MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2. Những vấn đề lý luận về tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh. . . 13
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN22
2.1. Khái quát về trường Văn hoá I - Bộ Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an. . . . 25
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường
Văn hoá I - Bộ Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN50
3.1. Định hướng phát triển và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 50
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học . . . . . . . . . . . . . . . . 51
* Biện pháp 1: Giáo dục động cơ tự học cho học sinh gắn liền với
nội quy kỷ luật của ngành Công an . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
* Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng,
phương pháp tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học
trên lớp của giáo viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
* Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học . . 61
* Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự
học của học sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
* Mối quan hệ giữa các biện pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
PHỤ LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường văn hoá I - Bộ công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời kiểm tra lại các quyết định quản lý đã ban hành. Từ đó có biện pháp điều chỉnh
những sai lệch, bổ sung kịp thời kế hoạch hoặc ra các quyết định để cho bộ máy
quản lý vận hành có hiệu quả.
- Ban giám hiệu chỉ đạo, giao cho phòng Đào tạo dự thảo các chương trình, kế
hoạch, các nội quy, quy chế; đồng thời giúp Ban giám hiệu kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch. Phân cấp cho lãnh đạo phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện các kế hoạch.
Trong những năm qua, nhà trường thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đội ngũ giáo viên mặc dù được đào
tạo cơ bản, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đặc biệt là với
đối tượng học sinh đặc thù như của nhà trường, nên hiệu quả công tác quản lý hoạt
động tự học của học sinh chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng
tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 10 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu;
lãnh đạo phòng Đào tạo; lãnh đạo bộ môn KHXH, bộ môn KHTN) và 40 giáo viên
đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng về vai trò, ý nghĩa
của quản lý hoạt động tự học
Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai
trò và ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học theo mẫu phiếu số 2 (câu 1).
Với mỗi vai trò, ý nghĩa chúng tôi khảo sát ở 3 mức độ (M1: rất quan trọng; M2:
tương đối quan trọng; M3: không quan trọng). Kết quả được phản ánh cụ thể trong
bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường
về vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học
TT
Vai trò, ý nghĩa quản lý
hoạt động tự học
Mức độ quan trọng (%)
CBQL GV
M1 M2 M3 M1 M2 M3
1
Hình thành tính kỷ luật tự
giác, thói quen và nền nếp
học tập cho học sinh
80 20 - 80 20 -
2
Giúp học sinh phát huy được
tính tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập
80 20 - 87,5 12,5 -
3
Giúp học sinh rèn luyện
được cách học tập, làm việc,
tư duy khoa học suốt đời
80 20 - 72,5 15 12,5
4
Hình thành và phát triển
nhân cách học sinh
80 20 - 80 20 -
5
Giúp học sinh tự biến đổi và
tự hoàn thiện nhân cách
70 30 - 65 35 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò,
ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy
được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá ở mức
độ rất quan trọng cao nhất (80% cán bộ quản lý và 87,5% giáo viên); đối với các vai
trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình
thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được 80% cán bộ quản lý và giáo viên
thống nhất ở mức độ rất quan trọng..
Tuy nhiên, còn 30% cán bộ quản lý và 35% giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa
của quản lý hoạt động tự học trong việc tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học
sinh chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 12,5% giáo viên đánh giá vai trò
không quan trọng của biện pháp giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm
việc, tư duy khoa học suốt đời.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh
* Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
Căn cứ quy định của ngành Công an, hàng năm các trường Công an phải tổ
chức cho học sinh mới nhập học hoạt động đầu khoá 02 tuần, trước khi học chính
khoá. Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đầu khoá cho học
sinh bao gồm các nội dung: giáo dục truyền thống lực lượng CAND và nhà trường;
6 điều Bác Hồ dạy CAND, điều lệnh CAND; các chỉ thị, nghị quyết, quy chế quản
lý giáo dục học sinh; nội quy, quy định của nhà trường; đồng thời hướng dẫn học
sinh phương pháp học tập.
Nhà trường triển khai chương trình, kế hoạch tới các phòng, bộ môn để tổ
chức thực hiện. Phòng Đào tạo sắp xếp lịch hoạt động đầu khoá đối với từng lớp;
những vướng mắc trong triển khai thực hiện được lãnh đạo các phòng, bộ môn phản
ánh thông qua phòng Đào tạo để báo cáo Ban giám hiệu điều chỉnh.
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung,
giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nội dung chương
trình theo kế hoạch. Việc kiểm tra, giám sát được giao cho phòng Đào tạo, kết thúc
hoạt động đầu khoá học sinh phải viết bản thu hoạch về nhận thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học
sinh trong những năm qua nhà trường làm tương đối tốt, đúng quy trình. Tuy nhiên,
bên cạnh đó còn hạn chế đó là một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì
thường xuyên, triệt để.
Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ
tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về được thể hiện
trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý xây dựng và
bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
TT
Các biện pháp quản lý
xây dựng và bồi dƣỡng
động cơ tự học
Mức độ (%)
Thường
xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1
Tổ chức cho học sinh tham
quan phòng truyền thống
- 20 100 65 - 15
2
Tổ chức học tập nội quy,
quy chế cho học sinh ngay
từ khi nhập học
100 100 - - - -
3
Kích thích hứng thú tự học,
đáp ứng nhu cầu của học sinh
20 60 60 40 20 -
4
Xây dựng bầu không khí thi
đua học tập trong học sinh
60 65 40 27,5 - 7,5
Kết quả bảng 2.5 cho thấy: 100% cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường
đều thống nhất nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập nội quy,
quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho học sinh tham
phòng truyền thống thì 100% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá nhà trường
chưa tiến hành thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
* Quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
Để giúp học sinh sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho
lãnh đạo bộ môn KHTN và bộ môn KHXH hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch
tự học ngay trong thời gian hoạt động đầu khoá, chỉ đạo giáo viên kiểm tra thường
xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự
học của học sinh thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.
Thực tế triển khai còn tồn tại đó là: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế
hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian hoạt động đầu khoá; công tác kiểm
tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch
tự học của học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong
việc xây dựng kế hoạch tự học. Việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch tự học của học
sinh còn thiếu tính linh hoạt.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học,
thu được kết quả trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
TT
Các biện pháp quản lý hƣớng
dẫn học sinh
xây dựng kế hoạch tự học
Mức độ (%)
Thường
xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Kế hoạch tự học cho từng tuần 20 35 60 50 20 15
2 Kế hoạch tự học cho từng tháng 80 45 - 37,5 20 17,5
3 Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 80 60 - 27,5 20 12,5
4 Kế hoạch tự học cho cả năm học 80 67,5 - 25 20 7,5
5 Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch
tự học
60 45 20 45 20 10
Việc quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học chỉ được thống
nhất cao đối với kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học; đối
với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch tự học cho tuần thì chưa thực sự được
chú trọng. Đặc biệt đối với loại kế hoạch tự học cho tuần thì 60% cán bộ quản lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
50% giáo viên đánh giá tiến hành chưa thường xuyên. Việc quản lý hướng dẫn học
sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học được 60% cán bộ quản lý và 45% giáo
viên quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 20% cán bộ quản lý và
45% giáo viên chưa thường xuyên quan tâm; 20% cán bộ quản lý và 10% giáo viên
chưa thực hiện.
Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của học sinh
còn nhiều hạn chế, phần lớn học sinh chưa có kế hoạch tự học hoặc kế hoạch tự học
của các em lập ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, không khả thi nên rất khó
khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao. Thực tế cho thấy phần lớn
học sinh chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu hoặc chỉ tập trung học khi có bài
kiểm tra, chuẩn bị cho kỳ thi.
* Quản lý hƣớng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học
Việc xác định nội dung tự học quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ tự học,
trong những năm qua nhà trường thường xuyên quan tâm quản lý hướng dẫn học
sinh các nội dung tự học thông qua việc giao cho Bộ môn KHTN xây dựng kế
hoạch hướng dẫn học sinh các nội dung tự học để triển khai trong nhà trường.
Để thực hiện kế hoạch, nhà trường đã quan tâm mua sắm bổ sung thường
xuyên các danh mục sách báo, tài liệu cho thư viện để giáo viên tăng cường nghiên
cứu bổ sung nội dung mới trong các bài giảng, học sinh có nhiều tư liệu để đọc,
nghiên cứu.
Trong giảng dạy giáo viên đã quan tâm đến đổi mới phương pháp, tăng cường
thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học. Trong các giờ lên lớp
giáo viên đã chú ý giao các nội dung tự học cho học sinh, thông qua việc giảng bài
và giao bài tập tự học ngoài giờ.
Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tham quan học tập
ngoại khoá tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, qua đó nhằm
bổ sung kiến thức thực tế cho học sinh.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học,
thu được kết quả trong bảng 2.7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học
TT
Các biện pháp quản lý
hƣớng dẫn học sinh
xây dựng nội dung tự học
Mức độ (%)
Thường xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Giới thiệu sách tham khảo,
bài tập
60 50 40 42,5 - 7,5
2 Giao bài tập thực hành,
chuẩn bị nội dung thảo luận
60 70 40 30 - -
3 Tập thiết kế bài học, làm báo
cáo thuyết trình trên lớp.
- 42,5 100 52,5 - 5
Cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất cao đánh giá nội dung giới thiệu sách
tham khảo, bài tập; giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung thảo luận cho học sinh
là thường xuyên. Đối với biện pháp hướng dẫn học sinh tập thiết kế bài học, làm
báo cáo thuyết trình trên lớp thì 100% cán bộ quản lý và 52,5% giáo viên đánh giá
mức độ thực hiện chưa thường xuyên.
* Quản lý hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học
Chất lượng tự học phụ thuộc nhiều vào phương pháp tự học của học sinh.
Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương
pháp tự học cho học sinh. Ban hành kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy
học và kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Tổ
chức triển khai đồng bộ trong giáo viên và học sinh nhà trường, qua đó tạo chuyển
biến mạnh về nhận thức trong giáo viên và học sinh, đồng thời phát huy năng lực tổ
chức điều hành trong công tác dạy học của giáo viên, giúp học sinh rèn luyện việc
tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin, nâng cao
năng lực tiếp thu nội dung bài học.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, thu
được kết quả trong bảng 2.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 2.8. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học
TT
Các biện pháp quản lý
hƣớng dẫn học sinh
phƣơng pháp tự học
Mức độ (%)
Thường xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Vận dụng phương pháp
dạy học tích cực
40 80 60 17,5 - 2,5
2 Hướng dẫn học sinh các
kỹ năng tự học (ghi chép,
đọc, vận dụng kiến thức,
tìm kiếm tư liệu .v.v.)
60 75 40 25 - -
3 Tổ chức cho học sinh trao
đổi, thảo luận về phương
pháp học tập bộ môn
40 30 40 67,5 20 2,5
Qua kết quả khảo sát thì 60% cán bộ quản lý và 75% giáo viên đánh giá mức
độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học như: ghi
chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu .v.v. Đánh giá về việc vận phương
pháp dạy học tích cực thì giữa cán bộ quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất
khi 80% giáo viên đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực được tiến
hành thường xuyên, nhưng 60% cán bộ quản lý đánh giá chưa tiến hành thường
xuyên. Đối với biện pháp tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp
học tập bộ môn thì 40% cán bộ quản lý và 67,5% giáo viên đánh giá chưa tiến hành
thường xuyên.
Thực tiễn dạy học, giáo viên đã tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học,
thông qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Tuy nhiên
việc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên chưa thường xuyên, mới chỉ
được chú trọng trong các giờ thao giảng, còn trong các giờ hàng ngày giáo viên mới
chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học. Đây là thực trạng
chung trong giáo dục phổ thông hiện nay khi chương trình quá nặng, giáo viên đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy. Thực
trạng này cần phải sớm khắc phục triệt để mới có thể nâng cao chất lượng tự học
của học sinh, vì đổi mới phương pháp dạy học ảnh hưởng quyết định tới đổi mới
phương pháp tự học của học sinh.
* Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh được nhà trường quy
định gắn liền với kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp
tự học, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp với trong
giờ lên lớp. Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học
sinh được phản ánh trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá
kết quả hoạt động tự học của học sinh
TT
Các biện pháp quản lý
kiểm tra đánh giá kết
quả hoạt động tự học
Mức độ (%)
Thường xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Kiểm tra chất lượng bài
tập đã giao
80 80 20 20 - -
2 Ra đề kiểm tra, đề thi liên
quan tới nội dung đọc
sách, đọc tài liệu
20 55 80 45 - -
3 Động viên khen thưởng
kịp thời
100 52,5 - 47,5 - -
Kết quả cho thấy, 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá mức
độ thường xuyên của biện pháp kiểm tra chất lượng bài tập đã giao. Đối với biện
pháp động viên khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích trong tự
học thì giữa cán bộ và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 100% cán bộ quản lý
đánh giá mức độ thường xuyên, giáo viên đánh giá ở mức độ này là 52,5%. Đối với
biện pháp ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung đọc sách, đọc tài liệu nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo của học sinh thì 80% cán bộ quản lý
và 45% giáo viên đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên quan tâm, điều này ảnh
hưởng nhiều tới hứng thú tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh.
Thực tế ngoài giờ lên lớp, nhà trường thường xuyên phân công lực lượng kiểm
tra các giờ tự học, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán
bộ QLHS, cán bộ lớp, đội thanh niên cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá giờ tự học.
Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp học tập và nội dung học
tập để đánh giá chất lượng tự học. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của
nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày
nên kết quả đánh giá hoạt động tự học chính xác, khách quan.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động tự học của nhà
trường còn khó khăn và hạn chế:
Việc kiểm tra còn mang tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm tra việc chấp
hành thời gian tự học, kiểm tra quân số tham gia tự học, chưa đánh giá được nội
dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học. Đội ngũ
cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành lớp tự học.
Trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn đã tiến hành kiểm tra các nội dung tự học
của học sinh qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được
những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình
đổi mới, trong khi đó đổi mới phương dạy học chưa triệt để, giáo viên còn phải chịu
áp lực hoàn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các nội dung tự học của học
sinh chưa được tiến hành thường xuyên.
* Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
tự học
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học chính là
quản lý yếu tố nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động tự học diễn ra theo đúng mục
tiêu. Khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của
trường được thể hiện trong bảng 2.10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động tự học
TT
Quản lý cơ sở vật chất,
trang thiết bị
Mức độ (%)
Thường xuyên
Chưa
thường xuyên
Chưa
thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
1 Sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo ở thư viện
80 60 20 35 - 5
2 Phương tiện học tập, phòng
thực hành
60 55 40 42,5 - 2,5
3 Phòng chức năng, đồ dùng
dạy học
80 65 20 32,5 - 2,5
Kết quả bảng 2.10 cho thấy: 80% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá
mức độ thường xuyên đối với biện pháp quản lý phòng chức năng, đồ dùng dạy học.
Tuy nhiên, 40% cán bộ quản lý và 42,5% giáo viên đánh giá mức độ chưa thường
xuyên đối với biện pháp quản lý phương tiện học tập, phòng thực hành.
Thực tế trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến việc mua sắm bổ
sung sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ cho học tập, xây dựng
mới phòng thực hành, phòng chức năng và bổ sung phương tiện đồ dùng đảm bảo
cho dạy học theo yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường hiện nay:
- Tổng diện tích nhà trường: 90.849 m2.
- Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ cho dạy - tự học:
+ Ký túc xá: 5.186 m
2.
+ Giảng đường: 2.452 m2, các phòng học văn hoá được trang bị phông chiếu
để sử dụng các bài giảng điện tử.
+ 01 nhà sinh hoạt văn hoá dân tộc: 763 m2.
+ 01 nhà rèn luyện thể chất: 236 m2.
+ 01 phòng tập thể hình - thẩm mỹ: 82 m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
+ 01 phòng luyện âm ngoại ngữ kỹ thuật số: 164 m2 với 30 cabin
+ 03 phòng thực hành tin học: 225 m2, 75 máy tính được nối mạng Internet.
+ 01 phòng thí nghiệm Hoá - Sinh: 82 m2.
+ 01 phòng thí nghiệm Vật lý: 82 m2.
+ 01 vườn thực hành Sinh học: 60 m2.
+ 01 thư viện: 100 m2 (phòng tư liệu: 50 m2, phòng đọc: 50 m2) với 34.000
cuốn các loại. Trong đó sách giáo khoa là 23.000 cuốn, các loại sách tài liệu tham
khảo là 11.000 cuốn.
+ 01 phòng học lý thuyết chuyên dùng với đầy đủ các loại máy chiếu, phông
chiếu, máy tính được nối mạng Internet.
+ 36 máy vi tính (06 máy tính xách tay) phục vụ cho công tác quản lý và
nghiên cứu, học tập của giáo viên.
+ Bộ thiết bị dạy học THPT (mỗi khối 02 bộ) theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
+ Súng tiểu liên AK, CKC, K54 phục vụ cho huấn luyện quân sự võ thuật.
+ Sân thể dục thể thao, sân điều lệnh: 25.500 m2.
Tuy nhiên trong công tác quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động tự học của nhà trường còn có những hạn chế:
- Một số hạng mục, cơ sở vật chất được trang bị từ lâu nên xuống cấp. Việc
đầu tư của Bộ Công an cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện thiết
bị chưa đồng bộ, còn dàn trải. Các thủ tục mua sắm đấu thầu còn phức tạp dẫn đến
tiến độ các dự án chậm.
- Cán bộ phụ trách các dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa có nghiệp vụ trong
thực hiện các dự án về giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm còn hạn chế.
- Nhà trường chưa có mạng nội bộ, số máy vi tính phục vụ cho công tác
nghiên cứu của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được nối mạng Internet.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm sử dụng thường xuyên các phương tiện
thiết bị trong dạy học, cá biệt có giáo viên vẫn còn dạy chay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
2.3.3. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học
Để hoạt động tự học của học sinh có nền nếp, nâng cao về chất lượng, nhà
trường đã tiến hành nhiều biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học. Khảo sát
thực trạng các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay thu được kết
quả trong bảng 2.11.
Bảng 2.11. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay.
TT Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học SL Tỷ lệ (%)
1 Thành lập ban chỉ đạo hoạt động tự học 11 22
2 Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt động tự
học của học sinh
30 60
3 Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học
của học sinh
34 68
4 Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động tự học của học sinh 35 70
Kết quả trên cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đều thống nhất cao đánh giá
các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay như:
- Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt động tự học của học sinh.
- Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh.
- Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động tự học của học sinh.
Hiện nay nhà trường chưa thành lập ban chỉ đạo chuyên trách đối với hoạt
động tự học mà việc quản lý được chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám hiệu thông qua các
phòng chức năng và tới từng cá nhân, nên cán bộ quản lý và giáo viên không đánh
giá cao biện pháp này (22%).
Hoạt động quản lý không thể thiếu chức năng chỉ đạo, khảo sát về các biện
pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học thu được kết quả trong bảng 2.12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Bảng 2.12. Các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học.
TT Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học SL Tỷ lệ %
1
Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học, xác định
môi trường tự học
25 50
2 Xây dựng nền nếp tự học 41 82
3 Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh 27 54
4
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tự học của
học sinh
30 60
5
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học
sinh tự học
21 42
6
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò
tự học của học sinh
37 74
Cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá cao các biện pháp chỉ đạo
quản lý hoạt động tự học của nhà trường, trong đó biện pháp chỉ đạo quản lý xây
dựng nền nếp tự học được đánh giá cao nhất (82%); đối với biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tự học của học sinh được 74% cán bộ
quản lý và giáo viên lựa chọn. Riêng đối với biện pháp chỉ đạo tạo điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị để học sinh tự học, nhà trường đã đặc biệt quan tâm chỉ
đạo thường xuyên nhưng do những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến tiến độ
trang bị các phương tiện thiết bị còn chậm nên cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá
thấp biện pháp chỉ đạo này khi chỉ có 42% lựa chọn.
Đề ra các biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự học
cần phải nhằm định hướng và tổ chức quản lý hoạt động tự học. Tuy nhiên để hoạt
động tự học đạt hiệu quả cao cần phải song song tiến hành các biện pháp quản lý cụ
thể. Khảo sát các biện pháp cán bộ quản lý và giáo viên đã tiến hành quản lý hoạt
động tự học của học sinh thu được kết quả trong bảng 2.13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 2.13. Các biện pháp cán bộ quản lý và giáo viên
đã tiến hành quản lý hoạt động tự học của học sinh
TT
Các biện pháp tiến hành
quản lý hoạt động tự học
CBQL GV
SL % SL %
1 Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tự học
của học sinh
4 40 18 45
2 Xây dựng các lực lượng kiểm tra 2 20 23 57,5
3 Tiến hành kiểm tra thường xuyên 4 40 31 77,5
4 Tiến hành kiểm tra theo định kỳ 4 40 18 45
5 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thường
xuyên về quản lý hoạt động tự học của
học sinh
- - 15 37,5
6 Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra 2 20 26 65
7 Hình thành tổ chức tự quản tự kiểm tra - - 18 45
Cán bộ quản lý chưa đánh giá cao các biện pháp quản lý đã tiến hành; các biện
pháp đã tiến hành được cán bộ quản lý đánh giá cao nhất là lập kế hoạch kiểm tra
hoạt động tự học của học sinh; tiến hành kiểm tra thường xuyên; tiến hành kiểm tra
theo định kỳ đều mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21LV09_SP_QLGDPhamQuangBao.pdf