Luận văn Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng một số trường trung học phổ thông phía nam

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN . 3

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN. 4

MỤC LỤC . 5

MỞ ĐẦU. 8

1. Lý do chọn đề tài. . 8

2. Mục đích nghiên cứu.10

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .10

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 10

5. Giới hạn đề tài.10

6. Phương pháp nghiên cứu.11

7. Đóng góp của đề tài .12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . 14

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.14

1.1.1. Ở nước ngoài .14

1.1.2. Ở Việt Nam .15

1.2. Cơ sở lí luận .18

1.2.1. Trường trung học phổ thông .18

1.2.2. Lí luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 19

1.2.3.Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 26

1.2.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp.28

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHÍA NAM.31

2.1. Xây dựng bộ công cụ phục vụ nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt độngGDNGLL.31

2.1.1.Bộ phiếu điều tra bằng câu hỏi đóng và mở. 31

2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu.32

2.1.3. Cách xử lí số liệu.326

2.2. Phân tích thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số

trường trung học phổ thông phía Nam. . 33

2.2.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. . 33

2.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động GDNGLL. 36

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN

LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG .67

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp. .67

3.1.1. Cơ sở lí luận .67

3.1.2. Cở sở pháp lí.67

3.1.3.Cơ sở thực tiễn .68

3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở thường trung học phổ thông. 69

3.2.1. Thành lập hoặc củng cố Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. 69

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động GDNGLL. . 71

3.2.3. Tuyên truyền.73

3.2.4. Chỉ đạo các bộ phận trong trường, đặc biệt là các tổ bộ môn tham gia tổ

chức hoạt động GDNGLL.74

3.2.5. Chỉ đạo hoạt động của tổ, khối chủ nhiệm. 75

3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động thường

xuyên, kịp thời.76

3.2.7. Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động của Đoàn. . 77

3.2.8. Phối hợp với các lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh để tổ chức

hoạt động GDNGLL.77

3.2.9. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, kinh phí phục vụ hoạt

động GDNGLL.78

3.3. Khảo nghiệm về các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt độngGDNGLL.80

3.4.Thử nghiệm .80

3.4.1. Mục đích thử nghiêm .81

3.4.2. Nội dung thử nghiêm.817

3.4.3. Qui trình thử nghiệm .81

3.4.4. Kết quả thử nghiệm .82

3.4.5. Những khó khăn, thuận lợi khi thử nghiệm . 83

3.4.6. Phương hướng sắp tới: .83

3.4.7.Kiến nghị của nhà trường.83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.85

1. Kết luận .85

2. Kiến nghị .86

2.1. Đối với nhà trường THPT .86

2.2. Đối với các Sở GD&ĐT.87

2.3. Đối với các Trường Sư phạm.87

2.4. Đối với Bộ GD&ĐT.88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .89

PHỤ LỤC .92

pdf126 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng một số trường trung học phổ thông phía nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh để giáo dục lí tưởng cho họ, vì vậy, tổ chức Đoàn trường (mà đại diện là giáo viên trợ lí Đoàn) giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức hoạt động GDNGLL. Bảng 12: CBQL đánh giá công tác Đoàn trong nhà trường TT Biện pháp, hoạt động Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) HSTQ ri 1 Đoàn phối hợp với Hiệu trưởng, GVCN, GV bộ môn (có lịch giao ban hàng tháng, qui định nhiệm vụ cụ thể) 30.10 53.40 14.56 1.94 0.928 2 Kế hoạch, chương trình công tác Đoàn gắn với kế hoạch nhà trường 35.92 51.46 12.62 0 0.970 3 Lựa chọn, đề cứ Bí thư đoàn trường (trợ lí thanh niên) 38.83 43.69 16.50 0.97 0.878 4 Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động Đoàn, có chế độ cho Bí thư đoàn 47.57 39.81 7.77 4.85 0.974 5 Nội dung và hình thức hoạt động của Đoàn 11.65 24.27 54.37 9.71 0.976 6 Chủ động tổ chức các phong trào trong nhà trường 18.45 50.49 28.16 2.91 0.994 7 Lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động đoàn 12.62 36.89 48.54 1.94 0.980 8 Giữ vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động NGLL 14.56 53.40 30.10 1.94 0.928 9 Bồi dưỡng năng lực công tác cho học sinh, đoàn viên cốt cán 10.68 32.04 48.54 8.74 0.985 10 Khen, chê kịp thời 16.50 56.32 24.27 2.91 0.994 1 1 Tổ chức có hiệu quả các hoạt động 9.71 54.37 33.98 1.94 0.986 + CBQL đánh giá khá cao mức độ phối hợp giữa nhà trường và Đoàn thanh niên, cụ thể là: từ 1 đến 4 là các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và Đoàn có mức độ thực hiện khá và tốt trên 80%, cao nhất là sự tạo điều kiện của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động Đoàn và chế độ đãi ngộ cho cán bộ phụ trách Đoàn. Như vậy, hầu hết Hiệu trưởng các trường nhận thức được vai trò của 53 Đoàn thanh niên trong tổ chức hoạt động GDNGLL nên đã phối hợp khá chặt chẽ và tạo mọi điều kiện cho hoạt động của Đoàn. + Từ 5 đến 11 là các hoạt động và kết quả hoạt động của Đoàn. Với tỉ lệ từ trung bình trở lên trên 90%, nhưng mức độ tốt dưới 20%, ý kiến đánh giá tập trung vào mức trung bình và khá. Đặc biệt, các ý kiến đánh giá thấp việc thực hiện nội dung và hình thức sinh hoạt của Đoàn (54.37% trung bình), và việc bồi dưỡng năng lực công tác cho học sinh, đoàn viên cốt cán (48.54% trung bình). Như vậy, hoạt động Đoàn trong nhiều nhà trường chưa thực sự làm tốt nhiệm vụ của mình, chưa xây dựng được nội dung và hình thức sinh hoạt phong phú, đặc biệt chưa làm tốt việc bồi dưỡng kĩ năng tự quản, kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho đoàn viên, học sinh cốt cán. Chính vì vậy, các CBQL đánh giá không cao kết quả hoạt động của Đoàn, thể hiện: có tới 48.54% đánh giá trung bình việc lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động của đoàn và 33.98% đánh giá cũng ở mức độ trung bình việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động. Thực tế chứng minh rằng, vai trò của người khởi xướng hoạt động vô cùng quan trọng, đó phải là người chủ động trong công việc, có khả năng và ham thích các hoạt động của tuối trẻ..., trong khi đó chỉ có 38,83% ý kiến cho rằng các nhà trường đã thực hiện tốt việc lựa chọn và đề cử cán bộ phụ trách Đoàn. Vì vậy, sự đánh giá không cao về hoạt động Đoàn có liên quan tới việc lựa chọn và đề cử cán bộ phụ trách công tác Đoàn trong nhiều nhà trường làm chưa tốt, dẫn đến năng lực và phẩm chất của người cán bộ phụ trách công tác Đoàn chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ đòi hỏi ở họ. -Sử dụng hệ số tương quan tuyến tính Pearson để so sánh ý kiến đánh giá của CBQL và tự đánh giá cua cán bộ Đoàn trường về hoạt động Đoàn trong các nhà trường, chúng tôi thu được kết quả dưới đây: Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hệ số tương quan ri với i = 1... 11 (trình bày trong bảng 12) đều thỏa mãn điều kiện ri > 𝑟𝛼 trong đó 𝑟𝛼 31T53T = 0.878, nên giá trị ≠ 0 là có ý nghĩa. Như vậy, ý kiến đánh giá của CBQL và của cán bộ Đoàn về hoạt động Đoàn trường là có mối tương quan khá chặt với nhau. Nghĩa là ý kiến của CBQL và 54 cán bộ Đoàn đánh giá về hoạt động Đoàn trường là thống nhất. (Thống kê ý kiến tự đánh giá của cán bộ Đoàn: xem phụ lục 8, trang 3) Điều đó khẳng định việc phân tích, đánh giá mức độ phối hợp giữa nhà trường với tổ chức Đoàn và công tác Đoàn trong các nhà trường mà chúng tôi phân tích ở trên là có cơ sở khách quan. d. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động GDNGLL *Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quản lí hoạt động GDNGLL Qua trao đổi với học viên và chấm bài thu hoạch của họ, chúng tôi nhận thấy có những yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng quản lí hoạt động GDNGLL của các nhà trường. Bảng 13. CBQL đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDNGLL TT Khó khăn, thuận lợi Min Max Mean Standard 1 Chỉ đạo của cấp trên về hoạt động GDNGLL 2 5 3.592 0.648 2 Chuẩn đánh giá nhà trường hiện nay 1 5 3.340 0.708 3 Nhân thức của cha me HS, của GV về hoạt động GDNGLL 2 4 3.087 0.702 4 Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của GV 2 5 3.204 0.691 5 Cơ sở vật chất, thiết bị, sách báo... 1 5 2.748 1.036 6 Địa bàn của nhà trường 1 5 2.883 1.060 Kết quả cho thấy, các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng rất khác nhau tới mỗi nhà trường, thể hiện trong ý kiến đánh giá rải đều từ mức độ rất khó khăn đến rất thuận lợi ở từng yếu tố. Tuy nhiên, các yếu tố (1), (2), (3), (4) có trị trung bình trên 3, và với độ lệch chuẩn khá nhỏ cho thấy các ý kiến đánh giá chụm ở mức bình thường và thuận lợi. Có nghĩa là, nói chung các yếu tố này có xu hướng tác động thuận lợi tới công tác quản lí hoạt động GĐNGLL. Trong khi đó, các yếu tố (5), (6) có trị trung bình dưới 3 (giá trị trung bình lí thuyết là 3.000), và có độ lệch chuẩn lớn hơn 1, nghĩa là hai yếu tố này có tác động rất khác nhau đối với các nhà trường vì có độ phân tán ý kiến lớn (từ 1 đến 5), nhưng nhìn chung cả hai yếu tố này có tác động gây khó khăn cho công tác quản lí hoạt động GDNGLL nhiều hơn là thuận lợi. 55 *Tìm hiểu sâu hơn tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan tới nhà trường nhằm tìm ra những nguyên nhân gây nên sự khác biệt trong quản lí hoạt động GDNGLL ở các địa bàn khác nhau. -Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố chuẩn đánh giá nhà trường tới quản lí hoạt động GDNGLL ở các địa bàn Bảng 14. Ảnh hưởng của chuẩn đánh giá nhà trường đến quản lí hoạt động GDNGLL Mức độ Địa bàn Rất thuận lợi (%) Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) Rất khó khăn (%) Nông thôn 5.26 35.09 54.39 5.26 0 Thành phố 0 51.85 33.33 14.81 0 Vùng sâu 0 26.32 63.16 5.26 5.26 Trong thực tiễn, xã hội đánh giá chất lượng nhà trường chủ yếu nhìn vào tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ vào trường đại học; ngành giáo dục đánh giá toàn diện nhà trường theo 4 tiêu chuẩn (Thông tư 12/GD - ĐT ngày 4/8/1997) nhưng khi thanh tra đánh giá chất lượng giáo dục lại chủ yếu căn cứ vào chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp. Với cách đánh giá như vậy, 51.85% cán bộ quản lí trường thành phố đánh giá thuận lợi đối với quản lí hoạt động GDNGLL vì các nhà trường sẽ không cần đầu tư nhiều công sức cho hoạt động này, mà tập trung cho hoạt động dạy - học và điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của cha mẹ học sinh, họ chỉ muốn con mình tập trung học để thi đại học, không mất thời gian tham gia các hoạt động GDNGLL. Đối với trường nông thôn và vùng sâu vùng xa, ý kiến đánh giá mức độ thuận lợi thấp hơn nhiều so với địa bàn thành phố. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do các trường nông thôn, vùng sâu vùng xa phải lo đảm bảo chất lượng dạy học nên rất ít có điều kiện đầu tư cho hoạt động GDNGLL, trong khi có khó khăn hơn trường thành phố về đủ mọi phương diện cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giáo viên, điều kiện học tập của học sinh..., chưa kể ở thành phố cũng có 14.81% ý kiến cho rằng có khó khăn với cách đánh giá nhà trường hiện nay. -Tim hiểu ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của cha mẹ học sinh và đội ngũ giáo viên về hoạt động GDNGLL tới chất lượng quản lí hoạt động GDNGLL theo các địa bàn 56 Bảng 15. Ảnh hưởng nhận thức của cha mẹ HS và GV đến quản lí hoạt động GDNGLL Địa bàn Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) Nông thôn 29.82 43.84 26.32 Thành phố 37.04 59.26 3.70 Vùng sâu 15.79 57.89 26.32 Bảng 15 cho thấy, nhận thức của cha mẹ học sinh và giáo viên ở thành phố được đánh giá có thuận lợi hơn rất nhiều so với địa bàn nông thôn và vùng sâu vùng xa. Ý kiến cho là khó khăn ở thành phố chỉ là 3.70% thì ở hai địa bàn còn lại lên tới 26.32%; mức độ thuận lợi của yếu tố nhận thức giảm dần theo mức độ khó khăn của địa bàn, trong đó sự chênh lệch tỉ lệ giữa thành phố và vùng sâu vùng xa là khá lớn. Có sự chênh lệch là do sự khác biệt về địa bàn địa lí, dẫn đến chênh lệch về điều kiện kinh tế, về trình độ dân trí (chưa kể vùng có nhiều dân tộc ít người thì sự khác biệt càng lớn), về sự hiểu biết chung của cộng đồng, của đội ngũ giáo viên... Như vậy, nhận thức của cha mẹ học sinh và giáo viên ở thành phố có ảnh hưởng thuận lợi hơn so với hai vùng còn lại trong quản lí hoạt động GDNGLL. -Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố năng lực tổ chức hoại động tập thể của giáo viên các địa bàn Bảng 16. Ảnh hưởng của năng lực tổ chức hoạt động tập thể của giáo viên tới quản lí hoạt động GDNGLL Mứcđộ Địa bàn Rất thuận lợi (%) Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) Nông thôn 3.51 28.07 56.14 12.28 Thành phố 3.70 33.33 51.85 11.11 Vùng sâu 0 15.79 68.42 15.79 Yếu tố năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL của giáo viên có tác động khó khăn như nhau cho cả ba địa bàn và có tỉ lệ trên 10%. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở mức độ thuận lợi và rất thuận lợi giữa địa bàn thành phố và nông thôn với vùng sâu vùng xa, tỉ lệ chênh lệch khoảng 20%. Có sự chênh lệch như vậy là do, ở vùng sâu, vùng xa giáo viên rất trẻ và nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, đặc 57 biệt kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDNGLL. Điều này sẽ tác động không tốt tới công tác quản lí nhà trường ở địa bàn vùng sâu vùng xa nói chung và quản lí hoạt động GDNGLL nói riêng. -Tìm hiểu tác động của yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính tới quản lí hoạt động GDNGLL ồ các địa bàn khác nhau. Bảng 17. Ảnh hưởng của yếu tố CSVC, thiết bị và tài chính đến quản lí hoạt động GDNGLL Mức độ Địa bàn Rất thuận Thuận lợi Bình Khó khăn Rất khó lợi (%) (%) thường (%) (%) Khăn(%) Nông thôn 5.26 21.05 31.58 40.35 1.75 Thành phố 11.11 25.93 25.93 29.63 7.41 Vùng sâu 0 5.26 5.26 68.42 21.05 Ý kiến đánh giá tác động của yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính có sự khác biệt rất lớn giữa các địa bàn. 89.47% ý kiến ở địa bàn vùng sâu vùng xa cho rằng có nhiều khó khăn trong quản lí hoạt động GDNGLL, do trường thiếu phòng, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDNGLL hầu như không có, nhà trường không có khoản kinh phí nào để chi cho hoạt động GDNGLL (ngân sách không có khoản chi cho hoạt động GDNGLL) vì hầu hết học sinh được miễn các khoản đóng góp. Ở thành phố cũng chỉ có 37.04% ý kiến đánh giá thuận lợi và rất thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho quản lí hoạt động GDNGLL. Trong thực tiễn, ở thành phố có thể thuận lợi hờn về tài chính, trang thiết bị nhưng lại rất chật chội về cơ sở trường lớp, điều đó gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL, đặc biệt là những hoạt động có qui mô toàn trường. Qua phân tích và qua trao đổi với cán bộ quản lí có thể cho rằng, xét về yếu tố vật chất, tài chính thì trường ở thành phố có thuận lợi nhất, thứ đến là trường ở nông thôn, trường vùng sâu vùng xa có khó khăn hơn cả, và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng quản lí hoạt động GDNGLL ương các nhà trường. -Vị trí địa lí của nhà trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng quản lí nhà trường trong đó có chất lượng hoạt động GDNGLL. Bảng 18. Tác động của địa bàn nhà trường đến quản lí hoạt động GDNGLL. 58 Mức độ Địa bàn Rất thuận lợi (%) Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) Rất khó khăn (%) Nông thôn 5.26 31.58 31.58 24.56 8.77 Thành phố 3.70 44.44 29.63 18.52 3.70 Vùng sâu 0 10.52 15.79 47.37 26.32 Như đã phân tích, địa bàn nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của nhà trường, nếu trường đóng ở địa bàn kinh tế phát triển thì nhà trường sẽ có được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình học sinh và các lực lượng xã hội, đồng thời có điều kiện lựa chọn đội ngũ giáo viên khá giỏi cho trường, ở địa bàn khó khăn, nhà trường hoạt động nhờ nguồn ngân sách eo hẹp của nhà nước, không có cơ hội để tuyển chọn giáo viên nhưng khi có giáo viên khá giỏi thì họ lại chuyển về địa bàn thuận lợi, nơi có điều kiện sống khá hơn, nên có trên 70% ý kiến đánh giá địa bàn có ảnh hưởng khó khăn và rất khó khăn tới quản lí nhà trường. Như vậy, trong 6 yếu tố trên, có 5 yếu tố có sự khác biệt trong đánh giá tác động của nó tới công tác quản lí hoạt động GDNGLL ở các địa bàn, xu hướng tác động của các yếu tố là: các yếu tố có tác động thuận lợi thì ở địa bàn thuận lợi càng thuận lợi hơn, có tác động khó khăn thì ở địa bàn khó khăn các yếu tố này càng gây khó khăn hơn cho công tác quản lí hoạt động GDNGLL. Điều này sẽ giải thích tại sao quản lí hoạt động GDNGLL của các trường vùng sâu vùng xa kém hơn so với các trường ở thành phố, thị xã. e. Tìm hiểu hoạt động GDNGLL trong các nhà trường khảo sát Để có sự đánh giá khách quan hơn về chất lượng quản lí hoạt động GDNGLL, chúng tôi tìm hiểu mức độ thực hiện nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL trong các nhà trường khảo sát. e1.Tìm hiểu việc thực hiện nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL trong các nhà trường, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 19. Giáo viên đánh giá về hoạt động GDNGLL T T Nội dung và hình thức hoạt động Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % HS TQ ri 1 Nội dung và hình thức sinh họat dưới cờ 53.67 38.00 7.33 1.00 0 0.272 59 2 Nội dung và hình thức sinh hoạt lớp cuối tuần 40.33 46.33 10.00 1.67 1.67 0.668 3 Nghe nói chuyện thời sự 13.33 39.00 40.67 6.00 1.00 0.923 4 Tập luyện và thi đấu thể dục thể thao 40.33 36.33 20.33 2.33 0.67 0.986 5 Tập luyện và hội diễn văn nghệ 32.00 45.67 15.67 5.67 1.00 0.807 6 Các hình thức hoạt động câu lạc bộ (câu lạc bộ bạn gái, những người yêu thơ, bóng đá...) 2.00 19.00 43.33 29.33 6.33 0.130 7 Các hoạt động xã hội 14.00 45.00 35.33 4.33 1.33 0.921 8 Nghe báo cáo về các chủ điểm như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống thiên tai lũ lụt... 47.37 37.33 13.33 1.67 0 0.430 9 Các hoạt động về nguồn: thăm các di tích lịch sử, chiến khu cách mạng, thăm các Bà Mẹ VN Anh hùng... 24.00 37.67 23.67 9.33 5.33 0.888 10 Phong trào thi đua giữa các lớp 34.33 47.67 16.33 1.33 0.33 0.959 1 1 Hội trại truyền thống 16.67 30.00 26.67 14.67 12.0 0.024 12 Tham quan du lịch 19.67 31.00 19.67 16.67 13.0 0.316 13 Các cuộc thi tìm hiểu với các chủ đề khác nhau 15.00 55.00 22.67 5.00 2.33 0.884 -Kết quả thống kê cho thấy, giáo viên đánh giá rất cao nội dung và hình thức sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp cuối tuần (91.67% và 86.66% khá tốt). Tiếp theo, giáo viên đánh giá cao việc tổ chức phong trào thi đua giữa các lớp và nghe báo cáo chủ điểm (82% khá tốt). Đây là những hoạt động được các nhà trường quan tâm tổ chức, vì nó động viên thúc đẩy học sinh học tập, rèn luyện và cập nhật kiến thức. Các hoạt động xã hội, nghe nói chuyện chính trị thời sự, hoạt động về nguồn, tham quan du lịch, hội trại, không được đánh giá cao (từ 40% đến 60% khá tốt), chứng tỏ các trường chưa đầu tư để tổ chức thật tốt các hoạt động này. Nguyên nhân là do những hoạt động này đòi hỏi chuẩn bị công phu với sự tham gia của cả đội ngũ giáo viên, sự phối hợp với các lực lượng xã hội, tốn thời gian và phải có kinh phí. Qua thảo luận của học viên và người nghiên cứu đi thực tế các trường cho thấy, hàng năm nhiều trường đã không tổ chức được các hoạt động như: hội trại, về 60 nguồn, tham quan du lịch..., nếu có tổ chức thì chỉ hạn chế trong một số đối tượng học sinh khá, giỏi. Đặc biệt, giáo viên đánh giá rất thấp các hình thức câu lạc bộ trong trường (chỉ có 21% khá tốt), nhiều trường có tổ chức một vài câu lạc bộ nhưng chỉ là hình thức, hoạt động không đều, hiệu quả giáo dục thấp. Như vậy, có thể nói các nhà trường tổ chức tốt những hoạt động diễn ra bên trong nhà trường và không cần sự đầu tư nhiều về kinh phí, các hoạt động bên ngoài nhà trường chưa được đầu tư thích đáng và hầu hết các nhà trường chưa tổ chức các hoạt động GDNGLL trong thời gian nghỉ hè. -Để đánh giá tính khách quan ý kiến của giáo viên, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Pearson để so sánh ý kiến của giáo viên với ý kiến của học sinh (thống kê ý kiến của học sinh: xem phụ lục 7). +Kết quả kiểm nghiệm có: r3= 0.923; r4= 0.986; r7 = 0.921; r9 = 0.888; r10 = 0.959; r13 = 0.884 thỏa mãn điều kiện kiểm nghiệm: ri > 𝑟𝛼 31T53T trong đó 𝑟𝛼 31T53T = 0.878. Nghĩa là, sự đánh giá của giáo viên và của học sinh về mức độ thực hiện các hoạt động (3), (4), (7), (9), (10), (13) là có mối tương quan chặt với nhau, đáng tin cậy; Như vậy, ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về các hoạt động này là rất thống nhất với nhau. +Kết quả kiểm nghiệm có: ri = 0.272; r2 = 0.668; r5 = 0.807; r6 = 0.130; r8 =0.430; r 1 1 = 0.024; r12 = 0.316 không thỏa mãn điều kiện kiểm nghiệm vì ri < 0.878, hay ý kiến của giáo viên và của học sinh về các hoạt động này là không tương quan với nhau; điều đó có nghĩa là ý kiến của giáo viên và học sinh về các hoạt động (1), (2), (5), (6), (8), (11), (12) không thống nhất với nhau. Đặc biệt, giáo viên đánh giá rất cao giờ sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần, cũng như đánh giá cao việc nghe báo cáo chủ điểm, ngược lại, học sinh đánh giá thấp nội dung và hình thức hoạt động của những hoạt động này. Trong báo cáo "Một số ghi nhận về đạo đức học sinh đầu năm lốp 10" của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi Quận 4, TP HCM tại hội thảo về "Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở TP HCM" do Viện nghiên cứu giáo dục tổ chức ngày 12/12/2001, có nêu: trong các trường có sinh hoạt theo chủ điểm nhân các ngày kỉ niệm nhưng tác động đến các em còn quá ít, khảo sát trên 192 em thì 89,6% 61 không nhớ ngày thành lập Đội, 67,2% không nhớ ngày thành lập Đoàn, 78,7% không nhớ ngày thành lập Đảng. Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng của các hoạt động giáo dục trong nhiều nhà trường là đáng báo động. Có thể giải thích rằng, nội dung các hoạt động đáp ứng yêu cầu giáo dục nhưng hình thức chưa phù hợp với tuổi trẻ học đường nên không lôi cuốn được sự chú ý của các em. Đánh giá của giáo viên cho thấy, giáo viên chưa hiểu được tâm lí của học sinh và chưa quan tâm tìm tòi các hình thức hoạt động đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nó. Qua kiểm nghiệm hệ số tương quan tuyến tính chúng tôi thấy rằng, nội dung và các hình thức hoạt động GDNGLL trong nhiều nhà trường chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh, hay nói cách khác là thầy và trò chưa hoàn toàn gặp nhau trong hoạt động GDNGLL, có những nội dung và hình thức mà giáo viên đánh giá cao thì học sinh đánh giá thấp và ngược lại. e2. Giờ chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần là bộ phận của hoạt động GDNGLL diễn ra hàng tuần trong nhà trường, việc sử dụng có hiệu quả 2 tiết/tuần dành cho hoạt động GDNGLL sẽ có ý nghĩa giáo dục rất cao trong điều kiện thiếu thời gian dành cho hoạt động này. *Tìm hiểu nội dung và nhận thức sinh hoạt trong giờ chào cờ đầu tuần Bảng 20: Học sinh xếp hạng nội dung và hình thức sinh hoạt Nội dung, hình thức sinh hoạt TSĐ ĐTB Xếp hạng l.Phê bình tập thể, cá nhân chưa tốt 3734 5.046 5 2.Biểu dương tập thể, cá nhân tốt 2165 2.926 1 3.Nghe báo cáo chủ đề hàng tháng (do thầy cô, Đoàn thực hiện) 2896 3.914 2 4.Thi hùng biện với các chủ đề 4416 5.968 8 5.Mời báo cáo viên nói chuyện chủ đề: an toàn giao thông, tệ nạn MT, truyền thống cách mạng... 3856 5.211 6 6.Sinh hoạt văn nghệ 3284 4.438 3 7.Hái hoa dân chủ với các chủ đề khác nhau 4178 5.646 7 8.Phát động thi đua 3671 4.961 4 9.Chào cờ xong về lớp 5068 6.849 9 Với việc xếp thứ tự các hình thức sinh hoạt cho thấy, học sinh rất thích được biểu dương khen ngợi trước toàn trường, đây là một trong những nội dung được các 62 nhà trường thực hiện khá tốt trong giờ sinh hoạt dưới cờ nhằm động viên, khuyến khích cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tuần. Đi đôi với biểu dương khen thưởng là phê bình, nhưng học sinh có cái nhìn không thiện cảm khi xếp hạng việc phê bình ở hạng năm, việc phê bình là cần thiết nhưng điều quan trọng là phải làm cho đối tượng nhận thấy cần phải cố gắng vươn lên mà không cảm thấy nặng nề. Nghe báo cáo chủ đề do thầy cô trong trường đảm nhận được học sinh xếp hạng hai, nhưng nghe báo cáo viên nói chuyện chủ đề chỉ được học sinh xếp hạng sáu. Điều đó cho thấy, nhà trường chưa tìm được những chuyên gia trong các lĩnh vực và có khả năng trình bày vấn đề mang tính thuyết phục đối với người nghe, trong khi đó do nghề nghiệp nên giáo viên lại có khả năng trình bày lôi cuốn được người nghe...Học sinh xếp hạng thấp những hình thức hoạt động đòi hỏi khả năng trình bày vấn đề và ứng xử nhanh trước đám đông như thi hùng biện, hái hoa dân chủ... Vì học sinh không được rèn kĩ năng trình bày trước đám đông nên ngại tham gia vào các hoạt động này, chỉ thích những hình thức thụ động, làm khán giả như nghe nói chuyện, sinh hoạt văn nghệ. Học sinh xếp hạng thấp nhất việc chào cờ xong về lớp vì các em không thích về ngay lớp để nghe thầy cô chủ nhiệm chấn chỉnh về ý thức và kết quả học tập, về nề nếp kỉ kuật..., các em thích ngồi sinh hoạt ở sân trường để được tự do nói chuyện. Quan sát giờ chào cờ đầu tuần ở một số trường, người nghiên cứu nhận thấy, hình thức sinh hoạt đơn điệu với một qui ưình khá phổ biến là: nhận xét thi đua hàng tuần do lớp trực tuần thực hiện, Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng) và Bí thư Đoàn trường phổ biến những công việc trong tuần của trường, của Đoàn thanh niên..., học sinh luôn thụ động ngồi nghe. Qua thực tế trên cho thấy, các trường phải đầu tư xây dựng nội dung và hình thức tiết chào cờ phong phú và đa dạng hơn, cần phải huấn luyện cho học sinh kĩ năng tự quản, tự tổ chức các hoạt động để tự mình có thể tổ chức và điều khiển hoạt động trong giờ chào cờ với sự giúp đỡ của thầy cô giáo. *Tìm hiểu thực trạng sử dụng giờ sinh hoạt lớp của GVCN Bảng 21. Ý kiến học sinh về sử dụng giờ sinh hoạt lớp của GVCN 63 TT Các công việc được thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có 1 Phê bình, phạt những cá nhân, tổ nhóm vi phạm nội qui 77.84 21.35 0.81 2 Ban cán sự lớp báo cáo, điều khiển nhân xét thi đua 74.05 20.27 5.68 3 Biểu dương, khen thưởng cá nhân, tổ nhóm có thành tích 47.70 47.97 4.32 4 Phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động của nhà trường 60.94 36.22 2.84 5 Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện... 6.62 53.11 40.27 6 Dạy bù giờ 3.24 67.97 28.78 7 Hái hoa dân chủ với các chủ đề 2.97 31.08 65.95 Trao đổi, tranh luận về các chủ đề 8 học sinh quan tâm như: tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học đường, chọn nghề... 5.27 28.51 66.22 9 Đố vui các môn học 6.08 29.19 64.73 10 Thi hùng biện 2.57 18.65 78.78 Có 77.84% học sinh cho rằng GVCN thường xuyên phê bình trách phạt học sinh trong giờ sinh hoạt lớp, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn giáo dục là hầu hết GVCN thường xuyên trách phạt học sinh, gây sự căng thẳng, nặng nề trong lớp học, có GVCN đã từng gọi giờ sinh hoạt lớp là giờ "hành hạ". Trong giáo dục, nêu gương và trách phạt là hai phương pháp giáo dục luôn đi đôi với nhau, nhưng chỉ có 47.70% ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên biểu dương khen thưởng, trong khi thường xuyên trách phạt có tới 77.84% ý kiến. Một việc làm thường xuyên là cán bộ lớp điều khiển nhận xét thi đua trong tuần, điều đó cho thấy, GVCN quan tâm đến việc huấn luyện cho cán bộ lớp khả năng tự quản và điều khiển hoạt động của lớp. Phổ biến công việc cũng là một việc làm thường xuyên của GVCN. Như vậy, ý kiến của học sinh cho rằng công việc thường xuyên trong giờ sinh hoạt lớp là: (1) trách phạt học sinh, (2) nhận xét thi đua của cán bộ lớp, (3) phổ biến công việc, (4) biểu dương khen thưởng. Những hình thức hoạt động còn lại có rất ít được thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp, mức độ thường xuyên dưới 10% và mức độ không có 64 lên tới 78.78%. Việc dạy bù giờ trong giờ sinh hoạt lớp tuy không diễn ra thường xuyên nhưng đôi khi cũng có và được học sinh đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng với tỉ lệ khá cao là 67.97%. Qua phân tích cho thấy, các nhà trường chưa quan tâm tìm kiếm nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với giờ sinh hoạt lớp, nội dung đơn điệu và nặng nề, GVCN chủ yếu trách phạt và phổ biến công việc, làm cho học sinh sợ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_13_4332489586_0886_1871627.pdf
Tài liệu liên quan