MỞ ĐẦU.1
Chương 1 - TỔNG QUAN.3
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG.3
1.1.1. Giới thiệu chung .3
1.1.2. Chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng .6
1.1.3. Chẩn đoán mô bệnh học ung thư đại trực tràng .8
1.1.4. Các chất chỉ điểm khối u thường dùng.9
1.2. MỘT SỐ CƠ CHẾ PHÂN TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG.10
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHỈ THỊ PHÂN TỬ
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG .17
1.3.1. Đích VEGF - chống tăng sinh mạch trên bệnh nhân UTĐTT.18
1.3.2. Đích EGFR trong UTĐTT.20
1.3.3. Các tín hiệu hạ nguồn khác của EGFR.24
1.3.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .25
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.27
2.1.3. Phương pháp chọn mẫu .27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.28
2.3. THIẾT BỊ, VẬT TƯ VÀ HÓA CHẤT NGHIÊN CỨU .28
2.3.1. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu.28
2.3.2. Các vật tư tiêu hao sử dụng trong nghiên cứu .29
2.3.3. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu.29
2.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.30
2.4.1. Sàng lọc bệnh nhân.30
2.4.2. Thu thập thông tin bệnh nhân .31
2.4.3. Xác định trạng thái đột biến các gen KRAS, NRAS, BRAF,
PIK3CA .31
2.4.4. Phân tích kết quả bằng SPSS 23.0.35
43 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu khảo sát một số gen có tiềm năng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nx: Không đánh giá được hạch di căn.
N0: Không có hạch di căn
N1a: Di căn 1 hạch vùng.
N1b: Di căn 2-3 hạch vùng.
N1c: Khối u đi vào lớp dưới thanh mạc, mạc treo ruột, hoặc mô quanh trực
tràng mà không có di căn hạch vùng.
N2a: Di căn được tìm thấy trong 4-6 hạch vùng.
N2b: Di căn được tìm thấy ≥ 7 hạch vùng.
M - Di căn xa
M0: Không có di căn xa
M1a: di căn đến 1 cơ quan hay 1 vùng
M1b: di căn đến nhiều hơn 1 cơ quan hay 1 vùng
Kết hợp các thông số T, N và M, chúng ta có thể đưa ra kết luận về giai đoạn
bệnh từ giai đoạn I (sớm, tiên lượng tốt nhất) đến giai đoạn IV (ung thư đã tiến triển
muộn) để tiên lượng khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân như trình bày trong
Bảng 1.2.
8
Bảng 1.2 – Giai đoạn theo hệ thống phân loại TNM cho UTĐTT và tỷ lệ sống của
bệnh nhân sau 5 năm [22]
Giai đoạn T N M Dukes* Tỉ lệ sống 5 năm (%)
0 Tis N0 M0 --
I
T1 N0 M0 A
92
T2 N0 M0 A
IIA T3 N0 M0 B 84
IIB T4a N0 M0 B 76
IIC T4b N0 M0 B 59
IIIA
T1-T2 N1/N1c M0 C
83
T1 N2a M0 C
IIIB
T3-T4a N1/N1c M0 C
64 T2-T3 N2a M0 C
T1-T2 N2b M0 C
IIIC
T4a N2a M0 C
32 T3-T4a N2b M0 C
T4b N1-N2 M0 C
IVA T bất kỳ N bất kỳ M1a D
10
IVB T bất kỳ N bất kỳ M1b D
* Phân loại theo Cuthbert Dukes
1.1.3. Chẩn đoán mô bệnh học ung thư đại trực tràng
Phân loại mô bệnh học ung thư đại trực tràng của Tổ chức Y tế Thế giới năm
2000 gồm các loại sau:
Ung thư biểu mô
- Ung thư biểu mô tuyến: tuỳ thuộc mức độ biến đổi các cấu trúc ống, tuyến,
ung thư biểu mô tuyến được chia ra các loại sau:
9
Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá cao: tổn thương có sự hình thành các tuyến
lớn và rõ ràng với các tế bào biểu mô hình trụ.
Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá vừa: tổn thương chiếm ưu thế trong khối u là
trung gian giữa ung thư biểu mô tuyến biệt hoá cao và ung thư biểu mô tuyến
biệt hoá thấp.
Ung thư biểu mô tuyến biệt hoá thấp: tổn thương là các tuyến không rõ ràng
với các tế bào biểu mô kém biệt hoá.
- Ung thư biểu mô tuyến nhày: các tế bào u sản xuất nhiều chất nhầy ra ngoài
tế bào tạo thành các nốt hay các hồ chứa đầy chất nhầy.
- Ung thư biểu mô tế bào nhẫn: các tế bào có dạng hình vòng nhẫn chứa
nhiều chất nhầy, ít có khuynh hướng tạo thành tuyến hay ống.
- Các loại khác (ít gặp): ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tế bào
vảy, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư biểu mô tuỷ, ung thư biểu mô không biệt
hoá.
Các loại u khác: carcinoide, ung thư biểu mô tuyến hỗn hợp, ung thư cơ
trơn, ung thư hạch, u lympho ác tính.
1.1.4. Các chất chỉ điểm khối u thường dùng
Hiện nay, những chất chỉ điểm khối u được quan tâm và sử dụng thường qui
trong thực hành lâm sàng điều trị UTĐTT chủ yếu là CEA và CA19-9.
CEA (Carcinoembryogenic Antigen - Kháng nguyên ung thư biểu mô
phôi): là một nhóm các glycoprotein có khối lượng phân tử khoảng 200,000 dalton.
CEA bình thường được sản xuất bởi tế bào niêm mạc dạ dày ruột của thai nhi và sau
khi sinh CEA biến mất và không còn phát hiện trong huyết thanh nữa. Tuy nhiên,
CEA có thể tăng ở người hút thuốc lá và trong nhiều bệnh ác tính, đặc biệt là ung
thư đại tràng [56]. CEA tăng là một yếu tố tiên lượng xấu và cho thấy bệnh đang
tiến triển [29]. Giá trị CEA trên 5 ng/mL được coi là tăng. Tuy nhiên, nồng độ chất
này cao trong máu không đặc hiệu đối với UTĐTT vì nó cũng tăng trong một số
10
bệnh lý khác khác như: bệnh lý dạ dày ruột (polyp, viêm ruột, bệnh Crohn), bệnh
phổi (khí phế thũng, viêm phế quản mạn), bệnh gan (viêm đường mật, viêm gan
mạn tiến triển, xơ gan do rượu), viêm tuyến vú mạn tính, viêm tuỵ mạn và các bệnh
ung thư khác. CEA không được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh vì nó chỉ
được phát hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển và nó cũng không tăng trong tất cả các ca
bệnh UTĐTT. Nồng độ CEA giảm về giá trị bình thường sau phẫu thuật ở những
bệnh nhân có tăng CEA trước mổ mang ý nghĩa là khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn,
trái lại nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật chỉ ra khả năng vẫn còn
ung thư tồn dư. Tăng nồng độ CEA trước mổ cũng là một yếu tố độc lập tiên lượng
xấu đối với bệnh nhân [56].
CA19-9 (Cancer Antigen 19-9 hay Carbohydrate Antigen 19-9): vai trò chủ
yếu của CA19-9 là theo dõi hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát và tiên lượng trong
bệnh ung thư tụy. Giá trị CA 19-9 trên 37 ng/mL được coi là tăng. Trong UTĐTT,
độ nhạy lâm sàng của CA 19-9 (18-58%) nói chung thấp hơn so với độ nhạy lâm
sàng của CEA (38-58%). Tỷ lệ tăng của CA 19-9 trong UTĐTT phụ thuộc vào giai
đoạn ung thư (giai đoạn Duckes A là 0-7%, Duckes B là 17%, Duckes C là 47% và
Duckes D là 75%), trong khi đó, tỷ lệ tăng của CEA trong các giai đoạn của
UTĐTT cao hơn nhiều (giai đoạn Duckes A là < 20%, Duckes B là 40-60%,
Duckes C là 60-80% và Duckes D là 80-85%).
1.2. MỘT SỐ CƠ CHẾ PHÂN TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Ung thư là kết quả tích tụ từ nhiều quá trình biến đổi ở mức độ phân tử.
Trong đó, sự biến đổi liên quan đến các quá trình gây ra sự tăng sinh quá của tế bào
hay ức chế sự chết theo chương trình (apoptosis) là những biến đổi quan trọng trong
việc hình thành ung thư. Trong đó, sự hoạt hóa của các con đường tín hiệu phụ
thuộc EGFR như RAS-RAF-MAPK và PI3K-PTEN-AKT đóng một vai trò quan
trọng trong việc điều hòa quá trình tăng sinh tế bào, tăng sinh mạch và apoptosis.
11
Ở các tế bào UTĐTT, các con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR thường được
kích hoạt bao gồm: con đường MAPK (Mitogen-Activated Protein Kinase) và con
đường PI3K (Phophatidyl Inositol Phosphate Kinase). Việc xuất hiện đột biến ở các
gen ức chế khối u (tumor suppressor genes) hay các gen tiền ung thư (proto-
oncogene) tham gia vào các đường tín hiệu này như KRAS, NRAS, BRAF PIK3CA,
PTEN... có vai trò đáng kể trong quá trình bệnh sinh UTĐTT[69].
1.2.1. Con đường MAPK (RAF/MEK/ERK)
EGFR - thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì là một protein tyrosine kinase
xuyên màng truyền tín hiệu qua hai con đường, kết quả là kích hoạt sự tăng sinh và
sống sót tế bào. EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì) là phối tử của EGFR, gắn với
domain ngoại bào của EGFR làm thụ thể này chuyển thành dạng kết hợp cặp đôi và
chuyển sang trạng thái hoạt hóa. Sau đó, vùng domain nội bào của EGFR tự
phosphoryl hóa và kích hoạt các protein tiếp theo trong chuỗi phản ứng của con
đường tín hiệu RAS/RAF/MAPK và con đường PI3K/AKT. Tín hiệu này cuối cùng
gây ra sự tăng sinh tế bào, tăng sinh mạch, biến nạp tế bào và di căn. Cetuximab và
panitumumab là những kháng thể đơn dòng kháng EGFR được thiết kế để chặn các
con đường truyền tín hiệu EGFR ở domain ngoại bào của EGFR bằng cách cạnh
tranh EGFR với EGF, làm cho phối tử này không gắn được vào thụ thể (Hình
1.1)[9].
12
Hình 1.1 – Con đường tín hiệu MAPK và cơ chế tác động của thuốc kháng
EGFR [9]
(A): Ở tế bào bình thường, tín hiệu bắt đầu từ thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR)
bằng cách phối tử (hình tam giác) gắn với EGFR và làm thụ thể này chuyển sang dạng
hoạt động. Từ đó kích hoạt các protein trung gian truyền tín hiệu bao gồm RAS, RAF và
13
MEK. Con đường này dẫn đến tăng sinh tế bào, sống sót tế bào, tăng sinh mạch, xâm lấn
và di căn; (B): Kháng thể đơn dòng kháng domain ngoại bào của EGFR (thuốc kháng
EGFR: cetuximab và panitumumab) ngăn chặn sự kết hợp phối tử với thụ thể, từ đó chặn
sự kích hoạt con đường MAPK; (C): Trong tế bào ung thư, đột biến gen KRAS và BRAF
dẫn đến thay đổi cấu trúc các protein này làm nó luôn luôn trong trạng thái kích hoạt. Do
RAS và RAF là các protein nằm phía hạ nguồn của EGFR nên tín hiệu vẫn luôn được kích
hoạt cho dù bị chặn bằng thuốc kháng EGFR.
MAPK là con đường tăng sinh chủ chốt của tế bào trong đó tín hiệu được
truyền bắt đầu từ ngoài màng đến nhân tế bào. Con đường này hoạt động thông qua
hàng loạt các protein trung gian truyền tín hiệu bao gồm EGFR, RAS, RAF và
MEK. Con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR này tham gia vào việc kiểm soát tín
hiệu tăng sinh, sống sót tế bào và quá trình xâm lấn trong ung thư. Đột biến gen
RAS dẫn đến thay đổi cấu trúc protein, làm nó luôn luôn trong trạng thái kích hoạt
và thúc đẩy sự tăng sinh tế bào mà không cần phụ thuộc vào các tín hiệu từ EGFR.
Lúc này, việc sử dụng thuốc kháng EGFR không hiệu quả vì KRAS nằm phía hạ
nguồn của EGFR. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các thuốc kháng EGFR
trên những bệnh nhân có đột biến gen KRAS không chỉ không có hiệu quả mà còn
có thể làm giảm thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân [19, 75].
KRAS và BRAF là 2 protein nằm trong chuỗi tín hiệu của con đường
MAPK. Con đường này điều hòa sự tăng sinh tế bào, sự biệt hóa, sự lão hóa và quá
trình apoptosis. Các gen ung thư RAS ở người bao gồm KRAS, NRAS và HRAS,
trong số đó đột biến gen KRAS là phổ biến nhất, thường vào khoảng 40% các
trường hợp UTĐTT. Đột biến gen NRAS xuất hiện trong khoảng 2-10% [32, 49, 67]
và đột biến gen HRAS hầu như không xuất hiện trong UTĐTT (Bảng 1.3).
14
Bảng 1.3 – Tần suất xuất hiện đột biến RAS trong UTĐTT
Nghiên cứu N
KRAS đột biến NRAS đột biến HRAS đột biến
%
RAS
n % n % n %
JHU[80] 11 6 54,5 0 0,0 0 0,0 54,5
Broad[8] 11 5 45,5 2 18,2 0 0,0 63,6
Genentech[66] 72 37 51,4 2 2,8 0 0,0 54,2
TCGA[12] 224 94 42,0 20 8,9 0 0,0 48,7
Tổng 318 142 44,7 24 7,5 0 0,0 52,2
BRAF cũng là một protein trung gian trong quá trình truyền tín hiệu của con
đường MAPK. Đột biến gen BRAF được phát hiện trong khoảng 10% các trường
hợp UTĐTT. Dạng thường gặp nhất là 1799T>A (p.V600E). Vì BRAF cũng là một
protein nằm ở hạ nguồn của EGFR, đột biến gen BRAF cũng làm cho việc sử dụng
thuốc kháng EGFR không hiệu quả. Ngoài ra, đột biến BRAF V600E cũng là một
yếu tố tiên lượng xấu cho bệnh nhân UTĐTT.
1.2.2. Con đường tín hiệu PI3K/PTEN/AKT
Con đường PI3K/PTEN/AKT có chức năng kiểm soát trao đổi chất, đặc biệt
là sự vận chuyển và sử dụng glucose trong điều hòa tăng trưởng tế bào, sinh tổng
hợp protein và ngăn chặn apoptosis. Con đường này được kích thích bởi các protein
RAS và thụ thể tyrosine kinase. Khi nhận được tín hiệu từ EGFR, RAS chuyển sang
dạng kích hoạt và đóng vai trò truyền tín hiệu để kích hoạt cả RAF và PI3K
(phophatidyl inositol phosphate kinase). PI3K là một enzyme phosphoryl hóa, dưới
tác động của enzyme này, PI, PI(4)P, và PI(4,5)P lần lượt được biến đổi thành
PI(3)P, PI(3,4)P và PI(3,4,5)P để tạo ra các chất truyền tín hiệu thứ cấp. PI3K đã
hoạt hóa chuyển PI(4,5)P (còn gọi là PIP2) thành PI(3,4,5)P (còn gọi là PIP3), kích
hoạt PDK1(Phosphoinositide-dependent protein kinase-1). PDK1 lại kích hoạt AKT
15
thông qua phản ứng phosphoryl hóa. AKT sau khi hoạt hóa, nó có thể phosphoryl
hóa rất nhiều protein và một trong số đó là mTOR(mammalian Target of
Rapamycin) - một protein kinase kiểm soát sự khởi đầu của phiên mã, tham gia vào
việc điều hòa tăng trưởng, tăng sinh và tăng sự sống sót tế bào (Hình 1.2).
Hình 1.2 – Con đường tín hiệu PI3K-AKT [59]
PIK3CA là gen mã hóa tiểu đơn vị xúc tác của PI3K, nó bị đột biến ở nhiều
loại ung thư khác nhau, bao gồm cả UTĐTT. Các đột biến của PIK3CA đã được báo
cáo ở 10-20% của các bệnh nhân UTĐTT, trong đó tập trung ở 2 vị trí: domain
helicase tại exon 9 (codon 542, 545 và 546) và domain kinase tại exon 20 (codon
1047).
Bên cạnh đó còn có PTEN là một chất kiềm chế khối u, chức năng của nó là
loại bỏ nhóm phosphate ở vị trí 3 của phosphatidyl inositol, chuyển PIP3 thành
PIP2, nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tín hiệu con đường này. Sự bất
hoạt gen PTEN cũng được quan sát thấy trong nhiều ung thư trong đó có UTĐTT và
16
các dữ liệu hiện nay cho thấy việc này có liên quan đến tính đáp ứng kém với các
thuốc kháng EGFR và giảm thời gian sống sót của bệnh nhân [73].
Đặc điểm các gen KRAS, NRAS, BRAF và PIK3CA:
- Gen KRAS: là gen mã hóa cho protein KRAS (ở người gồm 2 isoform là
KRAS4A và KRAS4B), nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể số 12, độ
dài khoảng 46Kb, gồm 8 exon. Trong UTĐTT, vùng dễ biến đổi là vị trí
codon 12 - 13 - 61 và 146 (exon 2, 3 và 4).
- Gen NRAS: là gen mã hóa cho protein NRAS, nằm trên cánh ngắn của
nhiễm sắc thể số 1, độ dài khoảng 12Kb, gồm 9 exon. Trong UTĐTT,
vùng dễ biến đổi là vị trí codon 12 - 13 và 61(exon 2, 3)
- Gen BRAF: là gen mã hóa cho protein BRAF, nằm trên cánh dài của
nhiễm sắc thể số 7, độ dài khoảng 208Kb, gồm 34 exon. Trong UTĐTT,
vùng dễ biến đổi là vị trí codon 600 (exon 15).
- Gen PIK3CA: là gen mã hóa tiểu đơn vị xúc tác của PI3K, nằm trên cánh
dài của nhiễn sắc thể số 3, độ dài khoảng 92Kb, gồm 22 exon. Trong
UTĐTT, vùng dễ biến đổi là vị trí codon 542, 525, 546 và 1047 (exon 9
và exon 20)
1.2.3. Một số phương pháp phát hiện đột biến gen phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện đột biến gen như
giải trình tự gen (giải trình tự Sanger hoặc pyrosequencing), Real Time PCR (tiêu
biểu là kit therascreen – Qiagen), lai đầu dò (tiêu biểu là kit StripAssay –
ViennaLab), Một số ưu – nhược điểm của các phương pháp này được mô tả trong
Bảng1.4. Dựa trên các tiêu chí đánh giá về độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như chi phí
cho mỗi xét nghiệm, các phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau
[33].
17
Bảng 1.4 – So sánh một số phương pháp phát hiện đột biến gen phổ biến [33]
Phương pháp
Giải trình tự
Sanger
Giải trình tự
pyrosequencing
Therascreen StripAssay
Chứng chỉ CE – IVD Không Không Có Có
Giới hạn phát hiện 25–30% 5–10% 1% <1%
Thời gian trả kết quả 2–3 ngày 2 ngày ½ ngày 1 ngày
Thời gian thực hiện 6 giờ 4 giờ 2 giờ 6 giờ
Số xét nghiệm tối
thiểu mỗi lần chạy
1 phản ứng 1 phản ứng 8 phản ứng 1 phản ứng
Khả năng phát hiện
đột biến hiếm gặp
Có Có Không Không
Yêu cầu thiết bị
Hệ thống
giải trình tự
Sanger
Hệ thống
pyrosequencing
Hệ thống Real
Time PCR
Hệ thống
PCR
Các phương pháp được áp dụng để phát hiện đột biến gen ở nước ta hiện tại
có 2 nhóm phương pháp phổ biến bao gồm: (1) nhóm các phương pháp dựa trên
phản ứng PCR đặc hiệu allele như StripAssay (Viennalab), Therascreen (Qiagen),
cobas (Roche).... và (2) giải trình tự gen trực tiếp. Ngoài ra, một số phương pháp
khác như pyrosequencing, next-gen sequencing... mặc dù không phổ biến nhưng
cũng đã có nơi triển khai thực hiện.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Điều trị UTĐTT đã có những bước tiến bộ lớn trong hơn 10 năm qua, thời
gian sống trung bình hiện nay đã vượt qua con số 30 tháng, điều mà cách đây hơn
chục năm là không thể tưởng tượng được. Đây là kết quả sự ra đời của những thuốc
điều trị mới bao gồm cả những thuốc gây độc tế bào và các thuốc điều trị đích đã và
đang được tích hợp vào thành các phác đồ điều trị tiêu chuẩn trong thực hành lâm
sàng. Một số mốc quan trọng có thể kể đến chính là việc bổ sung irinotecan và
oxaliplatin trong điều trị kết hợp với fluorouracil; các phác đồ điều trị này giúp nâng
18
trung vị thời gian sống từ 12 tháng lên đến 20 tháng. Tiếp theo là sự ra đời của các
thuốc sinh học như thuốc kháng yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô (anti VEGF)
và thuốc kháng yếu tố tăng trưởng biểu bì (anti EGFR), các thuốc này tiếp tục góp
phần nâng thời gian sống thêm cho bệnh nhân lên đến hơn 2 năm. Những năm gần
đây, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các dấu ấn sinh học
sử dụng trong điều trị, chẩn đoán và tiên lượng UTTĐT .
1.3.1. Đích VEGF - chống tăng sinh mạch trên bệnh nhân UTĐTT
Yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô (VEGF) là những yếu tố có thể được
tiết ra bởi các tế bào ung thư. Họ VEGF gồm 7 thành viên: VEGF-A, VEGF-B,
VEGF-C, VEGF-D, VEGF-E, yếu tố tăng trưởng nhau thai PIGF-1 và PIGF-2,
trong đó VEGF-A là yếu tố nổi bật nhất trong quá trình tăng sinh mạch của khối
u[28]. Domain nội bào của thụ thể yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô (VEGFR)
chứa vùng tyrosine kinase, khi được hoạt hóa sẽ tạo dòng thác tín hiệu sống sót tế
bào, tăng sinh, di cư, biệt hóa, và tăng tính thấm mạch máu. Bevacizumab là một
kháng thể đơn dòng gắn với VEGF-A, ngăn chặn VEGF-A gắn với thụ thể đặc hiệu
với nó. Khi sử dụng đơn độc, bevacizumab ít có hiệu quả trong UTĐTT nhưng khi
dùng kết hợp với những phác đồ hóa trị liệu chuẩn cho thấy có sự gia tăng đáng kể
thời gian sống không bệnh tiến triển (PFS), tăng tỷ lệ đáp ứng (RR) và thời gian
sống thêm toàn bộ (OS) [24].
Một tác nhân nhắm đích VEGF khác là aflibercept, thuốc này hiện đã được
cấp phép tại Hoa Kỳ để sử dụng kết hợp với phác đồ FOLFIRI trong điều trị bệnh
nhân UTĐTT di căn giai đoạn tiến triển sau khi được điều trị bằng phác đồ có
oxaliplatin [77]. Nó là một phân tử protein dung hợp giữa các domain ngoại bào của
VEGFR-1 và VEGFR-2 và các phần Fc của IgG-1. Trong nghiên cứu VELOUR
[71], bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển trong vòng 6 tháng được hóa trị bằng phác đồ
có Oxaliplatin (có hoặc không có bevacizumab) được phân thành 2 nhóm ngẫu
nhiên để điều trị bằng phác đồ hoặc FOLFIRI với aflibercept hoặc FOLFIRI với giả
dược. Kết quả cho thấy các bệnh nhân dùng aflibercept có thời gian sống bệnh
19
không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ dài hơn và không liên quan đến
trước đó có hay không dùng bevacizumab.
Các dữ liệu cho thấy việc duy trì kéo dài tác dụng ức chế tăng sinh mạch là
rất cần thiết để tối ưu hóa điều trị cho các bệnh nhân bằng thuốc kháng VEGF[37].
Hiệu quả của sự ức chế VEGF kéo dài bằng bevacizumab kết hợp với hóa trị liệu đã
được nghiên cứu trong một số thử nghiệm lâm sàng. Trong thử nghiệm lâm sàng
NO16966 pha III, bevacizumab được thêm vào phác đồ điều trị bước 1 bằng
Oxaliplatin, kết quả cho thấy những cải thiện đáng kể về thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển ở nhóm bệnh nhân được điều trị duy trì (cho đến giai đoạn tiến
triển) so với nhóm đã ngừng điều trị vì những lý do khác [62]. Tuy nhiên do hạn
chế của những phác đồ điều trị bước 1 sử dụng oxaliplatin là gây độc tính thần kinh,
nên phác đồ chuẩn hiện này là hạn chế thời gian sử dụng Oxaliplatin và duy trì điều
trị kết hợp fluoropyrimidine - bevacizumab [68]. Trong các nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng pha III khác như TMO, ML18147 cũng cho thấy việc duy trì sử dụng
bevacizumab trong điều trị là phương pháp tối ưu trong UTĐTT di căn [10]. Một số
nghiên cứu khác về việc sử dụng aflibercept ở những bệnh nhân có tiền sử dùng hay
không dùng bevacizumab cũng cho thấy kết quả khả quan khi duy trì thuốc kháng
VEGF tiếp tục sau khi bệnh tiến triển [47, 71].
Các dấu ấn sinh học tiềm năng cho thuốc kháng VEGF: Trong những năm
gần đây, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu với mục tiêu phát hiện các dấu ấn
sinh học có liên quan đến đáp ứng khi điều trị bằng các thuốc kháng VEGF, tuy
nhiên cho đến nay kết quả thu được không nhiều. Tại thời điểm này, không có dấu
ấn sinh học nào có giá trị cho việc dự đoán tính đáp ứng của thuốc kháng VEGF có
thể áp dụng trong thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu đã cho thấy, hiệu quả của
bevacizumab không liên quan tới trạng thái đột biến của các gen KRAS và BRAF
[31].
Chất ức chế kinase phân tử nhỏ Regorafenib: Regorafenib là một chất ức
chế phân tử nhỏ dùng đường uống. Nó hoạt động theo cách gắn vào các thành phần
20
nội bào của các protein như VEGFR-2, VEGFR-3, RET, KIT, PDGFR và RAF,
ngăn không cho những yếu tố này truyền tín hiệu đi tiếp[79]. Nghiên cứu
CORRECT phân ngẫu nhiên trên 760 bệnh nhân UTĐTT di căn kháng hóa trị thành
2 nhóm: regorafenib kết hợp BSC (chăm sóc hỗ trợ tốt nhất) và giả dược kết hợp
BSC [25]. Kết quả là bệnh nhân ở nhóm sử dụng regorafenib có thời gian sống thêm
toàn bộ nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược (6,4 tháng so với 5 tháng). Nghiên
cứu này cũng quan sát thấy khoảng 50% số bệnh nhân không đáp ứng với
regorafenib. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chưa phát hiện được dấu ấn sinh học nào
có thể dự đoán được tính đáp ứng của regorafenib.
1.3.2. Đích EGFR trong UTĐTT
EGFR (còn được gọi là ErB1 hoặc HER1) là một thành viên của họ thụ thể
tyrosine kinase xuyên màng ERbB. Các phối tử gắn với EGFR bao gồm: yếu tố tăng
trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng chuyển dạng alpha (TGF-α),
amphiregulin, betacellulin, epiregulin... Khi các phối tử này gắn vào EGFR sẽ hoạt
hóa domain tyrosine kinase và hoạt hóa một số con đường tín hiệu, bao gồm
MAPK, PI3K và JAK-STAT. Kích hoạt của những con đường này sẽ dẫn đến sự ức
chế apoptosis, biệt hóa và tăng sinh tế bào. Hai loại kháng thể đơn dòng kháng
EGFR bao gồm: cetuximab (kháng thể IgG1 khảm) và panitumumab (kháng thể
IgG2 người) là hai loại thuốc có thể dùng đơn độc trong điều trị UTĐTT giai đoạn
muộn. Năm 2004, cetuximab được phê duyệt như là một lựa chọn điều trị cho các
bệnh nhân UTĐTT đã điều trị bằng phác đồ sử dụng irinotecan[14]. Trong một
nghiên cứu pha III, đa trung tâm phân ngẫu nhiên trên 463 bệnh nhân UTĐTT cho
thấy sử dụng panitumumab đơn độc cải thiện đáng kể thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển so với BSC[76]. Dựa trên những dữ liệu này, panitumumab đã
được FDA Hoa Kỳ phê duyệt để dùng đơn độc trong điều trị cứu vớt UTĐTT di căn
vào năm 2006.
Trong một thử nghiệm tương tự so sánh cetuximab với BSC cũng cho thấy
kết quả gần như giống hệt với các panitumumab so với BSC về tỷ lệ đáp ứng và
21
thời gian sống thêm bệnh không tiến triển [35]. Nghiên cứu pha III so sánh đối đầu
giữa hai loại kháng thể trong điều trị cứu vớt trên 999 bệnh nhân cho thấy hiệu quả
giống hệt nhau ở cả hai loại thuốc. Cả hai kháng thể này đã được nghiên cứu thử
nghiệm trong điều trị bước một kết hợp với phác đồ hóa trị liệu như FOLFOX và
FOLFIRI [11, 19, 75]. Trong thực tế lâm sàng ngày nay, cetuximab và
panitumumab đang được sử dụng kết hợp với phác đồ hóa trị liệu chuẩn, kết hợp
với irinotecan hay sử dụng đơn độc.
Dấu ấn sinh học cho liệu pháp kháng EGFR: Tại thời điểm hiện tại, việc
tìm kiếm những dấu ấn sinh học cho các thuốc kháng EGFR liên quan đến UTĐTT
là một trong những hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn và thú vị. Ban đầu, mức độ biểu
lộ protein EGFR được coi là một trong những dấu ấn sinh học đầy tiềm năng, tuy
nhiên các nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa mức độ biểu lộ protein
EGFR với tính đáp ứng của thuốc kháng EGFR [26]. Đánh giá biểu hiện của EGFR
thông qua số lượng bản sao của gen EGFR cũng không đem lại kết quả trong việc
dự đoán tính đáp ứng với thuốc kháng EGFR [34].
Quá trình tìm kiếm các chỉ thị liên quan đến tính đáp ứng thuốc sau đó được
tập trung sang các phân tử khác trong con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR như
KRAS, NRAS, BRAF và PI3K (gen mã hóa là PIK3CA). Năm 2006, Lievre và
cộng sự tiến hành một nghiên cứu hồi cứu trên 39 bệnh nhân UTĐTT di căn được
điều trị bằng cetuximab (đơn trị liệu hoặc kết hợp) đã cho thấy một số gợi ý đầu tiên
về việc cetuximab không hiệu quả có liên quan với sự hiện diện của đột biến gen
KRAS[40]. Đến năm 2008, các bằng chứng ở một nghiên cứu pha III cho thấy điều
trị đơn độc panitumumab không hiệu quả ở những bệnh nhân có đột biến gen KRAS
[7]. Rất nhiều các thử nghiệm sau đó đã xác nhận lại sự việc này, cetuximab và
panitumumab sử dụng đơn độc hay kết hợp với hóa trị liệu không đem lại hiệu quả
trong những trường hợp gen KRAS đột biến [43]. Các nghiên cứu cho thấy tình
trạng gen KRAS bình thường là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đánh giá đáp ứng
các thuốc kháng EGFR. Theo hướng dẫn của FDA, xét nghiệm xác định trạng thái
đột biến gen KRAS cần được thực hiện trước khi sử dụng các thuốc kháng EGFR,
22
cetuximab và panitumumab chỉ được chỉ định cho các trường hợp UTĐTT di căn có
kiểu gen KRAS bình thường. Các đột biến thường xảy ra trên exon 2 (codon 12 và
13), chiếm tỷ lệ hơn 90% trong số các loại đột biến gen KRAS. Tuy nhiên vẫn còn
những loại đột biến KRAS khác hay các gen RAS khác bị bỏ sót.
Việc bỏ sót những bệnh nhân có đột biến RAS và chỉ định cho họ điều trị
bằng các thuốc kháng EGFR đã được chỉ ra trong nghiên cứu CAIRO2 [58]. Đây là
một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha III, trong đó 755 bệnh nhân UTĐTT di
căn chưa hóa trị được điều trị với capecitabine, oxaliplatin, bevacizumab và phân
ngẫu nhiên để bổ sung cetuximab hay chỉ dùng kết hợp ba loại thuốc trên. Trong số
các bệnh nhân được điều trị với cetuximab, thời gian sống thêm bệnh không tiến
triển ngắn hơn ở những bệnh nhân mang gen KRAS đột biến so với người mang gen
KRAS bình thường. Kết quả tương tự cũng được thấy trong các nghiên cứu về
panitumumab trong điều trị kết hợp với hóa trị cho UTĐTT di căn, trong đó bệnh
nhân được phân ngẫu nhiên để nhận hoặc FOLFOX hoặc FOLFOX + panitumumab
[19]. Kết quả cho thấy bệnh nhân có kiểu gen KRAS bình thường sử dụng
panitumumab có thời gian sống dài hơn so với những người không dùng
panitumumab (thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 10 tháng so với 8,6
tháng, p = 0,02). Một điều đáng lưu ý nữa là những bệnh nhân có đột biến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003382_1_7538_2002680.pdf