Luận văn Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. iii

MỤC LỤC. i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iv

LỜI MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu.2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .5

6. Kết cấu của Luận văn .5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.6

1.1. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.6

1.1.1 Khái niệm .6

1.1.2 Đặc điểm của hành vi CTKLM .9

1.1.3. Phân loại hành vi CTKLM .13

1.2. Khái quát về pháp luật chống CTKLM.14

1.2.1. Khái niệm pháp luật chống CTKLM.14

1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật chống CTKLM.15

1.2.3. Vai trò của pháp luật chống CTKLM.16

1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật chống CTKLM .18

1.3. Khái quát sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2018 .19ii

pdf90 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, một số hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng khác có thể do chính phủ quy định. Ngoài các lĩnh vực trên, nhiều lĩnh vực pháp luật khác cũng đƣợc đề cập bổ sung có liên quan tới hành vi CTKLM theo đặc thù của ngành hay lĩnh vực chuyên biệt tƣơng ứng, chẳng hạn nhƣ Luật điện lực, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật an toàn thực phẩm.... Cùng với Luật Cạnh tranh 2018 những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện chế định pháp luật về chống hành vi CTKLM, đồng thời tạo môi trƣờng pháp lý đảm bảo các hoạt động cạnh tranh đƣợc diễn ra một cách công bằng, bình đẳng, và trung thực trên thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ vậy, qua những quy định trên của pháp luật về các hành vi CTKLM, chúng ta có thể thấy những quy định này đã bám khá sát vào tình hình thực tế của các hành vi CTKLM đang diễn ra tại Việt Nam. Với định hƣớng tạo lập và duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã đƣa ra quy định cấm các loại hành vi này và không có ngoại lệ miễn trừ. Cho đến nay, trên cơ sở của các quy định về CTKLM, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi CTKLM. Tuy nhiên, trên thực tế thì các hành vi CTKLM lại diễn ra vô cùng đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy cần có sự nghiên cứu và nhận thức đầy đủ về hành vi CTKLM để có biện pháp xử lý thích hợp là cần thiết. 35 Căn cứ Điều 3, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2019 “ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh” nêu rõ: 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; b) Tịch thu tang vật vi phạm, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm; c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm; d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tƣơng đƣơng. 3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc cải chính công khai; b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm; c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền; d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; đ) Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế; g) Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu; h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; k) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng; l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. 36 4. Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này phải đƣợc nêu trong quyết định xử lý, xử phạt. 5. Trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nƣớc chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nƣớc đƣợc yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, Nghị định đã đƣa ra chi tiết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh đối với từng trƣờng hợp, đối tƣợng vi phạm. Với quy định trên, sẽ giúp cho việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đƣợc thực hiện có hiệu quả, khắc phục đƣợc những thiếu sót trong quy định cũ, hƣớng đến môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong tƣơng lai. 2.2. Quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi CTKLM Đối tƣợng bị áp dụng chế tài đối với hành vi CTKLM là các chủ thể thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh thực hiện hành vi CTKLM bị cấm. Các hành vi CTKLM đều trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho các quan hệ đƣợc pháp Luật Cạnh tranh bảo vệ. Do đó, các chủ thể thực hiện hành vi này phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. *) Trách nhiệm hành chính: Việc xử lý hành vi vi phạm về CTKLM đƣợc quy định tại Điều 110 Chƣơng IX Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghị định 105/2005/NĐ-CP, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số: 75/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2019 của chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh năm 2018 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, tại khoản 2 Điều 110 quy định có hình thức xử phạt chính gồm: - Cảnh cáo. - Phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: - Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc văn bản tƣơng đƣơng, tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 37 - Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. - Tịch thu khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng, lạm dụng vị trí độc quyền; - Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; - Chia, tách bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; - Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; - Cải chính công khai; - Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm. - Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. *) Trách nhiệm dân sự: Tổ chức, cá nhân có hành vi CTKLM gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thƣờng. Việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015. *) Trách nhiệm hình sự: Pháp nhân thƣơng mại, cá nhân có hành vi CTKLM có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại chƣơng XVIII: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của Bộ luật Hình sự năm 2015 bao 38 gồm: tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (điều 194); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195), tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217), tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp (Điều 217a) Hình phạt có thể áp dụng đối với những ngƣời phạm các tội danh trên thƣờng là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. 2.3. Thực trạng xử lý các hành vi CTKLM 2.3.1. Tổng quan xử lý các hành vi CTKLM Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trƣờng ngày càng đa dạng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khi đó tất yếu sẽ dẫn đến các tranh chấp. Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho DN, vừa duy trì các mối quan hệ làm ăn là việc DN cần cân nhắc đến. Việc giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt giữa các bên. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ can thiệp khi có yêu cầu của một trong các bên. Việc thành lập cơ quan đầu mối là rất quan trọng. Vì vậy, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thành lập dựa trên cơ sở kiện toàn bộ máy và sắp xếp lại bộ máy. Việc thành lập Ủy ban là thu gọn thành 1 đầu mối nhƣng làm nhiều việc, tránh 2 đầu mối làm 1 việc. Mới đây, Bộ Công Thƣơng vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để lấy ý kiến các bên liên quan. Theo đó, Bộ Công Thƣơng muốn thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (gọi tắt là Ủy ban) trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh. Ngay sau khi dự thảo này đƣợc công bố, đã có rất nhiều thông tin, bài báo liên quan phản ánh việc thành lập Ủy ban và nhân sự giúp việc cho cơ quan này. Thông tin rõ hơn về dự thảo này với báo chí trong buổi họp báo thƣờng kỳ của Bộ Công Thƣơng chiều 5/4/2019, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trƣởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng đã lý giải cơ sở để ra đời Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. 39 Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương, giúp Chính phủ hoàn thiện quy trình tố tụng cạnh tranh để xử lý, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, tháng 6/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh 2018, thay thế Luật Cạnh tranh 2014. Luật này có hiệu lực vào 1/7/2019. Trong Luật Cạnh tranh 2018 có nhiều nội dung liên quan đến điều chỉnh hành vi bị cấm, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, tập trung kinh tế... do đó, Quốc hội cho rằng, cần phải có mô hình cơ quan đủ năng lực, trình độ và tầm để thực thi Luật này. Điều số 46 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thực thi Luật Cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh 2018 cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là giúp Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng, giúp Chính phủ 40 quản lý về cạnh tranh, giúp hoàn thiện quy trình tố tụng cạnh tranh để xử lý, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh “Thủ tƣớng đã giao Bộ Công Thƣơng xây dựng Nghị định hƣớng dẫn Luật Cạnh tranh 2018. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thƣơng đã xây dựng 3 Nghị định, trong đó có Nghị định liên quan đến mô hình Ủy ban Cạnh tranh quốc gia. Khi Nghị định này đƣợc Chính phủ thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Ủy ban Cạnh tranh quốc gia ra đời, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2019. Ngoài nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng, giúp Chính phủ thì Ủy ban còn thực hiện nghĩa vụ nữa bảo vệ ngƣời tiêu dùng, thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2011. Ủy ban thành lập dựa trên cơ sở kiện toàn bộ máy và sắp xếp lại bộ máy. Việc thành lập Ủy ban là thu gọn làm 1 đầu mối nhƣng làm nhiều việc, tránh 2 đầu mối làm 1 việc”, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin. Theo dự thảo, Chủ tịch Ủy ban do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng. Dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban gồm 8 đơn vị: Cục Điều tra và Giám sát cạnh tranh (dự kiến 25-30 biên chế); Cục Bảo vệ ngƣời tiêu dùng (dự kiến 25-30 biên chế); Vụ Thƣ ký xử lý vụ việc cạnh tranh: 10-15 biên chế; Vụ Quản lý hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp: 10-15 biên chế; Vụ Hợp tác quốc tế: 10-15 biên chế; Vụ Thanh tra pháp chế: 10-15 biên chế; Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và bảo vệ ngƣời tiêu dùng: 10-15 biên chế; Văn phòng Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng tại TP HCM: 8-10 biên chế. Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin tƣ vấn và đào tạo: 20-25 biên chế. Nhƣ vậy, tổng biên chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị sau khi thành lập Ủy ban là khoảng 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức. Hiện tổng biên chế đƣợc giao của 2 cơ quan trƣớc khi hợp nhất là 58 công chức và 10 viên chức biên chế. Trong giai đoạn 2020-2025, việc thành lập Ủy ban sẽ giúp tăng khoảng 70-80 biên chế công chức; 15 biên chế viên chức. "Số lƣợng biên chế, nhân sự còn thiếu sẽ đƣợc rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của Bộ Công Thƣơng hoặc các bộ, ngành khác nhằm bảo đảm các nguyên 41 tắc không tăng biên chế trong tổng số biên chế của Bộ và biên chế hành chính nhà nƣớc nói chung. Việc bổ sung sẽ triển khai theo lộ trình 5 năm”, dự thảo nêu rõ. Liên quan đến việc gia tăng biên chế sau khi Ủy ban đƣợc thành lập, Cục trƣởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng cho biết: “Ủy ban thành lập vẫn đảm bảo tổng biên chế không đƣợc thay đổi, nhƣng có sự điều chuyển cán bộ trong nội bộ, không nằm ngoài tổng biên chế đã đƣợc Bộ Nội vụ phê duyệt”. Khẳng định lại vấn đề này, Thứ trƣởng Bộ Công Thƣơng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh, “nguyên tắc chung là không tăng biên chế của Bộ khi sắp xếp lại tổ chức". (Theo nguồn Hạ vũ (2019) tạp chí công thƣơng: viet/vi-sao-thanh-lap-uy-ban-canh-tranh-quoc-gia-61645.htm). Để hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, yêu cầu đặt ra là cần thống nhất các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các văn bản Luật chuyên ngành, đồng thời nâng các mức xử phạt đối với các hành vi này. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, tính đến hết năm 2018, đã có gần 400 hồ sơ khiếu nại về các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM), trong đó hơn 200 vụ đã đƣợc điều tra, xử lý. Các vụ việc CTKLM diễn ra dƣới nhiều hình thức, theo nhiều dạng hành vi vi phạm khác nhau. Căn cứ theo nhóm hành vi vi phạm, nhóm vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các vụ việc đƣợc điều tra, xử lý (chiếm tới 62%), tiếp theo là các vụ việc liên quan tới hành vi bán hàng đa cấp bất chính (chiếm 17%). Bên cạnh đó là hành vi dèm pha doanh nghiệp (DN) khác, bán hàng đa cấp bất chính. Số vụ việc liên quan tới các dạng hành vi khác nhƣ chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gây rối hoạt động của DN khác, xâm phạm bí mật kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp. Để hạn hạn chế hành vi CTKLM trong thời kỳ hội nhập kinh tế, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP (ngày 26/09/2019) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, các mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về CTKLM đã đƣợc quy định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, để hoàn thiện các quy định pháp luật về CTKLM, vẫn cần thống nhất các quy định về hành vi CTKLM trong các văn 42 bản Luật chuyên ngành, cụ thể hành vi CTKLM trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM trong Luật Quảng cáo, hành vi khuyến mại trong Luật Thƣơng mại Bên cạnh đó, trong thời gian tới, cần xem xét mức xử phạt và hình thức xử phạt đối với các hành vi CTKLM (mức phát tối đa hiện nay là 1 tỷ đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dƣới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ). Trên thực tế, những hành vi CTKLM có thể mang lại lợi ích khổng lồ cho DN, nhiều hơn rất nhiều so với số tiền phạt họ phải gánh chịu. Ngoài ra, hiện tại Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 đã bƣớc đầu có quy định việc xử lý hình sự đối với một số hành vi CTKLM nhƣ tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, tội đầu cơ (Điều 196), tội quảng cáo gian dối (Điều 197), tội lừa dối khách hàng (Điều 198). Tuy nhiên, còn nhiều hành vi CTKLM mà pháp luật nhiều quốc gia quy định là tội phạm mà Bộ Luật hình sự của Việt Nam chƣa quy định, trong đó có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hoạt động tình báo công nghiệp Cùng với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về CTKLM, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM. Đối tƣợng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CTKLM chủ yếu nên hƣớng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền cần giúp các DN nhận diện những hành vi CTKLM và quyền khiếu nại, khởi kiện của DN bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với DN có hành vi vi phạm. Ngoài ra, đấu tranh với các hành vi CTKLM là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam nhƣng lại là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới có kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh, trong đó có CTKLM là rất cần thiết. (Nguồn: dinh-cua-phap-luat-ve-canh-tranh-khong-lanh-manh-315686.html) 43 *) Thông qua Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CTVBVNTD): Lịch sử xây dựng và phát triển của pháp Luật Cạnh tranh trên thế giới cho thấy cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh có hiệu quả. Mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể đã xây dựng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh với đặc điểm riêng biệt, song mục đích chung của các cơ quan này là đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh một cách có hiệu quả. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng là cơ quan thuộc Bộ Công thƣơng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngoài ra để tăng cƣờng công quác quản lý của Cục CTVBVNTD còn có thêm hai chinh nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng. Các đơn vị trực thuộc gồm: Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban hợp tác quốc tế, Văn phòng, Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên. Chức năng của Cục CTVBVNTD là giúp Bộ trƣởng Bộ công thƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào Việt Nam; và đặc biệt là thực hiện việc điều tra, ra quyết định xử lý hành vi CTKLM. Cục CTVBVNTD đã và đang nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm thúc đẩy môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của DN và ngƣời tiêu dùng trƣớc những hành vi hạn chế cạnh tranh, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh hơn cho sản xuất trong nƣớc, hỗ trợ ngành sản xuất trong nƣớc, phòng chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nƣớc ngoài và chống các hành vi CTKLM là một trong những mục tiêu then chốt của Cục cạnh tranh và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Luật Cạnh tranh ra đời là cơ sở pháp lý để xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng thế nhƣng vai trò của nó hầu nhƣ vắng bóng trƣớc hàng loạt vụ việc. Một thực tế cho thấy từ khi Luật Cạnh tranh ra đời đến nay Cục CTVBVNTD là cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao nhiệm vụ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo 44 vệ DN làm ăn chân chính nhƣng vẫn chƣa làm đƣợc nhiều việc nhƣ kỳ vọng. Số vụ xử lý hành vi CTKLM còn ít, nhiều vụ việc xử lý chƣa đƣợc dứt điểm. Các vụ kiện liên quan đến hành vi CTKLM chủ yếu là bán hàng đa cấp bất chính, quảng cáo sai lệch, thông tin sai lệch về sản phẩm nhằm CTKLM. Tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã đƣợc điều tra, xử lý. Các vụ việc CTKLM thƣờng diễn ra dƣới nhiều hình thức, theo nhiều dạng hành vi vi phạm khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi CTKLM đã thu về ngân sách nhà nƣớc tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể. Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt mới chỉ là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (khoảng 805 triệu đồng), và đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng. (Tapchitaichinh.vn) Cụ thể, trong năm 2018 Cục đã tiến hành kiểm tra và xử phạt 04 DN bán hàng đa cấp về hành vi vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp với số tiền là 1.060.000.000 đồng, nổi bật là vụ Công ty cổ phần tập đoàn Sản xuất Thƣơng mại Quốc tế Greenlife: địa chỉ trụ sở chính tại thôn Kim Tỉnh, xã Trung Thành, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên do hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phƣơng khi chƣa có xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp của Sở Công Thƣơng. Bên cạnh đó, DN này đã không thực hiện nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của hàng hóa để dụ dỗ ngƣời khác tham gia bán hàng đa cấp... Ngoài quyết định xử phạt bằng tiền 510 triệu đồng về hành vi vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp, Cục CTVBVNTD đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với DN này, đồng thời yêu cầu Greenlife tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình trƣớc pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngƣời tham gia Bán hàng đa cấp trong mạng lƣới của DN. Trong khi đó, với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ phẩm Thƣờng Xuân, trụ sở chính tại 100-102 Nguyễn Văn Trỗi, phƣờng 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục CTVBVNTD đã ra quyết định xử phạt với số tiền 170 triệu đồng do 45 tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khi chƣa có xác nhận bằng văn bản của Sở Công Thƣơng tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp. Ngoài ra, DN này cũng không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định... Liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Unicity Marketing Việt Nam trụ sở chính tại 141 đƣờng Cộng hòa, Phƣờng 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng đa ra quyết định xử phạt với số tiền 240 triệu đồng. Nhƣ vậy, số tiền xử phạt của Cục CTVBVNTD với 3 DN trên đã lên tới 920 triệu đồng. Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2018, số lƣợng DN có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã giảm xuống còn 33 DN, trong đó 2 DN đang tạm dừng hoạt động bán hàng đa cấp. Cũng trong năm 2018, Cục CTVBVNTD đã trực tiếp tiến hành kiểm tra đối với 4 DN bán hàng đa cấp qua đó đã tiến hành xử phạt 950 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhã Khắc Lâm (30 triệu đồng); Công ty Cổ phần Everrichs (620 triệu đồng), Công ty Cổ phần Sản xuất và Thƣơng mại Sen Việt Group (300 triệu đồng). Ngoài ra, Cục cũng đã điều tra, xử phạt đối với một số DN khác: Thiên Ngọc Minh Uy (140 triệu đồng); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Herbalife Việt Nam (140 triệu đồng); Công ty Cổ phần Queenet Quốc tế (240 triệu đồng); Công ty Trách nhiệm hữu hạn World Việt Nam (80 triệu đồng); Công ty Ngƣời lái xe mặt trời (51 triệu đồng); Công ty TNHH Visi Việt Nam (30 triệu đồng). Căn cứ kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm, Cục đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Cổ phần Everrichs và Công ty Trách nhiệm hữu hạn BHIP (theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng) 46 Trong 8 tháng đầu năm 2019, Cục CTVBVNTD – Bộ Công Thƣơng tiếp tục tiếp nhận và giải quyết số lƣợng lớn các phản ánh, khiếu nại của ngƣời tiêu dùng. Cụ thể, thông qua Tổng đài tƣ vấn, hỗ trợ ngƣời tiêu dùng 1800.6838: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng ghi nhận có 6.646 cuộc gọi đến, trong đó, các Tổng đài viên đã tiếp nhận và trả lời 3.706 cuộc gọi, chiếm tỷ lệ 55,76%. Cùng với đó, qua hệ thống email: vcca@moit.gov.vn hoặc qua đƣờng gửi văn bản trực tiếp, Cục tiếp nhận 376 vụ việc khiếu nại của ngƣời tiêu dùng. Qua quá trình xác minh và hỗ trợ các bên giải quyết khiếu nại, Cục CTVBVNTD cung cấp một số thông tin, cụ thể nhƣ sau: * Phƣơng thức gửi khiếu nại của ngƣời tiêu dùng Số liệu tiếp nhận khiếu nại cho thấy, phƣơng thức gửi qua email vẫn chiếm tỷ lệ cao tuyệt đối (354 vụ việc, chiếm 94% các vụ việc khiếu nại gửi tới Cục). Qua tổng hợp, phần lớn ngƣời tiêu dùng sử dụng phƣơng thức gửi qua email là ngƣời dân có địa chỉ tại các tỉnh, thành phố lớn. Trong khi đó, 6% vụ việc còn lại gửi qua đƣờng bƣu điện đa số là do ngƣời dân có địa chỉ tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn gửi. * Kết quả giải quyết khiếu nại Đến hết ngày 31 tháng 8 năm 2019, Cục CTVBVNTD đã hỗ trợ giải quyết thành công hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý 360 vụ việc trong tổng số 375 vụ việc tiếp nhận (chiếm khoảng 96%). Số lƣợng khiếu nại còn lại đang đƣợc Cục phối hợp với các cơ quan liên quan, DN và ngƣời tiêu dùng để giải quyết. * Hành vi bị khiếu nại Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm hành vi bị khiếu nại là hành vi về Bảo v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quy_dinh_ve_hanh_vi_canh_tranh_khong_lanh_manh_theo.pdf
Tài liệu liên quan