Đề tài Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

PHẦN MỞ ĐẦU .8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.11

1.1 Khái niệm và phân loại năng suất lao động .11

1.1.1 Khái niệm về năng suất lao động . 11

1.1.2 Phân loại năng suất lao động. 12

1.2 Chỉ tiêu tính về năng suất lao động .15

1.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật . 15

1.2.2 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị . 17

1.2.3 Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động . 19

1.3 Năng suất lao động và một số vấn đề liên quan .20

1.3.1 Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả kinh tế. 20

1.3.2 Mối quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh . 20

1.3.3Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với tăng trưởng kinh tế và

việc làm.

. 22

1.3.4 Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương . 22

1.4 Những nhân tố tác động tới năng suất lao động.24

1.4.1 Các yếu tố liên quan tới cơ chế và chính sách . 24

1.4.2 Các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển và sử dụng tư liệu sản

xuất . 26

1.4.3 Các yếu tố gắn với bản thân người lao động . 26

1.4.4 Các yếu tố gắn với tổ chức lao động . 28

1.4.5 Các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên. 31

1.5 Tình hình về năng suất lao động ở Việt Nam và trong ngành thủy lợi .32

1.5.1 Năng suất lao động ở Việt Nam so với các nước trong khu vực . 32

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN-PTNT. Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238 tổ chức dùng nước, bao gồm các loại hình Hợp tác xã, Tổ chức hợp tác và Ban quản lý thủy nông. Công tác quản lý khai thác CTTL đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh; tại một số địa phương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của các CTTL ... Bên cạnh những thành tích cơ bản này theo Phi Hùng (2015) và Kim Văn (2016): "Nhiều doanh nghiệp QLKT CTTL hoạt động theo phương thức giao kế hoạch, dẫn đến vừa thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa hạn chế quyền hoạt động tự chủ của doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân có xu hướng ngày càng tăng; hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp dịch vụ thấp". Xuất phát từ thực tế này, Nguyễn Trung Dũng (2018) đã phân tích thực trạng về NSLĐ trong ngành thủy lợi được minh họa bằng các số liệu của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7 (dự án WB7 về cải thiện nông nghiệp có tưới). Một thực trạng về NSLĐ trong 10 năm qua được phân tích và từ đó đưa ra cơ hội và thách thức trong tăng NSLĐ: “Trong 10 năm qua kể từ khi tiến hành cấp bù TLP theo NĐ 115/2008/NĐ-CP thì công ty thủy nông đã hoạt động theo cơ chế "xin-cho" và "bao cấp", đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vốn đã có nề nếp từ lâu. Thách thức lớn hiện nay là giải quyết những hậu quả tồn tại trong những năm qua do cơ chế để lại, cụ 39 thể: (1) Số CBNV tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp không tương xứng (vì coi công ty thủy nông là "bầu sữa hưởng ngân sách" nên đã tuyển dụng thông qua "quan hệ" và "gửi gắm" quá nhiều người không được đào tạo trong lĩnh vực thủy lợi; (2) Không dành đủ vốn cho bảo dưỡng sửa chữa theo định kỳ các hệ thống công trình nên công trình xuống cấp (thực trạng là ở các công ty thủy nông do dành 50-70% TTN cho chi trả lương nên chỉ còn tỷ lệ không tương xứng cho bảo dưỡng sửa chữa hệ thống công trình); (3) Người dân không có trách nhiệm trong hỗ trợ tu sửa kênh mương, ... vì nhà nước cấp bù TLP; (4) Việc chuyển giao quản lý tưới cho cấp cơ sở còn thực hiện một cách hành chính của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT dẫn đến nhiều điều bất hợp lý; (5) Đầu tư trang thiết bị sản xuất không tương xứng với giai đoạn phát triển mới; (6) Còn nhiều vướng mắc trong việc chuyển giao những công việc thuần túy, chuyên môn hóa cao cho các doanh nghiệp ngoài có chi phí thấp hơn theo hình thức outsourcing. Ngoài ra các công ty thủy nông còn phải đối mặt với tình hình tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt hơn cũng như chuyển đổi lớn trong ngành nông nghiệp (như tăng trưởng tối thiểu trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; tăng giá trị xuất khẩu; tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp), công nghiệp và du lịch.”1 1.6 Tổng quan các đề tài có liên quan Có một số luận văn thạc sĩ và tiến sĩ có đề cập đến vấn đề năng suất lao động được tìm thấy trên mạng, ví dụ sau đây: - Nguyễn Thị Hoài về “Ảnh hưởng của tiền lương đến năng suất lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn truyền thông thanh niên – nhà in báo thanh niên hà nội” . - Tăng Đình Tạo về “Nâng cao năng suất lao động của chuyên viên tín dụng ở Ngân hàng TMCP Phương Đông”. - Lê Văn Hùng về “Những yếu tố tác động đến năng suất lao động ở Việt Nam” - Lâm Hồng Minh về “Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động” 1 Nguồn: Nguyễn Trung Dũng (2018) 40 - Nguyễn Thu Phương về “Phân tích thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN” - Đoàn Thị Minh Nguyệt về “ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam” Song không có luận văn thạc sỹ và tiến sỹ nào đề cập đến năng suất lao động trong ngành thủy lợi, đặc biệt là công ty thủy nông, cụ thể Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An. Trong những công trình mà có liên quan là bài báo của Nguyễn Trung Dũng (2018) về “Năng suất lao động và đề xuất cách tính định biên ở công ty thủy nông” được đăng trong tạp chí kỹ thuật thủy lợi và môi trường số 60/2018. Tài liệu này được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo trong luận văn này. Kết luận chương 1 Năng suất lao động đang là vấn đề được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và dành nhiều nguồn lực về tài chính, cơ chế, chính sách cũng như con người để tập trung xử lý. Tại nước ta,các Bộ, Ngành trong những năm qua đã có những cải thiện đáng kể trong công tác tăng năng suất lao động, gia tăng chất lượng lao động. Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận. Trong xu hướng chung đó, Ngành Thủy lợi và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An nói riêng cũng đang nỗ lực học tập và nâng cao công tác tăng năng suất lao động nhằm cải thiện chất lượng làm việc, tạo hiệu quả trong công việc cung ứng dịch vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục và vượt qua để có thể đạt được những thành tựu mong muốn. Trong các chương tiếp theo, tác giả sẽ đi phân tích sâu hơn về các vấn đề còn tồn tại trong công tác tăng năng suất lao động tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục phù hợp. 41 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI TÂY NAM NGHỆ AN 2.1 Giới thiệu về khu vực quản lý của Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An Vị trí địa lý kinh tế Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An nằm trên địa bàn 4 huyện phía Tây Nam tỉnh Nghệ An gồm: huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Địa bàn quản lý của công ty nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây (trục đường 7), trên các tuyến du lịch Quốc gia và Quốc tế (xuyên Việt theo đường Hồ Chí Minh, Vinh - Cánh đồng Chum - Luangprabang - Viên Chăn - Băng Cốc qua Quốc lộ 7), có nhiều lợi thế để 42 phát triển du lịch và dịch vụ. Để nắm rõ hơn về địa bàn quản lý của công ty, tác giả xin giới thiệu sơ lược về các huyện trong địa bàn quản lý của công ty gồm 4 huyện nêu trên. Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về vị trí địa lý cũng như những tiềm năng to lớn của các huyện này. a) Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Anh Sơn là huyện miền núi thấp nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Toạ độ địa lý của trung tâm Huyện là: 18058'04'' Vĩ độ Bắc, 105004'30'' Kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên (theo thống kê diện tích ngày 01/01/2014) toàn huyện: 60.326,11 km2, xếp thứ 11 trong 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Dân số huyện Anh Sơn có 102.902 khẩu, 28.189 hộ (theo niêm giám thống kê huyện Anh Sơn đến 31/12/2013). Anh Sơn giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp ở phía Bắc, huyện Thanh Chương ở phía Nam, huyện Đô Lương ở phía Đông, phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước CHDC nhân dân Lào. Thị trấn Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km. Huyện Anh Sơn có Quốc lộ 7 chạy qua theo hướng từ Đông sang Tây, đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam. Có sông Lam, sông Con và sông Giăng chảy qua với bãi sông lớn nhất tỉnh, có vùng chè Gay nổi tiếng và thắng cảnh lèn Kim Nhan có điều kiện thuận lợi để phát triển KTXH. b) Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5 km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An c) Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, là huyện có diện tích tự nhiên rộng nhất trong các huyện của Việt Nam, gấp hơn 3 lần tỉnh Bắc Ninh và gần gấp đôi tỉnh Thái Bình. Có 2 mặt khác nhau giáp lào có quốc lộ 7A đi qua. Huyện Tương Dương phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam giáp nước Lào; 43 phía Đông Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam giáp huyện Con Cuông. Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha (chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65-75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. d) Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy núi Pu xài Leng thuộc xã Nậm Càn có đỉnh cao 2.711 m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365 m), Pu Tông (2.345 m), Pu Long (2.176 m),...Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125 km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km² và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Không chỉ có khí hậu và thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động của công ty. Chính sách và cơ chế làm việc trên địa bàn quản lý của công ty quyết định đến phần lớn kết quả đạt được hằng năm, ảnh hưởng lớn đến công tác thủy lợi. Để nắm rõ được chính sách, cũng như điều kiện xã hội trên địa bàn các huyện mà công ty quản lý, tác giả xin giới thiệu điều kiện kinh tế xã hội qua địa bàn các huyện. a, Năm 2017, Đảng bộ và nhân dân huyện Anh Sơn thu được rất nhiều kết quả, trong đó có 24/28 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất ước 4.455 tỷ đồng, đạt 100,17%, tăng 12,77% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng 10,13%. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội 943,4 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 25,5 triệu đồng/người/năm. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt những kết quả quan trọng, bình quân mỗi xã đạt 13,45 chỉ tiêu, tăng bình quân 1,1 chỉ tiêu so với đầu 44 năm; trong năm có 2 xã và 5 thôn về đích nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh và đạt tốc độ tăng trưởng cao do trong năm các nhà máy trên địa bàn cho sản phẩm tương đối ổn định như: Nhà máy Xi măng Sông Lam 2, Công ty Mía đường Sông Lam, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn... Hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm, tổ chức nhiều đợt tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư trong và ngoài huyện để mời gọi đầu tư. Trong năm 2017, một số dự án có vốn đầu tư lớn được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào địa bàn như: Dự án sản xuất gỗ ván sợi MDF; dự án sản xuất giống lợn công nghệ cao; dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu khoa học vật nuôi công nghệ cao; Dự án Thủy điện Cẩm Sơn... Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được chăm lo, đạt nhiều thành tích cao. Năm học 2016-2017, kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh xếp thứ 2 toàn tỉnh. Tổng số trường “đạt chuẩn Quốc gia” 43 trường, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia 65,15%. Bệnh viện huyện phát triển được các kỹ thuật khó, yêu cầu cao như: Kỹ thuật mổ bướu giáp nội soi, Kỹ thuật mổ nội soi, Phẫu thuật tán sỏi niệu quản bằng Laze ngược dòng... Có 4 xã đã hoàn thành thủ tục đề nghị tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế (Đỉnh Sơn, Hoa Sơn, Tào Sơn, Lĩnh Sơn). Trong năm, huyện đã tạo việc làm mới cho 2.700 người, đạt 114,89% KH. Trong đó: lao động trong nước 1.450 người, xuất khẩu lao động 1.250 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,91% (giảm 2,8% so với năm 2016); 5.690 hộ nghèo, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà với tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng, ngoài ra còn có nhiều quà tặng vật chất khác. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 83%. Các lực lượng cùng hệ thống chính trị duy trì tốt phương án sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở ATLC - SSCĐ năm 2017 cho các xã, thị trấn. Phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình biên giới, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ giữ vững tình hình, không để xảy ra vụ việc phức tạp. Chủ động phối hợp với cơ sở để phát hiện kịp thời những vấn đề nổi cộm, đảm bảo tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động chính trị, văn hóa - xã hội. 45 b, Địa bàn quản lý tiếp theo của công ty là Huyện Con Cuông, nằm giữa tuyến giao thông vùng Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có đường biên giới quốc gia với 2 huyện biên giới Lào. Bám sông Cả chạy dọc theo chiều dài của huyện là tuyến đường Quốc lộ 7, phía Đông cách 40 km là đường Hồ Chí Minh, phía Bắc có đường miền Tây nối Quốc lộ 48 và QL 7. Với mạng lưới giao thông quan trọng, Con Cuông có điều kiện thuận lợi để giao thương với tất cả các vùng trong tỉnh. Với vị trí địa lý và tiềm năng hiện có, Con Cuông được xác định là Trung tâm vùng Tây Nam của tỉnh Nghệ An về kinh tế và văn hóa xã hội. Về điều kiện phát triển kinh tế, trước hết phải kể đến nguồn lực đất đai, rừng phong phú. Con Cuông hiện có 154.111 ha đất lâm nghiệp, phần lớn là rừng nguyên sinh, độ che phủ cao; diện tích rừng sản xuất tương đối lớn, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: nguyên liệu giấy, gỗ, tre, mây song, dược liệu ; vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến như: chè, cam, sắn, ngô Ngoài ra, Con Cuông còn sở hữu một hệ thống các danh thắng tự nhiên độc đáo như thác, hang động, sông ngòi và di tích lịch sử văn hóa có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với sự tổng hợp được yếu tố thiên nhiên, và bản sắc phong phú. Đó là, Vườn Quốc gia Pù Mát có diện tích 91.113 ha trong đó thuộc địa giới Con Cuông là 64.979 ha, nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn một tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, quy tụ được nhiều hệ sinh thái lớn. Vườn Quốc gia Pù Mát là trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Miền Tây Nghệ An (được UNESCO công nhận năm 2011), đây là lợi thế rất lớn để xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, là thế mạnh kinh tế toàn vùng. Bên cạnh đó du khách đến với Con Cuông còn để khám phá những thắng cảnh tuyệt đẹp như thác Khe Kèm, đập Phà Lài, Khe nước Mọc, Sông Giăng và tìm hiểu về các loài sinh vật quý hiếm khác Đây là khu bảo tồn nguyên sinh hiếm có tại Việt Nam, với tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loài động thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam như Sao La, Sa mu dầu hàng trăm năm tuổi Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên ban tặng, Con Cuông còn có các di tích khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng như thành cổ Trà Lân trên địa bàn xã Bồng Khê, di tích cách mạng nhà cụ Vi Văn Khang đã được nhà nước cấp bằng công nhận xếp hạng di 46 tích lịch sử cách mạng và hệ thống hang động đẹp gắn với sử sách như hang Ốc, hang Nàng màn, suối Tả Bó, bia Ma Nhai Trong hành trình du lịch Con Cuông, du khách còn được trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao. Đó là phong tục cưới hỏi, lễ tết, trang phục và những làn điệu dân ca Thái được bà con quan tâm bảo tồn, gìn giữ Chính điều này đã thu hút được nhiều du khách và cũng là điều kiện để tạo nguồn thu, thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương. Phác thảo đôi nét về những lợi thế tự nhiên để thấy được Con Cuông đang hội tụ những điều kiện lý tưởng để trở thành một trong những trung tâm du lịch của miền Tây Nghệ An, cũng là cơ sở quan trọng quyết định phát triển theo định hướng đô thị sinh thái. Ngoài du lịch dịch vụ, trên lĩnh vực kinh tế khác, Con Cuông cũng hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển. Kinh tế nông nghiệp bước đầu hình thành một số vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến như chè, mía, sắn Về cây ăn quả, Con Cuông đang đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển cây cam, đảm bảo sản lượng nâng chất lượng đặc trưng cam Con Cuông Lĩnh vực Công nghiệp – xây dựng được định hướng đẩy mạnh phát triển các ngành có lợi thế, giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp gây ô nhiễm môi trường Việc duy trì các cơ sở chế biến nông lâm sản như chế biến chè công nghiệp, chế biến lâm sản đã có đảm bảo tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ cho nhân dân; các nhà máy Thủy điện Chi Khê, thủy điện Khe Thơi dự kiến cuối năm 2015 đưa vào vận hành hoạt động sẽ tăng nhịp độ kinh tế công nghiệp của huyện. Lĩnh vực văn hóa xã hội, Con Cuông cũng có bước phát triển rất nhanh và mạnh ngày càng khẳng định trung tâm vùng trên từng lĩnh vực. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam đưa vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong vùng; Trường Trung cấp nghề Tây Nam cũng đã sử dụng giai đoạn 1 trong quy hoạch tổng thể đã triển khai đào tạo bài bản đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo nghề cho người dân trong huyện và các huyện vùng Tây Nam Nghệ An. Trên cơ sở tầm ảnh hưởng của Con Cuông đối với sự phát triển chung của toàn vùng cũng như của tỉnh, ngày 21/10/2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4798/ QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng huyện Con Cuông thành Thị xã theo hướng đô thị sinh thái. Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2016-2020 xây dựng, phát triển huyện Con Cuông trở thành trung 47 tâm kinh tế, văn hoá vùng Tây Nam Nghệ An; hoàn thành cơ bản các tiêu chí đô thị loại 4, được công nhận là thị xã theo hướng đô thị sinh thái. Và giai đoạn 2021-2025: Con Cuông trở thành một đô thị sinh thái của tỉnh, là đô thị động lực của vùng Tây NamRõ ràng, đây là một mục tiêu rất cao, đòi hỏi phải thực sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Mục tiêu này đặt trong bối cảnh khó khăn khi kết thúc nhiệm kỳ 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện không đạt chỉ tiêu đề ra (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 4,53%, mục tiêu KH 16-17%), các mũi đột phá của huyện về hạ tầng, về công nghiệp, về chế biến nông lâm sản đều không đạt mục tiêu, kế hoạch. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu Con Cuông trong tương lai sẽ là Thị xã sinh thái, đô thị động lực vùng Tây Nam có ý nghĩa chiến lược để khai thác tối đa có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển, do vậy ngoài phát huy, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nội lực thì Con Cuông đang rất cần có sự quan tâm hơn nữa của tỉnh cũng như Trung ương trước hết hoàn thiện hệ thống hạ tầng quy hoạch thành lập Thị xã đang dở dang; tăng cường thu hút đầu tư vào những lĩnh vực mà huyện có lợi thế, với phương châm phát triển theo hướng bền vững. c, Ngoài ra, Tương Dương cũng là một trong 4 huyện nằm trong địa bàn quản lý của công ty, huyện Tương Dương là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An. Huyện có tổng số dân là 75.993 người, gồm 6 dân tộc chủ yếu là: Thái: 54.815 người; Mông: 3.083 người; Tàypoọng: 549 người; Ơđu: 604 người; Kinh: 7.805 người; Khơmú: 8.979 người; dân tộc khác: 158 người (số liệu năm 2006). Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở dọc quốc lộ 7A, đặc biệt là thị trấn Hòa Bình. Mật độ dân số trung bình là 27 người/km². Trình độ dân trí không cao. Huyện có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề ít. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất chưa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại ở các xã vùng sâu, vùng xa và một số xã vùng trên. Với các chương trình của chính phủ như: Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình 30a đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của Tương Dương trong những năm gần đây.100% số trẻ được đến trường. 100% trường học 48 được kiên cố hóa. Số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Hiện cả huyện có 2 trường THPT DTNT, 1 Trung tâm GDTX, 1 trường PTDTNT THCS, 2 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, 20 trường trung học cơ sở, 37 trường tiểu học, 18 trường mầm non. Cơ sở y tế được đầu tư, trạng bị lại. 100% số xã có trạm xá. 1 Bênh viện đa khoa với 50 giường bệnh. 1 Trung tâm Y tế. 3 cơ sở trạm xá đa khoa khu vực. Một số bệnh thường xảy ra là: tiêu chảy, kiết lị, phụ khoa, đau mắt hột, sốt rét và một số bệnh thông thường khác. d, Mảnh đất cuối cùng công ty quản lý là vùng đất Kỳ Sơn, là một trong 7 huyện của Nghệ An được xếp vào nhóm các huyện nghèo của cả nước. Là một trong 9 huyện khó khăn của cả nước, năm 2003, Kỳ Sơn còn 45% hộ thuộc diện nghèo đói. Người dân trong huyện vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đây cũng là lực cản không nhỏ đối với công cuộc đi lên của huyện. Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trên con đường phát triển, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kỳ Sơn đã phấn đấu không ngừng, đưa Kỳ Sơn không chỉ vững mạnh về an ninh - quốc phòng mà kinh tế - xã hội cũng có nhiều tiến bộ. 2.2 Giới thiệu khái quát về công ty 2.2.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An (hoặc Công ty Thủy lợi Tây Nam) tiền thân là Xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn được UBND tỉnh Nghệ An thành lập ngày 10/8/1987 tại Quyết định số: 174/QĐ-UBND. Được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An tại Quyết định số: 523/QĐ- UBND.NN ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Nghệ An. Thực hiện nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An thực hiện quản lý, vận hành và khai thác các công trình thuỷ lợi tại 4 huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An (gồm Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn), đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu dùng nước khác trên địa bàn 49 Hình 2. 2 Cổng vào Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An Hình 2. 3 Văn phòng Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An Hiện nay, Công ty trực tiếp quản lý, bảo vệ, vận hành và khai thác 108 công trình công trình thuỷ lợi gồm có: 17 hồ chứa, 8 trạm bơm điện tưới và 83 đập tràn phai tạm; Tham mưu tổ chức quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi. Ngoài ra Công ty còn thực hiện nhiệm vụ khảo sát thiết kế, thi công sửa chữa chống xuống cấp công trình thuỷ lợi. Tổ chức quản lý, thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn từ Ngân sách trung ương, hỗ trợ có mục tiêu. 2.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ Hiện nay, Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An với tổng số cán bộ nhân viên là 71 người (45 nam và 26 nữ), với 21 cán bộ có trình đại học trong đó Đại học thủy lợi 15 người; Cao đẳng, trung cấp 26 người và Công nhân kỹ thuật 24 người. Ban Lãnh đạo gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc công ty. Các phòng ban, đơn vị trực thuộc gồm: - 03 phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, phòng Tài chính kế toán. - 01 Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tại huyện Anh Sơn (Xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn) - 01 Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tại huyện Con Cuông (Xí nghiệp thủy lợi Con Cuông) 50 Bảng 2. 1: Tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ công ty TT Chuyên ngành đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Kỹ sư thủy lợi 20 28,1 2 Kỹ sư xây dựng 01 1,4 3 Cao đẳng; Trung cấp thủy lợi, xây dựng 26 36,6 4 Khác 24 33,8 Thực hiện nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Công ty thuỷ lợi Tây Nam Nghệ An thực hiện quản lý, vận hành và khai thác các công trình thuỷ lợi tại 4 huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An (gồm Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn), đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu dùng nước khác trên địa bàn, Hiện nay, Công ty trực tiếp quản lý, bảo vệ, vận hành và khai thác 108 công trình công trình thuỷ lợi gồm có: 17 hồ chứa, 8 trạm bơm điện tưới và 83 đập tràn phai tạm; Tham mưu tổ chức quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi. Hàng năm, Công ty phụ trách diện tích tưới cho trên 9.799,6 ha lúa và cây rau màu. Ngoài ra công ty còn thực hiện các nhiệm vụ như: - Thực hiện cơ chế hợp đồng đặt hàng, cung cấp dịch vụ tưới tiêu nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tưới nông nghiệp và phục vụ các nhu cầu dân sinh, kinh tế khác; nước thu thủy lợi phí được Nhà nước miễn theo quy định hiện hành. - Hàng năm lập kế hoạch sửa chữa, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_giai_phap_tang_nang_suat_lao_dong_tai_cong.pdf
Tài liệu liên quan