giảng đôi khi vẫn mang tính lý thuyết, lý luận chung, chưa cụ thể vào từng đối
tượng được bồi dưỡng. Việc luân chuyển giảng viên tham gia công tác bồi
dưỡng ít được thực hiện, do đó thế mạnh của giảng viên đối với một số chuyên
đề chưa được phát huy tối đa trong hoạt động bồi dưỡng. Việc phân bổ giảng
viên trong các khoa, ban, bộ môn chưa đồng đều, một số chuyên đề chưa có
giảng viên chủ chốt, thậm chí là chưa có giảng viên đúng chuyên ngành. Hàng
năm, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế tổ chức một
đến hai khóa bồi dưỡng năng lực, kỹ năng và phương pháp sư phạm cho giảng
viên QLNN, nguồn kinh phí từ ngân sách Bộ Nội vụ cấp cho Học viện Hành
chính, tuy nhiên, số lượng giảng viên đăng ký hạn chế, đa phần là giảng viên trẻ,
ít có giảng viên lớn tuổi tham gia khóa học.
Việc thông qua bài giảng của giảng viên tại một số cơ sở bồi dưỡng vẫn
còn thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức, đối phó. Điều này ảnh hưởng lớn đến
hoạt động bồi dưỡng
2.5.3. Nguồn lực kinh phí tổ chức bồi dưỡng công chức phường
Kinh phí bồi dưỡng công chức phường của thành phố Huế hiện nay chủ
yếu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế, ngân sách của thành phố
56
Huế, ngồn đóng góp từ các phường, ngân sách Trung ương cấp theo chương
trình, mục tiêu quốc gia, các dự án tài trợ nước ngoài và từ người học. Trên cơ sở
nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, các phòng, ban của tỉnh và thành phố rà
soát, phân bổ các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng như tài chính, cơ sở vật
chất, kỹ thuật, thiết bị... Các đơn vị chuyên môn rà soát đội ngũ công chức để
tham mưu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo
kế hoạch năm được thực hiện, không để tồn đọng.
Bảng 2.5. Tổng hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 – 2018
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Tổng kinh
phí thực
hiện
Chia theo nguồn kinh phí Chia theo loại hình
Ngân sách
tỉnh
Ngân sách
Thành phố
Các chương
trình, dự án
Kinh phí
đào tạo
Kinh phí
bồi dưỡng
2015 2.480 1.650 680 150 1.013 1.467
2016 2.665 1.800 700 165 1.074 1.591
2017 2.687 1.800 700 187 1.156 1.531
2018 4.177 2.200 1.725 252 1.235 2.942
Tổng 12.009 7.450 3.805 754 4.478 7.531
(Nguồn: Báo cáo công tác bồi dưỡng công chức phường giai đoạn
2015-2018 - Phòng Tài chính Thành phố Huế)
Qua số liệu tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng công chức
phường giai đoạn 2015 – 2018 cho thấy, nguồn kinh phí được bố trí đã tăng
qua các năm (năm 2015 là: 2.480 triệu đồng, năm 2018 là: 4.177 triệu đồng).
Đặc biệt, Thành phố đã huy động được nguồn kinh phí từ các chương trình,
dự án để thực hiện việc bồi dưỡng công chức phường.
Tổng kinh phí thực hiện chương trình bồi dưỡng công chức phường
giai đoạn 2015 – 2018 là 12.009 triệu đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh: 7.450
triệu đồng (chiếm 62,04%), ngân sách Thành phố: 3.805 triệu đồng (chiếm
31,68%), các chương trình, dự án hỗ trợ: 754 triệu đồng (chiếm 6,28%).
Nguồn kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng công chức phường là: 7.531 triệu
đồng (chiếm 62,71%).
57
2.5.4. Công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng
Xác định nhu cầu bồi dưỡng là cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Căn cứ định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới đòi hỏi đội
ngũ công chức phải đẩy mạnh hơn nữa về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực
công tác và tư tưởng chính trị để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ, yêu cầu
ngày càng cao của vị trí được giao.
- Nhu cầu bồi dưỡng về chuyên môn. Như đã phân tích ở trên, mặc dù trình
độ chuyên môn của công chức các phường so với mặt bằng chung là khá cao tuy
nhiên trong bối cảnh hội nhập và phát triển cùng với nhu cầu hiện tại của xã hội
đòi hỏi công chức phải tự nâng cao năng lực, kỹ năng trong thực thi công vụ của
bản thân. Trong khi đó, các công chức này được đào tạo về hành chính khá hạn
chế, 7.9% công chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành hành
chính công, đa phần còn lại là tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại
học thuộc các khối chuyên ngành khác. Đây là một sự thiếu hụt lớn trong nền
hành chính công vụ của các phường.
- Trong bối cảnh đất nước đứng trước những thách thức, xã hội có nhiều
biến động, nhu cầu người dân nhiều thay đổi, yêu cầu chất lượng dịch vụ công
ngày càng cao, đòi hỏi người công chức phải có kiến thức, kỹ năng cả về
chuyên môn lẫn giao tiếp hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ người
dân, thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực thi công vụ
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách hành
chính nhà nước là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng chủ trương xây
dựng đội ngũ công chức tinh gọn và hiệu quả, kiên quyết thay thế những công
chức thiếu bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức kém, không đủ năng lực
công tác, đổi mới phương thức tuyển chọn công chức quản lý theo phương
thức cạnh tranh. Thông qua hoạt động bồi dưỡng, tổ chức có thể đánh giá
58
công chức, làm cơ sở xây dựng đội ngũ công chức vừa hồng vừa chuyên để
phục vụ nhân dân.
Theo thống kê, đến năm 2018, toàn thành phố chỉ có 59/297 công chức
các phường đã qua bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chưa có công chức tham gia
khoá bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính. Như vậy, nhu cầu bồi dưỡng kiến
thức QLNN của công chức các phường thành phố Huế là rất lớn.
- Thực hiện chr trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Thành uỷ, HĐND,
UBND tỉnh và thành phố, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nội vụ thàn
phố Huế xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức các phường giai đoạn 2016-
2020 dựa trên hồ sơ công chức và tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của
công chức. Tuy nhiên, việc đưa ra nhu cầu bồi dưỡng công chức các phường
còn chung chung, chưa dựa vào nhu cầu cụ thể của từng công chức, không
dựa trên đánh giá thực hiện nhiệm vụ của công chức, các nguồn lực cho hoạt
động bồi dưỡng, độ tuổi, khả năng học tập
Trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng đã đặt ra, các cơ quan, ban, ngành của
tỉnh và thành phố có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn, rà soát người
học và lựa chọn đối tượng bồi dưỡng phù hợp.
2.5.5. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng
Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Bám sát Kế hoạch bồi dưỡng công chức theo từng năm, từng giai đoạn,
Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố và phòng Nội vụ thành phố
phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng
cho từng đối tượng phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế tại thành phố
Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Các khóa học được phân bố
thành từng cụm phường, có vị trí địa lý và đặc điểm tương đồng nên khi trải
nghiệm, nghiên cứu thực tế thuận tiện hơn.
Một số chương trình bồi dưỡng công chức còn nặng về lý thuyết, lý luận
59
chung, chưa bám sát yêu cầu thực tiễn, chưa đi sâu vào kỹ năng thực thi công vụ
tại cơ sở. Trong khi đa phần là công chức phường tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm
chuyên môn chưa sâu, kiến thức được đào tạo chủ yếu ngoài công việc, yêu cầu
bồi dưỡng cho đối tượng này là cụ thể, thực tế, ứng dụng cao.
Chương trình một số khóa bồi dưỡng còn trùng lặp, thời gian nghe giảng
nhiều, trao đổi, thảo luận ít, do đó các kỹ năng ít có cơ hội thao diễn, rèn
luyện, các kiến thức kỹ năng không được ghi nhớ sâu.
Phương pháp bồi dưỡng
Để công tác bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả, phương pháp bồi dưỡng
có vai trò quan trọng. Phần lớn người được bồi dưỡng là công chức có trình
độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học,
tự nghiên cứu, đánh giá và phân tích vấn đề, vì vậy phương pháp bồi dưỡng
đối với những công chức này không giống với đối tượng là sinh viên, tập sự.
Phương pháp bồi dưỡng đối với đối tượng này chủ yếu là nhóm phương pháp
dạy học hai chiều và nhóm phương pháp thực nghiệm. Trên cơ sở nêu vấn đề,
gợi mở, hướng dẫn, đóng vai và xử lý tình huống, hiệu quả của hoạt động bồi
dưỡng được nâng cao.
Sau mỗi khóa học, tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế, thực tập
rút kinh nghiệm khiến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng được nâng cao. Nội
dung nghiên cứu thực tế sát với nội dung bài học và có giảng viên hướng dẫn.
Tuy nhiên, đa phần các khóa bồi dưỡng hiện nay vẫn chú trọng bồi dưỡng,
nghiên cứu tại chỗ, việc tổ chức bồi dưỡng ngoài giảng đường vẫn còn hạn chế
2.5.6 Giáo trình, tài liệu
Hiện nay, theo quy định, các chương trình, giáo trình, tài liệu ĐTBD
kiến thức hành chính và QLNN cho CBCC do Bộ Nội vụ tổ chức xây dựng,
thẩm định và ban hành, do vậy cần phân biệt chương trình tổng thể với
chương trình cụ thể khóa bồi dưỡng do cơ sở ĐTBD trực tiếp tổ chức thực
60
hiện. Như vậy, các cơ sở ĐTBD của các bộ, ngành, địa phương tổ chức các
khóa ĐTBD theo nội dung chương trình đã được phê duyệt có sự vận dụng
đặc điểm về chức năng nhiệm vụ và thực tế công tác QLNN của từng bộ
phận, ngành địa phương cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng, khả năng của cơ sở ĐTBD. Điều này sẽ có tác dụng thiết
thực đến nâng cao chất lượng ĐTBD.
Chương trình bồi dưỡng công chức cần phải được thiết kế phù hợp với
nhu cầu người học là công chức; nội dung phải sát thực tiễn đáp ứng yêu cầu
nâng cao năng lực làm việc, nhất là chú trọng việc bồi dưỡng những kỹ năng cụ
thể cho mỗi loại công chức; thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng phải hợp lý,
không quá dài gây ảnh hưởng đến cho công việc của công chức.
Nhìn chung, nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã, hiện
nay chưa bám sát yêu cầu thực tiễn, chưa phù hợp với yêu cầu công việc của
công chức phường, còn nặng về lý luận chung, chưa đi sâu vào kỹ năng thực
hành nghiệp vụ QLNN ở cơ sở, các kỹ năng mềm chưa thực sự được chú trọng.
Trong khi xuất phát điểm về trình độ học vấn của công chức phường
không đồng nhất, yêu cầu công việc của công chức phường là cụ thể cần phải
giải quyết nhanh chóng. Nội dung chương trình giống nhau cho nhiều đối
tượng công chức, chưa có chương trình riêng cho từng chức danh. Thời gian
nghe giảng nhiều, thời gian thảo luận ít nên không có cơ hội để rèn luyện các
kỹ năng, các kiến thức học không được ghi nhớ một cách sâu sắc.
2.5.7. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ
Căn cứ theo quy định hiện hành về công tác bồi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_boi_duong_kien_thuc_ky_nang_quan_ly_nha_nuoc_cho_co.pdf