Luận văn Bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 4

3.1. Mục đích nghiên cứu. 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 5

5. Phương pháp nghiên cứu. 5

5.1. Phương pháp luận. 5

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6

6.1. Ý nghĩa lý luận . 6

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 6

7. Kết cấu của luận văn . 7

Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ

NƢỚC CHO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ . 7

1.1. Khái quát về cán bộ dân tộc thiểu số . 7

1.2. Khái quát về bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số . 15

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu số không tập trung nên tỉnh Lào Cai luôn xác định việc đào tạo học vấn cho con em dân tộc thiểu số là một yêu cầu cấp bách. Mô hình trường Dân tộc nội trú, nội trú dân nuôi và trường bán trú được coi là một giải pháp quan trọng cho học sinh dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, cụ thể các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Thành phố Lào Cai, đã tập trung đào tạo về học vấn cho học sinh, cán bộ người dân tộc thiểu số tại hệ thống các trường dân tộc nội trú và trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện. Cụ thể là Đào tạo tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh và Trung ương 453 người; đào tạo tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố 10.501 người. Cán bộ người dân tộc thiểu số được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu là các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp: 06 người. Đào tạo về lý luận chính trị: 93 cao cấp, cử nhân và 503 trung cấp. Đào tạo đại học theo địa chỉ và học tại các truờng đại học tại Trung Quốc 32 người (chương trình liên kết giữa Lào Cai với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Căn cứ chỉ tiêu, biên chế được giao và tiêu chuẩn công chức theo quy định, thành phố đã có những chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện khi tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số công tác từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã. Do đó, tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số so với tổng số cán bộ, công chức toàn thành phố được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đều tăng qua từng năm, điển hình là cán bộ dân tộc thiểu số ở các cơ quan thành phố đã tăng từ 14% (năm 2010) lên 18,36% (năm 2015), đây là nguồn nhân lực quan trọng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố. Kết quả trên cho thấy, những năm qua đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số của thành phố Lào Cai nói có bước trưởng thành, hầu hết đều nhiệt tình, chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành, có phẩm chất đạo 34 đức tốt, phấn đấu, phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số góp phần quan trọng vào công tác xây dựng đảng, bộ máy chính quyền nhà nước, các đoàn thể quần chúng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng đảng, bộ máy chính quyền nhà nước, các đoàn thể quần chúng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố. 1.3.4. Một số kinh nghiệm rút ra đối với công tác bồi dưỡng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Mặc dù mục tiêu, đối tượng, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công tác này so với các địa phương khác có sự khác nhau nhưng từ kinh nghiệm của thành phố Sơn La, Lào Cai, Pleiku về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tác giả luận văn có thể tiếp cận và rút ra những nội dung có giá trị phù hợp với yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số nói riêng ở thành phố Buôn Ma Thuột. Thứ nhất, cần xây dựng đề án về đào tạo, bồi dưỡng riêng dành cho các trường hợp là cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột. Thứ hai, cần có chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức đúng vị trí cần luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số công tác tại các phòng, ban, ngành của thành phố Buôn Ma Thuột. Thứ ba, cần tổ chức bồi dưỡng cho nhiều lượt cán bộ cấp thành phố và các phường, xã, phân theo từng nhóm nội dung, vấn đề phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí công việc và theo từng trình độ năng lực của cán bộ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo Trung tâm cụm xã nhằm giảm thiểu chi phí, chủ động về mặt thời gian cho học viên. Thứ tư, cần xây dựng chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng trường hợp cán bộ, gắn với vị trí được quy hoạch và sau khi bồi 35 dưỡng cần bố trí đúng vị trí đã quy hoạch và phù hợp với kiến thức đã được bồi dưỡng. Tiểu kết chƣơng 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số tác giả rút ra kết luận như sau: Công tác đào tạo, bồi dưỡng; bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ - cán bộ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhằm hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để nâng cao hoạt động quản lý trên thực tiễn cho người học. Tuy nhiên việc bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ - cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay cần phải có sự chuyển biến mới trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Trong chương 1, tác giả đã làm rõ những lý thuyết chung về cán bộ, cán bộ dân tộc thiểu số; vai trò, đặc điểm của cán bộ dân tộc thiểu số; chương trình, tài liệu, hình thức, nội dung, quy trình và cũng đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng quản lý nhà nước cán bộ dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu trong chương này cho thấy việc bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ; là yêu cầu cấp thiết đối với công tác tạo nguồn cán bộ có năng lực, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng quản lý nhà nước, luận văn sẽ phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra các mặt được, mặt còn hạn chế, bất cập trong viêc bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột; từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực tiễn đặt ra trong công tác bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số ở địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột là 37.718ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Cao nguyên Buôn Ma Thuột có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, gò đồi thấp, dốc thoải, bị chia cắt bởi các dòng suối đổ về sông Sêrêpôk. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 536m. Thành phố nằm trong vùng cao nguyên trung phần, thời tiết vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Mùa mưa và mùa khô được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, 37 khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Nhiệt độ bình quân là 23,50C [36]. Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Campuchia. Có Cảng hàng không với các đường bay đến Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, hành phố Vinh (Nghệ An). Dân số thành phố 360.825 người; có 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 57.786 người/ 360.825 người, chiếm 16,0% dân số toàn thành phố; gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành; tín đồ các tôn giáo có trên 122.300 người, với 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài [36]. Ngày 08/02/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 228/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Thành phố gồm 13 phường, 08 xã, trong đó có 246 thôn, buôn, tổ dân phố (72 thôn, 141 tổ dân phố và 33 buôn); đặc biệt có 07 buôn đồng bào dân tộc Ê đê nội thành với gần chục nghìn người, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 13/01/2009 phân định thành phố Buôn Ma Thuột thành 03 khu vực như sau: Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành; khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An; khu ven nội, gồm các xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Về kinh tế. Thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Đắk Lắk mà còn là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên, 38 có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân 18%; tổng thu ngân sách nhà nước gần 2.500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp 1.150 tỷ đồng; huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 5.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp 2.100 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng/người/năm gấp 1,85 lần so với năm 2010; tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ 13.500 tỷ đồng; tỷ trọng các ngành: 44% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 9% nông-lâm nghiệp; giao thông 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia; năm 2016 kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng khá (13,14%); tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt hơn 40.228 tấn. Quy mô kinh tế năm 2016 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý, trong đó: Công nghiệp-xây dựng chiếm 41,49%; dịch vụ chiếm 52,89%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,62%. Cơ sở hạ tầng của thành phố (điện, đường giao thông) phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu dân sinh và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa ở thành phố. Hiện nay, các tuyến đường nội đô của thành phố dài 827 km; trong đó đã nhựa hóa, bê tông hóa 798 km mạng lưới giao thông khu vực nội thành (đạt 96,49%). Các trục chính đường liên xã đã nhựa hóa 100%. Mạng lưới chiếu sáng đô thị được mở rộng, tỷ lệ đường chính trung tâm, đường phố chính và khu vực được chiếu sáng đạt 100%; số hộ dân khu vực nội thành được sử dụng nước sạch đạt 98%; 100% xã, phường có trạm y tế và có bưu điện văn hóa. Thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6%, đưa tỷ lệ hộ nghèo của thành phố xuống còn 0,9%. 39 Trong những năm gần đây dù tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng tình hình phát triển kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn có những hạn chế nhất định: Thu ngân sách nhà nước vẫn chưa đạt dự toán của tỉnh và Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tiến độ triển khai đầu tư các khu hạ tầng chậm; công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị triển khai còn chậm, điều chỉnh các khu quy hoạch đã được phê duyệt không còn phù hợp, quỹ đất xây dựng đô thị được đầu tư cơ sở hạ tầng tăng không đáng kể; còn có khoảng cách chênh lệch khá xa về trình độ phát triển về kinh tế giữa các phường, xã gần trung tâm với các phường, xã xa trung tâm thành phố. - Văn hóa - Xã hội. Trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa - xã hội của thành phố có những tiến triển tốt, công tác đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, công tác xóa đói giảm nghèo, đạt kết quả cao. + Lao động, việc làm. Tính đến hết năm 2017, số dân trong độ tuổi lao động là 208.403 người; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 184.033 người (chiếm 51,38% dân số); tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 61,1%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 68,85% tổng số lao động toàn thành phố. Năm 2015, đã giải quyết việc làm cho 11.255 người (trong đó số lao động dân tộc thiểu số là 3.775 người). + Giáo dục, y tế. Ngành giáo dục và y tế của thành phố trong những năm gần đây đã phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng; ngành giáo dục với cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp, chất lượng giáo dục được củng cố và nâng cao; giáo dục nghề nghiệp và đại học phát triển cả số lượng và chất lượng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã có 07 trường Đại học, 18 trường cao đẳng và trung cấp, 06 phân hiệu, phân viện của các trường, 40 học viện lớn đóng tại Buôn Ma thuột. Nhiều trường đại học đào tạo đa ngành (Đại học Tây Nguyên và Đại học Buôn Ma Thuột). Nhiều trường Đại học trong cả nước liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và thành phố đào tạo cán bộ không chỉ cho Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột mà cho cả Tây Nguyên. Hệ thống giáo dục cao đẳng, trung cấp, đa ngành, đa lĩnh vực đảm bảo cung cấp nhân lực cho nền kinh tế - xã hội của Đắk Lắk - Đắk Nông. Năm 2017, 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt tỉ lệ cao. Xây dựng thêm 08 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn ngành lên 74 trường (đạt 61,2%); 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề được đẩy mạnh, hiện nay thành phố có 25 trường tư thục trong đó có những trường uy tín cao về chất lượng (trường THCS, THPT Đông Du; trường TH, THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm; trường cấp I, II, III Hoàng Việt,). Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Trên địa bàn thành phố có 21/21 phường, xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 75%; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đạt kết quả, y học cổ truyền và dịch vụ y tế tư nhân phát triển (hiện có 2 bệnh viện tư nhân và hàng chục cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế tư nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột) góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh không chỉ cho nhân dân Đắk Lắk mà còn một phần của tỉnh Đắk Nông và một số tỉnh của Campuchia. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, thành phố Buôn Ma Thuột vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế về trình độ dân trí chưa cao, chưa có cơ chế riêng để thu hút nguồn nhân lực cán bộ dân tộc thiểu số có chất lượng; vậy nên việc cán bộ dân tộc thiểu 41 số ở thành phố Buôn Ma Thuột thực sự có năng lực còn hạn chế. Do đó, khi bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan từ điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế-xã hội và những đặc điểm riêng của cán bộ dân tộc thiểu số ở địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mới đem lại kết quả tốt. 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.1. Khái quát về thành ủy, tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.1.1. Thành ủy Buôn Ma Thuột - Nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ thành phố có 63 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (29 đảng bộ và 34 chi bộ cơ sở). Tháng 4/2012, thành ủy chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức đảng, giải thể một số chi bộ cơ sở, thành lập mới Đảng bộ Cơ quan thành ủy, Đảng bộ Cơ quan đoàn thể và Đảng bộ Cơ quan chính quyền thành phố. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010- 2015) bầu BCH gồm 46 đồng chí (do điều chuyển công tác, đến tháng 3/2012 còn 43 đồng chí); Ban Thường vụ thành uỷ có 13 đồng chí. - Nhiệm kỳ 2015-2020, đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV bầu BCH gồm 44 đồng chí; Ban Thường vụ 13 đồng chí (do điều chuyển công tác và nghỉ chế độ, đến tháng 3/2018 BCH còn 41 đồng chí; Ban Thường vụ Thành uỷ có 12 đồng chí); quản lý 44 Tổ chức cơ sở Đảng, gồm 32 đảng bộ, 12 chi bộ cơ sở, với 11.500 đảng viên. Trong đó: đảng viên nữ 4.634, đảng viên là người dân tộc thiểu số 679 và đảng viên là người có đạo 81. Theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, Ban Thường vụ thành ủy quản lý 266 đảng viên là cán bộ chủ chốt các Ban đảng Thành ủy; các phòng, ban trực thuộc HĐND, UBND thành phố; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thành phố và cấp xã, phường. 2.2.1.2. Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 42 Thực hiện Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Nghị định số 107/2004/NĐ-CP, ngày 01/4/2004 của Chính phủ về số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột có 9 thành viên, trong đó gồm: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, 05 Ủy viên Ủy ban nhân dân. Do yêu cầu nhiệm vụ nên có sự thay đổi về lãnh đạo UBND thành phố, UBND thành phố đã kịp thời kiện toàn, phân công lại nhiệm vụ, đảm bảo sự điều hành thông suốt, liên tục. Đối với UBND 21 phường, xã được cơ cấu số lượng 05 thành viên UBND, gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Ủy viên UBND phụ trách quân sự và công an. Số lượng, cơ cấu thành viên UBND thành phố và cấp xã thuộc thành phố hiện nay đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ. Hiện nay, UBND thành phố Buôn Ma Thuột có 15 cơ quan chuyên môn và 07 đơn vị sự nghiệp. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố sau khi thực hiện việc sắp xếp thì tổ chức bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn đầu mối quản lý theo hình thức đa ngành, đa lĩnh vực; hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả trong việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trên địa bàn; 21 xã phường, 08 xã, 13 phường. 43 Sơ đồ 1: Bộ máy chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột Các phòng, ban, ngành thành phố Các phƣờng, xã Vănphòng HĐND&UBND Phòng TC-KH Phòng quản lý đô thị Phòng Tư pháp Phòng nội vụ Phòng LĐTB & XH Phòng Kinh Tế Phòng TN & MT Phòng Y tế Phòng GD& ĐT Phòng Dân tộc Phòng VHTT Thanh tra Thành Phố Công an Thành phố BCH Quân sự TP Đài TTTH Quản lý TTCQ Trạm Khuyến nông Trung tâm TDTT Trung tâm Văn hóa Ban Quản lý chợ Ban quản lý các dự án Trung tâm TDTT Phường Thành Công Phường Tân Tiến Xã Hòa Thắng Phường Thống Nhất Phường Eatam Xã Cư Êbur Phường Thắng Lợi Phường Khánh Xuân Xã Hòa Khánh Phường Tân An Phường Thành Nhất Phường Tân Lợi Phường Tân Lập Xã Eakao Phường Tự An Xã Hòa Phú Phường Tân Hòa Phường Tân Thành Xã Ea Tu Xã Hòa Thuận Xã Hoà Xuân Vănphòng HĐND&UBND ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 44 2.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.2.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ, lãnh đạo quản lý của thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, qui định: cấp huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của huyện thì tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu 10% trên tổng số biên chế được giao. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền thành phố cụ thể như sau: - Nhiệm kỳ 2010-2015. Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 04/8/2009 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 62-HD/TU, ngày 16/11/2009 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về “công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Buôn Ma thuột xây dựng Đề án nhân sự lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015, với tổng số 47 người. 45 Bảng 2.1 Nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2010-2015 Tổng số Độ tuổi, lĩnh vực công tác 47 Nữ Dân tộc Độ tuổi Lĩnh vực công tác Từ 30 đến 35 tuổi Từ 36 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi Khối Đảng Khối quản lý nhà nước MTTQ và các đoàn thể Khối nội chính Khối phường, xã Lĩnh vực khác Số lượng 6 05 05 30 12 12 15 05 05 07 02 Tỷ lệ (%) 13,95 10,64 10,64 63,82 25,53 25,53 31,91 10,64 10,64 16,27 4,25 (Nguồn, thành ủy Buôn Ma Thuột Đề án nhân sự BCH Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2010-2015). Nhìn bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 47 người được cơ cấu, trong đó nữ 07 người (chiếm 14,89%), dân tộc thiểu số 05 người (chiếm 10,64%), tỷ lệ dân tộc thiểu số được cơ cấu vào Ban Chấp hành đảng bộ thành phố vẫn còn thấp; 03 người, chiếm 1,41% trong khối Mặt trận và các đoàn thể và 02 người ở khối phường, xã, chiếm 0,94% không nằm trong khối quản lý nhà nước. Điều đó cho thấy lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số rất ít và ít có nguồn để cơ cấu vào Ban chấp hành Đảng bộ thành phố và không có nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cơ cấu giữ vị trí vai trò trong quản lý nhà nước. - Nhiệm kỳ 2015-2020. Căn cứ Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 26 –HD/BTCTW, ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức Trung ương và thực hiện Kế hoạch số 93-KH/TU ngày 27/8/2014 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Đắk Lắk “về việc triển khai đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI”. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Buôn 46 Ma Thuột xây dựng Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020, với tổng số 43 người. Bảng 2.2 Nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2015-2020 Tổng số độ tuổi, lĩnh vực công tác 43 Nữ Dân tộc Độ tuổi Lĩnh vực công tác Từ 30 đến 35 tuổi Từ 36 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi Khối Đảng Khối quản lý nhà nước MTTQ và các đoàn thể Khối nội chính Khối phường, xã Lĩnh vực khác Số lượng 06 05 05 24 14 12 14 05 04 05 03 Tỷ lệ (%) 13,95 11,62 11,62 55,81 32,55 27,90 32,55 11,62 9,30 11,62 6,97 (Nguồn, thành ủy Buôn Ma Thuột Đề án nhân sự số 02-ĐA/BTV ngày 26 tháng 9 năm 2014). Nhìn bảng 2.2, cho thấy số lượng cơ cấu vào Ban chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 có giảm so với nhiệm kỳ 2010-2015, tuy nhiên lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số được cơ cấu vẫn thấp và vẫn giữ số lượng 05 người, chiếm 11,62%, trong đó khối Đảng 02 người, MTTQ và các đoàn thể 02, 21 phường, xã chỉ có 01 người, như vậy số lượng cán bộ dân tộc thiểu số công tác ở các phường, xã được cơ cấu vào Ban Chấp hành giảm 01 người so với nhiệm kỳ 2010-2015. 2.2.2.2. Số lượng, cơ cấu, trình độ của cán bộ, lãnh đạo quản lý của thành phố Buôn Ma Thuột Theo số liệu tổng hợp, thống kê của phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột, tính đến hết tháng 12 năm 2017, thành phố Buôn Ma Thuột có 707 cán 47 bộ, công chức. Trong đó cán bộ là 376, cán bộ người kinh là 327 người, cán bộ dân tộc thiểu số 49 người. - Cán bộ thành phố Buôn Ma Thuột Bảng 2.3. Tổng hợp số lƣợng, cơ cấu cán bộ thành phố Buôn Ma Thuột Tổng số 376 Cơ cấu Số lƣợng Lĩnh vực công tác Độ tuổi Giới tính Khối Đảng MTTQ, các đoàn thể Khối chính quyền Từ 30 đến 35 tuổi Từ 36 đến 45 tuổi Từ 46 đến 50 tuổi Nam Nữ người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS 196 38 131 11 43 16 221 32 63 01 241 33 86 16 Tỷ lệ (%) 52,13 10,11 34,84 2,92 11,44 4,25 58,78 8,51 16,75 0,27 64,10 8,78 22,87 4,25 (Nguồn, phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột thống kê số lượng cán bộ thành phố Buôn Ma Thuột năm 2017). Bảng 2.3 cho thấy, cán bộ dân tộc thiểu số tham gia công tác trong khối chính quyền chỉ chiếm 2,92%, khối đảng chiếm 10,11%, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số là nữ chiếm 4,25. Như vậy, có thể thấy rằng so với mặt bằng chung giữa số cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, lực lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống quản lý nhà nước còn quá thấp, chủ yếu chỉ tham gia vào khối đảng, đoàn thể. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ nữ còn quá thấp chỉ giữ vai trò là cán bộ lãnh đạo cấp phó khối đảng đoàn thể của thành phố và các vị trí trưởng khối đảng, đoàn thể cấp phường, xã. 48 - Về trình độ chuyên môn Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ thành phố Buôn Ma Thuột Tổng số 376 Trình độ chuyên môn Số lƣợng Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chƣa đào tạo người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS người kinh DT TS 41 06 210 21 12 3 56 12 08 07 Tỷ lệ (%) 10,90 1,60 55,85 5,58 3,19 0,80 14,89 3,19 2,14 1,86 (Nguồn, phòng Nội vụ thành phố Buôn Ma Thuột thống kê số lượng trình độ chuyên môn cán bộ thành phố Buôn Ma Thuột năm 2017) Bảng 2.4 cho thấy, về trình độ chuyên môn của cán bộ d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_boi_duong_quan_ly_nha_nuoc_cho_can_bo_dan_toc_thieu.pdf
Tài liệu liên quan