Luận văn Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí

M ỤC L ỤC

 

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4

1.1 GIỚI THIỆU VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4

Các khái niệm liên quan đến hạch toán quản lý môi trường 4

1.1.1.1 Hệ thống hạch toán môi trường (EAS) 4

1.1.1.2 Hạch toán quản lý (MA) 4

1.1.1.3 Hạch toán môi trường (EA) 7

1.1.1.4 Hạch toán quản lý môi trường (EMA) 9

1.1.2. Các khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12

1.1.3. Vì sao phải hạch toán quản lý môi trường 13

1.1.3.1. EMA khắc phục nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống 13

1.1.3.2. Lợi ích của hạch toán quản lý môi trường 15

1.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 17

1.2.1 Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA) 18

1.2.2 Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA) 18

1.3. CÁC BƯỚC HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 21

1.3.1. Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất 21

1.3.2. Thành lập nhóm thực hiện 21

1.3.3. Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất 22

1.3.4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất 22

1.3.5. Nhận dạng các chi phí môi trường 22

1.3.6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí 24

1.3.7. Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống hạch toán hiện hành 25

1.3.8. Xây dựng các giải pháp 26

1.3.9. Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện 27

1.3.10. Theo dõi kết quả 27

1.4 NHỮNG ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ 27

1.4.1. Thế giới 27

1.4.2. Việt Nam 33

1.4.2.1 Trang trại nuôi tôm tại cà mau 34

1.4.2.2 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Huế 34

1.4.2.3 Nhà máy sản xuất Bia ở Phú Yên 35

Chương 2: HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 36

2.1 H ạch toán chi phí môi trường (ECA) 36

37

2.2 Nguyên tắc xác định các chi phí môi trường 37

2.3 Các dạng chi phí môi trường 41

2.3.1 Chi phí loại 1: Chi phí xử lý chất thải 42

2.3.2 Chi phí loại 2: Chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường 44

2.3.3 Chi phí loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 45

2.3.4 Chi phí loại 4: Chi phí tái chế 46

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆNUÔNG BÍ 47

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 47

3.1.1 Vài nét về quá trình phát triển của nhà máy 47

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 48

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sau 31 năm đổi mới đã đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng như địa phương: 48

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây 49

3.1.4. Định hướng hoạt động trong tương lai 50

3.2. PHÂN TÍCH CHU TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY 51

3.2.1. Đặc điểm của ngành điện 51

3.2.2 Chu trình sản xuất điện 53

3.2.2.1. Sơ đồ chu trình sản xuất điện và chất thải 53

3.2.2.2 Phân tích chu trình sản xuất điện và chất thải 56

3.2.3. Chu trình nhiệt 59

3.2.4. Chu trình xử lý chất thải 60

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 65

3.3.1 Các chất thải chính của nhà máy: 65

3.3.2 Các nguồn chất thải và phát sinh ô nhiễm 65

3.3.2.1 Khí thải 65

3.3.2.2 Nước thải 66

3.3.2.3 Tiếng ồn 67

3.3.2.4 Nhiệt độ 67

3.3.2.5 Độ rung 68

3.3.2.6 Chất thải rắn 68

3.3.3 Tác động đến môi trường và sức khỏe của con người 68

3.3.3.1 Môi trường không khí 68

3.3.3.2.Môi trường nước 69

3.3.3.3. Chất thải rắn 69

3.3.3.4. Ô nhiễm nhiệt 69

3.3.3.5. Tiếng ồn 70

3.3.3.6. Tình hình sức khỏe của người lao động 70

3.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 71

3.4.1 Hiện trạng quản lý khí thải 71

3.4.2 Hiện trạng quản lý nước thải 72

3.4.3.Hiện trạng quản lý ô nhiễm nhiệt 72

3.4.4. Quản lý chất thải rắn: 73

3.4.5. Quản lý ô nhiễm tiếng ồn 74

3.4.6 Quản lý ô nhiễm hệ sinh thái và sức khỏe người lao động 74

Chương 4: ÁP DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 80

4.1 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH CỦA 1KWH ĐIỆN 80

4.1.1 nguyên lý hạch toán giá thành ở nhà máy nhiệt điện Uông Bí 80

4.1.2 Cơ cấu giá thành 81

4.1.2.1 Tập hợp các chi phí theo phương pháp truyền thống 81

4.1.2.2 Tính toán giá thành của 1Kwh điện 81

XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG THEO EMA 85

4.2.1 Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải 85

3.2.2. Loại 2: chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường: 90

4.2.3 Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 93

4.2.4 Loại 4: Chi phí tái chế 95

4.3 DOANH THU MÔI TRƯỜNG 97

4.4 SO SÁNH VÀ KẾT LUẬN 98

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

5.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 103

5.1.1 Đối với doanh nghiệp 103

5.1.2 Đối với Việt Nam 105

5.2. KẾT LUẬN 107

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường,… - Chi phí cơ hội khác. Ví dụ như đổi mới công nghệ tạo cơ hội cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng năng suất lao động. Xác định được các chi phí này cho ta hiểu rõ hơn về hiệu quả của các phương án đưa ra. 2.3 Các dạng chi phí môi trường Chi phí môi trường có thể tổng hợp thành năm dạng cơ bản đã nêu trong phần 1.3.5. Trong năm dạng cơ bản đó sẽ được phân bổ nhận dạng chi tiết thành các loại sau: B¶ng 2.2: Tæng qu¸t vÒ hÖ thèng chi phÝ m«i tr­êng Loại môi trường Các loại chi phí môi trườngm Không khí /khí hậu Xử lý nước thải Chất thải Đất/nước ngầm Tiếng ồn /Độ rung Đa dạng sinh học /Cảnh quan Phóng xạ Các chi phí môi trường khác Tổng cộng 1. Xử lý chất thảI và chất phát thải 2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môI trường 3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 4. Chi phí tái chế 5. Doanh thu môI trường Phân tích chi tiết như sau: 2.3.1 Chi phí loại 1: Chi phí xử lý chất thải Đó chính là các chi phí để xử lý chất thải là những đầu ra không phải là sản phẩm của doanh nghiệp ví như nước thải, khí thải, chất thải rắn, phế phẩm,…. Các chi phí liên quan đến việc xử lý chất thải bao gồm: - Khấu hao các thiết bị có liên quan Ví dụ như máy ép rác, coongtenor thu gom, xe tải, hệ thống thu hồi nhiệt của chất thải, thiết bị lọc chất ô nhiễm khí, đầu tư giảm ồn, nhà máy xử lý nước thải,…chú ý là các loại đất/đất trồng cũng phải xem xét vào tính khấu hao, hoặc những nơi phải bảo vệ cảnh quan, phải khôi phục lại hay những chỗ bị ô nhiễm phải làm sạch,…các thiết bị liên quan đến các quá trình đó đều phải được tính khấu hao và ghi chép vào bảng hạch toán độc lập. - Bảo dưỡng, vật liệu vận hành và dịch vụ Đó là các chi phí bảo dưỡng, sữa chữa, thanh tra,… hàng năm đối với các thiết bị và đầu tư liên quan đến môi trường để đảm bảo nó được vận hành liên tục và ổn định. - Nhân lực: được tính bằng số giờ lao động tiêu tốn cho công tác xử lý chất thải, nước thải, khí thải,… và thời gian tiêu tốn cho những hoạt động quản lý môi trường nói chung được nêu ra ở mọi nơi trong quy trình sản xuất. Ví dụ như nhân lực ở phòng thu gom chất thải, nhân lực trong quy trình kiểm soát phát tán không khí, nước thải, chất thải trong quá trình sản xuất. - Các dịch vụ bên ngoài: các khoản tiền trả cho các tổ chức bên ngoài liên quan đến việc quản lý chất thải, nước thải, khí thải,…vd: các hợp đồng chôn lấp, thải bỏ, khử chất thải độc hại, tiền thuê tư vấn ISO14001,… - Các loại lệ phí và thuế Gồm có lệ phí chôn lấp chất thải, thu gom, phân loại, tiêu hủy chất thải, các lệ phí liên quan đến nước thải bị ô nhiễm, sử dụng nước ngầm, ô nhiễm không khí, sử dụng chất phá hủy tầng ozon, khai thác tài nguyên,… Các loại thuế như thuế đất nông nghiệp lâu dài hay tạm thời, thuế tài nguyên, thuế trồng rừng, thuế môi trường và các chi phí liên quan đế giấy phép,… - Các khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại Khi doanh nghiệp không tuân thủ các quy định được nêu theo quy định của luật pháp thì phải chi trả cho các khoản tiền phạt như phạt tiền, bắt buộc đưa môi trường trở về nguyên trạng, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu có…Đối với các vi phạm các nghĩa vụ từ việc kết thúc hợp đồng, vi phạm hợp đồng,…thì phải trả tiền thiệt hại gây ra cho các đối tượng bị tác động do ô nhiễm của công ty gây nên. - Đảm bảo nghĩa vụ pháp lý về môi trường Công ty có thể tham gia đóng bảo hiểm để phòng tránh các rủi ro về trách nhiệm pháp lý, khắc phục những thiệt hại thông thường đối với người, cơ sở vật chất, đa dạng sinh học gây ra bởi những hoạt động nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm năng. Các khoản đóng bảo hiểm cho rủi ro cháy nổ, vận chuyển chất nguy hại, quá trình sản xuất nguy hại,… mà thường trong hạch toán truyền thống nó được phân bổ vào các chi phí khác. - Dự phòng chi phí làm sạch, chi phí cải tạo khôi phục địa điểm 2.3.2 Chi phí loại 2: Chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường Đây là các chi phí liên quan đến hoạt động ngăn ngừa và quản lý môi trường nói chung bao gồm các loại sau: - Các dịch vụ bên ngoài đối với quản lý môi trường. Ví dụ như các dịch vụ tư vấn, đào tạo, kiểm toán, truyền thông,… liên quan đến môi trường và thường được liệt kê vào chi phí khác trong bảng hạch toán truyền thống vì chúng bao phủ toàn bộ các hoạt động của công ty. Tuy vậy cần phải bóc tách và nhận biết trong các chi phí đó thì những chi phí nào là chi phí môi trường chứ không nên phóng đại phần dành cho môi trường lên. - Nhân lực đối với hoạt động quản lý môi trường nói chung Bao gồm các nhân lực bên trong đối với hoạt động quản lý môi trường nói chung, không liên quan trực tiếp tới bộ phận xử lý, công nhân trực tiếp đảm nhận các vị trí trong quy trình thực hiện. Nghĩa là nó chỉ bao gồm các chi phí như : chi phí đào tạo, chi phí đi lại, truyền thông, …tiền lương cán bộ quản lý,… - Nghiên cứu và phát triển Đó là tiền lương chi trả cho các hợp đồng bên ngoài, nhân viên bên trong đối với các dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến môi trường, những dự án có tác dụng giảm thiểu, tiết kiệm nhiên liệu, xử lý chất thải,…Ngoài ra cũng cần kể đến các chi phí đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển như vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…cần được nêu ra riêng biệt liên quan đến hoạt động quản lý môi trường vì con số này có thể là rất lớn tùy theo từng tính chất hoạt động của công ty. - Chi phí ngoại lệ đối với công nghệ sạch hơn Gọi là chi phí ngoại lệ bởi vì nó được áp dụng cho phép quy trình sản xuất hiệu quả hơn, giảm thiểu và ngăn ngừa phát tán ô nhiễm tại nguồn, sử dụng ít năng lượng hơn, năng suất nhiều hơn và nhanh hơn. Và tất nhiên chi phí đầu tư cho nó cũng sẽ cao hơn. Do đó nếu như đầu tư này chỉ là thay thế thường kì hết khấu hao của công nghệ cũ thì sẽ không được tính là chi phí môi trường mà được xếp vào chi phí sản xuất. - Chi phí quản lý môi trường khác. Là các chi phí khác liên quan đến bảo vệ môi trường như chi phí mua các vật liệu thân thiện với môi trường, chi phí cho biện pháp phòng ngừa, chi phí thông tin ra bên ngoài…mà không được nêu vào các mục ở trên. 2.3.3 Chi phí loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải Bán sản phẩm là những là đầu ra của quá trình sản xuất nhưng không phải là sản phẩm được đem bán để thu được doanh thu. Đó là các phế phẩm, các chất thải, nước thải, khí thải,…không chỉ mất chi phí để xử lý chúng mà bản thân doanh nghiệp còn mất tiền để tạo ra chúng. Nghĩa là phải bỏ tiền ra để mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao tổn năng lượng, nhân lực,… như là với sản phẩm bình thường nhưng là để tạo ra chất thải. đây chính là chi phí không hiệu quả của quá trình sản xuất nhưng là chi phí tất yếu vì sản xuất ra sản phẩm luôn đồng nghĩa với sản xuất ra chất thải. Nhưng nhiều doanh nghiệp không biết rằng chi phí trung bình cho việc xử lý 1đơn vị chất thải chỉ chiếm 10% so với chi phí cho việc tạo ra chúng. Do đó doanh nghiệp cần có thái độ và hành động đúng đắn đối với chất thải. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải gồm có: -nguyên liệu thô: thường nằm dưới dạng phế phẩm và được tiêu hủy như chất thải hoặc một phần được tái chế. -nguyên liệu phụ: tương tự như nguyên liệu thô, cũng sẽ đi ra dưới dạng phế phẩm và chất thải. -bao bì: gồm có bao bì của nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu vận hành,…và bao bì cho sản phẩm không được rời khỏi công ty. - nguyên vật liệu cho hoạt động: là nguyên vật liệu không có trong sản phẩm, thường gắn vào nhà cơ quan, văn phòng phẩm rời khỏi công ty như thư, ngoài ra chủ yếu là hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa, sơn, keo,…đi vào đẩu ra không phải là sản phẩm. - Nước: gồm có giá của lượng nước thải khỏi nhà máy và một phần nước mất mát hao phí không đi vào sản phẩm. 2.3.4 Chi phí loại 4: Chi phí tái chế Một phần đầu ra không phải là sản phẩm được đưa vào gia công lại hoặc trở thành đầu vào của một quy trình khác. Như vậy nó sẽ phát sinh một khoản chi phí gọi là chi phí tái chế như là lao động, khấu hao máy móc, đầu tư công nghệ và thiết bị. cho dù nó đóng góp trong việc giảm các chi phí đầu vào và chi phí xử lý chất thải trong trường hợp không tái chế vẫn cần phải được hạch toán chi phí tái chế một cách rõ ràng và đầy đủ. Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 3.1.1 Vài nét về quá trình phát triển của nhà máy Công ty Nhiệt điện Uông Bí nằm ở phía nam thị xã Uông Bí, thuộc địa phận nội thị, sát đường quốc lộ 18A cũ. Tổng diện tích của công ty là 320.324 m2. Công ty nằm ở địa phận các phường Bắc Sơn, Quang Trung và Trưng Vương. Công ty nhiệt điện Uông Bí (trước kia là nhà máy Nhiệt điện Uông Bí) được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 19/05/1961 với sự giúp đỡ về kĩ thuật và trang thiết bị của Liên Xô cũ. Sau hai năm 6 tháng, ngày 26/11/1964 nhà máy hoàn thành xây dựng đợt 1 và bắt đầu xây dựng đợt 2. Đến ngày 2/9/1964 nhà máy đã đưa thêm lò hơi số 3 vào hoạt động. Trong các cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc, nhà máy trở thành mục tiêu chính của các cuộc oanh kích của không quân Mỹ. Mặc dù chịu nhiều tổn thất nhưng cán bộ công nhân viên nhà máy vẫn kiên cường bám trụ sản xuất, đảm bảo giữ vững dòng điện phục vụ đất nước. Sau hiệp đinh Paris, nhà máy đã khẩn trương giải quyết các hậu quả của chiến tranh, vừa đảm bảo sản xuất điện, vừa phục hồi và xây dựng mở rộng. Ngày 15/02/1977 nhà máy đã đưa các bộ thiết bị của đợt 4 vào hoạt động, nâng công suất lên 153 MW. Cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90, do trải qua thời gian dài hoạt động, các lò hơi 1,2,3,4 đã quá cũ, công suất nhỏ và công nghệ lạc hậu. Nhà máy đã quyết định ngừng hoạt động để tập trung vào đầu tư cải tiến thiết bị và đổi mới công nghệ các lò hơi 5, 6, 7, 8. Hiện nay các lò hơi này đang hoạt động cung cấp hơi cho 2 tổ turbin và máy phát với công suất 110MW. Ngoài ra hiện nay đã có thêm một nhà máy mở rộng 1 với công suất 300MW đã được bàn giao vào tháng 4/2007. và đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy Điện Uông Bí mở rộng 2 công suất 300MW dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tạo công ăn việc làm cho hơn 1500 lao động trong nhà máy và hàng trăm lao động thuộc các ngành nghề liên quan. Đời sống của anh chị em trong nhà máy ngày càng được cải thiện, từ mức lương ban đầu chỉ vài trăm nghìn đồng đến nay công nhân trong nhà máy đã có mức lương trung bình lên đến 3.135tr đồng/tháng. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm 31/12/2004 là 72.727.000.000,00 đồng (Bảy mươi hai tỷ, bảy trăm hai bảy triệu đồng chẵn). 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy Ngày 30/3/2005 Bộ Công thương đã ra quyết định chuyển nhà máy nhiệt điện Uông Bí thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh điện năng. Ngoài ra công ty còn có các hoạt động khác như: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện; Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp; Thi công xây lắp các công trình điện; Sản xuất kinh doanh than; Sản xuất cột điện, bi thép, tấm lót máy nghiền than, sản phẩm bê tông ly tâm, vật liệu bảo ôn cách điện; Và kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sau 31 năm đổi mới đã đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng như địa phương: - Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện đặc biệt là nguồn điện khan hiếm trong mùa khô và những năm thiếu nước khắc phục được một phần thiếu hụt điện năng góp phần ổn định việc cung cấp điện cho toàn nền kinh tế. Sắp tới đây công ty bổ sung thêm nhà máy mới có công suất 300mw góp phần giải quyết tình trạng an ninh năng lượng là vấn đề cấp bách hiện nay. -Tạo công ăn việc làm cho người lao động bao gồm cán bộ, công nhân ngành than và công ăn việc làm cho người lao động trong các khu vực của nhà máy với mức thu nhập cao, ổn định kinh tế xã hội trong vùng. -Phát triển dân sinh, kinh tế vùng, ngành. Làm cơ sở phát triển các ngành kinh tế khác trong vùng, đặc biệt là ngành than ở vùng mỏ than Vàng Danh. Thêm vào đó là các ngành dịch vụ khác phục vụ đời sống nhân dân như y tế, văn hóa, giáo dục,… cũng phát triển theo. 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ, tăng hiệu suất sản xuất. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng theo các năm nhờ sự quản lý có hệ thống và hiệu quả trong toàn công ty. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhiệt điện Uông Bí Năm Số lao động (người) Sản lượng điện (tr kwh) Doanh thu (tr đ) Nộp ngân sách (tr đ) Lợi nhuận (trđ) Thu nhập bình quân/tháng (tr đ) 2002 1100 760 312 678 35 000 9 995 2.400 2003 1215 720 325 157 35 000 11 397 2.900 2004 1235 720 356 711 35 000 12 946 3.500 2005 1367 720 376 813 36 000 14 250 4.100 2006 1356 720 400 000 40 000 15 300 4.500 (phòng Tài chính-Công ty nhiệt điện Uông Bí) 3.1.4. Định hướng hoạt động trong tương lai - Về kinh tế: Tổng doanh thu năm 2006 là 400 tỷ đồng. Ngoài doanh thu bán điện ra thì nhà máy còn làm thêm các dịch vụ khác tăng thu nhập cho nhà máy. Ví dụ như: bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện; Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị; Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây lắp; Thi công xây lắp các công trình điện; Sản xuất kinh doanh than; Sản xuất cột điện, bi thép, tấm lót máy nghiền than, sản phẩm bê tông ly tâm, vật liệu bảo ôn cách điện;… Trong tương lai nhà máy sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài để góp phần tăng thu nhập cho nhà máy, đồng thời giảm chi phí nhờ tận dụng những nguồn lực tự có. Các hoạt động mà nhà máy định hướng sẽ thực hiện trong tương lai là: Làm bi thép cho máy nghiền. Do đó sẽ không phải mua bi thép từ ngoài mà sản xuất tự dùng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngoài ra có một lượng được bán ra ngoài cho các cơ sở sản xuất nhỏ. Làm than: phân loại sàng gạt đất cho mỏ. Hợp tác với mỏ Vàng Danh, tạo thêm điều kiện tăng thu nhập cho công nhân ở khu cấp nguyên, nhiên liệu. Sửa chữa các công trình: đại tu, lò hơi, tua bin, làm các công trình bên ngoài Hiện nay, nhà máy tham gia góp vốn các doanh nghiệp khác như: Nhà máy thủy điện: Thác Mơ, A Vương. Bản Dốc; Trung tâm sửa chữa điện miền bắc. Góp vốn vào công ty tài chính; đang xây dựng nhà máy mở rộng 2 : 220 tr $; Tham gia góp vốn vào các công ty nhiệt điện sắp tới. và sau đó đảm nhận xây dựng nhà máy khác. Thành lập trung tâm đào tạo nhân lực phía bắc. Tổng hoạt động góp vốn là 100 tỷ VNĐ. Hiện nay nhà máy đang chuẩn bị xây dựng thêm một nhà máy mới là Uông Bí Mở Rộng II. Dự kiến khởi công vào tháng 5. Do Trung Quốc làm chủ thầu, và dự kiến đến năm 2011 hoàn thành để đi vào hoạt động góp phần cung cấp điện cho lưới điện quốc gia. Nhờ hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng, khai thác tối ưu hết nguồn lực vốn có về người và vị thế nên công ty thu được lợi nhuận hàng năm lên tới 14 - 15 tỷ VNĐ. - Về vấn đề môi trường: -Thời gian tới vẫn chú trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thông qua việc thực hiện bố trí các ngăn lắng hợp lý để tăng cường hiệu suất lắng; Thực hiện nạo vét hồ sinh học (đang bị bồi lấp gần đây) để tăng hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trước khi ra ngoài môi trường. -Ô nhiễm môi trường không khí sẽ được công ty quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. bằng cách như, quản lý chất lượng nhiên liệu đốt vào, không sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao dẫn đến khí cháy phát thải nhiều khí độc hại như SO2 vào môi trường mà hiện nay nhà máy cũ vẫn chưa có hệ thống khử lưu huỳnh như của nhà máy mới. Hiện nay nhà máy đang có ý tưởng đưa khí sau khi khử bụi sẽ đưa qua hệ thống khử lưu huỳnh của nhà máy mới để xử lý sau khi nhà máy mới đi vào hoạt động nhưng điều này là rất khó. Yêu cầu khai thác xỉ than theo phương pháp cuốn chiếu để hạn chế phát thải bụi vào không khí nhất là trong mùa hanh khô -Thực hành tiết kiệm để bảo vệ môi trường là khẩu hiệu sẽ được phổ biến trên toàn công ty trong thời gian tới. -Đưa môi trường thành một ban chuyên môn, hoạt động thành một phòng độc lập để thực hiện công tác quản lý môi trường trong công ty tốt hơn. 3.2. PHÂN TÍCH CHU TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY 3.2.1. Đặc điểm của ngành điện Sản phẩm -hiệu suất thấp 40% - Sản xuất và tiêu thụ điện mang tính thời điểm. 0h Công suất máy phát 21h 17h 13h 11h 8h 5h Mức tiêu thụ điện Giờ Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ điện (Nguồn: Phòng kĩ thuật) Nghĩa là trong 24h/ngày thì mức tiêu thụ điện rất khác nhau. Vào những giờ cao điểm thì điện tiêu thụ lớn hơn nhiều so với công suất máy phát, ngược lại có những thời điểm điện tiêu thụ lại thấp hơn công suất máy phát. Cả hai trường hợp này đều tác động không tốt đến máy phát và quy trình sản xuất điện. Ảnh hưởng đến tuổi thọ và có thể gây ra các sự cố trong nhà máy. Nguyên liệu sử dụng Nguyên liệu chính là than, đây là nguồn tài nguyên không tái sinh. Mỗi năm ngành này tiêu thụ một lượng than khổng lồ. khi mà nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm thì một thực tế là đây không phải là sự lựa chọn trong tương lai cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Mặt khác, nhiệt điện chạy than là ngành có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là tác nhân có đóng góp lớn về lượng khí nhà kính góp phần làm khí hậu nóng lên. Khi mà biến đổi khí hậu đang bài toán khó và nan giải không chỉ là một vài quốc gia mà đây là vấn đề toàn cầu mà Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Điều này cảnh báo các ngành công nghiệp cần phải có trách nhiệm cắt giảm chất thải đặc biệt là khí thải nhà kính. Đây không chỉ là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà nó một phần là đạo đức kinh doanh. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì nhất thiết phải hướng tới kinh doanh bền vững. Đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và công bằng xã hội. Thị trường Ngành điện là ngành độc quyền của nhà nước. Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành. Hiện nay cũng có một số nhà máy bắt đầu tiến trình đi vào cổ phần hóa, hạch toán thu chi độc lập nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn được sự bao bọc của nhà nước. Do đó chưa phát huy hết tiềm năng của ngành. Thị trường điện cung nhỏ hơn cầu. Ngành điện có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. là đầu vào của tất cả các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất. An ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng không kém an ninh quốc phòng và an ninh lương thực. 3.2.2 Chu trình sản xuất điện 3.2.2.1. Sơ đồ chu trình sản xuất điện và chất thải M¸y nghiÒn Kho than nguyªn CÊp than nguyªn L­íi ®iÖn Hå n­íc ngät Nhµ xö lý n­íc BZK Kho than Bột Hå th¶i xØ Kho than chÝnh B¨ng ngang B¨ng xiªn Qu¹t t¶i bét Qu¹t giã Kh«ng khÝ HÖ thèng cÊp nhiªn liÖu Bé h©m n­íc Bé sÊy kh«ng khÝ Lß h¬i M­¬ng th¶i xØ Tr¹m th¶i xØ Gia nhiÖt cao ~ M¸y biÕn M¸y ph¸t ®iÖn Tèng xØ Tr¹m b¬m tuÇn hoµn B¬m ng­ng tô B×nh ng­ng B×nh khö khÝ Qu¹t khãi B¬m tiÕp n­íc Gia nhiÖt h¹ ¸p Suèi n­íc nãng Kªnh dÉn n­íc lÊy tõ S«ng ®¸ b¹c Tua-bin Khö bôi tÜnh ®iÖn èng khãi S«ng U«ng Ph©n ly than S«ng Sinh Than tõ ®­êng s¾t vµo L¾ng trong Nhµ khö trïng Clo Hå l¾ng (Nguồn: Phòng kĩ thuật) Hình 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất điện và chất thải của công ty nhiệt điện Uông Bí Dây chuyền công nghệ sản xuất điện và chất thải của công ty là liên tục và khép kín có thể mô tả tổng quan như sau: Than từ kho than chính được vận chuyển qua hệ thống băng ngang, băng xiên, đưa vào kho than nguyên, rồi đưa vào máy nghiền. Tại đây than được nghiền thành bột qua quạt tải bột đưa lên kho than bột, nhờ hệ thống máy cấp nhiên liệu và gió đưa vào trong lò đốt. Không khí qua quạt gió và bộ sấy không khí đưa vào lò để đốt, trước đó được sấy làm tăng nhiệt độ của than bột khi vào lò là bắt lửa cháy ngay. Nước được qua xử lý hóa học, đi vào bộ hâm nước, cung cấp vào bao hơi xuống các dàn ống sinh hơi, nước trong lò được đun nóng bốc hơi qua phản ứng cháy. Hơi thành hơi bão hòa khô sau đó qua bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ 5350C, áp suất p = 110kg/cm2, nhiệt độ t = 5350C, qua 4 đường ống hơi chuyển tiếp rồi qua 4 van điều chỉnh vào tốc bin để sinh công quay tua bin kéo máy phát điện sản xuất ra điện (từ hóa năng sang động năng rồi biến thành điện năng). Khi máy phát ra điện, nhờ có máy kích thích từ dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều qua máy biến thế điện được tăng lên 220kv, 110kv, 35kv, 6,3kv chuyên tải trên hệ thống hòa với lưới điện quốc gia. Hơi nước sau khi làm việc qua tua bin sẽ được đưa vào bình ngưng, tại đây hơi được ngưng tụ thành nước nhờ hệ thống làm lạnh của nước tuần hoàn được bơm từ trạm bơm tuần hoàn lấy từ kênh dẫn nước ở sông Đá Bạc về, còn lượng rất nhỏ xả ra ngoài môi trường. sau đó nước được bơm ngưng tụ bơm qua bình gia nhiệt hạ áp và đưa vào khử khí để khử ô xy rồi đưa qua bơm tiếp nước cung cấp tại lò hơi, cũng còn trích một phần hơi nước từ tua bin để được gia nhiệt cao, bộ khử khí và gia nhiệt hạ áp với mục đích tận dụng nhiệt độ của hơi sau khi phát công suất. Sau khi nhiên liệu cháy tạo thành tro xỉ sẽ được làm lạnh quan nước và được đập nát cho xuống mương thải xỉ dùng bơm tống đẩy và bơm thải hút xỉ trong ống rồi đưa ra ngoài hồ chứa xỉ. Lò cháy sinh ra khói được đưa qua bộ hâm nước, bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt nhằm nâng nhiệt độ của không khí và hơi nước trước khi vào lò rồi được quạt khói đưa ra ngoài ống khói thoát ra ngoài 3.2.2.2 Phân tích chu trình sản xuất điện và chất thải Chu trình cung cấp nguyên nhiên liệu Bao gồm: Hệ thống cung cấp than vào lò: Hình 3.3: Hệ thống cấp than vào lò Than từ mỏ Kho than nguyên Máy nghiền Kho than bột Phân li than HT cấp than nguyên Quạt tải bột Băng xiên Bơm vào lò Băng ngang Đầu vào: Than Điện Bi nghiền Đầu ra: Than bột Nhiệt Chất thải rắn (p.Kĩ Thuật) Hệ thống cung cấp dầu vào lò: Hình 3.4 : Hệ thống cấp dầu và hệ thống gió Trạm bơm dầu Bồn chứa Dầu FO Bơm vào lò Hệ thống gió thổi vào lò: Hệ thống gió thổi vào lò (nhiệt 3160C) (p.Kĩ Thuật) Thuyết minh các hệ thống quy trình: Nguồn than được cấp từ mỏ than Vàng Danh – Uông Bí được chuyên chở bằng tàu hỏa, ô tô đến điểm giao nhận than trong hàng rào nhà máy. Than được sử dụng trong toàn bộ chu trình là than cám Vàng Danh antraxits, có thành phần như sau: Bảng 3.2: Thành phần than được sử dụng trong nhà máy C H O N S A(độ tro) Độ ẩm Độ ẩm tối đa Tỷ lệ chất bốc Nhiệt trị thấp 73.6% 1.3% 2.2% 0.2% 0.4% 16.8% 5.5% 9.6% 5.5% 6020 kcal/kg (P. Kĩ Thuật) Than được chuyển đến hệ thống dỡ than từ đường sắt gồm có các miệng phễu kho than ngầm dưới đất, một đoàn xe gòng gồm 8 toa, công suất 20 tấn/ toa. Rồi đổ than vào phễu. Than được cấp từ phễu vào hệ thống băng truyền xiên qua tháp chuyển tiếp vào hệ thống băng truyền ngang. Sau đó đổ vào 2 kho than nguyên ngoài trời (mỗi kho có sức chứa 200m3), than được chuyển tới máy cấp than kiểu rung. Hoặc than cũng được cấp trực tiếp từ trạm dỡ than tới bunker than thô. Hệ thông băng tải có thiết bị dò kim loại và băng tải từ để tách kim loại và hệ thống nhận dạng kim loại mầu trong hệ thống. ngoài ra cũng được lắp thiết bị phân tích độ ẩm và trạm tạm lấy mẫu than. Trong trạm bốc dỡ than có bố trí hệ thống trộn than. Trong kho than khô có 2 bunker với công suất 320 tấn/bunker, các bunker được cấp than bằng các thiết bị gạt, mỗi bunker có hai tuyến ống dẫn tới máy cấp than khô. kho than của nhà máy có sức chứa từ 30-45 nghìn tấn. Sau đó than được chuyển xuống hai máy kiểu nghiền bi, trong quá trình nghiền, than được sấy khô bằng không khí nóng. Gồm có 2 máy nghiền kiểu trụ công suất 36 tấn/h/máy. Máy nghiền được cấp than thô từ hai máy cấp và đồng bộ với bộ phân li kiểu tĩnh. Than được truyền đến máy nghiền bằng máy cấp trọng lượng và than nghiền được đưa ra khỏi máy nghiền bằng khí nóng. Mỗi máy nghiền được trang bị hệ thống dầu bôi trơn các hộp giảm tốc. Hỗn hợp than khí đi ra khỏi máy nghiền có nhiệt độ từ 105-1100C được đi qua thiết bị phân ly, than khô chưa đạt yêu cầu sẽ quay trở lại máy nghiền, than đạt yêu cầu được chuyển xuống kho than bột dung tích 140m3. Than bột được đưa vào buồng đốt lò hơi nhờ các máy cấp than bột do phòng điều hành trung tâm điều khiển. - Quy trình cấp dầu FO: Dùng để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò cháy kém hoặc sự cố bao gồm dầu FO và DO. Dầu được vận chuyển bằng đường thuỷ trạm bơm dầu bờ sông sẽ bơm dầu từ xà lan vào các bồn chứa. trạm bơm dầu được đặt ở bờ sông để bơm dầu từ xà lan lên bể chứa dầu. Dung tích của bể chứa dầu là 2x 1500 m3/bể để dự trữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí.doc
Tài liệu liên quan