MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. MẤY ĐẶC ĐIỂM VỀVĂN HÓA ĐẢO PHÚ QUÝ.12
1.1. Vùng đất .12
1.1.1. Địa lý vùng đất .12
1.1.2. Lịch sửvùng đất .13
1.2. Con người .15
1.2.1. Cơcấu và mối quan hệgiữa các tộc người .15
1.2.2. Đời sống sinh hoạt, đặc điểm nghềnghiệp .23
1.2.3. Đời sống tinh thần .25
Chương 2. TÌNH HÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ.31
2.1. Tình hình tưliệu nghiên cứu .31
2.2. Cơcấu văn học dân gian đất đảo .38
2.2.1. Loại hình gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.43
2.2.2. Loại hình tựsựdân gian.48
2.2.3. Loại hình trữtình dân gian .52
2.2.4. Loại hình sân khấu dân gian.64
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ.71
3.1. Sựchuyển hóa của Văn học dân gian người Việt từlục địa khi đến
hải đảo dưới cấp độthểloại, tác phẩm .71
3.2. Đềtài .90
3.3. Mối quan hệgiữa nhân vật lịch sửvà tín ngưỡng .119
KẾTLUẬN.127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.131
242 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu khảo sát văn học dân gian Đảo Phú Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Minh đô hộ, Phan Đà sớm có
lòng yêu nước căm thù giặc nên lập một đội quân để đánh giặc. năm 1424, nghĩa
quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An lập đại bản doanh. Phan Đà đã đưa toàn bộ đội
quân của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và lập nhiều chiến công to lớn. Phan
Đà thu được của giặc một con ngựa trắng quý có biệt danh là “Thiên lý mã”. Từ đó
mỗi khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng, mặc áo giáp trụ trắng tung hoành giữa
trận mạc. Tên tuổi uy danh của ông lừng lẫy khắp nơi, nhân dân kính cẩn gọi ông là
thần Bạch Mã.
Như vậy, Bạch Mã Thái Giám là mỹ hiệu được tạo thành từ tâm thức lưỡng
tính, biểu thị sự vẹn toàn. Vị thần này không chỉ được người dân miền Nam Trung
Bộ tôn kính, mà còn được thờ phổ biến ở các đình, chùa Nam Bộ, chẳng hạn như ở
“Mỹ Tho – Tiền Giang” [71, tr.109]. Nhưng không hiểu vì lý do gì, mà truyền
thuyết về thần Thái Giám ở đảo Phú Quý lại là một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
Đó là một vị thần có xuất thân từ Trung Quốc, được nhân dân tin tưởng tận tâm cầu
bái, được thờ trang trọng trong lăng miếu riêng qua hình tượng Ngựa Trắng. Theo
chúng tôi, rất có thể đây là một sáng tạo từ sự giao thoa giữa văn hóa Việt và văn
hóa Trung Hoa, mà tâm thức nặng về thế hệ tiền nhân đến khẩn hoang có gốc gác từ
Trung Hoa.
Truyền thuyết về Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi (Long Hải), Bà Chúa Ngọc
(Hải Châu, Thương Hải):
Truyền thuyết của người Việt kể lại rằng: Ngày xưa, có hai vợ chồng già
không có con, sống ở căn nhà dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa để kiếm sống.
Nhưng lạ thay, mỗi khi dưa chín thì lại bị hái trộm. Hai ông bà để ý rình xem. Vào
một đêm trăng sáng, ông bà thấy một cô bé chừng mười ba, mười bốn tuổi đang rón
rén bước vào vườn dưa. Vì thương xót cô bé mồ côi, không nơi nương tựa nên ông
bà đã nhận cô làm con nuôi và rất mực thương yêu. Một hôm gặp cơn mưa lũ, ngoài
bờ biển sóng dâng cao, một cây gỗ Trầm hương ở đâu trôi lại, cô gái bỗng nhập
thân vào cây gỗ ấy, mặc cho sóng biển cuốn đi. Cây gỗ trôi mãi đến phương Bắc thì
dạt vào đất liền. Dân địa phương rủ nhau ra vớt nhưng gỗ nặng không sao nhích nổi.
Bấy giờ Hoàng tử phương Bắc đang tuổi kén vợ, nghe chuyện cây gỗ lạ liền tìm
đến. Khi vừa chạm tới cây gỗ thì cây theo tay lên ngay. Chàng liền mang về cung
điện. Vào những đêm trăng sáng, Hoàng tử thấy thân cây bước ra một người con gái
xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm tỏa ra ngào ngạt. Hoàng tử giữ chặt cô gái và cho
giấu cây gỗ đi. Đoạn chàng tâu với vua cha. Nhà vua cho bói thấy có điềm lành liền
cho Hoàng tử cưới cô gái làm vợ. Ở với nhau ít lâu, nàng sinh được hai người con.
Một hôm cô gái động lòng nhớ quê hương, cô tìm chỗ giấu cây gỗ Trầm hương rồi
nhập vào thân cây theo đường biển trở lại quê hương, nhưng cha mẹ cô đã mất. Cô
ở lại, lập đền thờ bố mẹ, cùng dân làng khai khẩn ruộng vườn làm cho quê hương
trở nên giàu có. Một ngày kia, nàng cùng hai con bay vụt lên trời. Nàng tiên tuy đã
về trời nhưng vẫn thường hiển linh cứu nhân độ thế. Dân chúng gần xa đều phục oai
linh bà.
Triều đình nhà Nguyễn phong bà làm “Hoằng huệ Phổ tế Linh cảm Diệu thông
Mặc tướng thượng đẳng thần” và nhiều lần ban tặng sắc phong. Những bản sắc
phong này hiện vẫn còn đang được lưu giữ rất kỹ ở Vạn An Thạnh. Từ xưa đến nay,
truyền thuyết về Thiên Y A Na được lưu truyền rộng rãi ở nhiều tỉnh duyên hải
miền Trung (chủ yếu là dựa vào bản kể của Phan Thanh Giản đã được chép lại vào
Đại Nam Nhất thống Chí) và cũng có rất nhiều dị bản khác nhau như: bản kể về Sự
tích gỗ Kỳ Nam (còn gọi là sự tích Hòn Chồng ở Khánh Hòa), truyền thuyết nàng
Mưjưk của người Chăm ở Ninh Thuận... Tuy nhiên về cơ bản, các bản kể này
không khác nhau về cốt truyện mà chỉ khác nhau ở một số tình tiết. Ở đảo Phú Quý,
người dân không thực sự biết nhiều về vị thần này, chỉ biết Thiên Y A Na (hay Bà
Chúa Ngọc) là một vị thần xứ sở của người Chăm thông qua sách vở. Hàng năm Bà
Thiên Y A Na được nhân dân đảo thờ phụng, cúng tế rất long trọng.
Truyền thuyết về Quan Thánh Đế:
Đức Quan Thánh là vị võ thánh nhân giáng thần, trợ uy, được đạo giáo tôn
thờ, được rất nhiều người ở nước ta sùng kính. Cũng như ở nhiều nơi trên đất liền,
nhân dân ở đảo Phú Quý cũng dành cho vị Thần này một sự tôn kính, một tình cảm
rất đặc biệt và dựng chùa để ngày đêm nhang đèn, cúng bái. Đền thờ Quan Thánh
Đế Quân (còn gọi là Chùa Mỹ Quang) tọa lạc tại Phú Mỹ - Ngũ Phụng. Tích xưa kể
rằng: Thánh Quan tên thật là Quan Vũ, hiệu Vân Trường (? - 219) nguyên là một võ
tướng tài giỏi, nổi tiếng trung nghĩa tuyệt vời của Lưu Bị nhà Thục Hán thời Tam
Quốc. Bộ ba Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đã cùng nhau uống rượu ăn thề, kết
nghĩa huynh đệ tại Đào hoa viên nguyện cùng nhau làm nên nghiệp lớn. Bằng tài
thao lược và lòng trí dũng quả cảm, Quan vũ đã góp công lớn trong việc khôi phục
cơ đồ nhà Thục. Vì Quan Vũ khinh địch nên đã bị giết: “Sau khi chết, đầu chôn ở
Lạc Dương, Hà Nam, mình chôn ở núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, tỉnh Hồ Bắc.
Người đương thời cảm về đức nghĩa, hàng năm thờ cúng ông. Năm Vạn Lịch 33
(1605) nhà Minh gia phong là “Tam giới phục ma Đại Đế thần uy viễn Chấn Thiên
Tôn Quan Thánh đế” [87, tr.1165 ].
Quan Thánh là một vị thần được cả Phật giáo, Đạo giáo phụng thờ. “Thời nhà
Đường (617 – 907) tín ngưỡng về Quan Công dần dần lưu hành trong dân gian.
Đến đời Tống (960 – 1279), thời của chiến tranh loạn lạc triền miên, bọn thống trị
cũng cần có thần tượng để sùng bái, ra sức đề cao và thần thánh hóa hình tượng
trung quân báo quốc, khẳng khái trượng nghĩa, anh hùng thiện chiến của Quan
Công để đề cao quốc uy. Về sau các triều đều gia phong thụy hiệu cho Quan
Công… và ông đã trở thành một vị thần hộ pháp của Phật Giáo” [87, tr.1166].
Trong thời gian bôn ba trên hải đảo, khi tinh thần bị sa sút, mệt mỏi, Vua Gia Long
Nguyễn Ánh đã cầu nguyện Quan Thánh phò hộ. Nhờ sự trợ lực về tinh thần của
Quan Thánh, Nguyễn Ánh thoát nạn, cũng vì thế sau này các vua triều Nguyễn đã
phong cho Ngài phẩm tước “Thượng đẳng Thần”, “Quan Thánh đế quân hộ quốc tý
dân hiển hữu công đức chi thần trứ tặng Dực bảo Trung hưng Đế quân tôn thần”,
nhân dân ở đảo vẫn hay ca tụng rằng:
“Yên bang do chính khí, một chút lòng trung phò xã tắc
Giúp nước bởi lòng trung, ngàn năm nghĩa khí cứu càn khôn”.
Truyền thuyết về thần Trấn Bắc:
Trên đảo Hòn Tranh, có một ngôi Miếu thờ thần Trấn Bắc Bùi Quận công.
Theo lời kể của người dân địa phương, Bùi Quận Công là một vị tướng nhà
Nguyễn, đã có công liều mình chặn bước tiến của quân Tây Sơn để vua Gia Long
thoát nạn. Vua cùng đoàn tuỳ tùng lưu lạc đến hòn đảo nhỏ, xưa gọi là đảo Cổ
Long. Sau đó, Vua phát hiện ra xác của người trung thần đã xả thân cứu mình cũng
trôi ra đảo. Vua Gia Long đã cho lập miếu thờ. Sau các vua nhà Nguyễn phong tặng
tước Thượng đẳng Thần: “Bắc quân Đô đốc Chưởng phủ sự tặng Thái bảo Trấn phủ
quân chi thần nguyên tặng Khuông quốc Tĩnh biên Thọ đức Mậu công Liệt huy
thượng đẳng thần gia tặng Dực bảo Trung hưng Trác vĩ chi thần”. Đó là các sắc ban
vào ngày 29 tháng 11 năn Tự Đức thứ 5 (1852), ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ
33 (1880), ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887), ngày 25 tháng 7 năm
Khải Định thứ 9 (1925).
Truyền thuyết về Bà Giàng đánh giặc Tàu Ô:
Thuở xưa, khi giặc Tàu Ô đến xâm chiếm đảo, chúng mang theo 21 chiếc tàu.
Giặc sắp cập đảo mà dân làng vẫn chưa hay. May nhờ được thần linh mách bảo nên
mọi người mới biết và ra sức chuẩn bị phòng thủ. Chúa đảo thông báo ai đuổi giặc
thì sẽ được trọng thưởng. Lúc ấy, ở một doi đá đầu xã Ngũ Phụng, có một người
đàn bà nghèo tên gọi Văn Giàng quen sống nghề cua ốc. Khi hay giặc đến bà vẫn
thản nhiên coi như không có việc gì. Khi chúa hỏi bà đáp: “Nó ở đó, chớ nó đâu”,
rồi bà lại tiếp tục mò cua bắt ốc để mưu sinh. Đêm đến, chờ cho nước thuỷ triều lên,
bà lấy trái nổi ngoài biển cho phân bò vào đốt thả trôi ra phía tàu giặc. Giặc bị bất
ngờ tấn công trở tay không kịp, đoàn tàu bị cháy trụi. Quân giặc phải rút lui, nhân
dân nhờ đó mà được sống trong cảnh an bình. Sau để tưởng nhớ công lao, nhân dân
đã tôn làm thần và lập miếu thờ Bà Giàng (ở ấp Hải Châu, xã Ngũ Phụng). Mỏm đá
nơi bà ở xưa kia được đặt là mũi Giàng, nơi đó nhân dân cũng lập một am nhỏ dựa
lưng vào vách đá để thờ phụng.
Một tích khác kể rằng: ngày xưa, khi giặc Tàu Ô kéo quân gồm 21 chiến
thuyền qua cướp đảo. Các vị thần linh trên đảo đã họp mặt nhau lại và cùng ngồi
bàn bạc. Bà Giàng thì đòi đánh, còn Ông Đụn thì lại can: “Thôi, ta hơi đâu mà lo sự
đó, ta cứ lo phần cơm rau ta ăn là đủ”. Khi nghe những lời này, có một vị thần tức
quá (Thầy Chúa), phát diện một làn sóng đi ra. Chiếc tàu chúa của giặc bị bốc cháy,
20 chiếc thuyền còn lại hoảng hốt bỏ chạy. Về sau, nhân dân nhớ ơn nghĩa Bà
Giàng có công bàn bạc cứu dân độ thế nên lập miếu thờ.
Liên quan đến tên gọi Bà Giàng (Bà Giàn), dân gian xứ Huế còn lưu truyền
câu hát:
“Hai mươi làm tốt
Hai mốt xỏ tai
Hăm hai đeo hoa
Hăm ba tế Giàng”
Đó là những câu hát mô tả lại nghi thức tiến trình lễ tế Thai Dương Phu Nhân
ở làng Thai Dương, xã Thuận An, huyện Phú Vang. Sự tích về bà được kể như sau:
“Tục truyền bà Giàng là người nước Chiêm, nhà chỉ có hai anh em và bà là em gái.
thuở nhỏ sống bơ vơ nghèo khổ, nương náu để sống qua ngày. Vì một việc tức giận,
cãi nhau với anh, nên người anh cầm dao khía vào gáy em bị thương. Anh em bèn
mỗi người mỗi ngả…sau bà ngẫu nhiên gặp lại anh kết làm vợ chồng, tình nghĩa rất
đằm thắm. Vợ chồng ở với nhau ít lâu thì bà có thai mà vẫn vô tình không ngờ là
anh em. Một hôm chồng thấy gáy bà có vết sẹo và hỏi duyên cớ… chồng nghe xong
biết hai người là anh em ruột. Sau đó người chồng vượt biển bỏ đi. Bà ở bên bãi cát
ngày đêm nhớ chồng, buồn tủi mà khóc rồi hóa đá. Có người chài ở bờ bể đánh cá ở
đó, đêm nằm gối lên khối đá mà ngủ, nằm mộng thấy một người đàn bà có mang lấy
tay lay đầu người đánh cá mà bảo: “chớ phạm đến cái thai của ta”. Người đánh cá
tỉnh dậy, rất lấy làm sửng sốt mới khấn rằng: “Thần có thiêng xin đêm nay phù hộ
cho tôi đánh được nhiều cá”. Rồi quả nhiên được đúng như lới cầu xin. Từ đó
phường chài rủ nhau lập đền thờ. Hàng năm làm lễ tế thần” [1, tr.90].
Về truyện kể dân gian Thai Dương Phu nhân, chúng tôi thấy bản kể này có
những tình tiết, sự việc, motif rất giống với kiểu truyện “Đá vọng phu” trong kho
tàng văn học cổ Việt Nam như : truyện về nàng Tô Thị bồng con hóa đá trông
chồng trên núi Kỳ Lừa, tỉnh Lạng Sơn được ghi chép lại trong Lĩnh Nam Chích
Quái, truyện nàng chinh phụ bế con đứng trông chồng trên núi Nhọ, tỉnh Thanh
Hóa, truyện người vợ thủy chung bế con đợi chồng đi tìm trầm mãi vẫn không về,
để rồi hóa đá, biến thành núi Mẹ bồng con (nằm giữa ranh giới hai tỉnh Phú Yên,
Khánh Hòa).
Đối chiếu hai mẩu truyền thuyết về Bà Giàng và Thai Dương Phu Nhân,
chúng ta có thể tìm ra những nét tương đồng, đó là về tên gọi bà Giàng và motif
thờ đá linh. Ngoài ra, theo Gs.Trần Quốc Vượng: “khắp từ Quảng Bình Quảng Trị
đến Nha Trang – Khánh Hòa, ở các cảng thị miền Trung đều có tháp thờ Bà Mẹ xứ
sở Chăm Thiên Y A Na, nói tắt là đền bà Giàng” [93, tr. 453]. Như vậy, theo sự suy
đoán của chúng tôi, ở đây dường như có một mối liên hệ hết sức đặc biệt giữa thân
thế của cả 3 vị nữ thần này. Và rất có thể, tín ngưỡng thờ bà Giàng của ngưới dân
đảo Phú Quý cũng bắt nguồn từ câu chuyện dân gian về Thai Dương Phu Nhân của
người Huế. Như vậy, bà Giàng (Phú Quý), bà Giàng (Huế), và bà Giàng (Mẹ xứ sở
Chăm) chỉ là một, nhưng ở mỗi vùng khác nhau, người ta lại xây dựng sáng tạo nên
những câu truyện kể dân gian khác nhau mà thôi. Điều này giải thích cho việc: tại
sao bà Giàng chỉ là một người đàn bà nghèo, yếu đuối, sống hiu quạnh nơi hang đá,
lại phải nhận lãnh một sứ mạng hết sức nặng nề – đó là đánh đuổi giặc Tàu Ô?
Trong khi đáng lẽ ra đấy là việc dành cho đàn ông sức dài vai rộng. Phải chăng vì
bà Giàng là hiện thân của thần linh nên có một năng lực thần thánh tiềm ẩn nào đó?
Ngày nay, nhân dân không còn làm lễ cúng riêng cho Bà Giàng. Mỗi khi đến
ngày tế xuân thu, thì mời Bà về dự qua bài Văn tế chư linh thần của mỗi làng:
“Thượng nguyên tiên quan, Trung nguyên địa quan, Hạ nguyên thuỷ quan.
…Cổ lai chư vị dương thần
…Bà Dương (Giàng) chi thần
…Rằng thần: Như trời đất chứa đầy linh khí
Như nhật nguyệt chiếu rạng tinh anh
Nhìn chẳng thấy, động chẳng nghe, lồng lộng bấy trời cao rộng lớn.
Cầu thời ứng, khấn thời về, bát ngát thay đức trạch vô cùng.
Giúp nước cứu dân ra ơn che chở…”
Lần theo dấu vết lịch sử, được biết vào khoảng thế kỷ XVIII, dọc theo các tỉnh
duyên hải miền Trung thường xuất hiện cướp biển quấy nhiễu, bọn chúng đi trên
những chiếc tàu màu đen nên gọi là Tàu Ô. Trong bài Vè Tàu Ô cướp thuyền ở cửa
Thuận (Thuận An, Thừa Thiên Huế) [6, tr.204] có đoạn miêu tả về sự kiện này:
“Rằng năm Quý Dậu tháng tư (1873)
Đều vâng Hoàng thượng thánh từ sắc ban
Mười hai giá ngự Thuận An
Triều đình văn võ quân quan hộ tùng
…Ai ngờ một phút tự nhiên
…Gần vời nghe tiếng súng ra đùng đùng
Tàu Ô hai chiếc buồm giăng
Đều buông tiếng súng gẫm cùng to gan
…Tung hoành mố bậy xí lô
Đứa đâm, đứa chém, đứa xô xuống tàu”.
“Căn cứ vào báo cáo ngày 29 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 14 (1833) của
Lý trưởng 11 thôn ở đảo Phú Quý có nhắc đến việc tháng 12 năm Đinh Tỵ (1797),
nhân dân trên đảo đã đánh nhau với giặc Tàu Ô, tháng 11 năm Minh Mạng 11
(1830) đánh nhau với giặc Đồ Bà (Java). Và trong báo cáo ngày 10 tháng 9 năm
Minh Mạng thứ 14 (1833), Lý trưởng thôn Thới An trình về việc ngày ngày 9 tháng
7 năm 1833, 23 chiếc thuyền của giặc Đồ Bà xuất hiện gần bờ và bắn chết 32 người
dân trên đảo” [72, tr.11]. Như vậy, một lần nữa chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ
giữa nhân vật, sự kiện được kể trong truyền thuyết với hiện thực cuộc sống. Bà
Giàng – nhân vật của truyền thuyết - chính là đại diện tiêu biểu cho tấm lòng yêu
quê hương sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì bình an cho mọi người. Đó cũng chính là
phẩm chất chung của quần chúng lao động trên mảnh đất Phú Quý thương yêu.
Truyền thuyết về thần Nam Hải:
Ngư dân ven biển từ lâu vẫn truyền tụng về sự tích cá Ông như sau: “Quan
Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát rất nhân từ, chuyên cứu khổ cứu nạn cho chúng
sinh. Người thường hoá thành Ông Nam Hải để đi tuần du ngoài biển. Một hôm, từ
trên tòa sen Bồ Tát nhìn thấy cảnh giông bão ở biển khơi đã nhấn chìm bao thuyền
bè và sinh linh các ngư dân hiền lành ngày ngày vẫn ra khơi kiếm sống. Trước cảnh
đó, Bồ Tát liền cởi chiếc pháp y, xé tan ra từng mảnh ném xuống biển và hoá phép
chúng thành những con cá Voi sai đi cứu ngư dân bị nạn. Sau đó, để tăng thêm sức
mạnh cho chúng, Bồ Tát lại mượn bộ xương của voi trên rừng cho cá Voi, khiến
cho chúng vừa to lớn vừa có sức mạnh” [78, tr.374].
Người dân ở Phú Quý cũng có những câu chuyện lưu truyền về sự linh thiêng
của Thần Nam Hải, được đúc kết dưới dạng những truyền thuyết, những câu thơ,
bài hát điệu hò dân gian:
“Thuở sinh tiền là dũng tướng ở biển Bắc phò nguy cứu hiển
Lúc thác đi trở thành thần về phương Nam hộ xứ giúp dân”.
“Nam Hải ra oai phù hộ nơi sông biển
Lúc thác về mộ vẫn gia ân giúp đỡ ngư dân”.
Dẫu chúng ta biết rằng, những sự tích ấy ít nhiều đã khoác lên mình chiếc áo
kỳ ảo của không gian huyền thoại, nhưng với ngư dân ở đây thì họ tin tưởng tuyệt
đối, và điều diệu kỳ ấy “đúng như một chân lý”. Bởi vì hơn ai hết, họ là những
người đã từng cận kề cái chết trong cơn thập tử nhất sinh, đã từng bị vùi dập trong
cơn cuồng phong giận dữ của biển cả. Và cũng chính từ cõi chết ấy, họ đã tận mắt
chứng kiến sự hiển linh phò trợ của Thần Nam Hải “Nam Hải dương oai phò hà
hải”, để rồi lại trở về bình yên đoàn tụ với gia đình bè bạn. Trong những lúc nguy
nan, ngư dân thường khấn vái rằng: “phục vận Nam Hải sanh thần linh thiêng hiển
hích cứu độ chúng dân tai qua nạn khỏi…”. (Thập nhị đại nguyên) Khi đó Thần sẽ
linh ứng xuất hiện, tựa thân vào mình thuyền và dìu vô bờ xuôi theo chiều gió. Thật
ra, như chúng ta đã biết, theo khoa học thì cá Ông (cá Voi) là một động vật biển thở
bằng phổi, nên thường ngoi lên mặt nước để thở. Những lúc sóng to gió lớn cá Ông
thường tìm những vật lớn để nương tựa vào nhau tránh bị sóng vùi gió dập, cùng
nhau thoát qua cơn hiểm nghèo. Dựa vào hình dáng, màu sắc, đặc tính của từng loại
cá Voi mà nhân dân đặt cho nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: Ông Lớn là
chỉ loại cá Voi thật lớn, cá nhỏ thì gọi là Ông Cậu, Ông Đăng thì ở hai bên mang có
vệt dạ quang, bề ngang to bằng 2 ngón tay, Ông Chuông thì khi phun nước lên tạo
thành những làn khói trắng, có tiếng reo vang xa như tiếng chuông, Ông Kềm thì đi
sát thuyền làm thuyền không bị lật, Ông Hố thì khi thuyền bị lủng thường đi bám
sát vô để chắn nước, Ông Máng có lưng khuyết sâu xuống để đưa người bị rớt…
Đặc biệt dân gian còn truyền tụng khi xưa vua Gia Long đang còn bị quân Tây
Sơn rượt đuổi, có lần gặp bão lớn ngoài khơi, thuyền có nguy cơ bị đắm. Trong lúc
nguy nan phải cầu trời khấn Phật sao cho biển xa sóng lặng gió êm, tránh khỏi tai
nạn bất trắc, đem về thông suốt điều lành, thì bỗng nhiên có con cá Voi tới cứu, đưa
thuyền vào bờ an toàn. Sau này, khi đã thắng Tây Sơn, nhớ ơn cá Voi đã cứu mạng,
vua ban tặng sắc phong cá Voi với số lượng tương đối nhiều, nội dung sắc thần chủ
yếu ban tặng là “Nam Hải Cự tộc Ngọc lân” và sức cho các nơi lập đền thờ chẳng
hạn như: sắc ban vào ngày 29 tháng 11 của Tự Đức năm thứ 5 (1852), sắc ban ngày
24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (1880), sắc ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2
(1887), sắc ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1925). Những sắc thần này đều
viết trên giấy Kim tiên màu vàng cứng, trang trí hoa văn rồng, mây làm nền và đều
đóng dấu “Sắc mạng Chi bảo” và được lưu giữ cẩn thận ở Vạn An Thạnh:
“Cứu người chết đuối danh bốn biển
Lấy đức phò nguy ở ba thôn”.
Bằng cách khai thác nhiều hệ đề tài khác nhau, văn học dân gian đảo Phú Quý
đã phần nào tái hiện một cách sinh động, chân thực mọi mặt cuộc sống. Thể hiện cái
tâm thức luôn muốn gắn bó, hòa giao với cộng đồng, muốn nói lên tiếng nói của
cộng đồng, phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lao động xưa,
phản ánh những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật, mà đôi khi vì vô tâm
mà người ta không lưu ý tới. Thể hiện tấm lòng yêu tha thiết với quê hương xứ sở
qua các lời thơ lời ca ngọt ngào ấm áp tình người. Tập trung vào một số thể loại văn
học “sở trường”, các nghệ sĩ dân gian đã gửi gắm cả tâm hồn, tính cách, nếp cảm
nếp nghĩ của con người xứ đảo vào từng câu truyện kể, từng lời thơ điệu hát. Để từ
đó chứng tỏ một sức sống văn hóa mãnh liệt tồn tại độc lập và phát triển song song
cùng với nền văn hóa dân tộc, dù phải trải qua nhiều trở ngại khó khăn, nhiều bước
thăng trầm của lịch sử và thời gian.
3.3. Mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử và tín ngưỡng:
Văn học dân gian đảo Phú Quý không chỉ đa dạng về thể tài, mà còn khắc
họa khá rõ nét mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử và tín ngưỡng, được thể hiện
qua những câu chuyện truyền thuyết, ca dao dân ca. Trong đời sống văn hóa cộng
đồng của người Việt, tín ngưỡng được hiểu như là “một khái niệm dùng để chỉ
những hình thức sơ khai của tôn giáo, hay còn gọi là tôn giáo nguyên thủy” [95,
tr.53]. Ở đây, chúng ta cần hiểu thuật ngữ tín ngưỡng là để chỉ những trạng thái tâm
lý đặc biệt của con người (cá nhân hoặc cộng đồng) bao gồm: sự tôn thờ, thành kính
và sợ hãi đối với những đối tượng đã được thần thánh hóa, chứ chưa nâng thành tôn
giáo. Bởi tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đối với tâm thức con người, về cả
không gian lẫn thời gian, còn tín ngưỡng thường gắn với đời sống trần tục thông
qua tiềm thức của cá nhân và phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ mang tính địa phương
nhỏ hẹp, gắn liền với văn hóa dân gian.
Từ xa xưa, người Việt đã có tín ngưỡng sùng bái con người: “trong con người
có cái vật chất và cái tinh thần, cái tinh thần trừu tượng khó nắm bắt nên người xưa
đã thần thánh hóa nó thành khái niệm linh hồn, và linh hồn trở thành đầu mối của
tín ngưỡng” [76, tr.136- 137]. Cho nên ở bất kì nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S
này, chúng ta đều có thể bắt gặp các hình thức tín ngưỡng như: thờ cúng tổ tiên, thờ
mẫu, thờ thần làng… Tín ngưỡng thờ thần bắt nguồn từ hai nguyên do: môi trường
sống và tâm lý của con người. Trong điều kiện sống đơn sơ, khó khăn “con người
trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên đầy hăm dọa và một cuộc sống bấp bênh với
những tai ương đủ loại: định mệnh, ốm đau, thiên tai, hạn hán… Những vấn đề đó
tác động trực tiếp đến cùng con người trong cộng đồng hàng ngày hàng giờ, tạo
nên trong họ nỗi lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Và nhu cầu cần một sự che chở, một
chỗ dựa tinh thần cho đời sống thường nhật được đặt ra” [78, tr.564].
Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người Việt còn có một loại niềm tin thánh hóa
dành cho các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc. Đó có thể là
những anh hùng nhân dân, “những vị thống soái kết tinh ý chí, trí tuệ của dân tộc
trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước” [82, tr.59], những danh nhân văn hóa, những
vị quan nổi tiếng có đức có tài kinh luân thao lược… theo sự cảm nhận , đánh giá
của nhân dân và được nhân dân ngợi ca, tôn thờ. Trong tâm thức của đại đa số quần
chúng lao động, những ai biết hi sinh thân mình cho nghiệp lớn, phục vụ cho lợi ích
của nhân dân, đất nước đều xứng đng được tôn vinh, nhưng không phải ai cũng
được nhân dân tôn làm thần và lập đình miếu thờ phụng, chẳng hạn như trường hợp
của Vua Gia Long Nguyễn Ánh.
“Do sự chi phối của thời đại, triều đại và thời cuộc…nên khi đánh giá về nhân
vật lịch sử này, từ lâu là đề tài tranh luận, có nhiều ý kiến trái ngược nhau” [3,
tr.11]. Bàn về vấn đề này, chúng tôi xin trích lược một số ý kiến, nhận xét về Vua
Gia Long như sau: “Sách Sử Ký Đại Nam Việt thừa nhận tài thao lược, can đảm
của Nguyễn Ánh trong trận phản công của Tây Sơn năm 1777: trong trận này ông
Nguyễn Ánh đã làm tướng rất khôn ngoan và can đảm lắm. Vì cũng đánh như lính,
dầu xung quanh người chết, song ông ấy chẳng nao. Khi tàn trận thấy ông ấy
những máu dầm dề cả mình, mà chẳng bị vết tích gì, thì ai cũng đều kể là phép lạ”
[3, tr.14]. Nhà du hành người Anh John Barrow đến Việt Nam vào thời điểm 1792 -
1793 có ghi nhận về con người Nguyễn Ánh:“Ở đây dân chúng sùng phụng Nguyễn
Ánh như một võ sĩ tuyệt đài… tính tình vui vẻ khoan hòa với tướng sĩ dưới trướng”
[3, tr.12]. Giáo sĩ Le Labousse nhận xét: “Tài năng của Nguyễn Vương không thua
gì tâm địa. Ngài nhớ rằng mình là phụ mẫu của thần dân chứ không phải là bạo
chúa. Ngài luôn được lòng dân…Ngài nhớ ơn, khoan hồng, tế nhị về vấn đề danh
dự, giữ được vẻ hiên ngang khi gặp vận tới, chịu đựng ác vận với thái độ can
đảm…” [3, tr.16]. Tuy cơ nghiệp nhà Nguyễn nhờ vũ công mà lấy được, nhưng
những gì mà Vua Gia Long đã làm được cho chúng dân, cho đất nước là không thể
phủ nhận. Và vì thế, bằng sự phân giải công minh của trí tuệ dân gian, ở một chừng
mực nào đó, nhân dân vẫn dành cho Gia Long Nguyễn Ánh những lời ngợi ca về tài
năng và công đức của ngài. Truyền thuyết về Vua Gia Long ở đảo Phú Quý, trong
thời gian ẩn lánh sự truy sát của Tây Sơn, là một bằng chứng khá thuyết phục cho
những gì chúng tôi đã phân tích, dẫn giải ở trên. Trong tâm tưởng của người dân xứ
đảo, Gia Long Nguyễn Ánh không phải là thần, mà chỉ là một nhân vật lịch sử có
chân mệnh đế vương, có tấm lòng thuần phát, thương yêu con người, và Ngài luôn
nhận được sự phù trợ của các bậc thần linh. Dù đang lâm vào hoàn cảnh khốn đốn,
tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng Gia Long vẫn chỉ giúp người dân biết chỗ
có mạch nước ngầm để đào giếng lấy nước, hay bày cách cho các Phật tử ở chùa
Linh Quang xoay hướng cổng Đại Môn để đạo pháp ngày càng hưng thịnh, sáng rỡ.
Một truyền thuyết khác được lưu truyền trên đảo, cũng cho thấy mối liên hệ
gắn bó giữa những nhân vật lịch sử với tín ngưỡng dân gian, đó là truyền thuyết về
Thần Trấn Bắc. Nhưng trước khi đi vào tìm hiểu về mối tương giao này, chúng tôi
xin trình bày về một vấn đề khác, liên quan đến tính xác thực của truyền thuyết với
lịch sử, vì truyền thuyết Thần Trấn Bắc có đụng chạm đến nhân vật lịch sử Thế tổ
Cao Hoàng đế Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long). Theo lời kể dân gian, vị nhân thần -
người tùy tướng kiên trung, quả cảm hi sinh cứu Chúa có tên là Bùi Huy Ích. Để
kiểm chứng, chúng tôi đã tìm lục trong các sách sử triều Nguyễn để tìm hiểu xem vị
thần Bùi Quận công này là ai? Và kết quả là tất cả các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm
được đều không cho thấy bất cứ một bằng chứng nào về sự hiện diện của vị tướng
này. Không biết là căn cứ vào đâu mà người dân ở đây khẳng định vị thần ấy tên là
Bùi Huy Ích, mà lại là tùy tướng của Nguyễn Ánh. Trong “Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam” [74] có ghi: “Bùi Tá Hán là võ tướng đời Hậu Lê không rõ năm sinh
năm mất, quê ở Hoan Châu - Nghệ An (nay thuộc Nghệ Tĩnh).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN009.pdf