Luận văn Bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tính phí chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 5

 

Chương I - Cơ sở khoa học của việc xác định phí môi trường chất thải rắn y tế nguy hại 8

 

I. Nhận thức chung về chất thải 8

1. Khái niệm chung về chất thải 8

2. Chất thải nguy hại 8

3. Chất thải y tế nguy hại 9

3.1. Chất thải y tế 9

3.2. Chất thải rắn y tế nguy hại 9

3.3. Phân loại và xác định chất thải y tế 9

3.3.1. Phân loại chất thải y tế 9

3.3.2. Xác định chất thải y tế 9

II. Tác động đối với môi trường của chất thải rắn y tế nguy hại 12

v Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 12

v Ảnh hưởng đến hệ sinh thái 13

v Ảnh hưởng tới hoạt động xã hội 13

III. Sự cần thiết phải áp dụng chương trình tính phí ô nhiễm 14

IV. Xây dựng mô hình tính phí bảo vệ môi trường chất thải rắn y tế

nguy hại 15

1. Khái niệm phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm 15

2. Nguyên tắc xây dựng phí bảo vệ môi trường 15

2.1. Nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" 15

2.2. Nguyên tắc "Người hưởng thụ phải trả tiền" 17

3. Phương pháp xác định phí bảo vệ môi trường chất thải rắn y tế

nguy hại 18

3.1. Mục tiêu của phí môi trường 18

3.2. Cơ sở tính phí 18

3.3. Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường 18

3.4. Cách tính phí môi trường 21

3.4.1. Cách tính phí dựa vào lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường 22

3.4.2. Đề xuất cơ sở khoa học tính toán chi phí xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 23

3.4.3. Phương pháp xác định suất phí 24

V. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường 25

 

Chương II - Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội 28

 

I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thành phố

Hà Nội 28

1. Vị trí địa lý 28

2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 28

2.1. Điều kiện tự nhiên 28

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 28

II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội 30

1. Tổng quan chung từ các loại chất thải bệnh viện 30

2. Nguồn thải các loại phế thải bệnh viện 31

3. Hiện trạng phát thải chất thải rắn y tế nguy hại của thành phố Hà Nội 32

4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của thành phố Hà Nội 35

4.1. Quản lý bằng công cụ luật pháp 35

4.2. Quản lý hành chính 37

4.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hà Nội 40

5. Ảnh hưởng của chất thải y tế nguy hại đến môi trường 44

5.1. Ảnh hưởng dịch tễ học của chất thải bệnh viện 44

5.2. Ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới hoạt động xã hội 45

 

Chương III - Tính phí xử lý, những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm chất thải rắn y tế nguy hại 46

 

I. Công nghệ đốt rác để xử lý chất thải rắn bệnh viện 46

II. Xây dựng mô hình tổng chi phí để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 47

1. Xác định chi phí cố định trung bình AFC 49

2. Xác định chi phí biến đổi trung bình AVC 51

2.1. Chi phí thu gom, 51

2.2. Chi phí vận chuyển 52

2.3. Chi phí xử lý 54

3. Xác định chi phí môi trường 55

A. Tác động đến môi trường không khí và mức ồn 61

A.1. Tác động môi trường không khí 61

A.2. Tác động bởi mức ồn 63

 

B. Tác động tới môi trường nước 65

B.1. Tác động đến môi trường nước mặt 66

B.2. Tác động đến môi trường nước ngầm 67

C. Tác động đến môi trường đất 67

3.1. Chi phí khám chữa bệnh của dân cư xung quanh khu vực lò đốt 70

3.2.Chi phí do mùa màng bị tổn thất 72

3.3. Chi phí do các ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - văn hoá - xã hội 73

III. Xác định các lợi ích của việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 74

1. Doanh thu của việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 74

2. Bước đầu xác định các lợi ích môi trường của việc xử lý chất thải y tế nguy hại 75

2.1. Các lợi ích về môi trường 75

2.2. Các lợi ích về sức khoẻ cộng đồng 75

IV. Những kiến nghị và giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do

chất thải rắn y tế nguy hại 77

1. Những kiến nghị 77

1.1. Thực hiện công tác quản lý 78

1.2. Đầu tư xây dựng hệ thống lọc thải tại Xưởng đốt chất thải bệnh viện

tập trung 79

1.3. Các cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội và của Nhà nước 79

2. Một số giải pháp thực hiện 81

2.1. Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế 81

2.2. Giải pháp kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát 82

2.3. Giải pháp giáo dục tuyên truyền 82

 

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học của việc tính phí chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cấp dưới Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Quy chế loại bỏ phế thải Đề xuất loại bỏ phế thải Phế thải Nguồn tạo phế thải (Nguồn: áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia - 1999). - Bộ Khoa học Công nghệ & môi trường (MOSTE): là cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng và trình Chính phủ các văn bản pháp luật, chính sách về môi trường. Hướng dẫn, kiểm tra các ngành địa phương… trong công tác bảo vệ môi trường. - Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư : là những bộ, ngành có liên quan, phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường để quản lý Nhà nước về môi trường. - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: là cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò lớn nhất trong công tác quản lý môi trường của thành phố. Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật môi trường. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật môi trường của thành phố. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở đang hoạt động. Quyền thẩm định được giao cho cơ quan quản lý Nhà nước là Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Hà Nội. Phối hợp với cơ quan trung ương trong các hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường của thành phố. Tiếp nhận giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Uỷ Ban Nhân Dân thành phố chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường thành phố. - Uỷ ban nhân dân các cấp cơ sở: Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý môi trường tại cơ sở. Uỷ ban nhân dân các Quận chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn các Quận. Xử lý các vi phạm, những vướng mắc, khó khăn của các phường trong công tác bảo vệ môi trường. Uỷ ban nhân dân các Huyện điều hành sự hoạt động của các Xí nghiệp môi trường đô thị Huyện. - Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Hà Nội: ngày 05/05/1994 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có Quyết định số 764/QĐ- UB thành lập Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường. Sở gồm các đơn vị trực thuộc là: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Trung tâm nghiên cứu vi sinh; Trung tâm điều tra cơ bản; Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao công nghệ; Các phòng quản lý Nhà nước và nghiệp vụ trong đó có Phòng quản lý môi trường. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng quản lý môi trường: + Tham gia các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá của thành phố. + Soạn thảo các quy định các văn bản luật lệ môi trường của thành phố tuân theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật của Bộ MOSTE, các Bộ, các ngành có liên quan. + Kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn Thành phố. + Quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ lên Bộ MOSTE, Chính phủ về hiện trạng môi trường thành phố. + Thẩm định về môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. + Tổ chức và triển khai các dự án,các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trường. + Tổ chức giáo dục nâng cao dân trí về môi trường. Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường nói chung hay Phòng quản lý môi trường nói riêng có chức năng quản lý Nhà nước về chất thải ở các đơn vị môi trường, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các khu dân cư trên địa bàn thành phố. - Sở Giao thông Công chính Hà Nội và một số Sở liên quan như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính- Vật giá…Sở Giao thông Công chính là cơ quan trực tiếp tham gia quản lý rác thải của thành phố. Sở Giao thông Công chính uỷ nhiệm cho Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải và giao cho Công ty môi trường đô thị Hà Nội ký hợp đồng bao thầu đối với đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc tổ chức đấu thầu khi có đủ điều kiện. Sở Giao thông Công chính đóng vai trò chủ quản, kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường soạn thảo, hướng dẫn các quy trình công nghệ chuyên ngành vệ sinh môi trường. Tham mưu với UBND thành phố về tiền dịch vụ vệ sinh hợp lý cho từng thời kỳ. Kiểm tra, đôn đốc UBND các Quận, Huyện trong việc thực hiện thí điểm công tác xã hội hoá. - Sở Kế hoạch & Đầu tư tạo môi trường tốt, khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư tham gia giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường. Sở Tài chính- Vật giá xây dựng các chế độ chính sách về tài chính và hướng dẫn thực hiện áp dụng cho công tác bảo vệ môi trường. - Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO): thuộc Sở Giao thông Công chính Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp công ích hoạt động theo Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Mô hình Công ty Môi trường Đô thị là một tổ chức quản lý thống nhất, có đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực quản lý, đội ngũ công nhân viên chức có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và luôn luôn có tinh thần khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Công ty trực tiếp phổ biến các chủ trương của thành phố về công tác quản lý môi trường đô thị đến các UBND các phường. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho các đối tượng tham gia công tác xã hội hoá thu gom và một phần vận chuyển rác thải. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo nhân công đảm bảo các khâu trong dây truyền thu gom và xử lý rác đúng quy trình công nghệ. Hướng dẫn trang bị bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông. 4.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hà Nội. Vài năm trước đây, chất thải bệnh viện Hà Nội (cả chất thải lỏng và chất thải rắn) đều không được thu gom và xử lý hợp lý. Các chất thải độc hại từ bệnh viện như các bông, băng nhiễm khuẩn được thu gom chung với các loại chất thải sinh hoạt và được đổ tại các bãi chôn lấp chung đã quy hoạch của thành phố. Hàng ngày, tại các bãi chôn lấp có hàng trăm người đến đào bới để nhặt các phế phẩm có khả năng thu hồi và tái chế lại. Những người này trực tiếp tiếp xúc với rác đang ở tình trạng phân huỷ và làm cho họ dễ dàng bị lây bệnh. Xuất phát từ tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm, UBND Thành phố Hà Nội, Sở GTCC, Sở Y tế, Sở KHCN&MT và các ban ngành đoàn thể của Thành phố đã giao cho Công ty Môi trường đô thị Hà Nội việc duy trì công tác vệ sinh, quản lý chất thải nói chung và đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng. Năm 1997, thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông - Công chính mà trực tiếp là Công ty Môi trường Đô thị triển khai dự án xây dựng Xưởng đốt rác thải y tế độc hại tập trung cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Sau một thời gian lập dự án và lựa chọn công nghệ UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng Xí nghiệp xử lý chất thải rắn y tế nguy hại (Quyết định số 3987/QĐ-UB ngày 25 tháng 11 năm 1996 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây dựng Xưởng đốt chất thải tập trung cho các bệnh viện ở Hà Nội). Trong hai năm 1998 và 1999 Công ty Môi trường đô thị được sự chỉ đạo của của các Sở GTCC, Sở KHCN&MT, Sở Y tế đã tiến hành triển khai thực hiện dự án xây dựng Xưởng đốt chất thải tập trung cho các bệnh viện tại Hà Nội một cách đồng bộ với công suất 3,2 tấn rác/ngày, với công suất này Xưởng đốt đảm bảo việc xử lý rác thải y tế độc hại cho cả 36 bệnh viện, các trung tâm khám chữa bệnh, các nhà hộ sinh…đóng trên địa bàn Hà Nội (theo thống kê của Công ty Môi trường Đô thị, nhu cầu cần xử lý rác thải y tế độc hại của tất cả các bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội là 2,2-2,5 tấn rác/ngày). Kinh phí đầu tư ban đầu xây dựng xưởng đốt được lấy từ ngân sách Nhà nước, Sở đầu tư là chủ đầu tư và Công ty Môi trường đô thị là chủ dự án trực tiếp tiến hành xây dựng. Công tác lắp đặt và xây dựng cơ bản kết thúc tháng 6/1999 Xưởng đốt chất thải y tế nguy hại đi vào hoạt động thử nghiệm. Từ ngày 01/05/2000 Xưởng đốt chất thải y tế nguy hại đã hoạt động chính thức và ổn định cho đến nay. Sau khi xưởng đốt chất thải tập trung cho các bệnh viện Hà Nội đi vào vận hành Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội đã tiến hành thành lập Xí nghiệp quản lý chất thải y tế với nhiệm vụ tiếp nhận cơ sở vật chất đã được đầu tư để thu gom, vận chuyển và quản lý vận hành lò đốt theo đúng quy trình quy định. - Biên chế hiện nay của xí nghiệp là 12 người. - Trang thiết bị bổ sung đồng bộ cho xí nghiệp theo dự án. - Tổ chức tiêm phòng chống một số bệnh cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ. Trong năm 2000 Công ty môi trường đô thị Hà Nội đã ký hợp đồng và xử lý được 117,58 tấn chất thải y tế nguy hại của 27 bệnh viện và cơ sở y tế. Hiện nay đã có 32 Bệnh viện lớn nhỏ trên tổng số 36 Bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn thành phố ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại: Khối lượng 652,2kg/ngày, đạt khoảng 85% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh. Có hai bệnh viện xử lý chất thải riêng đó là: Viện Lao và Bệnh phổi TW, Bệnh viện 198 Bộ Công an: ước đạt 8,8% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của thành phố. Còn lại một số đơn vị cơ sở y tế có khối lượng chất thải nhỏ bao gồm: các Trung tâm y tế của quận, Nhà hộ sinh, Phòng khám tư nhân…đang được điều tra, lập kế hoạch khảo sát, tổ chức phân loại làm cơ sở cho công tác thu gom xử lý theo quy định. Như vậy, tổng lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố phát sinh hàng ngày vào khoảng 767,3 kg/ ngày đêm (năm 2001). Mức phí để thu gom và xử lý một tấn chất thải rắn y tế nguy hại (phí ô nhiễm) còn chưa ổn định, chưa đảm bảo thu đủ chi phí. Mức phí đang được Công ty Môi trường đô thị áp dụng là: 3.000.000 đ/tấn (giá quy định). Công ty Môi trường đô thị đang cố gắng đưa ra một mức phí hợp lý nhằm bảo đảm phí được thu đủ và không quá cao đối với các bệnh viện. Công ty MTĐT Hà Nội đã phối hợp với Sở Y tế, Sở KHCN&MT tổ chức huấn luyện và đào tạo Quy trình cho các y tá trưởng, hộ lý…của các bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn thành phố vào 2 đợt tháng 12 năm 1998 và quý I năm 2001. - Tổ chức thông báo Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các văn bản hướng dẫn khác đến các bệnh viện trung tâm y tế của thành phố Hà Nội. - Thường xuyên tổ chức điều tra, khảo sát để có các số liệu chính xác, cập nhật và học hỏi kinh nghiệm về tình hình quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn các thành phố và các tỉnh khác. - Chuẩn bị đủ năng lực sẵn sàng tổ chức ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại với các bệnh viện, các cơ sở khám bệnh có yêu cầu. Sở Y tế Thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp các bệnh viện và các trung tâm khám chữa bệnh, các nhà hộ sinh trong thời gian gần đây đã phối hợp với URENCO quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị triển khai sớm, nghiêm túc Quy định về xử lý chất thải y tế nguy hại. Các bệnh viện của thành phố và các nhà hộ sinh thực hiện đã đi vào nề nếp, triển khai đúng quy trình, bảo đảm thu gom rác sớm trong ngày, chậm nhất là 48 giờ, không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác thải độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, điều kiện của các bệnh viện cũng như các cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn: - Trang thiết bị thu gom rác còn thiếu do kinh phí hạn hẹp (số lượng rác lớn, kinh phí mua thùng đựng vật sắc nhọn, túi đựng rác đúng màu sắc quy định thiếu). Đến nay, hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy định còn thiếu mới chỉ có bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Việt Nam- Cu Ba, bệnh viện Mắt được trang bị do một số chương trình hỗ trợ. Còn hầu hết các đơn vị không đủ kinh phí để mua, phải vận dụng bằng hộp giấy cứng. - Một số khu vực thu gom rác của bệnh viện chưa đảm bảo quy định, thiếu mái che. - Thời gian thu gom rác có khi còn chậm. - Việc quản lý thu gom của các phòng khám đa khoa còn chưa tốt. Chất thải y tế được thải ra tại các bệnh viện sẽ được thu gom, vận chuyển tới Xưởng xử lý chất thải tập trung. Trước khi rác thải được đưa tới khu xử lý tập trung rác thải phải được phân loại thành các loại khác nhau: chất thải phóng xạ, chất thải y tế nguy hại, chất thải thường, chất thải hữu cơ. Sau khi được phân loại các loại chất thải sẽ được đưa đến các khu xử lý riêng: + Chất thải thông thường và chất thải hữu cơ sẽ được xử lý thông thường được đem chôn lấp tại bãi chôn lấp của thành phố hoặc được làm phân vi sinh. + Đối với chất thải nguy hại và chất phóng xạ phải được đem đến khu xử lý tập trung riêng. 5. ảnh hưởng của chất thải y tế nguy hại đến môi trường. Chất thải y tế nguy hại cũng như tất cả các loại chất thải khác có ảnh hưởng đến con người, sức khoẻ của con người và môi trường. Trong những ảnh hưởng chung như tác động đến sức khoẻ của cộng đồng, cảnh quan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái…thì có những ảnh hưởng riêng chỉ có chất thải y tế mới có: 5.1. ảnh hưởng dịch tễ học của chất thải bệnh viện. Những kinh nghiệm quản lý rác thải y tế nguy hại ở Canada, Nhật Bản và Mỹ cho thấy việc lây truyền AIDS/ vi rút HIV và phổ biến hơn cả là vi rút viêm gan B hoặc C (HBV) do tiêm bằng kim tiêm bị nhiễm máu người bệnh. Các nhân viên y tế đặc biệt là các y tá và các nhân viên khác trong bệnh viện và những người thu gom chất thải ngoài bệnh viện là những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Thường ở những nơi quét dọn hoặc thu gom rác ở những khu vực huỷ chất thải, những người này phải đối mặt với một nguy cơ nghiêm trọng như vậy. Ước tính nhân viên không thuộc bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn từ chất thải y tế hàng năm là: y tá 28.000/ 48.000, nhân viên cấp cứu 12.000, người quét rác 500/ 7.300, y tá nha khoa 2.600/ 3.900, bác sĩ 500/ 1.700, kỹ thuật viên thực nghiệm 400/ 1.600, nha sĩ 100/ 300, thầy thuốc thú y 50/ 200. Còn đối với các nhân viên bệnh viện là: y tá 17.700/ 22.200, hộ lý 11.700/ 45.300, kỹ thuật viên bệnh viện 12.000, xét nghiệm viên 800/ 7.500, các bác sĩ và nha sĩ 100/ 400. (Nguồn Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng và vận hành lò đốt rác y tế Tây Mỗ - Từ Liêm Hà Nội). Việc khảo sát của ngành y tế Việt Nam cho thấy rằng 67,3% những người thu gom rác trong các bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn, và 44,4% những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị tổn thương khi thu gom các chất thải bệnh viện. Xét nghiệm máu của những người bị tổn thương cho thấy có nhiều trường hợp bị nhiễm HBV, còn ít người bị nhiễm HIV. Những phân tích khác nhau cho thấy rằng những ống tiêm bị nhiễm máu thường chứa một lượng virút lớn hơn liều gây nhiễm đối với cả hai loại vi rút. Những thuốc độc tế bào do chúng có khả năng lớn tiêu diệt những cơ thể sống khác nhau đã trở nên đặc biệt nguy hiểm với môi trường. Những thuốc này cần được phá huỷ ở nhiệt độ cao trong các lò thiêu hoặc giữ trong các thùng được đóng kín. 5.2. ảnh hưởng của chất thải bệnh viện tới hoạt động xã hội. Những chất thải bệnh viện có thể đe doạ xã hội dưới nhiều hình thức sau: - Do những người không có chuyên môn đã sử dụng lại mũi tiêm, việc làm này dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng đe doạ tính mạng do kim tiêm, đồng thời nguy cơ bơm không khí vào mạch máu. - Những người nghiện ma tuý không có được những bơm tiêm vô khuẩn có thể dùng những bơm tiêm đã bị huỷ bỏ. - Do những người thiếu hiểu biết nên đã sử dụng những thuốc bị huỷ bỏ một cách thiếu thận trọng - một số người tin rằng bất kỳ một viên thuốc màu trắng nào đó có thể chữa khỏi bệnh của họ. - Những công nhân quét đường, những người thu gom rác có nguy cơ tiếp xúc với hoá chất và dược liệu, những vật sắc và có thể tiếp xúc trực tiếp với những vật liệu bị nhiễm khuẩn. Một số thứ như bao bì được nhặt nhạnh có thể lan truyền bệnh trong xã hội một cách rộng rãi nếu không được rửa sạch và vô khuẩn một cách đầy đủ trước khi đem bán. Những vấn đề tồi tệ nhất thường xảy ra ở các bệnh viện nhỏ, nơi những nhà quản lý không biết nhu cầu, không quan tâm đặc biệt tới việc xử lý chất thải nhiễm khuẩn. ở những bệnh viện lớn, tình hình có khá hơn, tuy nhiên việc phân loại chất thải còn chưa đạt yêu cầu. ở một số bệnh viện có lò thiêu nhưng không tiếp nhận rác nhiễm khuẩn từ các nguồn khác. Các chất thải lỏng được đưa vào hệ thống nước thải của Thành phố mà không được xử lý trước. Các chất thải khô không được chôn lẫn lộn cả độc hại và không độc hại trong ngay trong phạm vi bệnh viện. Chương III - Tính phí xử lý, những kiến nghị và giải pháp Nhằm hạn chế ô nhiễm chất thải rắn y tế nguy hại. I. Công nghệ đốt để xử lý chất thải rắn bệnh viện. Trong tất cả các phương pháp được sử dụng để xử lý rác thải bệnh viện hiện nay thì biện pháp đốt rác là an toàn nhất và phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và phương pháp này còn phù hợp cho nhiều chục năm sau. * Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đốt: + Ưu điểm của phương pháp đốt : Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức nhỏ nhất lượng chất thải cho xử lý cuối cùng (tức là an toàn về mặt sinh học, độc học), nếu sử dụng công nghệ tiên tiến phương pháp còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường cao không gây ô nhiễm trong quá trình xử lý rác. + Hạn chế của phương pháp đốt : Tuy phương pháp đốt rác có nhiều đặc điểm nổi trội nhưng phương pháp này cũng không tránh được những hạn chế sau: - Đây là một phương pháp xử lý đắt tiền (chi phí đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao). - Điều kiện vận hành đòi hỏi phải có kỹ thuật công nghệ hiện đại, lao động phải có trình độ. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ áp dụng để xử lý chất thải bệnh viện. Chất thải rắn bệnh viện được phân loại thành: chất thải thông thường, chất thải sinh hoạt và các chất thải lây nhiễm độc hại. Các chất thải thông thường và chất thải được xử lý bình thường. Đối với chất thải lây nhiễm độc hại thì phải được quản lý riêng và xử lý bằng phương pháp đốt. Bằng cách này tất cả các mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh lẫn trong chất thải sẽ bị thiêu huỷ một cách triệt để. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn nguy hại bệnh viện có thể tổng hợp qua mô hình sau: Chất thải, rác Xử lý Vận chuyển Thu gom ủ phân Kỹ thuật mới Chôn lấp Đốt (Nguồn: Công ty Môi trường đô thị Hà Nội) II. Xây dựng mô hình tổng chi phí để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Rác thải y tế nguy hại có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt. Vì vậy, cần phải có một phương pháp xử lý triệt để các tác hại vốn có của nó. Phương pháp tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay là sử dụng phương pháp đốt. Thiết bị lò đốt được sử dụng là lò đốt Del Monego 200 của Italia có công suất tối đa xử lý được 200 kg/h. Lò đốt Del Monego gồm ba buồng: Buồng nhiệt phân (sơ cấp), Buồng thứ cấp có ghi lò và Buồng đốt sau được đặt chồng lên nhau theo kiểu đóng thùng, sẵn sàng kết nối với các thiết bị phụ và sẵn sàng khởi động sau khi lắp thêm vài chi tiết. Lò đốt được thiết kế rất phù hợp để đốt rác thải bệnh viện, các bệnh phẩm, xác động thực vật và các chất hữu cơ có độ ẩm cao. Do đặc thù của chất thải bệnh viện Hà Nội có độ ẩm lớn (40 - 50%) để đảm bảo năng suất và hiệu quả đốt, có lắp thêm hệ thống tuần hoàn khí cháy: Khí cháy ở trong buồng phản ứng được tách ra (thoát ra), hoà trộn vào không khí và quay trở lại buồng đốt chính để sấy khô chất thải. Trong quá trình đốt nhiệt độ của buồng phản ứng thường đạt tới trên 1000o C, thời gian lưu cháy là 1 phút. * Nhiên liệu sử dụng cho quá trình đốt: Do thành phần chất thải phức tạp, với các trị số calo khác nhau, yêu cầu chất thải phải được đốt cháy hoàn toàn. Phương pháp và chế độ tiêu hao phải thích ứng với từng giai đoạn phân huỷ nhiệt của chất thải. Đặc biệt phải duy trì được nhiệt độ cao với thời gian lưu cháy nhất định để đảm bảo ôxy hoá hoàn toàn chất thải ở dạng khí. Vì vậy, nhiên liệu sử dụng cho lò đốt là dầu điezen, gaz. Từ những nguyên tắc và quy trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho thấy, tổng chi phí để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trung ngắn hạn bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí cho thu gom. - Chi phí cho vận chuyển. - Chi phí cho xử lý bằng lò đốt. - Chi phí chôn lấp sau khi đốt. - Các chi phí cho môi trường. Trong các chi phí trên bao gồm cả chi phí cho phương tiện, trang thiết bị, xây dựng và vận hành các công trình xử lý. Tóm lại, để xây dựng mô hình tổng chi phí trung ngắn hạn ta có công thức sau: TC = FC + VC + EC Trong đó: TC : là tổng chi phí. FC : là chi phí cố định. VC : là chi phí biến đổi EC : là chi phí cho môi trường. Mô hình chi phí trung bình trung ngắn hạn: ATC = AFC + AVC + AEC Trong đó ATC là tổng chi phí trung bình AFC là chi phí cố định trung bình AVC là chi phí biến đổi trung bình AEC là chi phí môi trường trung bình Để xây dựng được mô hình tổng chi phí xử lý chất thải rắn nguy hại y tế ta cần phải xác định được các thành phần chi phí trên. 1. Xác định chi phí cố định trung bình AFC. Chi phí cố định để xử lý chất thải nguy hại gồm có: chi phí đầu tư thiết bị, chi phí xây lắp và các chi phí đầu tư cơ bản khác. Khi đó ta sẽ có: FC = FCi Trong đó i = 1, 3 là các thành phần của chi phí cố định. Chi phí cố định trung bình AFC: AFC = * Chi phí đầu tư thiết bị bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí đầu tư thiết bị lò đốt: Lò đốt Del Monego của Italia. - Chi phí đầu tư cho thùng chứa: 150 thùng MGB 240 của Otto - CHLB Đức. - Chi phí đầu tư xe chuyên dụng: 02 xe Mitsubishi Canter FE 645 E6 LDD thùng kín, có hệ thống thuỷ lực nâng thùng. - Chi phí cho bồn chứa nhiên liệu. - Chi phí đầu tư cho máy phun rửa. * Chi phí xây lắp nhà xưởng, nền móng các công trình phụ bao gồm toàn bộ các công trình xây dựng kỹ thuật hạ tầng và các công trình xây lắp: - Xây dựng nhà xưởng: 400 m2 - Các công trình hạ tầng khác: nhà kho, nhà quản lý (bảo vệ, hành chính), cấp nước, chiếu sáng, khu vực rửa thùng, đường ra vào, thảm cỏ cây xanh… * Chi phí đầu tư cơ bản khác: thiết bị phòng cháy chữa cháy… Xưởng đốt chất thải y tế nguy hại được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 5 năm 2000. Vậy ta có thể xác định các chi phí cố định để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau: Tổng hợp các chi phí cố định được để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại thể hiện ở bảng 4: Bảng 4: Tổng hợp các chi phí cố định. STT Nội dung chi phí Số lượng Giá trị (ĐVN) 1 Chi phí đầu tư thiết bị: - Chi phí đầu tư lò đốt Del Monego - Chi phí đầu tư cho thùng chứa - Chi phí đầu tư xe chuyên dụng - Chi phí đầu tư cho bồn chứa nhiên liệu - Chi phí đầu tư cho máy phun rửa 1 150 02 - - 5.996.240.000 5.116.240.000 120.000.000 700.000.000 50.000.000 10.000.000 2 Chi phí xây lắp 769.460.000 3 Chi phí đầu tư cơ bản khác 300.000.000 Tổng cộng 7.065.700.000 (Nguồn URENCO) Qua bảng tổng hợp trên ta xác định được tổng chi phí cố định là: FC = 5.996.240.000 + 769.460.000 + 300.000.000 FC = 7.065.700.000 (ĐVN) Chi phí cố định sẽ được khấu hao trong 20 năm với tỷ lệ khấu hao vốn đầu tư từ 2- 5% giá trị đầu tư ban đầu. Ta có AFC = với Qn là lượng chất thải rắn nguy hại được xử lý trong năm n Quy đổi chi phí trung bình về thời điểm năm 2001 Q = 280,06 tấn/năm. Khi đó ta có chi phí cố định trung bình là: AFC = AFC = 1.261.461,83 đ/năm. Như vậy, chi phí cố định trung bình cho xử lý bằng phương pháp đốt một tấn rác thải y tế nguy hại tính về thời điểm năm 2001 là: 1.261.461,83 đ/năm. 2. Xác định chi phí biến đổi trung bình AVC. Chi phí biến đổi là các chi phí tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại cần thu gom, vận chuyển và xử lý. Chi phí biến đổi gồm có: chi phí thu gom, vận chuyển, chi phí xử lý bằng lò đốt, chi phí chôn lấp sau khi đốt. Ta có: VC = VCi Ta có chi phí biến đổi trung bình AVC = AVCi Với i = 1,…,3 là các chi phí thành phần. 2.1. Chi phí thu gom. Phần thu gom gồm có các chi phí sau: A.1. Chi phí cho vật liệu phụ: Vật liệu phụ bao gồm: bao túi nylon chứa chất thải theo quy định của Bộ Y tế, thùng đựng rác nhựa hoặc các thùng carton dùng để đựng các vật sắc nhọn, bao tay cao su, ủng, hoá chất, xà phòng tắm, nước rửa xe, rửa thùng. Qua thực tế hoạt động của xưởng đốt ta xác định được số lượng các vật liệu phụ được dùng để thu gom một tấn rác thải y tế (số lượng các vật phụ được tính và quy đổi cho một tấn thông qua số liệu vật phụ cần dùng để thu gom rác thải y tế nguy hại …). Số liệu chi phí cho vật liệu phụ được thể hiện ở bảng 5: Bảng 5 : Chi phí cho vật liệu phụ. STT Nội dung chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Tiền 1 Bao nylon Cái 28,5 1923 54807,5 2 Thùng đựng rác nhựa Cái 0,032 643000 20576 3 Bao tay cao su đôi 55,8 4000 223200 4 ủng đôi 0,03 32000 960 5 Alcol Lít 0,62 7000 4340 6 Nước Javel Lít 4,65 1500 6975 7 Xà bông rửa thùng Kg 0,021 11208 235,368 8 Xà bông tắm Kg 0,31 11208 3474,48 9 Nước rửa thùng m3 5,7 2000 11400 10 Nước rửa xe m3 0,772 2000 1544 Tổng số 327.510,384 (Số lượng các loại vật liệu phụ được lấy từ tài liệu của URENCO với giá được tính theo giá thị trường). A.2.Tiền lương, bảo hiểm, chi phí bảo hiểm : 155.945,5 đ/tấn Tiền lương của lao động phổ thông được tính theo mức lương cơ bản và hệ số lương sẵn có của Xí nghiệp quản lý chất thải y tế với mức lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8399.DOC
Tài liệu liên quan