Luận văn Cá sấu trong truyện kể dân gian nam bộ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .10

5. Phương pháp nghiên cứu .11

6. Đóng góp của luận văn .12

7. Bố cục luận văn .12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 13

1.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ .13

1.1.1. Lược sử vùng đất .13

1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ .15

1.1.3. Những đặc điểm cơ bản văn hóa Nam Bộ .18

1.2. Khái quát về cá sấu trong văn hóa dân gian .23

1.2.1. Vài nét về cá sấu trong văn hóa thế giới.23

1.2.2. Cá sấu trong văn hóa dân gian Việt Nam .26

1.3. Giới thuyết thêm về tình hình tư liệu.31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAMBỘ . 33

2.1. Đặc điểm về hình dáng, tên gọi.33

2.2. Cá sấu – quái vật ăn thịt người .40

2.3. Cá sấu – đối tượng bị con người chinh phục, tiêu diệt.46

2.4. Cá sấu – con vật có nghĩa.58

2.5. Cá sấu – con vật vong ơn bội nghĩa.63

CHƯƠNG 3: NHỮNG MOTIF CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG

CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ . 69

3.1. Một số motif cơ bản trong truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ.69

3.1.1. Motif Sấu ăn thịt người và vật nuôi .69

3.1.2. Motif tiêu diệt cá sấu .70

3.1.3. Motif sấu cứu giúp người.714

3.2. Ý nghĩa của truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ .73

3.2.1. Truyện dân gian về cá sấu phản ánh vẻ hoang vu của thiên nhiên và quá trình

chinh phục của người dân Nam Bộ thời mở cõi .73

3.2.2. Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần thể hiện những tính cách đặc trưng của

người dân Nam Bộ.82

3.2.3. Truyện kể dân gian về cá sấu góp phần giải thích những địa danh và phản ánh

tâm thức văn hóa của người dân Nam Bộ.89

KẾT LUẬN . 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96

PHỤ LỤC . 100

pdf137 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 4573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cá sấu trong truyện kể dân gian nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua Quang Trung) chúa Nguyễn đang đánh nhau với Tây Sơn, đặng lo phục quốc. Tháng tư, chúa tôi ở tại Bến Lức. Giặc Tây Sơn do Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Lữ nghe chúa ở tại Bến Lức, liền đem binh tới đánh. Binh chúa thua chạy tản bậy, giặc rượt chúa chạy tới Rạch Chanh, ý chúa muốn chạy sang bên kia sông cho khỏi giặc, mà lại Rạch Chanh có nhiều sấu dữ nên chúa không dám sang. May thay, chúa liền thấy một con trâu nằm dựa mé sông, chúa liền lên lưng trâu biểu nó chở ngang qua sông. Trâu liền chở chúa lội ra xa, nước chảy mạnh quá, trâu hụt chơn bơi không nổi, liền chìm xuống mà trôi, tức thì có một con sấu lớn trừng lên, chúa nghĩ sấu trừng lên đặng gắp mình, ai ngờ là sấu kề lưng lại rước, chúa liền leo lên lưng sấu lội qua sông. Giặc rượt theo tới mé sông, mắc sông giặc không có ghe mà chèo theo. Con sấu nó lội riết qua sông, đến mé sông thì cặp vào bờ cho chúa bước lên. Sau đó chúa đáp bộ chạy về Mỹ Tho, kiếm ghe chở mẹ và vợ ra Hòn Phú Quốc. Từ đó, ta thấy một điều, loài vật tuy không có nhận thức như con người nhưng cũng có trí khôn, sấu tuy hung ác nhưng cũng biết hiện lên cứu người. Trong truyện Bồ-piêl diệt sấu khổng lồ kể lại rằng: Sấu rất thích ăn thịt người. Đó là mối đe dọa với người dân trên đảo. Nhưng vì kế sinh nhai nên họ đành đánh bạo ra biển mò tôm, bắt cá về sống qua ngày. Mỗi khi nghe sóng động hay thấy bóng dáng cá sấu thì ai nấy đều khiếp đảm và cầm chắc cái chết trong tay. Càng ngày con sấu lại càng tỏ ra lì lợm hơn, vào tận cửa sông để bắt người ăn thịt. Bồ-piêl thấy con sấu do chính người em mình nuôi ngày trước đã trở nên hung hãn nên tìm cách tiêu diệt cá sấu. Một hôm Bồ-piêl giả làm chú tiểu, xuôi theo sông 60 Hậu, ra đến biển gặp cá sấu chàng bèn hóa thành một con cá sấu lớn, nổi vây năm sắc xanh, đỏ, tím, nâu, vàng xé nước nhắm thẳng con sấu hung dữ mà lao tới. Hai bên chiến đấu bảy ngày bảy đêm, và diễn ra trên một đoạn sông lớn từ “biêm Ra – rạch” đến tận cửa biển. Sóng dâng cao từng đợt như những mái nhà, nước sông và biển đục ngầu như vừa trải qua một trận cuồng phong. Có thể thấy được trong trận chiến với con sấu ác hại người này, Bồ-piêl đã hóa thân thành một con sấu nổi vây năm sắc để chống trả lại. Tại sao Bồ-piêl không biến hóa thành một con vật khác mà lại là cá sấu? Phải chăng trong nhận thức của người dân Nam Bộ để chống lại loài sấu ăn thịt người thì phải dùng chính sức mạnh của chúng để chống lại chúng. Đó là lí do tại sao Bồ-piêl lại hóa thân thành cá sấu. Điều này cũng chứng minh rằng bên cạnh hình ảnh sấu ác thì sấu có nghĩa cũng trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân nơi vùng đất mới này. Như chúng tôi đã nói ở trên, đây chính là tính lưỡng nguyên trong con vật. Không con vật nào ác hoàn toàn. Nếu như con hổ có tánh linh, biết ân đền hoán trả thì cá sấu trong truyện kể của những người dân Nam Bộ cũng là những con vật có nghĩa, có tình. Chi tiết này thể hiện khát vọng sống hòa mình với thiên nhiên của người dân nơi vùng đất mới. Thú dữ tuy là đối tượng cản trở trên bước đường sinh cơ lập nghiệp của những người dân “tứ chiếng”, nhưng bên cạnh đó thú dữ cũng là một lực lượng đối trọng trong việc phù trợ con người đối đầu với những khó khăn khổ ải trong quá trình khẩn hoang lập ấp của mình. Trong truyện Sự tích thần Ô Ngư Ngạc, người ta kể lại như sau: Xích Ngư Ngạc làm mưa làm gió địa phận của mình quen thói, một hôm rề vào lãnh địa của Ô Ngư Ngạc đến vàm rạch Cái Bần. Thế là một trận quyết chiến xảy ra. Mặc dù thân thể đã cụt đuôi, nhưng sấu mun cũng cương quyết vì bảo vệ dòng họ, nổi lên chạm trán một còn một mất với sấu đỏ. Mọi người còn truyền nhau: Ban đầu nhìn thấy như hai chiếc ghe cà dom có gắn máy cao tốc, một đen từ trong Ngã Ba Tàu, một đỏ từ Cái Nước xé nước lao ào ào và đâm vào nhau. Sau một cú chạm mạnh đến rung rinh mặt đất mấy cây số. Hai con sấu nhảy dựng cao lên tới ngọn bần, rồi rơi xuống, nước tạt dựng phủ cả mé lá hai bên bờ sông. Trận đánh nhau của Ô Ngư Ngạc bảo vệ lãnh địa với Xích Ngư Ngạc kéo dài đến 3 ngày đêm. Khúc sông từ Ngã Ba Tàu đến Vàm 61 Thầy Quơn sóng nước cứ nổi dậy ầm ầm, không một xuồng ghe nào dám qua lại. Cuối cùng, sau một trận mưa to, con sông Cái Lớn lại êm. Mấy ngày sau, người ta thấy xác con cá sấu đỏ xình lên, trôi tấp vào rượng đáy chỗ vàm rạch Cái Nước. Còn sấu mun thì biến đâu biệt tích. Bà con vùng Ngã Ba Tàu cảm thương con sấu “thần” biết quên mình chiến đấu dũng cảm, mặc dù tàn tật nhưng vẫn gan dạ chiến đấu chống ngoại xâm, chia nhau tìm xác sấu mun. Thế nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu, họ đinh ninh là sấu đã chết, nên lập miếu thờ sấu tại mõm doi vàm xép. Mấy ông cụ thì cho rằng: sấu mun không chết, mà trầm tích tại Ngã Ba Tàu, nằm cấn về phía doi đất vàm xép mà tu hành. Rồi một ngày nào đó sấu sẽ “đắc đạo” hóa rồng mà bay lên mây. Như vậy, cùng với những người dân anh hùng trong cuộc chiến chống lại loài thú dữ hại người thì những con sấu có nghĩa cũng là một lực lượng quan trọng giúp đỡ những người dân Nam Bộ định cư trên vùng đất mới. Nếu như con người lập được chiến công được mọi người ngợi ca, sùng bái thì những con vật có nghĩa cũng được mọi mọi người ghi ân, tạc dạ. Họ tin rằng một ngày nào đó những con sấu có nghĩa sẽ được tu hành đắc đạo, sẽ “hóa rồng” mà bay lên mây. Ngoài việc ban chức tước, phong tước hiệu thì việc lập đền miếu cũng là một cách tri ân những con vật có nghĩa đã có công cứu giúp con người. Từ những nhận định trên chúng tôi đưa ra mô hình hóa tình tiết của nhóm truyện về cá sấu có nghĩa như sau: Con người gặp nguy hiểm Cá sấu giúp đỡ (trực tiếp/ báo tin) Con người thoát nạn và mang ơn sấu Được phong chức tước, thờ cúng 62 Việc phong chức tước và lập đền thờ cúng thần sấu không chỉ ở Nam Bộ mà còn xuất hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Có thể thấy một điều, việc lập đền thờ cúng thần sấu ở vùng đất Nam Bộ không nhiều, chỉ rải rác ở một số nơi và vùng đất của người Khmer Nam Bộ. Điều này khác với hình ảnh cá sấu trong truyện kể của khu vực Bắc và Trung Bộ. Ở hai vùng đất này, cá sấu trở thành một biểu tượng và được nhân dân thờ cúng, còn cá sấu trong truyện kể Nam Bộ mang tính chất hiện thực hơn, nó gần gũi với đời sống của người dân nơi vùng đất mới này. Đây chính là nét sáng tạo trong tư duy văn hóa của người dân Nam Bộ, ngoài tính chất kế thừa văn hóa truyền thống thì sự sáng tạo cũng là một sự phát hiện mới trong nhận thức của người dân Nam Bộ. Với hình thức và nội dung khá ngắn gọn và hầu như không được ghi lại một cách khoa học trong những tập truyện dân gian nhưng những mẫu chuyện về cá sấu có nghĩa ở Nam Bộ vẫn đang tồn tại như một kiểu truyện về sấu đặc trưng của vùng đất mới này. Và hơn hết nó vẫn đang sống âm ỉ trong tâm thức của người dân nơi đây như một minh chứng cho tinh thần bao dung, vị tha và hào sảng của người dân vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu và phân tích, chúng ta cũng thấy rằng những câu chuyện kể về cá sấu ở Nam Bộ cũng thể hiện rất rõ tính đặc trưng của văn hóa vùng miền. Trong cuộc sống hòa thuận của nhiều dân tộc cùng định cư trên một mảnh đất. Truyện kể về cá sấu phần nào đã phản ánh được những nét vắn hóa rất đặc trưng của con người nơi vùng đất Nam Bộ. Ngoài tính kế thừa nét văn hóa từ mảnh đất tổ thì những con người nơi đây cũng đã sản sinh ra những nét văn hóa của riêng mình. Đó là bên cạnh hình ảnh sấu hung ác thì vẫn tồn tại những con sấu có nghĩa, sẵn sàng cứu giúp người khi con người lâm nguy. Đây có thể xem là một nét mới trong tư duy của con người về loài thủy quái này. Trên mảnh đất mới đầy huyền bí, đã và đang tồn tại nhiều câu chuyện về sấu mà không một nơi nào khác có thể có. 63 2.5. Cá sấu – con vật vong ơn bội nghĩa Như vậy, ngoài đặc trưng là loài vật hung tợn, ăn thịt người và cũng là con vật có nghĩa thì cá sấu trong truyện kể dân gian cũng xuất hiện với tính chất là một loài vật vong ơn bội nghĩa. Ca dao Việt Nam có câu: “Nước mắt cá sấu” dùng để chỉ những người xảo trá, lọc lừa và vong ân bội nghĩa. Và bản chất ấy được người dân đúc kết từ những biểu hiện của loài cá sấu. Xuất phát từ tính chất nhân vật chức năng của truyện cổ, nhân vật con cá sấu cũng là một kiểu nhân vật thuộc đặc trưng này. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sưu tầm được 5 truyện có nội dung miêu tả như trên: Con Dukhi Dukhia (Trà Vinh), Chú thỏ thông minh, Con sấu bội ơn, Chuyện thỏ và cá sấu, Cá sấu, Quạ và ông bà lão chở củi. Đây là hệ thống 5 truyện thuộc thể loại truyện ngụ ngôn về con vật tinh ranh. Với 5 truyện trên đủ để thấy rõ những đặc điểm của loại hình nhân vật chức năng của truyện kể về nhân vật sấu. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta gắn cho con sấu những phẩm chất có ý nghĩa âm tính như: bội ơn, phản trắc, lọc lừa và hung ác. Trong truyện “Con sấu bội ơn” những phẩm chất của sấu đã thể hiện rõ những biểu hiện trên kia. Khi được ông lão và cô cháu gái cứu khỏi cơn mắc cạn, cá sấu sau khi được đưa ra sông thì đòi ăn thịt cô cháu gái. Đang lúc cần phân xử đúng - sai, Thỏ xuất hiện. Diễn tiến câu chuyện và kết thúc sấu bị Thỏ chơi khăm nên chỉ cho ông lão đập cho bẹp đầu, đến nay loài sấu có loài dẹp lép và khúc bụng thót lại. Và một hệ lụy sau đó nữa, sấu phải đón nhận là thỏ lừa sấu để thoát khỏi cái miệng hung ác của nhân vật này. Tiếp tục câu chuyện cho đến kết thúc sấu luôn lộ rõ phẩm chất là con vật luôn luôn độc ác, nham hiểm, lừa bịp và cũng vì thế, sấu bị quạ trả đũa sau khi sấu lừa cướp mồi ngon của quạ. Bi thảm hơn nữa là sấu bị người chồng của cô gái đã từng cùng ông lão cứu sấu trong khi mắc cạn kết liễu mạng sống. Đây là một kết thúc quen thuộc của truyện cổ nói chung, cái ác bị trừng trị. Hay như trong truyện Cá sấu, Quạ và ông bà lão chở củi kể rằng: Trời năng như thiêu đốt. Xung quanh không có một giọt nước. Cái khát càng đốt cháy cổ họng sấu. Cuối cùng sấu không lê được nữa, đầu gục xuống, nước bọt sủi ra hai bên mép, nằm thở dốc chờ chết. 64 May sao, lúc ấy có hai vợ chồng bà lão đi lấy củi về, đi ngang qua chỗ sấu nằm. Sấu nài nĩ hai ông bà lão cứu giúp chở về bến sông và hứa sẽ tìm cách trả ơn. Hai ông bà lão bèn lấy dây thừng buộc cổ sấu lôi về. Về tới bến sông, khi ông bà lão tháo dây buộc ra, sấu bèn uống một bụng nước no nê. Lấy lại sức xong sấu bèn giở giọng trở mặt ngay, sấu đòi ăn thịt hai ông bà lão vì cho rằng hai ông bà đã buộc cổ mình quá chặt. Như vậy, qua hai truyện trên ta thấy sấu hiện lên là một kẻ gian ngoa, xảo trá, là kẻ vong ân bội nghĩa. Sấu không những không mang ơn người đã cứu giúp mình mà còn trở mặt đòi ăn thịt chính những người đã cứu nó. Với dụng ý của tác gia, truyện ngụ ngôn chủ yếu dùng loài vật làm phương tiện để nhận thức và lí giải những vấn đề của con người và xã hội loài người và đưa ra những bài học kinh nghiệm. Đó là phải biết ghi ân những người đã có công cứu giúp mình nếu không sẽ phải chịu một kết cục thảm hại như nhân vật cá sấu trong truyện. Ta thấy có một kiểu kết cấu trong hệ truyện ngụ ngôn, đó là khi con người bị lừa (sấu trở mặt đòi ăn thịt) thì đúng lúc đó nhân vật thỏ hiện ra bày kế cứu giúp và trừng trị con vật hung ác: Vừa lúc đó, thỏ đi ngang qua, thấy ông bà lão đang khóc lóc, bèn bước đến bên. Sau khi tỏ rõ đầu đuôi sự việc, biết được tâm địa sấu xa của con sấu, thỏ rất phẫn nộ, nhưng cố giữ vẻ điềm tĩnh.....Thỏ giúp ông cụ già ra sức siết chặt dây thừng xung quanh cổ sấu căng hơn, rồi căng hơn nữa đến nỗi sấu ta bắt đầu vùng vẫy, chới với hai chân trước. Lúc ấy, thỏ mới ôn tồn bảo ông bà lão: - Bây giờ, hai bác có thể yên trí dùng thanh củi mà đánh chết nó đi. Cái loài vong ân bội nghĩa như thế để nó sống làm gì cho chật đất. Một cách nhìn nhận khác, truyện ngụ ngôn khi xây dựng kiểu nhân vật thông minh thường được xây dựng trên môtip là “mẹo lừa” và tài ”xử kiện” . Những con vật thông minh bao giờ cũng là những con vật nhỏ bé, hiền lành, không có sức mạnh về thể chất, nhưng khi gặp những tình huống cấp bách, nguy hiểm thì con vật nhỏ bé biết dùng những mẹo lừa để lừa những con vật lớn và độc ác hơn. Bằng những mẹo lừa đó con vật có thể tự cứu được mình hoặc có khi cứu được những con vật khác 65 đang gặp nguy hiểm, đồng thời dạy cho con vật to lớn hơn hung hăng, hống hách những bài học đích đáng. Còn đối với những con vật ngu ngốc được xây dựng trên môtip luôn luôn bị lừa và luôn luôn bị thua. Những con vật ngu ngốc này thường là những con vật có ngoại hình lớn, có sức mạnh nhưng lại bị lừa bằng trí thông minh, sự khéo léo và lanh lợi của những con vật bé hơn. Từ hệ thống đó, tác giả muốn phản ánh một vấn đề nào đó trong xã hội hoặc nêu lên những bài học triết lí hay đạo đức mà tác giả dân gian muốn thể hiện qua từng nhân vật con vật trong truyện. Nhìn một cách tổng thể, nhân vật sấu nhận kết thúc cuộc đời bi kịch bởi tính cách độc ác (sấu đòi ăn thịt cô gái), lừa bịp và gian xảo, sấu hiện thân là kẻ dối trá, lọc lừa (sấu giả chết), có lúc theo tình huống truyện (sấu cướp mồi của quạ) sấu hiện nguyên hình là một kẻ cướp. Từ tình huống truyện, đến diễn tiến, kết thúc truyện, tác giả dân gian «gắn» cho sấu những phẩm chất mang ý nghĩa tiêu cực và chức năng của sấu trong loại truyện này không ngoài ý nghĩa biểu tượng cho cái ác mà trong tâm thức người dân trong sinh hoạt hằng ngày, trong cách đối nhân xử thế cần lưu ý nhiều hơn. Từ những nhận định trên chúng tôi đưa ra mô hình hóa về các tình tiết của truyện sấu vong ơn bội nghĩa như sau: Sấu mắc nạn Van xin người giúp đỡ Trở mặt đòi ăn thịt ân nhân Sấu bị trừng trị đích đáng Thỏ xuất hiện, bày kế trả thù sấu 66 Qua câu chuyện ngụ ngôn về sấu vong ơn bội nghĩa tác giả dân gian muốn nêu lên bài học cảnh báo cho những kẻ gian ngoa, xảo trá trong xã hội, phải biết sống thật thà và không quên công cứu giúp của những người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Ngoài ra, trong truyện Con sấu bội ơn không chỉ khẳng định phẩm chất của sấu mà còn có ý nghĩa giải thích tục khắc đầu sấu trên thành xe bò, giải thích hình dáng sấu. Những chức năng này được phản ánh và nhận diện là nhờ vào phẩm chất tiêu cực của sấu. Qua truyện trên ta thấy rõ tính cách của người dân Nam Bộ là yêu - ghét rất rõ ràng, sự phân biệt trái - phải, đúng - sai, tích cực - tiêu cực luôn luôn nằm ở thế đối lập nhau. Sự xuất hiện của nhân vật lừa bịp, độc ác trong truyện sẽ có một nhân vật khác đứng ra dành lại công lý như trường hợp của sấu - thỏ. Cặp đôi nhân vật này xuất hiện cùng lúc sẽ góp phần làm rõ hơn tính cách của sấu qua từng tình tiết, tình huống và cách kết thúc truyện. Như vậy, ngoài bản chất là một kẻ hung tợn, hại người thì trong tâm thức dân gian cá sấu còn hiện lên là một kẻ gian ngoa, xảo trá, vong ơn bội nghĩa. Điều này đã được các tác giả dân gian ghi nhận lại qua những câu chuyện ngụ ngôn. Tác giả dân gian muốn lấy chuyện loài vật để nói chuyện người, đây chính là những bài học quý báu mà ông cha ta muốn răn dạy con cháu mai sau. Sống phải biết có trước có sau, có nghĩa có tình nếu không sẽ nhận một kết cục thảm hại. Tiểu kết chương 2 Tóm lại, ở chương hai, xét về số lượng truyện khảo sát được thì sấu xuất hiện trong hai phương diện, vừa là quái vật ăn thịt người nhưng đồng thời cũng là đối tượng để con người tiêu diệt. Chúng tôi thấy rằng ở cả hai phương diện sấu đều xuất hiện với tần số dày đặc. Điều này phản ảnh những khó khăn vất vả mà con người phải đương đầu nơi vùng đất mới này. Điều đó cho ta thấy bên cạnh xu hướng khuất phục thiên nhiên trong đời sống thì xu hướng chinh phục, cải tạo thiên nhiên cũng không kém phần quan trọng. Hai xu hướng này đã thể hiện cho chúng ta thấy được tính cách của con người Nam Bộ là luôn muốn hòa mình với thiên nhiên. Đúng như tác giả Chu 67 Xuân Diên từng nhận xét: Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, người Việt phụ thuộc vào tự nhiên, nương nhờ vào tự nhiên hơn là chiếm lĩnh, làm chủ tự nhiên. Từ đó cho ta thấy khuynh hướng này thể hiện thành sự tôn trọng, sùng bái tự nhiên, trong hành động thể hiện những sự lựa chọn thích nghi với tự nhiên, tận dụng sức mạnh của tự nhiên, trong sinh hoạt thể hiện lối sống hòa hợp cùng với thiên nhiên, gắn bó với môi trường tự nhiên. Bên cạnh hình ảnh sấu ác và là đối tượng để con người tiêu diệt thì cá sấu có nghĩa cũng là một đề tài khá thú vị được chúng tôi khảo sát và phân tích. Từ những nhận định của mình chúng tôi cho rằng cá sấu trong tâm thức dân gian của người dân Nam Bộ không chỉ là quái vật ăn thịt người mà còn là những con vật có ân có nghĩa, biết cứu giúp con người khi con người gặp nguy khó. Chúng tôi cho rằng, một số cách kiểu kết thúc của truyện bằng việc thu phục nhân tâm; sấu tu tâm dưỡng tính trở thành nhân vật tốt phản ảnh tư duy của người Việt đồng thời cho thấy đã có sự ảnh hưởng của phật giáo trong tư duy truyện cổ dân gian Nam Bộ. Truyện về sấu trong dân gian Nam Bộ không chỉ ghi lại bằng những câu chuyện truyền thuyết mà còn được tác giả dân gian để lại thông qua những câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Nếu ở trên sấu hại người thì ở đây sấu còn là một con vật vong ơn bội tín. Điều này được tác giả dân gian đúc kết dựa trên bản chất của loài thủy quái này. Qua đây, tác giả dân gian muốn khẳng định rằng: con người có mưu trí dù nhỏ bé, yếu đuối cũng có thể thắng được kẻ có sức mạnh mà không có mưu trí. Đồng thời qua đó để rút ra những ”bài học triết lí hay đạo đức, hoặc một kinh nghiệm sống mà tác giả dân gian của nó đã tổng kết và muốn nói ra được bằng lời một lối nói kín đáo”. Như vậy, bằng tài đức của mình, người dân mới đến đã làm cho cồn đất âm u, chốn chốn quạnh quẽ trở nên đông vui, màu mỡ. Người đến càng đông, rắn rít không còn, thú dữ dần dần tìm về những miệt rừng tận miền trên. Đầu cồn cuối bãi bây giờ san sát ruộng lúa nương khoai. Người dân đào mương dẫn nước vào cồn, xây cồn, lập vườn cây ăn quả. Nhà cửa mọc lên san sát, người dân đi lại trên sông dập dìu. Sức sống mãnh liệt đã làm nên khát vọng chiến thắng những tai ương do thiên nhiên 68 mang lại. Cuối cùng, thú dữ dầu có ương ngạnh tới đâu cũng phải dần khuất phục trước sức mạnh và trí tuệ của những người đi mở cõi. 69 CHƯƠNG 3: NHỮNG MOTIF CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ 3.1. Một số motif cơ bản trong truyện kể dân gian về cá sấu ở Nam Bộ Motype là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học, thì motif là mẫu đề, “nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”. Trong 29 truyện kể dân gian về sấu ở khu vực Nam Bộ thu thập được; qua quá trình phân tích đặc điểm như ở chương 2, chúng tôi nhận thấy một số motif tiêu biểu như sau: 3.1.1. Motif Sấu ăn thịt người và vật nuôi Motif này xuất hiện với tần số khá lớn, 22/29 truyện. Dù truyện kể có liên quan đến địa danh hay lịch sử văn hóa, thì đều cũng phản ánh một thực tế khắc nghiệt của buổi đầu mở đất mà ở chương 2 tôi đã nhắc tới nhiều lần. Đó là nạn sấu hoành hành cản trở bước đường lập nghiệp của ông cha ta. Bởi thế, trong hệ thống những truyện dân gian về vùng đất mới này không thể thiếu những truyện về nạn sấu dữ gây hại cho con người. Vì cuộc mưu sinh nên ông cha ta mới tìm đất còn nhiều hoang vu này để sinh cơ lập nghiệp. Trong cuộc mưu sinh này ông cha ta phải phá rừng làm rẫy, làm ruộng. Mà như vậy nghĩa là đã lấn chiếm đến nơi sinh sống của loài sấu dữ. Và lẽ dĩ nhiên là một khi môi trường sinh sống bị đe dọa thì chúng phải cản phá để bảo tồn địa bàn sinh sống. Hơn nữa trong mắt chúng, con người lại là một miếng mồi ngon không thể bỏ qua được. Vậy là cuộc đọ sức giữa người và thú dữ diễn ra một cách khốc liệt, dai dẳng. Cuộc chiến diễn ra dữ dội giữa cá sấu hung tợn với những nhân vật có sức mạnh phi thường, tài nghệ biến hóa như Bồ Piêl; Chau Thanh; thông minh, dũng 70 cảm, am hiểu về loài sấu như nhân vật anh chàng đi câu trong Chuyện kể về cá sấu trấn Vĩnh Thanh; hay những người dân bình thường như vợ chồng người nông dân trong Bưng Sấu Hì; người đàn bà tay yếu chân mềm nhưng can trường trong Sự tích rạch Bỏ lược, v v... Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về công cuộc khai hoang đầy vất vả, gian lao của cha ông đi trước. Truyện có xảy ra với nhiều sự việc, tình tiết hoàn toàn khác nhau, nhân vật, cách thức thực hiện cũng khác nhau, nhưng đều mang cái chung nhất vẫn là cuộc chiến đấu quyết liệt giữa người và sấu. Dù kết thúc cuộc chiến với loài sấu dữ con người có chiến thắng hay thất bại, điều thể hiện ý chí sắc bén, tinh thần hỏa cảm và nghị lực phi thường. Nó góp thêm vào bức tranh hào hùng thời kì mở cõi của người xưa qua nhiều thăng trầm của lịch sử một nét nhìn toàn diện và cao đẹp. Nhìn chung, motif sấu ăn thịt là một trong những motif chính trong các truyện kể dân gian về sấu ở Nam Bộ. Motif này vừa thể hiện bản chất tiêu biểu của hình tượng sấu là quái vật ăn thịt, đồng thời làm tiền đề cho motif diệt sấu về sau. 3.1.2. Motif tiêu diệt cá sấu Motif này xuất hiện 22 lần trong 29 truyện. Như một hệ quả tất yếu của việc sấu ăn thịt người, vật nuôi, quấy phá cuộc sống con người, người dân đã đứng lên tìm cách diệt sấu. Như chúng tôi đã trình bày ở chương 2, cách thức tiêu diệt ác thú cũng rất đa dạng. Người dân dùng câu, dùng mác, dùng cả gậy thậm chí là những công cụ lao động thô sơ để đánh sấu. Bên cạnh những người tài giỏi như những dũng sĩ thì đa số người tiêu diệt sấu là những người nông dân bình thường, thậm chí cả phụ nữ, vì căm phẫn trước hành vi ăn thịt người của sấu mà dũng cảm đứng lên đánh đuổi. Đôi khi sức mạnh tập thể cũng được phát huy trong các cuộc đánh đuổi, tiêu diệt thế lực thù địch đến từ sông nước. Rõ ràng, ngay từ buổi đầu khai hoang lập ấp, những người dân Nam Bộ đã biết đồng sức đồng lòng, sử dụng trí thông minh, lòng dũng cảm của mình để vượt qua những trở lực đến từ tự nhiên. Đặc điểm này là cơ sở quan trọng để hình thành nên tính cách Nam Bộ sau này. 71 3.1.3. Motif sấu cứu giúp người Motif này xuất hiện 4 trong tổng số 29 truyện mà chúng tôi khảo sát, bao gồm: Chuyện cá sấu cứu chúa tôi Nguyễn Ánh được phong chức Lang Lai đại tướng quân; Bồ-piêl diệt cá sấu khổng lồ; Sự tích thần Ô Ngạc ngư; Trâu khôn sấu linh. Nếu như trong tâm thức dân gian của người dân Nam Bộ, hổ dữ tuy hại người nhưng cũng có tính linh, biết ân đền oán trả thì sấu lại là loài quỷ quyệt, chỉ biết hại người. Motif này cho thấy, trong tâm thức dân gian, cá sấu đôi khi vẫn hiện lên với tư cách là một nhân vật tốt, có tình nghĩa, biết phải trái phân minh. Xét cho cùng, đây là một sự sáng tạo trong tư duy truyện cổ, đồng thời phản ánh tư tưởng lưỡng nguyên trong cách nhìn nhận sự vật hiện tượng. Người Khơ Me có tục thờ cúng cá sấu như một vị thần đại diện cho vùng nước, gọi là thần sông thì không có gì ngạc nhiên khi nhân vật Bồ Piêl biến thành con cá sấu để chiến đấu với con cá sấu hung tợn, gây hại cho loài người. “Bồ-piêl thấy con sấu do chính người em mình nuôi ngày trước đã trở nên hung hãn nên tìm cách tiêu diệt cá sấu. Một hôm Bồ-piêl giả làm chú tiểu, xuôi theo sông Hậu, ra đến biển gặp cá sấu chàng bèn hóa thành một con cá sấu lớn, nổi vây năm sắc xanh, đỏ, tím, nâu, vàng xé nước nhắm thẳng con sấu hung dữ mà lao tới. Hai bên chiến đấu bảy ngày bảy đêm, và diễn ra trên một đoạn sông lớn từ “biêm Ra – rạch” đến tận của biển. Sóng dâng cao từng đợt như những mái nhà, nước sông và biển đục ngầu như vừa trải qua một trận cuồng phong”. Ở đây, tại sao Bồ-Piêl không biến thành một loài động vật nào khác như: cá voi, cá mập, cá heo, ... mà lại là cá sấu? Có lẽ, chính vì lối tư duy vốn có của người dân nơi đây: phải có sự cân tài cân sức mới mang tính thuyết phục cao cho chiến thắng Bồ Piêl; bên cạnh đó, cá sấu cũng là đối tượng trợ giúp cho con người, cứu giúp con người. Đấy như một cách lí giải về cốt truyện của truyện Bồ Piêl diệt sấu khổng lồ. Hay như trong truyện Chuyện cá sấu cứu chúa tôi Nguyễn Ánh được phong chức Lang Lai đại tướng quân kể lại rằng khi chúa Nguyễn Ánh đang trên đường tẩu quốc, trước sự truy đuổi sát sao của quân Tây Sơn, đoàn chiến thuyền của chúa Nguyễn Ánh dung ruỗi trên sông Ông Đốc. Bỗng lúc ấy có một đàn cá sấu đặt nghẹt 72 nổi lên chặn đường. Chúa Nguyễn thấy điềm lạ bèn khấn vái rằng: “Tôi là Nguyễn Ánh, đông cung thừa nghiệp của tiên vương, bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải bôn đáo, đang ở vào lúc thế cùng vận bĩ. Nay tôi định lánh xa cường tặc, chiêu binh mãi để khôi phục cơ đồ, đàn cá sấu kia sao dám chặn đường ta? Phải chăng lòng trời còn nương tựa nhà Nguyễn, xui khiến đàn sấu chỉ điểm cho tôi biết nguy hiểm đang đón chờ, ỏ đầu sông kia là tử lộ? Nếu phải vậy thì đàn sấu kia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_06_0882056069_9941_1871584.pdf
Tài liệu liên quan