MỤCLỤC
NộiDung Trang
CẢMTẠ i
TÓMLƯỢC ii
MỤCLỤC iii
DANHSÁCHBẢNG iv
DANHSÁCHHÌNH v
Chương 1 GIỚITHIỆU 1
1.1 Đặtvấn đề 1
1.2 Mụctiêu nghiên cứu 1
Chương 2 LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 2
2.1 Đặcđiểmchung củarầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) 2
2.1.1 Giớithiệu 2
2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Định danh 3
2.1.4 Khảnăng gây hại 4
2.1.5 Khảnăng truyền bệnh 4
2.1.6 Ký chủ 4
2.1.7 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
2.1.8 Kiểmsoátbằng hoáhọc 5
2.2 Đặcđiểmcủamộtsố loàirầy phấn trắng phổ biến 6
2.2.1 Rầy phấn trắng AleurodicusdispersusRussell 6
2.2.1.1 Phân bố 6
2.2.1.2 Ký chủ 6
2.2.1.3 Đặcđiểmsinh thái 6
2.2.1.4 Đặcđiểmsinh học 6
2.2.1.5 Thiên địch 6
2.2.1.6 Khảnăng gây hại 7
2.2.1.7 Phòng trừ hoáhọc 8
2.2.2 Rầy phấn trắng Bemisia tabaciGennadius 8
2.2.2.1 Phân bố 8
2.2.2.2 Ký chủ 9
2.2.2.3 Đặcđiểmhình thái 9
2.2.2.4 Đặcđiểmsinh học 9
2.2.2.5 Thiên địch 9
2.2.2.6 Khảnăng gây hại 10
2.2.2.7 Phòng trừ hoáhọc 11
2.2.3 Rầy phấn trắng Dialeurodesspp. 11
2.2.3.1 Phân bố 11
2.2.3.2 Ký chủ 11
2.2.3.3 Đặcđiểmhình thái 11
2.2.3.4 Đặcđiểmsinh học 11
2.2.3.5 Thiên địch 12
2.2.3.6 Khảnăng gây hại 12
2.2.3.7 Phòng trừ hoáhọc 12
Chương 3 PHƯƠNGTIỆNVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 13
3.1 Phương tiện 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu 13
3.2.1 Phương pháp tiến hành 13
3.2.2 Chỉtiêu theo dõi 14
3.3 Xử lý số liệu 14
Chương 4 KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN 15
4.1 Tình hình xuấthiện rầy phấn trắng trong địabàn nghiên cứu 15
4.2 Tình hình khíhậu thờitiết 16
4.2 Đánh giánhững thông tin vềrầy phấn trắng củacán bộ vànông dân16
4.2.1 Đốivớicán bộ huyện 16
4.2.2 Đốivớicán bộ xã 16
4.2.3 Đốivớinông dân 17
4.3 Tình hình cụ thểcủatừng huyện nghiên cứu 18
4.3.1 Huyện Tân Châu 18
4.3.1.1 Đặcđiểmchung 19
4.3.1.2 Khảnăng nhận diện, cách đốiphó củakỹ thuậtviên vànông dân19
4.3.1.3 Tình hình thiệthạibởirầy phấn trắng 20
4.3.1.4 Tình hình khảo sátký chủ 21
4.3.2 Huyện ChợMới 26
4.3.2.1 Đặcđiểmchung 26
4.3.2.2 Khảnăng nhận diện, cách đốiphó củakỹ thuậtviên vànông dân28
4.3.2.3 Tình hình thiệthạibởirầy phấn trắng 28
4.3.2.4 Tình hình khảo sátký chủ 31
4.3.3 Huyện TriTôn 34
4.3.3.1 Đặcđiểmchung 34
4.3.3.2 Khảnăng nhận diện, cách đốiphó củakỹ thuậtviên vànông dân36
4.3.3.3 Tình hình thiệthạibởirầy phấn trắng 36
4.3.3.4 Tình hình khảo sátký chủ 36
4.3.4 Huyện ThoạiSơn 38
4.3.4.1 Đặcđiểmchung 38
4.3.4.2 Khảnăng nhận diện vàcách đốiphó củakỹ thuậtviên và nông dân38
4.3.4.3 Tình hình thiệthạibởirầy phấn trắng 38
4.3.4.4 Tình hình khảo sátký chủ 39
4.3.5 Ghinhận ký chủ từ những nơingoàiđịabàn nghiên cứu 42
4.3.5.1 Xácđịnh phổ ký chủ 42
4.3.5.2 Mứcđộ hiện diện 44
4.3.5.3 Sự khácbiệtso vớicácđịabàn đãnghiên cứu 45
4.4 Danh sách phổ ký chủ củarầy phấn trắng 46
4.4.1 Trên nhómcây ăn trái 46
4.4.2 Trên nhómcây công nghiệp 47
4.4.3 Trên nhómcây hoang dại 48
4.4.4 Trên nhómcây kiểng 49
4.4.5 Trên nhómcây chebóng 50
4.4.6 Trên nhómcây rau màu 51
4.5 Tìnhhìnhthiênđịch 52
4.5.1 Cácloàinhện 52
4.5.2 Rầy mềm 52
4.5.3 Kiến vàng 52
Chương 5 KẾTLUẬNVÀĐỀNGHỊ 58
5.1 KếtLuận 58
5.2 ĐềNghị 58
TÀILIỆUTHAMKHẢO 60
PHỤCHƯƠNG pc-1
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu
3.2.1 Phương pháp tiến hành
– Tìm và tham khảo tài liệu về tình hình dịch hại của rầy phần
trắng trong và ngoài nước
– Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Nông Nghiệp
huyện, Ban Nông Nghiệp xã, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật ở địa
phương trong địa bàn khảo sát.
– Tiến hành điều tra ghi nhận mật số và ký chủ trong 4 huyện: Tri
Tôn, Tân Châu, Chợ Mới, Thoại Sơn. Mỗi huyện điều tra trên 4
xã có thông qua ý kiến của Phòng Nông Nghiệp huyện và kết
hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương trong mỗi lần quan sát.
– Chọn 5 nhóm cây chính để khảo sát:
Cây công nghiệp
Cây rau màu
Cây ăn trái
Cây kiểng
Cây che bóng, cỏ dại
– Chọn cố định điểm quan sát trên từng nhóm cây, mỗi tán cây
được quan sát ở 3 tầng, tầng trên cùng là tầng 1; tầng giữa là
tầng 2; tầng 3 là tầng dưới. Mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 4 điểm
quan sát, mỗi điểm chọn khoảng 5 lá.
– Sau đó thu mẫu ký chủ mang về phòng thí nghiệm khoa Nông
Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên – trường Đại Học An Giang
để tiến hành định danh ký chủ hiện diện trên địa bàn khảo sát.
– Đồng thời trong quá trình khảo sát thu mẫu cũng quan tâm đến
thiên địch của rầy phấn trắng bằng quan sát và phỏng vấn nông
dân.
3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi
– Tình hình khí tượng thủy văn trong địa bàn khảo sát
– Đặc điểm cũng như hiện trạng của cây trồng trong địa bàn khảo
sát
– Mức độ hiện diện và khả năng thiệt hại của rầy phấn trắng trên
từng nhóm cây khảo sát.
– Theo dõi cách gây hại và khả năng phát tán của loài này như thế
nào trong điều kiện ngoài đồng.
– Ghi nhận tình hình thiên địch của rầy phấn trắng trong thời gian
khảo sát.
– Ghi nhận khả năng hiểu biết của nông dân và cán bộ kỹ thuật về
loài này như thế nào?
3.2.2. Xử lý số liệu
Chỉ tính phần trăm và trung bình nên sử dụng phần mềm
Excel để xử lý số liệu.
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình xuất hiện rầy phấn trắng trong địa bàn nghiên cứu
Qua khảo cứu các tài liệu liên quan cho thấy tình hình xuất hiện của
rầy phấn trắng là không đáng kể, phần lớn cán bộ, kỹ thuật viên xã, huyện
chưa biết về hình dạng của loài này. Tuy nhiên, trong thực tế và đặc biệt ngay
tại thời điểm tiến hành đề tài thì nhiều địa phương đã bị thiệt hại bởi rầy phấn
trắng như xã Phú Vĩnh, xã Lê Chánh, xã Vĩnh Hoà của huyện Tân Châu.
Những thiệt hại chủ yếu ở đây là trên rau màu, đặc biệt là trên bầu bí và đậu
nành. Gần 50 ha đậu nành phải mất trắng vì thiệt hại của rầy phấn trắng. Đối
với các vùng khác như: Tri Tôn, Thoại Sơn, Chợ Mới thì rầy phấn trắng xuất
hiện ít, chỉ có loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) xuất hiện nhiều
trên cây ăn trái (ổi, mận…), cây che mát (bàng, trứng cá, gáo trắng, gòn…),
điểm nổi bật là ở thị trấn Tri Tôn thuộc huyện Tri Tôn, rầy phấn trắng xuất
hiện nhiều trên cây xoài, không những xuất hiện ở lá mà xuất hiện cả ổ trứng
ở trái.
4.2 Tình hình khí hậu thời tiết
Trong ba đợt khảo sát được bắt đầu từ tháng 11 năm 2004, khi đó
lượng mưa trung bình khoảng 40,13 mm, độ ẩm 75,67%, nhiệt độ trung bình
là 27,700C. Trong những tháng tiếp theo (từ tháng 12/2004 đến 3/2005)
không có mưa, tuy nhiên độ ẩm vẫn dao động trong khoảng 73% đến 78% và
nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 250C đến 290C. Với nhiệt độ,
lượng mưa và độ ẩm đó là điều kiện thích hợp đối với sự phát triển của rầy
phấn trắng.
Bảng 1: Tình hình thời tiết ở An Giang từ tháng 7/2004 đến tháng 3/2005
Tháng
Nhiệt độ
tối cao
(0C)
Nhiệt độ
tối thấp
(0C)
Nhiệt độ
trung bình
(0C)
Độ ẩm
trung bình
(%)
Lượng
mưa TB
(mm)
11/2004 32,90 23,03 27,70 75,60 40,10
12/2004 27,00 26,00 26,50 76,00 0
01/2005 31,90 20,70 25,40 78,30 0
02/2005 34,10 22,00 26,80 80,30 0
3/2005 32,40 22,10 27,90 73,30 0
(Nguồn: số liệu của đài KTTV An Giang, 2004 và 2005)
Hình 1: Sơ đồ 4 huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang
(nguồn: website: http:// www.angiang.gov.vn)
4.3 Đánh giá những thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ và nông dân
4.3.1 Đối với cán bộ huyện
Nhìn chung các cán bộ ở huyện thì nắm bắt rất nhiều thông tin về đặc
tính và cách gây hại của rầy phấn trắng. Tuy nhiên, tất cả đều có nhận xét
chung là xuất hiện ít trên địa bàn của mình. Theo quan điểm của các cán bộ ở
đây là không quan trọng so với các côn trùng, bệnh hại khác (ngoại trừ huyện
Tân Châu) như: sâu ăn lá, sâu xanh da láng, sâu đục thân, bọ trĩ, rầy mềm….
4.3.2 Đối với cán bộ xã
Đa số cán bộ nông nghiệp, kỹ thuật viên nông nghiệp xã không biết gì
về loài rầy phấn trắng này, nhiều người còn nhận diện nhầm với loại sâu rầy
khác (như rệp sáp…), họ còn cho biết là nông dân chưa bao giờ nhắc đến loài
này trong các lần hội thảo, khuyến nông…Nhưng có một vài kỹ thuật viên ở
những khu vực bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng thì nắm rất nhiều thông tin về
loài này và cả những hộ nông dân có rau màu bị rầy phấn trắng phá hại.
Biết Nhiều
(31,25%)
Biết Ít
(31,25%)
Không Biết
(37,5%)
Hình 2: Đánh giá về tình hình nắm bắt các thông tin về rầy phấn
trắng của cán bộ xã
Dựa vào hình 2 cho ta thấy, trong 16 xã điều tra chỉ có 5 cán bộ nông
nghiệp xã (chiếm 31,25%) nắm nhiều thông tin về loài này và 5 cán bộ nắm
rất ít (chiếm 31,25%), 6 cán bộ xã còn lại (chiếm 37,50%) là không biết bất kì
thông tin nào thậm chí không nhận dạng được hình dáng rầy phấn trắng.
4.3.3 Đối với nông dân
Đa số nông dân ít hoặc không biết về rầy phấn trắng, có những nông
dân biết nhận diện, phân biệt giữa rầy phấn trắng với các loài khác nhưng tất
cả vẫn còn xem nhẹ về khả năng gây hại của rầy phấn trắng trong đợt khảo
sát đầu tiên (đợt 1). Đến những lần khảo sát tiếp theo, do mật số ngày càng
gia tăng nên nông dân đã bắt đầu chú ý và tìm hiểu các loại thuốc bảo vệ thực
vật để tiêu diệt loại này, đặc biệt là những nông dân đang trồng rau màu.
4.4 Tình hình cụ thể của từng huyện nghiên cứu
4.4.1 Huyện Tân Châu
Hình 3: Bản đồ hành chính huyện Tân Châu
(Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003)
4.4.1.1 Đặc điểm chung
Tân Châu là một huyện đầu nguồn, hàng năm phải hứng chịu nhiều
đợt lũ lớn, đây là vùng thấp và có đường biên giới giáp ranh với nước bạn
Campuchia, phân bố thực vật cũng rất phức tạp. Vùng rau màu tập trung chủ
yếu ở xã Vĩnh Hòa, vùng cây ăn trái chưa qui hoạch và định hình rõ ràng,
phân bố rải rác khắp huyện, chủ yếu là vườn tạp qui mô hộ gia đình.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng 29.100 ha. Trong đó, diện
tích cây màu khoảng 4.025 ha, và trong 4.025 ha cây màu đó, diện tích trồng
cây đậu nành đạt 727,5 ha (chiếm 18,07% diện tích cây màu).
Theo báo cáo của phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện Tân
Châu, trong năm 2004, tổng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp là
46.236.000đ/năm (gồm trồng trọt + chăn nuôi + thuỷ sản + dịch vụ nông
nghiệp). Cơ cấu kinh tế nội ngành trồng trọt bào gồm: lúa (75,80%); màu
(23,49%); cây lâu năm và phụ phẩm trồng trọt (0,71%). Lê Chánh, Phú Vĩnh,
Vĩnh Hòa, Phú Lộc là 4 xã nghiên cứu. Ngoài ra, còn khảo sát tình hình tại
một số xã khác trong huyện Tân Châu nhằm nắm được tình hình tổng quát
hơn.
4.4.1.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân
Thông qua 3 đợt khảo sát ở 4 xã thuộc huyện này đã tạo cơ hội cho
một số kỹ thuật viên và nông dân của các xã hiểu biết thêm và biết nhận diện
về cơ bản 2 loại rầy phấn trắng: loại con lớn và loại con nhỏ, cả ổ trứng và tác
hại của chúng.
Đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các loại
côn trùng, trong đó có rầy phấn trắng. Qua trao đổi, nhiều nông dân cho biết
rầy phấn trắng không phải là loại côn trùng mà họ tác động trực tiếp, họ dùng
thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các côn trùng gây hại khác, khi đó, thuốc
bảo vệ thực vật sẽ tiêu diệt luôn rầy phấn trắng. Tuy nhiên, chỉ sau 4 - 5 ngày
là rầy phấn trắng xuất hiện trở lại. Mặc dù trên mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật
đều có chỉ dẫn cụ thể, nhưng nhìn chung nông dân sử dụng còn tuỳ tiện
Việc dùng các phương pháp khác để phòng trừ rầy phấn trắng hầu như
không được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, có một nông dân ở xã Lê Chánh có
dùng một phương pháp khác để xua đuổi rầy phấn trắng cũng như các côn
trùng khác bằng cách: lấy nước ép 50gr tỏi , hoà tan với 2 viên long não cùng
16 lít nước, cho vào bình xịt giống như xịt thuốc sâu. Phương pháp này đuổi
rầy phấn trắng và một số côn trùng khác đi từ 3 – 5 ngày.
4.4.1.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng
Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật tại địa bàn, trong năm 2003 đã có
khoảng 5 ha đậu nành phải nhổ bỏ bởi rầy phấn trắng, thiệt hại 100% tổng số
diện tích đậu nành của xã.
Tại thời điểm khảo sát, nhiều nông dân đang trồng bí đao phải phun xịt
thuốc thường xuyên để tiêu diệt rầy phấn trắng. Trong đợt 1, nông dân xã Phú
Vĩnh, tuy có thiệt hại do rầy phấn trắng nhưng mức độ không cao. Trong đợt
2 và 3 mức độ tăng lên đáng kể. Nhiều nông dân trồng bầu bí không dám
xuống giống vì sợ rầy phấn trắng phá hại.
Kết quả ghi nhận tại xã Phú Vĩnh, mật số rầy phấn trắng ngày càng gia
tăng, nông dân luân phiên sử dụng giữa các loại thuốc như Actara, Acmire,…
nhưng mật số giảm ít. Ghi nhận ngoài đồng cho thấy rầy phấn trắng làm cho
lá bị phồng lên, xoắn lại và vàng đi, tập trung nhiều ở lá đang phát triển.
Nhiều nông dân ở xã Vĩnh Hòa ít quan tâm đến loài dịch hại này,
nguyên nhân là do đây là vùng chuyên màu và thói quen sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật nên phần nào đã kìm hãm sự phát triển của quần thể rầy phấn
trắng. Qua khảo sát thực tế tại nơi đây cho thấy mật số xuất hiện rầy phấn
trắng là tương đối cao (trung bình khoảng 19 con/lá). Tuy nhiên, có sự biến
động lớn, mật số ngày càng cao.
40
60 60
0
10
20
30
40
50
60
70
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Cây Đậu Nành
Con/lá
Hình 4: So sánh sự biến động mật số B. tabaci qua 3 đợt khảo sát trên
cây đậu nành tại huyện Tân Châu từ tháng 11/2004 đến tháng
3/2005
Qua hình 4 ta thấy mật số hiện diện của B. tabaci trên cây đậu nành rất
nhiều ngay từ đợt 1, mật số tăng lên ở đợt 2 và 3. Giữa đợt 2 và 3 mật số ít
thay đổi, do lúc này cường độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân
tăng lên. Xã Phú Lộc, theo báo cáo của kỹ thuật viên nông nghiệp xã và
qua tiếp xúc với nông dân ở đây tất cả đều cho biết là không bị thiệt hại bởi
rầy phấn trắng và cũng rất ít thấy loài này xuất hiện. Ghi nhận thực tế cho
thấy, mật số ở đây rất thấp, nhiều nông dân không quan tâm về loài này.
4.4.1.4 Tình hình khảo sát ký chủ
Qua phỏng vấn ghi nhận được 11 ký chủ, chủ yếu là trên rau màu.
STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại
– Bầu N ++++ +++
– Bí đao N ++++ ++++
– Bí rợ N ++++ ++++
– Cà Chua N ++++ +++
– Cà Phổi N ++++ +++
– Đậu Nành N ++++ ++++
– Đậu Phộng N ++ +
– Dưa Hấu N ++ +
Bảng 2: Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn
trắng tại huyện Tân Châu
– Ớt L ++++ ++
– Sắn N + +
– Ổi L ++++ ++
Chú thích:
+
++
rất ít
ít
+++
++++
nhiều
rất nhiều
N: loài B. tabaci
L: loài Aleurodicus dispersus
g
Qua bảng 2 ghi nhận 11 ký chủ, trong đó có 9 ký chủ của loài B.
tabaci phân bố chủ yếu trên rau màu và 2 ký chủ của loài Alerodicus
dispersus. Mức độ hiện diện và thiệt hại nhiều nhất trên bí rợ, bí đao và đậu
nành.
Qua quan sát thực tế ngoài đồng ghi nhận được 17 ký chủ (bảng 3)
STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại
1. Bầu N ++++ ++++
2. Bí đao N ++++ ++++
3. Bí đỏ N +++ ++
4. Cà chua N +++ ++
5. Cà Phổi N ++++ ++
6. Đậu đũa N + +
7. Đậu nành N ++++ ++++
8. Đậu phộng N + +
9. Đậu xanh N + +
10. Dưa hấu N + +
11. Lục bình L ++++ ++
12. Me nước L ++++ +
13. Me tây L ++ +
14. Ổi L ++++ ++
Bảng 3: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại
Huyện Tân Châu
15. Ớt L ++++ +++
16. Sắn N + +
17. Trứng cá L + +
Chú thích:
+
++
rất ít
ít
+++
++++
nhiều
rất nhiều
N: loài B. tabaci
L: loài Aleurodicus dispersus
gGhi nhận từ thực tế cho thấy trong 17 ký chủ, có 11 ký chủ của B.
tabaci và 6 ký chủ của Aleurodicus dispersus. Các ký chủ của B tabaci phần
lớn là trên rau màu. Mức độ hiện diện cao trên đậu nành, bầu, bí đao, cà phổi.
Tuy nhiên thiệt hại nhiều nhất trên 3 ký chủ: đậu nành, bầu, bí đao. Mức độ
thiệt hại đối với các ký chủ của Aleurodicus dispersus không đáng kể
Đối chiếu ký chủ và mật số từ phỏng vấn và quan sát
Qua những thông tin được cung cấp từ nguồn phỏng vấn, kết hợp với
những thông tin ghi nhận từ qua sát cho thấy: 100% ký chủ mà nông dân và
kỹ thuật viên xã cung cấp đều xuất hiện ngoài thực tế. Mật số trên từng ký
chủ, tuy không chính xác 100% nhưng qua hình 5 cũng phản ánh được nông
dân và kỹ thuật viên huyện Tân Châu đã và đang qua tâm đến loài dịch hại
này. Bầu, bí đao, đậu nành bị thiệt hại nặng nhất.
Bảng 4: Mật số trung bình trên các ký chủ giữa phỏng vấn và quan sát
ĐVT: con/lá
Nguồn Bầu Bí Cà Chua Cà Phổi Đậu Nành Dưa Hấu
Phỏng Vấn 72 50 30 12 21
Quan Sát 34 47 50 53 57
30
50
72
21
50
12
57
47
34
53
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Bầu Bí Cà Chua Cà Phổi Đậu Nành Dua Hấu
Con/lá
Phỏng Vấn Quan Sát
Hình 5: So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại
huyện Tân Châu
Qua khảo sát mật số rầy phấn trắng loại con nhỏ (B. tabaci) xuất hiện
không đều giữa những nơi khảo sát tại địa bàn huyện Tân Châu, ngay cả trên
cùng một ký chủ. Kết quả quan sát cho thấy tầng 3 có mật số cao nhất, tầng 1
thấp nhất . Ở tầng 2 có mật số thấp hơn tầng 3 nhưng mật số có tính ổn định
hơn cả tầng 1 và tầng 3.
Theo nghiên cứu trước đây của Huỳnh Thanh Lộc (2003) đã thừa nhận
có 3 loại rầy phấn trắng, ngoài 2 loại đã nêu trên còn có loài Dialeurodes spp,
loài này thường xuất hiện trên cây có múi như cam quýt, xuất hiện ít trên
chuối, hoa nhài, cà phê…Tuy nhiên, qua quan sát thực tế và tiếp xúc ghi nhận
nông dân không quan tâm đến loài này. Hơn nữa, trong địa bàn nghiên cứu
rất ít ký chủ như đã nêu. Vì thế, trong phần này chỉ chú trọng nghiên cứu 2
loại: con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) và con nhỏ (B. tabaci).
ưa ấu
4.4.2 Huyện Chợ Mới
4.4.2.1 Đặc điểm chung
Chợ mới là vùng rau màu trọng điểm và có sản lượng lớn của Tỉnh An
Giang. Do thuận lợi về điều kiện địa lý mà thị trường tiêu thụ rau màu của
huyện Chợ Mới rất lớn, ngoài cung ứng cho thị trường tại các nơi trong tỉnh
như: Thành Phố Long Xuyên, huyện Tân Châu, huyện Phú Tân, huyện Châu
Phú… rau màu Chợ Mới còn được tiêu thụ ở tỉnh Đồng Tháp nhiều nhất là
huyện Lấp Vò, thị xã Sa Đéc, thị xã Cao Lảnh…Từ đó cho thấy tiềm năng
kinh tế ở huyện Chợ Mới là rất lớn.
Tổng diện tích đất trồng trọt của năm 2004 của huyện Chợ Mới đạt
74.166 ha, trong đó, lúa chiếm 54.730 ha; cây màu đạt 19.436 ha và canh tác
3 vụ trong năm. Theo định hướng của huyện trong năm 2005 vẫn canh tác 3
vụ với diện tích cây lúa là 52.000 ha và cây màu là 22.000 ha. Theo đó, diện
tích cây màu tăng 1.546 ha so với năm 2004.
Đây là vùng đê bao triệt để lâu năm, phần lớn canh tác xuyên suốt 3 vụ
nên diễn biến sâu bệnh và dịch hại khá phức tạp.
Hội An, Mỹ An, Kiến An, Bình Phước Xuân là 4 xã được chọn khảo
sát.
Hình 6: Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới
(Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003)
4.4.2.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân
Ba trong 4 kỹ thuật viên được phỏng vấn biết và quan tâm đến rầy
phấn trắng (chiếm 75% tổng số)
Trong đợt 1 phần lớn nông dân ít biết và ít quan tâm đến rầy phấn
trắng, nhưng qua đợt 2 và 3 thì nông dân bắt đầu quan tâm hơn.
Vì Chợ Mới là vùng chuyên màu nên lượng phân bón hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật được dùng thường xuyên, nhiều nghiên cứu gần đây
cho thấy sâu rầy ở huyện Chợ Mới đã có dấu hiệu kháng thuốc và xuất hiện
nhiều loại sâu mới với hình dạng lạ. Tuy nhiên, nông dân ở đây, mặc dù biết
tác hại về sau của thuốc bảo vệ thực vật nhưng vì thói quen và tính kinh tế
nên họ vẫn sử dụng thường xuyên. Qua tiếp xúc cho thấy những nông dân
nào thường tham dự các buổi hội thảo hay các buổi trình diễn thì họ có hướng
áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
ngày càng khoa học hơn như: luân phiên thuốc, pha lượng nước nhiều hơn
khuyến cáo, khi quan sát mật số đủ lớn mới dùng thuốc…
4.4.2.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng
Thông qua nguồn tin từ cán bộ nông nghiệp huyện và xã cho biết về
tình hình chung ở đây chưa bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng. Qua khảo sát thực
tế cho thấy trong đợt 1 mật số xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, mức độ biến
động lại rất lớn, do nông dân sử dụng thường xuyên thuốc bảo vệ thực vật (có
nông dân khoảng 3 – 4 ngày là xịt thuốc 1 lần). Từ đó, quần thể rầy phấn
trắng luôn luôn bị biến động, vì thành trùng bị chết trong khi trứng chưa kịp
vũ hóa và khả năng trứng chết đi do thuốc bảo vệ thực vật là rất có thể. Dĩ
nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn cho việc khống chế rầy phấn trắng.
Trong các chuyến khảo sát tiếp theo ghi nhận được nhiều nông dân
biết về rầy phấn trắng hơn, nhất là trong khoảng từ tháng 02/2005 đến tháng
04/2005 mật số rầy phấn trắng xuất hiện rất cao, đa số là loại con nhỏ (B.
tabaci) trên đậu nành. Thông tin qua tiếp xúc với kỹ thuật viên xã Bình
Phước Xuân cho thấy có khoảng 70 ha rau màu bị rầy phấn trắng hoành hành,
phần lớn là trên đậu nành, đậu xanh và dưa leo. Tuy nhiên, do thăm đồng
thường xuyên và được sự hỗ trợ kịp thời của cán bộ và kỹ thuật viên xã nên
đã kiểm soát và khống chế sự lây lan của loài này.
Trong tháng 4/2005 xã Hội An đã tổ chức 1 buổi hội thảo nói về tác
hại và cách phòng trị loài này. Nhiều nông dân cho biết khoảng 1 tháng trước
mật số rầy phấn trắng loại con nhỏ xuất hiện rất nhiều, có lá có khoảng 80
thành trùng, lá đậu nành bị phồng lên và xoăn lại, do theo dõi thường xuyên
nên họ dùng thuốc khống chế ngay, tính tới thời điểm này (tháng 5/2005) thì
mật số đã giảm do có mưa nhiều.
Bảng 5: Mức độ hiện diện và mật số B. tabaci trên đậu nành
Tầng Đợt 1(%)
Đợt 2
(%)
Đợt 3
(%)
1 30 30 30
2 50 50 70
3 50 60 80
Mật số (con/lá) 20 20 30
Ghi nhận từ bảng 5 và hình 5 cho thấy vẫn có sự chênh lệch mật số
giữa 3 tầng đối với cả 3 đợt khảo sát. Tuy nhiên ở tầng 1, do chịu tác động
nhiều yếu tố trong đó có sự tác động của thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên mật
số không tăng. Trong đợt 3, quan sát ngoài đồng cho thấy đậu nành đã thuần
thục, bắt đầu ra hoa và kết trái, từ hình 6 cho thấy mật số trong đợt này đã
tăng lên 30 con/lá (hơn đợt 2 và đợt 1 là 10 con/lá). Từ đó cho thấy, giai đoạn
ra hoa và kết trái trên cây đậu nành là giai đoạn rầy phấn trắng tấn công nhiều
nhất.
Tuy tác hại của rầy phấn trắng tính đến thời điểm này tại huyện Chợ
Mới là không lớn, tuy nhiên, diễn biến tiếp theo còn rất phức tạp và chiều
hướng mật số gia tăng ngày càng cao. Đến đây, một phần nào đã thể hiện tính
kháng thuốc của rầy phấn trắng, đây là một tín hiệu xấu và cần theo dõi nhiều
hơn
3030 30
50
70
50
60
50
80
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Phần trăm
(%)
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3
Hình 7: Đánh giá sự hiện diện trên mỗi tầng của ký chủ đậu nành
20 20
30
0
5
10
15
20
25
30
35
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Con/lá
Hình 8: So sánh mật số B. tabaci trên đậu nành qua 3 đợt tại Chợ Mới
4.4.2.4 Tình hình khảo sát ký chủ
Qua phỏng vấn bằng phiếu, tiếp xúc trực tiếp với nông dân và kỹ thuật
viên xã ghi nhận được 9 ký chủ.
Bảng 6: Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy
phấn
trắng tại huyện Chợ Mới
STT Tên ký chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại
1 Bàng L ++++ ++
2 Chuối L ++++ ++
3 Dâm bụt L +++ +
4 Đậu nành N ++++ ++
5 Dừa L + +
6 Gòn L ++++ ++
7 Mai L + +
8 Ổi L ++++ ++
9 Rau Muống L + +
Chú thích:
+
++
rất ít
ít
+++
++++
nhiều
rất nhiều
N: loài B. tabaci
L: loài Aleurodicus dispersus
g
Ghi nhận từ phỏng vần cho thấy có 9 ký chủ được xác định, trong đó
phần lớn là ký chủ của Aleurodicus dispersus (8 ký chủ). Mặc dù mức độ
hiện diện rất cao nhưng do đây không phải là cây có mục đích chính nên mức
thiệt hại không lớn.
Từ quan sát trên đồng ruộng, vườn cây, cây ven đường…trong huyện
Chợ Mới ghi nhận được 21 ký chủ. Trong 21 ký chủ này có cả 2 loài B.
tabaci và Aleurodicus dispersus Russell.
Bảng 7: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện
Chợ
Mới
STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại
1 Bàng L ++++ ++
2 Chùm ruột L ++ +
3 Chuối L ++++ +
4 Đậu nành N ++++ ++
5 Đậu rồng L +++ +
6 Đu đủ L ++++ ++
7 Dưa hấu N ++ +
8 Cau kiểng L + +
9 Dúi L +++ +
10 Gáo trắng L +++ +
11 Gòn L ++++ +++
12 Khổ qua L ++++ +++
13 Khoai lang N + +
14 Mận L ++ +
15 Nghễ L ++++ ++
16 Rau mương L ++++ ++
17 Rau ngót L +++ +
18 Sa kê L +++ +
19 Trứng cá L + +
20 Vú sữa L ++ +
21 Xương cá L + +
22 Ổi L +++ +++
Chú thích:
+
++
rất ít
ít
+++
++++
nhiều
rất nhiều
N: loài B. tabaci
L: loài Aleurodicus dispersus
g
Ghi nhận ngoài đồng chỉ xác định được đậu nành và dưa hấu là 2 ký
chủ của B. tabaci, còn lại 19 ký chủ của Aleurodicus dispersus. Trong đó, gòn
và khổ qua có thiệt hại nhiều. Sở dĩ khó ghi nhận thêm các loài ký chủ khác
trên rau màu là do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục, không
phải để phòng trừ rầy phấn trắng, nhưng phòng trừ các loài dịch hại khác.
Trong điều kiện đó, rầy phấn trắng khó đẻ trứng và phát triển.
Đối chiếu ký chủ và mật số từ phỏng vấn và quan sát
Dựa vào bảng 6 và so sánh với bảng 5 ta thấy chỉ có khoảng 5/9 ký chủ từ
phỏng vấn ghi nhận xuất hiện trong địa bàn. Tuy nhiên, 4 ký chủ còn lại đã
thấy xuất hiện đối với các địa bàn khác.
Bảng 8: Mật số rầy phấn trắng giữa quan sát và phỏng vấn
ĐVT: con/lá
Ký chủ Bàng Dâm bụt Đậu nành Dừa Gòn Ổi
Mật số
phỏng vấn 10 2 40 2 60 20
Mật số
quan sát 15 2 23 0 20 20
Như vậy 100% ký chủ phỏng vấn từ nông dân có trong thực tế. Từ bảng 8
và hình 9 cho thấy có sự chênh lệch giữa phỏng vấn và quan sát, cụ thể là
chênh lệch 5 con/lá đối với cây bàng, 17 con/lá đối với cây đậu nành và 20
con/lá đối với cây che bóng khác (gòn). Nhưng nhìn chung cán bộ kỹ thuật và
nông dân có quan tâm đến loài gây hại này.
2 0
2020
60
40
10
2
23 20
15
2
0
10
20
30
40
50
60
70
Bàng Dâm
Bụt
Đậu
Nành
Dừa Gòn Ổi
Con/lá
Phỏng Vấn Quan Sát
Hình 9: So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và
quan sát tại huyện Chợ Mới
4.4.3 Huyện Tri Tôn
4.4.3.1 Đặc điểm chung
Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, ngoài địa hình phức tạp,
Tri Tôn còn có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Trong
những năm qua huyện đã không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất và
sản lượng, đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm. Trong đó, lúa, đậu phộng, bò,
heo…là các sản phẩm chính phát triển mạnh trong năm 2004.
Hình 10: Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn
(Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003)
Tuy nhiên, thời tiết nơi đây khá phức tạp, lũ không ngập sâu, phù sa
không nhiều… đã ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Tổng diện tích cây trồng
trong năm 2004 là 65.283,4 ha, trong đó, cây lúa chiếm 62.005,3 ha và cây
màu chiếm 3.233,1 ha. Cây đậu nành đang phát triển mạnh ở huyện Tri Tôn.
Trong năm 2004 đã xuống giống được 17,5 ha, nhờ áp dụng giống mới và
cải tiến kỹ thuật nên năng suất đạt 1,6 tấn/ha, con số này cao nhất từ trước
đến nay. Lương Phi, Tà Đảnh, Châu Lăng và Cô Tô là 4 xã nghiên cứu.
4.4.3.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân
Phần lớn kỹ thuật viên quan tâm đến loài gây hại này, trong đợt khảo
sát lần đầu tiên có khoảng hơn 80% nông dân và 1 kỹ thuật viên ở đây không
biết nhận diện rầy phấn trắng. Trong 2 đợt khảo sát tiếp theo thì có rất nhiều
nông dân đã nhận diện và phân biệt được rầy phấn trắng với một số loài sâu
rầy khác.
Tri Tôn có cộng đồng người dân tộc Khmer rất lớn và phân bố khắp
huyện. Do tri thức bản địa nên đa số nông dân ở đây rất ít sử dụng nông dược,
nếu có thì việc sử dụng của họ mang tính chu kỳ và cùng chủng loại, ví dụ
như trong vụ trước họ sử dụng bao nhiêu phân, bao nhiêu thuốc, thuốc gì…
thì vụ sau họ dùng tương tự. Tuy nhiên, theo quan điểm ngày nay thì việc
dùng như thế, mặc dù ít nhưng hiệu quả sẽ không cao và không khoa học.
4.4.3.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng
Qua báo cáo của huyện Tri Tôn và kỹ thuật viên thì hiện chưa có thiệt
hại nào gây ra bởi rầy phấn trắng. Tuy nhiên qua quan sát thực tế cho thấy rầy
phấn trắng loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) xuất hiện nhiều và
mật số cao trên cây ổi, khoai mì, ớt…Nhưng những loại cây này phân bố rải
rác nên không được quan tâm. Ghi nhận tại xã Châu Lăng, có khoảng 100
con/lá ở cây ổi và cây khoai mì, nấm đen phát triển đầy trên lá, lá xoăn lại,
khô và chết. Các nơi trồng đậu nành vẫn xuất hiện với mật số thấp.
4.4.3.4 Tình hình khảo sát ký chủ
Do ở địa bàn này, nông dân nắm rất ít thông tin về rầy phấn trắng, nên
việc xác định ký chủ ở đây chỉ phụ thuộc vào quan sát thực tế. Qua 3 đợt
khảo sát ghi nhận phổ ký chủ rầy phấn trắng ở đây có khoảng 19 loại (bảng 9)
Bảng 9: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện
Tri Tôn
STT Ký chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại
1 Bàng L ++ +
2 Cà phổi N +++ +
3 Ca ri L ++
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BUOC DAU XAC DINH KY CHU VA THIEN DICH RAY PHAN TRANG TREN CAY TRONG TAI MOT SO HUYEN TRONG DIA .PDF