MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
Phần nội dung chính 9
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết 9
1.1. Lý thuyết về ngữ dụng học 9
1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 32
1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 33
1.4. Kết luận chương 34
Chương 2 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp35
2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong văn xuôi Vi Hồng35
2.2. Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) trong văn xuôi Vi Hồng 44
2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng 53
2.4. Kết luận chương 63
Chương 3 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện dụng học64
3.1. Những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)64
3.2. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)86
3.3. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được
sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)91
3.4. Kết luận chương 102
Chương 4 - Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại
trong văn xuôi Vi Hồng103
4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc103
4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ 108
4.3. Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 110
4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại
(trong văn xuôi Vi Hồng)114
4.5. Kết luận chương 116
Phần kết luận 117
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với những ngón tay thuôn lông nhím cho anh nâng. Anh mong ước trọn đời
anh cả linh hồn và hình dáng của anh sẽ chôn sâu dưới đáy mắt huyền nhung
của em.
[59,48]
Lời hồi đáp ở ví dụ trên có cấu tạo là một chuỗi câu gồm 6 câu: 01 câu
ghép (Trăng quê em rất đẹp, thác quê em đẹp lắm); 01 câu đơn (Nhưng em
còn đẹp hơn những cái đó cộng lại) và 04 câu phức (Anh muốn tất cả vẻ đẹp
của quê hương em đã kết tụ trong em thuộc về anh; Em hãy đưa bàn tay với
những ngón tay thuôn lông nhím cho anh nâng; Không biết em nghĩ như thế
nào; Anh mong ước trọn đời anh cả linh hồn và hình dáng của anh sẽ chôn
sâu dưới đáy mắt huyền nhung của em).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng
qua bảng tổng kết 2.7 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 2.7. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Chuỗi câu gồm 02 câu
Chuỗi câu
gồm hơn 02 câu
Số lượng 51 228
Tỷ lệ (%) 18,28 81,72
2.2.3. Kết luận về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp trong
văn xuôi Vi Hồng
Trong văn xuôi Vi Hồng, lời hồi đáp có các kiểu cấu tạo ngữ pháp là:
câu đơn đầy đủ thành phần, câu đơn đặc biệt, câu đơn tỉnh lược thành phần,
câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị, câu ghép chính phụ, câu ghép chuỗi
và chuỗi câu.
Trong tổng số lời hồi đáp đã khảo sát, lời hồi đáp có cấu tạo là câu
phức có số lượng ít nhất (1/328), lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu có số
lượng nhiều nhất (279/328).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng
qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Bảng tổng kết lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng xét về cấu tạo
ngữ pháp
Cấu tạo ngữ
pháp
lời hồi đáp
Số lƣợng
Tổng số
Tỷ lệ %
Câu đơn
Câu
phức
Câu ghép Chuỗi câu
Bình thường
Đặc
biệt
Chính
phụ
Chuỗi
gồm
02
câu
gồm
hơn
02
câu
Đầy đủ thành
phần nòng cốt
Tỉnh lược
thành
phần
Số lượng 27 3 2 1 7 9 51 228
Tổng số (328) 32 1 16 279
Tỷ lệ % 9,76 0,30 4,88 85,06
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng
2.3.1. Nhận xét chung
Trong hội thoại, các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của
tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham
thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin
vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra. Vì vậy, khi một tham thoại hồi
đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại
đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại. Từ đó, sẽ xuất hiện kiểu lời thoại vừa có
chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp, tạm gọi là lời thoại phức hợp.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia kiểu lời thoại phức hợp
trong văn xuôi Vi Hồng thành 4 nhóm:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu phức;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu.
Theo số liệu của chúng tôi, tổng số lời thoại phức hợp được sử dụng
trong văn xuôi Vi Hồng là 793 lời thoại, chiếm tỷ lệ 54,73% tổng số lời
thoại khảo sát (793/1449).
2.3.2. Phân loại và miêu tả kiểu lời thoại phức hợp trong văn
xuôi Vi Hồng về cấu tạo ngữ pháp
2.3.2.1. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp trong
văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn là 91 lời thoại, chiếm tỷ lệ
11,48% tổng số lời thoại phức hợp (48/793) và chiếm tỷ lệ 6,28%
(91/1449) tổng số lời thoại thoại đã khảo sát.
Lời thoại phức hợp có thể được chia thành hai kiểu:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường
Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu
đơn bình thường là 86 lời thoại, chiếm tỷ lệ 94,51% (86/91) tổng số lời
thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, có thể chia lời thoại phức hợp có cấu
tạo là câu đơn bình thường thành hai tiểu loại: câu đơn đầy đủ thành phần
nòng cốt và câu đơn tỉnh lược thành phần.
- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ
thành phần nòng cốt câu theo tư liệu của chúng tôi là 66 lời thoại, chiếm tỷ lệ
76,74% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường
(66/86). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (16):
- Ông bà ấy đã muốn đuổi cháu đi từ lâu rồi. Từ khi ông bà ấy biết
Nhình Hỷ yêu cháu tha thiết. Nhưng lần này cháu phải đi hẳn khỏi nhà ông ta,
không thể chần chừ thêm một ngày.
- Cháu định đi đâu?
- Đi đâu, về đâu? Phận cháu như cây bèo tấm mỏng manh, trôi nổi theo
cái dòng đời của cháu. Cháu cũng không biết đi đâu, về đâu nữa. Bà hãy chỉ
cho cháu: cháu nên đi về phía mặt trời mọc hay về phương mặt trời lặn?
[60,94]
Lời thoại phức hợp “Cháu định đi đâu?” có cấu tạo là một câu đơn có
đầy đủ thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, chủ ngữ là “Cháu”,
vị ngữ là “định đi đâu”.
- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần
theo tư liệu của chúng tôi có 20 lời thoại, chiếm tỷ lệ 23,26% tổng số lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường (20/86). Dưới đây là một ví
dụ tiêu biểu:
Ví dụ (17):
- Đúng đấy. Nhưng nói cho đúng hơn là các cô gái yêu Đán. Như hôm
nay có những hai cô gái hẹn anh ấy đi xem chiếu bóng ở xã bên.
- Đi làm sao được với cả hai?
- Có hôm còn có đến ba cô theo anh ấy. Thế mà Đán nó cũng đi.
[58, 128]
Lời thoại phức hợp “Đi làm sao được với cả hai?” trong ví dụ trên có
cấu tạo là một câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi phục lại thành
phần chủ ngữ, ta sẽ được một câu đầy đủ là: Đán đi làm sao được với cả hai?.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt
Theo số liệu thống kê, trong văn xuôi Vi Hồng, có 05 lời thoại phức
hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt, chiếm tỷ lệ 5,49% tổng số lời thoại phức
hợp có cấu tạo là câu đơn (5/91). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (18):
- Anh Tàm đâu? – Nồm giả vờ nghiêng ngó. Nồm biết thừa Na đùa,
nhưng cô rất tự hào về tình yêu của cô với Tàm, nên cô vui mừng chấp nhận
cả những sự đùa như vậy.
- Ê , ê…
- Thôi chúng mình đừng đùa nhau nữa - Nồm nói- mình không muốn
ai nói đến anh Tàm của mình… Cái tên ấy chỉ để cho mình gọi thôi, mình có
ích kỷ quá không Na?
[58, 169]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Lời thoại phức hợp “Ê ,ê…” trong ví dụ trên có cấu tạo là câu đơn đặc
biệt. Câu này chỉ gồm từ cảm thán. Từ này thường dùng trong giao tiếp để
trêu đùa hoặc chế giễu.
Tóm lại, lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi
Hồng có thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn
xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu đơn bình thƣờng Câu đơn
đặc biệt Câu đầy đủ thành
phần nòng cốt câu
Câu tỉnh lƣợc
Số lượng 66 20 5
Tỷ lệ % 94,51 5,49
2.3.2.2. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu phức
Theo sự thống kê của chúng tôi, trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời
thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là câu phức là 16 lời thoại, chiếm tỷ lệ
2,02 % tổng số lời thoại phức hợp (16/793) và chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số lời
thoại đã khảo sát (16/1449).
Lời thoại phức hợp cấu tạo là câu phức trong văn xuôi Vi Hồng có kiểu
cấu tạo là câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (19):
- Quả hôm nay anh Eng tôn quý đã mang lại cho tôi nhiều cái mới mẻ.
- Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần trong người anh.
- Tôi sẽ cố lớn, cố nhiều nhưng không biết có được chút gì không.
[60, 231]
Lời thoại “Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần
trong người anh” là lời thoại phức hợp. Kiểu lời thoại này có cấu tạo là một
câu phức có thành phần bổ ngữ “ những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
trong người anh” bổ sung ý nghĩa cho động từ “mong” có cấu tạo là một cụm
chủ - vị (Chủ ngữ là: những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy; vị ngữ là: sẽ lớn dần
trong người anh). Cấu tạo của lời thoại phức hợp này là câu phức có thành
phần bổ ngữ là một cụm chủ vị.
2.3.2.3. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép
Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo
ngữ pháp là câu ghép là 30 lời thoại, chiếm tỷ lệ 3,38% tổng số lời thoại
phức hợp (30/793) và chiếm tỷ lệ 2,07% tổng số lời thoại thoại đã khảo sát
(30/1449).
Có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép, tuỳ theo tính
chất và quan hệ của các vế câu thành các tiểu loại.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, lời thoại phức hợp có cấu tạo là
câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia thành 03 loại:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ
Số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ trong
văn xuôi Vi Hồng là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ 40% tổng số lời thoại phức hợp
có cấu tạo là câu ghép (12/30). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (20):
- Em đừng có lo, anh có đủ tiền để nuôi chị em bằng thịt cá! Còn bà
Nọi Lai là một người vô cùng tốt. Con người có bụng dạ rộng rãi, đầy mấy
bồ tình thương người. Em khỏi lo lắng đi – Nhưng thằng Xảu Xảy vẫn cứ
lưỡng lự. Nó vẫn không quay về.
- Nhưng nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ
xuống khe thì anh làm thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
- Em yên tâm. Anh đi con đường khác để đến với Nhình Hỷ của em.
Và, nếu thằng Ma Chàn muốn đổ cơm canh trên tay anh xuống khe thì anh sẽ
cho nó xuống khe trước khi nó làm việc đó.
[60,172]
Lời thoại phức hợp “Nhưng nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông
Ma Chàn lại đổ xuống khe thì anh làm thế nào?” có cấu tạo là một câu ghép
chính phụ giả thiết/hệ quả. Vế phụ của câu ghép “nếu anh đưa cơm vào cửa
rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ xuống khe” là vế chỉ giả thiết. Vế chính của
câu ghép “thì anh làm thế nào” là vế chỉ hệ quả. Hai vế câu được nối với
nhau bởi cặp quan hệ từ “nếu…thì”.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập “là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các
vế câu là ngang hàng nhau, không vế nào phụ thuộc vế nào” [7,309].
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số
lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ
40% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (12/30). Xin dẫn ví dụ
dưới đây:
Ví dụ (21):
- Anh ăn đi anh Háo ạ. Em tên là Nhình. Em có thể tiếp rượu với anh
được chứ?
- Sức rượu của cô bao nhiêu mà lại định đọ với tôi?
- Em uống chơi thì hết một lít. Uống thật thì hết hai lít. Uống cố thì hết
ba lít! - Vừa nói cô Nhình vừa cười dòn như bỏng nếp nổ trên chảo.
[60,259]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Sức rượu của cô bao
nhiêu mà lại định đọ với tôi” là câu ghép đẳng lập. Vế câu “Sức rượu của cô
bao nhiêu” và vế câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ “lại định đọ với tôi” là hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
vế câu bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập này dùng
quan hệ từ “mà” để diễn đạt quan hệ nghịch đối giữa hai vế câu. Sự nghịch
đối này ở mức độ không đáng kể do tính chất của quan hệ từ “mà” chi phối.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số
lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi là 6 lời thoại, chiếm tỷ lệ 20%
tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (6/30). Dưới đây là ví dụ
tiêu biểu:
Ví dụ (22):
- Cái gợi ý của Na quan trọng chưa – Hoan nói nhỏ, nhưng giọng vui
vẻ lạ.
- Anh bảo anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan
trọng gì ý kiến của em.
- Không. Anh nói thật đấy, Na à…
[58,68]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Anh bảo anh đã đề
nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan trọng gì ý kiến của em” là
câu ghép chuỗi gồm hai vế câu có quan hệ bổ sung. Vế câu thứ nhất “Anh bảo
anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi” và vế câu thứ hai“quan
trọng gì ý kiến của em” không sử dụng phương tiện để nối kết mà được đặt
nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục. Trong đó, vế câu thứ hai bổ sung
cho vế câu thứ nhất.
Tóm lại, lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu
ghép có thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.10 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi
Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu ghép chính
phụ
Câu ghép đẳng
lập
Câu ghép
chuỗi
Số lượng 12 12 6
Tỷ lệ % 40 40 20
2.3.2.4. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ
pháp là chuỗi câu là 656 lời thoại, chiếm tỷ lệ 82,72 % tổng số lời thoại
phức hợp (656/793) và chiếm tỷ lệ 45,27% tổng số lời thoại thoại đã khảo
sát (656/1449).
Có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu thành
02 tiểu loại:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu
tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu là 128 lời thoại, chiếm tỷ lệ 19,51%
tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu (128/656). Xin dẫn ví dụ
dưới đây:
Ví dụ (23):
- Ôi, anh chưa nghỉ à? Em vô ý quá. Mải làm, giờ em mới sực nhớ là chưa
nấu nước pha trà mời khách.
- Na đừng coi anh là khách. Anh buồn lắm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
- Anh là khách quá đi chứ. Khách quý nữa cơ đấy. Không có anh thì không
biết đến đời kiếp nào mới làm nổi cái cầu.
[58, 70]
Trong ví dụ này, lời thoại phức hợp “Na đừng coi anh là khách. Anh
buồn lắm…” cấu tạo là một chuỗi câu gồm 02 câu: 01 câu phức “Na đừng
coi anh là khách” và 01 câu đơn “Anh buồn lắm”.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng
lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu trở lên là
528 lời thoại, chiếm tỷ lệ 80,49 % tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là
chuỗi câu (528/656). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (24):
- Thức ăn đã nguội, bát xá xíu, đĩa nặm gạo đã…vơi. - Người ăn lại gọi.
- Bát hôm nay bát làm mẹ, đĩa hôm nay đĩa cái. Chúng nó biết đẻ biết
sinh. Khách quý, khách sang đừng để chúng đẻ mà không trông nom…-
Người vừa tiếp những bát thức ăn đầy ắp và nói những “Lời đám cưới” mời
khách cứ ăn cho thật nhiều.
- Nước đã lụt mâm trời đã nắng, hoa gạo hoa vông đỏ chói. Hãy lấy hoa
nước nở từng bông to đến cho! - Thế là họ gọi cơm, họ đã say, mặt đã đỏ màu
hoa gạo hoa vông. [59, 149]
Chuỗi câu tạo thành lời thoại phức hợp ở ví dụ trên gồm 4 câu: 03 câu
đơn (Chúng nó biết đẻ biết sinh; Khách quý, khách sang đừng để chúng đẻ
mà không trông nom; Người vừa tiếp những bát thức ăn đầy ắp và nói những
“Lời đám cưới” mời khách cứ ăn cho thật nhiều) và 01 câu ghép đẳng lập
(Bát hôm nay bát làm mẹ, đĩa hôm nay đĩa cái).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi
Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Chuỗi câu gồm 02 câu
Chuỗi câu gồm
hơn 02 câu
Số lượng 128 528
Tỷ lệ % 19,51 80,49
2.3.3. Kết luận về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp
trong văn xuôi Vi Hồng
Lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng có các kiểu cấu tạo ngữ
pháp là: câu đơn đầy đủ thành phần, câu đơn đặc biệt, câu đơn tỉnh lược thành
phần, câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị, câu ghép chính phụ, câu ghép
đẳng lập, câu ghép chuỗi và chuỗi câu. Trong tổng số lời thoại phức hợp là đã
khảo sát, lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu phức chiếm số lượng ít nhất
(16/793), lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu chiếm số lượng nhiều
nhất (656/793).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi
Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.12 dưới đây:
Bảng 2.12. Bảng tổng kết kiểu lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng xét
theo cấu tạo ngữ pháp
Cấu tạo ngữ
pháp
lời thoại
phức hợp
Số lƣợng
Tổng số
Tỷ lệ %
Câu đơn
Câu
phức
Câu ghép Chuỗi câu
Bình thường
Đặc
biệt
Chính
phụ
Đẳng
lập
Chuỗi
gồm
02
câu
gồm
hơn
02
câu
Đầy đủ
thành phần
nòng cốt
Tỉnh
lược
thành
phần
Số lượng 66 20 5 16 12 12 6 128 158
Tổng số (793) 91 16 30 656
Tỷ lệ %) 11,48 2,02 3,78 82,72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
2.4. Kết luận chƣơng
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn
nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng bao gồm các
kiểu cấu tạo là các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu ghép) và chuỗi câu.
Trong tổng số 1449 lời thoại, lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức
hợp có cấu tạo là chuỗi câu chiếm số lượng lớn nhất so với các kiểu cấu tạo
ngữ pháp khác.
Có thể tóm tắt cấu tạo ngữ pháp của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
qua bảng tổng kết, phân loại 2.13 dưới đây:
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện
cấu tạo ngữ pháp
STT
Tổng số
lƣợt sử
dụng
Câu đơn Câu phức Câu ghép Chuỗi câu
Lượt
sử
dụng
Tỷ lệ
%
Lượt
sử
dụng
Tỷ lệ
%
Lượt
sử
dụng
Tỷ lệ
%
Lượt
sử
dụng
Tỷ lệ
%
Lời dẫn
nhập
328 32 2,21 6 0,41 12 0,83 278 19,19
Lời hồi đáp 328 32 2,21 1 0,07 16 1.1 279 19,25
Lời thoại
phức hợp
793 91 6,28 16 1,1 30 2,07 656 45,27
Tổng số 1449 155 10,7 23 1,58 58 4 1213 83,71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Chƣơng 3
LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG XÉT VỀ PHƢƠNG DIỆN
DỤNG HỌC
Xét từ phương diện dụng học, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể
được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Ở chương này, luận văn chỉ nghiên
cứu lời thoại ở góc độ hành vi ngôn ngữ với những nội dung chủ yếu sau:
- Những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong văn
xuôi Vi Hồng);
- Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong (trong văn xuôi Vi Hồng);
- Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử
dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng).
3.1. Những lớp hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong lời thoại
(trong văn xuôi Vi Hồng)
3.1.1. Nhận xét chung
Có thể nói, hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại của tác
phẩm văn xuôi Vi Hồng tương đối phong phú. Theo tư liệu thống kê, có tới
2115 hành vi ngôn ngữ được Vi Hồng sử dụng trong lời thoại. Điều này vừa
thể hiện được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của tác giả, vừa thể hiện
được sự đa dạng của hoạt động hội thoại (của các nhân vật) trong tác phẩm
văn xuôi Vi Hồng.
Dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ của Searle, các hành vi
ngôn ngữ được Vi Hồng sử dụng trong lời thoại có thể được xếp vào 5 lớp, đó
là:
- Lớp hành vi miêu tả, xác tín (lớp hành vi trình bày);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
- Lớp hành vi điều khiển;
- Lớp hành vi cam kết;
- Lớp hành vi biểu cảm;
- Lớp hành vi tuyên bố.
3.1.2. Miêu tả các lớp hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong lời
thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)
3.1.2.1. Các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín
Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp
hành vi xác tín, miêu tả được sử dụng trong lời thoại ở văn xuôi Vi Hồng khá
phong phú.
Theo tư liệu điều tra, các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi xác tín,
miêu tả được Vi Hồng sử dụng trong lời thoại gồm 1059 hành vi chiếm tỷ lệ
50,07% tổng số các hành vi ngôn ngữ (1059/2115). Đó là các hành vi sau đây:
a. Hành vi khẳng định
Theo số liệu thống kê, 218 hành vi khẳng định đã được nhà văn sử
dụng. Số lượng này chiếm tỷ lệ 20,58% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu
tả, xác tín (218/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (1):
- Em gái ơi, ở mường này chẳng có ai tên là Sầm Vàng Khao cả. Cái
tên Vàng Khao sao mà lạ quá, anh đây chưa nghe thấy bao giờ.
[59,18]
Phần in nghiêng trong ví dụ trên là một hành vi khẳng định của người
nói để xác nhận thông tin mà mình đưa ra "ở mường này chẳng có ai tên là
Sầm Vàng Khao" là đúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
b. Hành vi giải thích
Theo số liệu thống kê, nhà văn đã sử dụng 184 hành vi giải thích trong
lời thoại tác phẩm của mình. Số lượng này chiếm tỷ lệ 17,37% tổng số các
hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (184/1059). Dưới đây là một ví dụ:
Ví dụ (2):
- Thưa cụ lớn, thế thì cụ lớn phải cho cháu hai lạng nữa mới được. Một
lạng để mua cơm đen (thuốc phiện). Một lạng cháu phải làm đại lễ để cầu
thần, phật xá cái tội lớn của con đối với họ Đàm.
- Thằng này khôn mả. Nhưng được, tao cho.
[58, 16]
Đây là cặp thoại được trích trong tác phẩm "Núi cỏ yêu thương" diễn ra
giữa tên họ Lâm và ông trưởng họ Hoàng. Tên họ Lâm muốn vòi vĩnh thêm
số tiền của nhà họ Hoàng và hắn đã sử dụng hai hành vi giải thích để làm rõ
cho mục đích mình xin thêm hai lạng vàng. Hành vi giải thích thứ nhất là
"Một lạng để mua cơm đen (thuốc phiện)". Hành vi giải thích thứ hai là "Một
lạng cháu phải làm đại lễ để cầu thần, phật xá cái tội lớn của con đối với họ
Đàm".
c. Hành vi nhận xét
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng hành vi nhận xét được sử
dụng là 167 hành vi, tỷ lệ 15,76% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác
tín (167/1059). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (3):
- Chị thấy anh Eng Háo là người như thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
- Anh ấy là một người con trai lý tưởng. Một người bạn ngang với những
đôi bạn đẹp nhất trần gian. Ôi, càng nói lòng chị càng đứt từng khúc ruột.
[60,182]
Đây là cuộc đối thoại giữa nhân vật Nhình Hỷ và nhân vật Nọi trong
tác phẩm "Đi tìm giàu sang". Trước câu hỏi của Nọi về việc đánh giá con
người Eng Háo - người bạn thân thiết với cả hai nhân vật, Nhình Hỷ đã đưa
lời nhận xét: "Anh ấy là một người con trai lý tưởng". Phát ngôn trên chính là
một hành vi nhận xét.
d. Hành vi kể
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, nhà văn đã sử dụng 119 hành vi
kể, chiếm tỷ lệ 11,27% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín
(119/1059). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (4):
- Nhưng bà à, bà chưa nói cho cháu biết đoạn đời trước của bà ra sao.
Bà là người ở đâu lại đến Tu Đông cửa rừng làm người nghèo khó, kẻ hèn. Bà
là kỹ sư canh nông, là vợ quan lớn kia mà. Cái ông Lê bạn bà ở Hà Thành ấy
chẳng nói đi nói lại là gì?
- Được rồi, bà sẽ nói cho cháu biết. Nhưng bà cũng không nói tỉ mỉ đâu.
Bởi vì cái gì đã qua mà không tốt đẹp thì không nên mở nó ra làm gì, chỉ nên
khép nó lại, vùi nó đi là hơn. Bà vốn là người mường Đán Đại thôi. Nhưng bố bà
làm quan nho nhỏ ở Hà Thành. Bà sinh ra ở đấy, lớn lên và học hành ở đấy.
[60,248]
Ví dụ này được dẫn từ tác phẩm "Đi tìm giàu sang". Đây là đối thoại
giữa Eng Háo và bà Nội Lai - ân nhân của cuộc đời anh. Để trả lời cho những
thắc mắc của Eng Háo rằng "Bà là người ở đâu lại đến Tu Đông cửa rừng làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
người nghèo khó, kẻ hèn", trong lời hồi đáp của mình , bà Nọi Lai đã sử dụng
hành vi kể để thuật lại thân phận của mình, đó là: "Bà vốn là người mường
Đán Đại".
e. Hành vi phủ định
Theo số liệu thống kê, 102 hành vi phủ định đã được nhà văn sử dụng,
chiếm tỷ lệ 9,63% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín
(102/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (5):
- Ơ, sao con "ngoảng" lại kêu vào mùa này nhỉ? - Nồm hỏi. Na lắng tai
nghe.
- Không phải là tiếng "ngoảng" đâu. Nó là tiếng gì ấy. Từ ngày có con
trâu trắng xuất hiện thì có tiếng này đấy. Những người ở xã bên kia bảo thế.
Phiên chợ vừa rồi mình còn nghe xã bên kháo với nhau những chuyện mê tín
dị đoan về những tiếng đó. Họ bảo sắp có loạn. Tháng bảy tháng tám ta
"ngoảng" mới kêu cơ mà. Các cụ chẳng thường nói: "Cấy ruộng khi ngoảng
ngân, thóc không đủ ăn đến giêng" là gì.
[58,170]
Trong cặp thoại giữa Nồm và Na ở ví dụ dẫn trên, hành v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_HTQN.pdf