Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Lời mở đầu 1
Chương 1 - Tổng quan 4
1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
những năm gần đây
4
1.2. Quản lý chất lượng và xu thế hội nhập toàn cầu hóa
- Hội nhập kinh tế và những rào cản kỹ thuật
8
1.3. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu về
truy xuất nguồn gốc trên thế giới
18
1.3.1. Chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm
HACCP
18
1.3.2. Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch
NT2MV
21
1.3.3. Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại
trong thủy sản nuôi
22
1.3.4. Chương trình vùng nuôi an toàn (GAP – Good
22
106 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủy sản, mặc dù chưa quy định phải
bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc nhưng cơ quan thẩm quyền Nhật bản đã
có những động thái nghiêm ngặt khi xảy ra trường hợp thủy sản nhập khẩu bị
phát hiện có dấu hiệu mất an toàn thực phẩm. Cụ thể: đưa tên doanh nghiệp có
sản phẩm mất an toàn vào danh sách cảnh báo, trả hàng và yêu cầu cơ quan
thẩm quyền nước xuất khẩu truy xuất và xác định nguyên nhân gây nhiễm.
Trường hợp nghiêm trọng (bị phát hiện nhiễm nhiều lần, mức độ gây nhiễm
nghiêm trọng,), Doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể bị cấm xuất khẩu vào
Nhật bản.
Hiện tại, tuy EU, Mỹ và Nhật Bản và các nước khác mới chỉ khuyến cáo
áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp xuất khẩu thực
phẩm ở quốc gia khác, nhưng trước yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các
tập đoàn bán lẻ đã lần lượt đưa truy xuất nguồn gốc thành quy định bắt buộc
trong mạng lưới cung cấp của mình, trong đó có bốn tập đoàn hàng đầu thế giới
là Wal-Mart, Carrefour, Metro, Tesco. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong xu
thế toàn cầu hóa hiện nay để có thể hội nhập với thế giới, chúng ta bắt buộc phải
tuân thủ luật chơi chung, đặc biệt khi đã là thành viên của WTO. Và do đó, một
hệ thống truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh, áp dụng tại mọi công đoạn của chuỗi
sản xuất thủy sản cần được xây dựng và áp dụng càng sớm càng tốt.
3.2. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc:
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và Doanh nghiệp
chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam nói riêng, áp dụng hệ thống truy xuất
nguồn gốc có thể làm tăng chi phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ, hệ
thống truy xuất nguồn gốc có thể phục vụ cùng lúc nhiều mục đích và có thể
đem lại nhiều lợi ích như sau:
- Đảm bảo sự thu hồi nhanh chóng sản phẩm, vì vậy bảo vệ được người tiêu
dùng.
- Giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm bằng cách giới hạn phạm
vi sản phẩm có liên quan và cung cấp công cụ truy xuất nguồn gốc.
- Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra: doanh nghiệp có thể biết
ngay sự cố phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời.
Đồng thời cải tiến hệ thống để phòng tránh sự cố tương tự trong tương lai.
- Giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với
sản phẩm của Doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường.
- Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gốc mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt
chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận
chuyển và phân phối.
3.3. Khả năng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất thủy sản tại Việt Nam
hiện nay:
Nhìn chung, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu có quy mô
kinh doanh hộ gia đình, manh mún, khả năng cạnh tranh còn rất thấp so với các
nước trên thế giới cũng như khung pháp lý trong nông nghiệp còn thiếu sự phối
hợp để đáp ứng yêu cầu cần thiết, điều này thể hiện rõ nét trong sản xuất thủy
sản. Tình trạng tự phát trong nuôi trồng thủy sản đã trở thành phổ biến, việc phá
vỡ quy hoạch, quy hoạch không theo kịp thực tế sản xuất đã dẫn đến những hệ
quả xấu ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản.
3.3.1. Truy xuất nguồn gốc trong hoạt động khai thác biển:
Phần lớn tàu khai thác thủy sản của Việt Nam có công suất nhỏ, hoạt động
khai thác nguồn lợi ven bờ với phương tiện đánh bắt thô sơ, bán công nghiệp.
Chủng loại khai thác đa dạng, không đồng nhất. Phương thức bảo quản phổ biến
trên tàu là sử dụng nước đá, tỷ lệ sản phẩm hư hỏng sau thu hoạch lớn. Trên
thực tế hầu hết các tàu dạng này không tách biệt lô nguyên liệu để theo dõi ghi
chép về quá trình đánh bắt, phân loại, bảo quản.
3.3.2. Truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản:
Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi do
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện đã kiểm soát được
137 vùng nuôi tập trung, khả năng mã hoá đến vùng đã bước đầu được tiếp cận.
Tuy nhiên, diện tích nuôi ngày càng tăng nhưng qui mô của từng cơ sở nuôi còn
nhỏ, manh mún, không theo qui hoạch; hình thức nuôi đa dạng trên cùng một
khu vực nuôi dẫn tới rất khó đạt được tính đồng nhất về nguyên liệu. Do vậy
việc mã hóa đến từng ao nuôi để đảm bảo khả năng truy xuất trong quá trình
nuôi còn gặp nhiều trở ngại.
Việc ứng dụng qui phạm thực hành nuôi GAP đang trong giai đoạn khởi
đầu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, nên người nuôi chưa được đào tạo
về kiến thức đảm bảo ATVS, kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản dẫn
đến việc theo dõi, ghi chép trong quá trình nuôi chưa được thực hiện đầy đủ và
đúng cách gây khó khăn khi xác định nguyên nhân dẫn đến mất an toàn vệ sinh
sản phẩm. Trong khi đó theo nguyên tắc, việc truy xuất đòi hỏi đến cả các thành
phần thức ăn đã sử dụng cho thủy sản.
3.3.3. Truy xuất nguồn gốc trong hệ thống cung cấp nguyên liệu:
Hầu hết doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam chưa chủ động tổ chức
sản xuất nguyên liệu, hoặc tự tổ chức hệ thống cung ứng nguyên liệu cho nhà
máy của mình mà chủ yếu dựa vào phương thức thu gom, phân phối nguyên liệu
thông qua các kênh phân phối của nậu vựa. Hệ thống này rất manh mún, nhỏ lẻ,
việc quản lý rất phức tạp qua nhiều đầu mối trung gian (Hình 3.1). Việc phân
loại, tách lô nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của người mua (cơ sở
chế biến) và hầu như không có ý thức về quản lý xuất xứ nguyên liệu nhằm mục
đích truy xuất (ngoại trừ mục tiêu kinh tế) . Ngoài ra một số cơ sở chế biến còn
cắt giảm chi phí bằng cách hạn chế các hoạt động sơ chế nguyên liệu tại nhà
máy, chỉ tiếp nhận bán thành phẩm đã sơ chế, từ đó dẫn đến hệ quả xấu về
ATVSTP do các cơ sở sơ chế thủ công không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo
ATVSTP phù hợp, cũng như việc lưu giữ thông tin sản phẩm.
3.3.4. Truy xuất nguồn gốc trong cơ sở chế biến thủy sản:
Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, một số các
Doanh nghiệp đã bắt đầu hướng đến việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn
gốc cho riêng mình. Tuy nhiên do thiếu cơ sở pháp lý và tài liệu hướng dẫn phù
hợp, các hoạt động này còn mang nặng tính đối phó và tự phát, chưa hoàn toàn
đảm bảo yêu cầu truy xuất đúng cách do thiếu tính đồng bộ trên toàn chuỗi sản
xuất thủy sản. Trong khi đó, đến nay, hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam
Trại nuôi
Đại lý cấp 2
Đại lý cấp 3
Đại lý cấp 1
Cơ sở sơ chế
Cơ sở chế biến
Hình 3.1 - Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, cung cấp
nguyên liệu thủy sản nuôi tại Việt Nam
vẫn chưa hoàn thiện, thiếu các qui định chặt chẽ về yêu cầu kết nối giữa thông
tin, phương thức ghi nhãn và khả năng truy xuất nguồn gốc qua thông tin trên
nhãn sản phẩm. Đặc biệt, một văn bản với những quy định chặt chẽ mang tính
pháp lý trong việc thiết lập và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong từng
công đoạn và đảm bảo kết nối nhằm truy xuất thông tin vẫn chưa được ban
hành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa thấy rõ trách nhiệm trong việc
quản lý xuất xứ lô hàng, còn phổ biến tình trạng ghi nhãn không đúng ngày sản
xuất, không đúng nguồn gốc xuất xứ cũng dẫn tới việc không thể kiểm soát
được nguồn gốc lô hàng ở các khâu trước chế biến.
Hiện trạng về ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc thủy sản tại Việt Nam
cho thấy:
Mặc dù các ngành thủy sản Việt Nam đã có thời gian khá lâu trong xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như hệ
thống quản lý chất lượng theo GMP (Quy phạm sản xuất tốt), SSOP (Quy phạm
vệ sinh chuẩn) và HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), xây
dựng và áp dụng các Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV,
Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, hệ thống
cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản,... nhưng các hệ thống quản lý này vẫn
còn nhiều hạn chế trong quá trình ghi nhận thông tin tại từng công đoạn trong
chuỗi sản xuất, lưu thông, phân phối thủy sản, đồng thời thông tin lưu chuyển
trên chuỗi sản xuất chưa được ghi chép đầy đủ, chưa mang tính kết nối liên tục
dẫn đến chưa có khả năng truy xuất sản phẩm đầy đủ và chính xác.
Đến nay, ngoại trừ những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về ghi nhãn
sản phẩm như EU, Mỹ, Canada, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc.., một số thị trường nhập
khẩu khác chưa kiểm soát chặt chẽ, do vậy việc ghi nhãn sản phẩm xuất khẩu đi
các nước này thường thực hiện theo nhu cầu của khách hàng (không muốn ghi
đầy đủ thông tin xuất xứ sản phẩm) do đó thường thiếu những thông tin chủ chốt
để truy xuất nguồn gốc. Nhiều lô hàng xuất khẩu với bao bì “trắng” thông tin về
sản phẩm, đặc biệt sản phẩm xuất khẩu vào Đài Loan, Hồng Kông, một số nước
ASEAN. Việc này dẫn đến khả năng truy xuất nguồn gốc một cách đồng bộ và
phù hợp là chưa thể thực hiện được.
3.4. Các quan điểm về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam:
Nhìn chung, quan điểm về truy xuất nguồn gốc trên thế giới là nhất quán.
Dù có nhiều định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau nhưng thực tiễn đã cho thấy,
dù sử dụng phương pháp nào cho mục đích truy xuất nguồn gốc thì cũng cần
tuân thủ nguyên tắc “Một bước trước, một bước sau”. Đây là phương châm
định hướng cho hoạt động này, bên cạnh đó điểm mấu chốt của truy xuất nguồn
gốc nằm ở 2 phương diện:
- Ghi nhận đầy đủ thông tin
và
- Truy xuất thông tin phù hợp
Tại Việt Nam, khi Bộ Thủy sản (cũ) giao cho Cục Quản lý Chất lượng,
ATVS & TYTS thực hiện nhiệm vụ khoa học “Xây dựng qui định danh mục tên
thương mại và thiết lập hệ thống mã hóa phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm
thủy sản ở Việt Nam”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp luận
trong xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy
sản. Các ý kiến chủ yếu tranh luận về cách hiểu phương pháp ghi nhận và truy
xuất thông tin để đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo 2 luận điểm:
- Luận điểm 1: Thông tin truy xuất của toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản phải
được ghi trên nhãn sản phẩm cuối cùng sao cho nhãn sản phẩm phải thể
hiện toàn bộ thông tin từ công đoạn đầu tiên (khai thác, sản xuất giống)
đến công đoạn cuối (tiêu thụ). Qua đó, người tiêu dùng có thể nắm được
toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Luận điểm 2: Thông tin truy xuất nguồn gốc phải tuân thủ nguyên tắc
“Một bước trước, một bước sau”, có nghĩa thông tin tại từng công đoạn
phải được ghi nhận và kết nối một cách hệ thống.. Thông tin truy xuất
nguồn gốc sẽ được đảm bảo qua việc kết nối với các công đoạn trước và
sau có liên quan. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đồng bộ và hệ thống
trên toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm.
Theo [52], “Truy xuất nguồn gốc chỉ liên quan đến khả năng truy tìm một
vật nào đó, có nghĩa những thông tin cần thiết phải có sẵn khi được yêu cầu. Nó
không có nghĩa là thông tin phải quan sát được tại mọi thời điểm bằng cách dán
nhãn trên thực phẩm hoặc đi kèm thực phẩm. ”
Ngoài ra việc truy xuất nguồn gốc theo khái niệm “Từ ao nuôi đến bàn ăn”
được hiểu là “Khả năng truy xuất nguồn gốc trong công nghiệp chế biến thực
phẩm phải nhằm mục đích thiết lập các kết nối giữa rất nhiều công đoạn trong
toàn bộ chuỗi thực phẩm. Những công đoạn này phải bao trùm và xuyên suốt
toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tại trại nuôi, nhà máy chế biến, phân phối
đến nhà bán buôn và bán lẻ sản phẩm đến thời điểm thực phẩm được đặt lên
bàn của người tiêu dùng”. [52]
Như vậy, có thể thấy luận điểm thứ nhất là không phù hợp với thực tế,
không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật và cả về phương pháp luận. Hệ thống
truy xuất nguồn gốc chỉ có thể thực hiện được khi tuân thủ đúng nguyên tắc cơ
bản “Một bước trước, một bước sau” trên cơ sở thực hiện một cách đồng bộ
trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm.
3.5. Dự thảo Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ
sản:
3.5.1. Các yêu cầu cần đạt của Dự thảo:
- Tạo cơ sở pháp lý nhất định trong việc thiết lập và thực hiện truy xuất
nguồn gốc một cách có hệ thống.
- Phù hợp và tương thích với hệ thống pháp lý của Việt Nam, là công cụ
hữu hiệu cho yêu cầu quản lý Nhà nước về ATVSTP.
- Phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế.
- Đáp ứng được quy định và xu hướng chung về đảm bảo ATVSTP trên thế
giới trong tình hình mới.
- Khả thi trong điều kiện Việt Nam.
- Góp phần nâng cao uy tín chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản với
sự thuận lợi nhất về thủ tục thực hiện nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và có tính khoa học.
3.5.2. Nội dung Dự thảo Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc thủy sản:
CHƯƠNG I - CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 - Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị liên quan tới
hoạt động mã hóa, truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm thủy sản (sau
đây gọi tắt là truy xuất)
2. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia sản
xuất/kinh doanh thủy sản tại Việt Nam, được phân theo các nhóm như sau:
2.1. Nhóm A: các cơ sở sản xuất/kinh doanh liên quan đến nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Nhóm A1:
- Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản quy mô công nghiệp
- Trung tâm giống thủy sản quốc gia
- Trung tâm giống thủy sản cấp 1
2.1.2. Nhóm A2:
- Cơ sở sản xuất giống thủy sản không thuộc Nhóm C1
- Cơ sở ương/thuần giống thủy sản
- Cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm theo phương thức công nghiệp
2.2. Nhóm B: vùng nuôi thủy sản
2.3. Nhóm C: các cơ sở khai thác thủy sản (tàu cá)
2.3.1. Nhóm C1: Tàu chế biến, tàu đông lạnh thủy sản
2.3.2. Nhóm C2: Tàu cá (không chế biến, không hệ thống lạnh) có công suất
máy từ 50CV (mã lực) trở lên
2.4. Nhóm D: các cơ sở phục vụ sản xuất/kinh doanh thủy sản
- Cảng cá
- Chợ bán buôn/đấu giá thủy sản
2.5. Nhóm E: các cơ sở sản xuất/kinh doanh sản phẩm động/thực vật thủy sản
dùng làm thực phẩm cho người, có quy mô công nghiệp, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất chế biến thủy sản các loại (đông lạnh, khô, đồ hộp, nước
mắm)
- Các cơ sở đóng gói thủy sản quy mô công nghiệp
- Cơ sở bảo quản thủy sản thành phẩm (kho lạnh)
- Cơ sở giữ sống và bao gói thủy sản xuất khẩu
2.6. Nhóm F: các cơ sở sản xuất/kinh doanh sản phẩm động/thực vật thủy sản
dùng làm thực phẩm cho người, có quy mô thủ công, bao gồm:
- Cơ sở thu gom, sơ chế và cung cấp nguyên liệu thủy sản
- Cơ sở sản xuất nước mắm, mắm thủy sản
- Cơ sở chế biến thủy sản khô
- Cơ sở làm sạch/ngâm nhả tạp chất, cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ
3. Các đối tượng không thuộc phạm vi Quy chế này gồm có:
- Thuyền đánh cá thủ công hoặc tàu đánh cá có công suất máy dưới 50CV
- Cơ sở sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm thủy sản không dùng làm thực
phẩm.
- Cơ sở chế biến thủy sản quy mô hộ gia đình
- Cơ sở bán lẻ thực phẩm thủy sản, dịch vụ ăn uống có bán thủy sản;
4. Các đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương 5 Quy chế này
gồm có:
- Các đối tượng thuộc Nhóm B, D, Khoản 2 Điều 1 Quy định này
- Các đối tượng thuộc Khoản 3 Điều 1 Quy định này
Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_buoc_dau_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_truy_xuat_ngu.pdf