Luận văn Các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer-Tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .4

MỤC LỤC .5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN .9

MỞ ĐẦU.10

1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI .10

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.11

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .12

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.12

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .12

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.12

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ

TUỔI VÀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI.14

1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.14

1.2. PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI .17

1.2.1. Phổ cập giáo dục Tiểu học .17

1.2.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.21

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ

TUỔI.26

1.3.1. Lý luận về quản lý.26

1.3.2. Lý luận về quản lý giáo dục.28

1.3.3. Nội dung của quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.31

5CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ

TUỔI VÀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG

DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH.37

2.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH.37

2.1.1. Tình hình phát triển dân số và dân cư.37

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .38

2.1.3. Ảnh hưởng của tình hình dân cư và kinh tế - xã hội đôi với công tác phổ cập giáo

dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer.38

2.2. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN

TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH.40

2.2.1. Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.40

2.2.2 Ngành học Mẫu giáo với việc chuẩn bị cho học sinh vào lớp một. .45

2.2.3 Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc

tỉnh Trà Vinh.47

2.2.4 Hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc. .48

2.2.5 Tình hình giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và điều kiện có liên quan

đến giáo dục Tiểu học ở vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh. .52

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI

VÙNG DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH.53

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch .54

2.3.2. Thực trạng quản lý số lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc..54

2.3.3 Thực trạng quản lý chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học. .58

2.3.4 Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên .61

2.3.5. Thực trạng quản lý tài chính, cơ sở vật chất.62

62.3.6 Thực trạng quản lý sự tham gia của các lực lượng xã hội.65

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG .66

2.4.1 Mặt mạnh.66

2.4.2. Nguyên nhân mặt mạnh .67

2.4.3. Mặt hạn chế .68

2.4.4. Nguyên nhân của sự hạn chế.68

3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC

TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. .70

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ.72

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động. .72

3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong

quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.76

3.2.3 Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập

giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sởvật chất. .78

3.2.4 Tăng cường vai trò của trường Tiếu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ

cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.80

3.2.5. Tăng cường quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học vùng dân tộc..82

3.2.6. Tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh trong

thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.82

3.3. THẨM ĐỊNH THỰC TẾ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU

HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. .85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.92

7A. VĂN KIỆN, TÀI LIỆU CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ NGÀNH 92

B. CÔNG TRÌNH CỦA CÁC TÁC GIẢ.93

PHỤ LỤC .95

pdf105 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer-Tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp ứng các nhu cầu đó ; phần thu nhập để con cái được đến trường, được tiếp tục học ở cấp cao hơn nói chung là nhỏ. Ngoài ra, người dân Khmer với nhiều tập quán trong sinh hoạt, chưa ý thức rõ trong việc đảm bảo quyền lợi học tập của trẻ ; nhiều hộ gia đình sống nơi xa xôi phum sóc, phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa, nên thường cho con em đi học không đúng tuổi, hoặc đi học không đều và không ổn định tại một trường nào đó trong thời gian học tập ở bậc Tiểu học. Đồng thời cũng do tập quán, khi con lớn, người dân Khmer thường cho vào chùa tu để học văn hóa và đạo lý làm người, thể hiện sự coi trọng chùa và quí trọng sư sãi. Việc học do các chùa 39 đảm nhận, nhưng nhìn chung chỉ đạt ở trình độ biết đọc, biết viết, số người được học đến nơi đến chốn chưa có nhiều. 2.2. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. 2.2.1. Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Sau nhiều năm kiên trì phấn đấu, bằng các biện pháp tích cực, năm 1998, các huyện vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh (Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè) đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và tiếp tục đạt chuẩn ở các năm tiếp theo 1999, 2000, 2001. Theo số liệu thống kê về kết quả thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học của các huyện vùng dân tộc nói trên đến cuối năm 2001, số liệu trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đi học như sau : 40 41 42 Căn cứ vào dữ liệu trong bảng 1, nếu so với chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, có thể nhận xét như sau. - Đối với trẻ 6 tuổi: Số trẻ em 6 tuổi vùng dân tộc được huy động ra lớp là 10.013/10.376 (dân tộc 4.161) đạt 96,5%. Nếu so với chuẩn huy động ít nhất 95% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1 và tỷ lệ huy động chung của tỉnh 96,6%, thì mức độ huy động trẻ vào lớp 1 như vậy là rất đáng khích lệ, cẩn được tiếp tục giữ vững và phấn đấu ngày càng cao hơn. - Đối với trẻ 11 tuổi : Số trẻ em 11 tuổi vùng dân tộc tốt nghiệp Tiểu học là 6.532/17.251 (dân tộc 2.729) đạt 37,9% (cả tỉnh là 43,1%), số còn lại có 10.006 trẻ 11 tuổi đang học các lớp Tiểu học với tỷ lệ 58% và 713 trẻ li tuổi bỏ học và chưa đi học chiếm 4,1% (trong đó có 330 trẻ dân tộc). Nếu so với chuẩn quy định có ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu 43 học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi đang học các lớp Tiểu học, thì đây là vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm. - Đối với các độ tuổi còn lại: * Trẻ em 7 tuổi đi học là 10.666/11.059 đạt 96,4%, nhưng học đúng độ tuổi (trẻ 7 tuổi học lớp 2) chỉ có 7642/11.059 (dân tộc 3.359) đạt 69,1% (tỉnh 72,9%) và còn 393 trẻ 7 tuổi bỏ học và chưa đi học (có 201 trẻ dân tộc). * Trẻ em 8 tuổi đi học là 12.063/12.440 đạt 96,9%, nhưng học đúng độ tuổi (trẻ 8 tuổi học lớp 3) chỉ có 7.416/12.440 (dân tộc 3.070) đạt 59,6% (tỉnh 65%) và còn 377 trẻ 8 tuổi bỏ học và chưa đi học (có 183 trẻ dân tộc). 44 * Trẻ em 9 tuổi đi học là 13.192/13.622 đạt 96,8% , nhưng học đúng độ tuổi (trẻ 9 tuổi học lớp 4) chỉ có 7.238/13.622 (dân tộc 3.204) đạt 53,1% (tỉnh 57,5%) và còn 430 trổ 9 tuổi bỏ học và chưa đi học (có 217 trẻ dân tộc). * Trẻ em 10 tuổi đi học là 12.732/13.223 đạt 96,2% , nhưng học đúng độ tuổi (trẻ 10 tuổi học lớp 5) chỉ có 5.963/13.223 (dân tộc 2.595) đạt 45% (tỉnh 49,7%), và còn 491 trẻ l o tuổi bỏ học và chưa đi học (có 260 trẻ dân tộc). Nhìn chung, đối với vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh tỷ lệ trẻ học đúng độ tuổi còn thấp so với chuẩn quy định và tỷ lệ chung của tỉnh, tỷ lệ trẻ em người dân dộc Khmer học đúng độ tuổi càng thấp hơn, đặc biệt có xu hướng giảm dần tỷ lệ học đúng độ tuổi theo các khối lớp. 2.2.2 Ngành học Mẫu giáo với việc chuẩn bị cho học sinh vào lớp một. Để huy động trẻ em vào Tiểu học đúng độ tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, để chuẩn bị đầy đủ những tiền đề tâm lý cần thiết cho trẻ vào lớp một, vấn đề đặt ra là phải tập trung nỗ lực vào việc chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi vào Tiểu học thông qua các lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt, trong các nhà trường vùng dân tộc, chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu và sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer, mà chỉ có ở nhà trường, các em mới có môi trường để học được tiếng Việt. Từ đầu những năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định và triển khai tích cực chương trình giáo dục mẫu giáo lớn dành cho trẻ 5 tuổi nói chung và đặc biệt trẻ 5 tuổi dân tộc chuẩn bị vào học lớp một bậc Tiểu học. Bảng 2 cho thấy tình hình phát triển trường, lớp mẫu giáo, kết quả huy động trẻ mẫu giáo nói chung, và trẻ 5 tuổi nói riêng vào học lớp mẫu giáo từ năm học 1992-1993 đến 2000-2001 trên địa bàn vùng dân tộc của tỉnh. 45 Căn cứ vào dữ liệu trong bảng 2, có thể thấy mức tăng trưởng vững chắc của ngành học Mẫu giáo trong những năm 1992-2001 ở vùng dân tộc. - Số trường tăng từ 59 đến 105 trường (tăng 46 trường), trong đó trường Mẫu giáo tăng từ 6 lên 16 trường (tăng lo trường). Tuy nhiên vãn còn nhiều xã chưa có trường Mẫu giáo, chỉ có lớp Mẫu giáo trong trường Tiểu học. - Số lớp tăng từ 145 lên 394 lớp. - Số cháu Mẫu giáo tăng từ 3.737 lên 10.011 cháu trong đó cháu Mẫu giáo dân tộc tăng từ 802 lên 3.259, cháu Mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 2.502 đến 5.719 cháu. Nhìn chung, tình hình cơ sở vật chất ngành học Mẫu giáo vùng dân tộc còn nghèo nàn, đa số là trường lớp tạm thời, hoặc sử dụng chung với Tiểu học, bàn ghế chưa đúng quy cách, thiếu đổ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời. Việc huy động cháu Mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc đến trường hàng năm tuy có tăng, nhưng hiện chỉ thu hút khoảng 50-60% trẻ 5 tuổi ra lớp (riêng trẻ dân tộc có khoảng 40%) còn thấp nhiều so với tỷ lệ chung 80% của toàn tỉnh. Và đây cũng 46 chính là một yếu tố gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. 2.2.3 Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh. Thực hiện chỉ thị 16/CT, ngày 13/5/1978 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về công tác giáo dục vùng đồng bào Khmer, thông tư số 01/GD-ĐT ngày 3/2/1997 của Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số; ngoài việc thực hiện các chủ trương chung về phổ cập giáo dục Tiểu học, các trường tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh còn triển khai giảng dạy bộ môn ngữ văn Khmer cấp một cho con em người dân tộc. Trong những năm qua tình hình trường lóp, học sinh dân tộc bậc Tiểu học được học chữ dân tộc (Khmer) được thể hiện như sau: - Căn cứ vào những dữ liệu ở bảng 3 ta thấy tình hình trường lớp, học sinh dân tộc bậc tiểu học được học chữ dân tộc ( Khmer) qua các năm học đều tăng hơn. Có thể nói rằng việc dạy chữ dân tộc đã góp phần bảo tồn văn hoa dân tộc, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer. Trên cơ sở đó năm học 2000 -2001 vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh có 904/ 2948 giáo viên tiểu học là người dân tộc, nhờ vậy đã thu hút được 38.082/ 83.210 học sinh là người dân tộc đang theo học tại các trường tiểu học. Tiếng dân tộc ( Khmer ) được dạy tại 68 trường Tiểu học cho 12.235 học sinh người dân tộc. Thực tế cho thấy, chữ dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng trong các trường tiểu học. Học sinh học tiếng dân tộc, có điều kiện hơn để rèn luyện các kỹ 47 năng nghe - nói - đọc - viết và đã tiếp thu Tiếng Việt nhanh hon, hiệu quả hơn, điều này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. 2.2.4 Hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc. Hoạt động của địa phương (huyện - xã - thị trấn) đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc chính là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục Tiểu học vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Có thể nói rằng sự chỉ đạo của địa phương là yếu tố hết sức cần thiết, mang tính quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Căn cứ những nhiệm vụ cụ thể của địa phương trong công tác phổ cập giáo đục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, chúng tôi đã soạn thảo 17 nội dung để điều tra, khảo sát (xem phụ lục 1). Việc lấy ý kiến khảo sát được thực hiện ở 30 cán bộ quản lý giáo dục và 30 phụ huynh học sinh thuộc 5 huyện vùng dân tộc, nhằm mục đích có được sự phản ánh khách quan đối với việc chỉ đạo và hoạt động của địa phương. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng số liệu sau : 48 49 Phân tích các dữ liệu ở bảng 4, chúng ta thấy kết quả điều tra về chỉ đạo hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học như sau : * Về việc thực hiện các chủ trương : a/ Có năm chủ trương được thực hiện tốt. - Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 80% đến 90%. - Về việc hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 73,3% đến 96,7%. - Hệ thống mạng lưới trường Tiểu học phù hợp ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 80% đến 90%. - Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 50% đến 66,7%. - Việc vận động trẻ em vào lớp một ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 90% đến 96,7%. b/ Có 12 nội dung chỉ thực hiện ở mức độ trung bình. - Kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ 73,3%. Điều này cho thấy tuy đã có chủ trương nhưng trong chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi các địa phương chưa có được sự quan tâm đúng mức. - Việc phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình trong thực hiện với tỷ lệ từ 60% đến 73,3%. - Việc hỗ trợ đời sống cho giáo viên ở mức độ thực hiện trung bình với tỷ lệ từ 40% đến 50%. - Việc đầu tư trang thiết bị ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ từ 56,7% đến 60%. - Về biện pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học cũng chưa được thực hiện tốt vì ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức trung bình đạt tỷ lệ từ 56,7% đến 63,3% 50 - Việc vận động trẻ em 5 tuổi vào học các lớp Mẫu giáo thực hiện trung bình ở mức độ khá cao từ 50% đến 73,3%. - Việc giúp đỡ trẻ em khó khăn cũng chỉ thực hiện ở mức độ trung bình với tỷ lệ từ 50% đến 60%. - Về chính sách cho học sinh dân tộc ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ từ 43,3% đến 56,7%. - Các biện pháp khuyến khích học tập ở mức độ thực hiện trung bình đạt tỷ lệ từ 53,3% đến 63,3%. - Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, vì mức độ thực hiện trung bình đạt tỷ lệ từ 56,7% đến 66,7%. - Vấn đề đầu tư kinh phí cho giáo dục Tiểu học cũng thể hiện sự chưa đáp ứng được cho nhu cầu vì ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức trung bình đạt tỷ lệ từ 60% đến 63,3%. - Việc tăng cường cơ sở vật chất đạt mức trung bình với tỷ lệ từ 46,7% đến 60%. c/ Ngoài ra, có một số ý kiến về các nội dung chưa được thực hiện ở địa phương mình, với tỷ lệ từ 3,3% đến 36,7%, cần được xem xét để có sự tác động tích cực trong chỉ đạo tổ chức thực hiện quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt hiệu quả. Cụ thể các nội dung sau : - Hệ thống mạng lưới trường Tiểu học phù hợp (từ 3,3% đến 10%). - Sự phối kết hợp giữa các lực lượng (3,3%). - Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (6,6%). - Việc hỗ trợ đời sống giáo viên (23,3% - 36,7%). - Việc đầu tư trang thiết bị (10%). - Các biện pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học (3,3%) - Công tác vận động trẻ 5 tuổi vào Mẫu giáo (3,3%) - Giúp đỡ trẻ em khó khăn (3,3%) - Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc (10 - 13,3 %) 51 - Các biện pháp khuyến khích học tập (10 - 20%) - Việc thực hiện xã hội hoa giáo dục (6,7%) - Vấn đề đầu tư kinh phí cho giáo dục Tiểu học (10 - 16,7%) - Việc tăng cường cơ sở vật chất (10 - 23,3%) Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy về mặt chỉ đạo và hoạt động ở địa phương đối vói giáo dục Tiểu học vùng dân tộc chưa thật đồng bộ, chỉ có 5/17 nội dung đã được địa phương tổ chức thực hiện tốt (nội dung 1, 2, 4, 6 và 10) đạt tỷ lệ từ 50% đến 96,7%; và có đến 12/17 nội dung địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình; đặc biệt vẫn còn 13 nội dung qua điều tra khảo sát cho thấy chưa được thực hiện ở một số ít địa phương. Căn cứ vào kết quả khảo sát, vấn đề đặt ra là để quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc có hiệu quả, các cấp lãnh đạo ở địa phương cần quan tâm đúng mức trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương có liên quan đến giáo dục Tiểu học. Đặc biệt chú ý đến các chủ trương về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, về các biện pháp ngăn ngừa trẻ em dân tộc bỏ học, việc vận động trẻ 5 tuổi dân tộc vào Mẫu giáo, và nhất là trong thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc ở địa phương. 2.2.5 Tình hình giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và điều kiện có liên quan đến giáo dục Tiểu học ở vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh. Để làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc song song với việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học (để đảm bảo sự phát triển số lượng), vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là việc tổ chức các điều kiện học tập của học sinh (để nâng cao chất lượng). Để theo dõi và có biện pháp thích hợp trong vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 giáo viên ở một số trường Tiểu học thuộc 5 huyện vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh, mỗi khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) 20 giáo viên vói 18 nội dung có liên quan đến các điều kiện trong việc giảng dạy và học tập ở bậc Tiểu học (xem phụ lục 2). Phân tích kết quả khảo sát qua các bảng tổng hợp (xem phụ lục 7), có thể nêu một số nhận xét sau : 52 - Để tạo điều kiện cho trẻ em học tốt chương trình bậc Tiểu học, và nhất là để trẻ dân tộc có cơ hội tiếp xúc với môi trường học tiếng Việt, 100% ý kiến đều thống nhất với yêu cầu trẻ phải được học Mẫu giáo trước khi vào lớp một. - Về các điều kiện giảng dạy và học tập như : cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, cách kiểm tra đánh giá đang sử dụng ... xem như tương đối phù hợp, vì nó được sự đổng ý của đa số (50% đến 85% ý kiến), ý kiến không đồng ý thấp (2,5% đến 30%). Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh, sự tăng cường ở một vài địa phương để mức độ phù hợp được nâng lên. - Về thời gian học tập, đa số không đồng ý việc tăng thời gian học của học sinh trong nhà trường. Cũng như chương trình học hiện tại cần được giảm tải để không tạo áp lực đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc. - Về tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa và nội dung các môn học có được sự thống nhất của đa số ý kiến, nhưng vấn đề điều chỉnh, bổ sung từng phần trong nội dung, trong từng môn học theo hướng giữ được sự ổn định nhưng vãn có những thay đổi mới cần thiết, phù hợp với điều kiện và khả năng của đội ngũ giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ dân tộc là điều cần được quan tâm để góp phần thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH Từ sau khi tái thành lập tỉnh vào tháng 5/1992, việc nâng cao mặt bằng dân trí góp phần đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ổn định cuộc sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với vùng dân tộc Khmer, là một đòi hỏi bức xúc. Bước đi đầu tiên được xác định là phổ cập giáo dục Tiểu học đến độ tuổi 14. Qua quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và sự phấn đấu của ngành Giáo dục & Đào tạo, trong giai đoạn 1997 - 1998 các huyện vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học. Để xây dựng nền tảng cho việc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, để hình thành bậc Tiểu học phát triển vững chắc vói đúng nghĩa là bậc nền tảng, vấn đề cần phải được tiếp tục thực hiện là phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Quá trình quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Trà Vinh thời gian qua tập trung ở những vấn đề sau: 53 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch Thực hiện chủ trương về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, các cấp quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện đã xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là một trong những mục tiêu cơ bản về giáo dục - đào tạo trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Mục tiêu này được quán triệt trong Nghị quyết Đảng các cấp và cụ thể hóa trong kế hoạch của chính quyền cũng như sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hỗ trợ của các ngành có liên quan, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện. - Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học : Kết quả điều tra 30 cán bộ quản lý giáo dục về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học (xem bảng 4, trang 41), có 27 ý kiến cho rằng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đã được thực hiện tốt ở địa phương, 3 ý kiến cho là thực hiện trung bình. Kết quả điều tra về vấn đề này đối với 30 phụ huynh học sinh (xem bảng 4, trang 41), có 24 ý kiến cho rằng địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học, 6 ý kiến cho là thực hiện trung bình. - Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi: Kết quả điều tra qua 30 cán bộ quản lý và 30 phụ huynh học sinh (xem bảng 4, trang 41) cho thấy có sự thống nhất trong nhận xét, với 8 ý kiến cho rằng địa phương đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 22 ý kiến cho rằng địa phương thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi còn ở mức độ trung bình. Qua kết quả điều tra khảo sát ta thấy chủ trương phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc tuy là một chủ trương tương đối mới, nhưng đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương Trà Vinh, tuy nhiên kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy, vấn đề đặt ra cho địa phương là hệ thống các biện pháp để hình thành một phong trào học tập và tạo điều kiện để mọi trẻ em dân tộc trong độ tuổi đều phải được phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. 2.3.2. Thực trạng quản lý số lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. a/ Tình hình phát triển bậc Tiểu học vùng dân tộc từ năm học 1992-1993 đến năm học 2000-2001. 54 Những dữ liệu trong bảng 5 cho thấy tình hình trường lớp, học sinh bậc Tiểu học vùng dân tộc từ năm học 1992-1993 đến năm học 2000-2001 đã có sự gia tăng đáng kể. - Số lớp tăng từ 2.476 lên 2.699 lớp. - Số học sinh tăng từ 89.573 (dân tộc 27.575) lên 100.445 học sinh (dân tộc 43.555) năm học 1996-1997, thời điểm táp trung đẩy manh viêc vân đông ra lóp để đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học, và sau đó giảm dần đến 83.210 học sinh (dân tộc 38.046) năm học 2000-2001, xu thế chung của phát triển giáo dục Tiểu học dưới tác động của chương trình dân số -kế hoạch hóa gia đình. - Về số trường : chỉ tính riêng các trường có lớp và học sinh Tiểu học (Tiểu học và phổ thông cơ sở), cũng tăng từ 114 lên 147 trường, hầu như ở mỗi ấp vùng dân tộc đều có trường Tiểu học. Trong đó, số trường phổ thông cơ sở (trường vừa có Tiểu học vừa có Trung học cơ sở) giảm dần và đến năm học 2000-2001 thì tách hẳn, không còn các lớp Tiểu học trong trường 55 phổ thông cơ sở ; điều này đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi cho việc quản lý công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trong những năm sắp tới. b/ Tình hình huy động trẻ em bỏ học, thất học vùng dân tộc theo học các lớp phổ cập giáo dục Tiểu học chương trình 100 tuần. Ngoài việc xây dựng mạng lưới trường lớp thích hợp nhằm huy động tối đa trẻ em ra lớp bậc Tiểu học. Việc quan tâm đến trẻ em thất học, bỏ học, tạo điểu kiện để các em trở lại lớp là điều hết sức cần thiết. Trong những năm qua công tác huy động trẻ em thất học, bỏ học vùng dân tộc theo học các lớp phổ cập giáo dục Tiểu học chương trình 100 tuần đạt kết quả như sau : 56 Phân tích các dữ liệu trong bảng 6 ta thấy việc huy động trẻ em bỏ học, thất học vùng dân tộc ra các lớp phổ cập còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động hàng năm vẫn còn thấp so với tổng số trẻ em bỏ học và chưa được đến trường, số học sinh được tốt nghiệp Tiểu học phổ cập theo chương trình học 100 tuần vẫn còn hạn chế. Sau 9 năm học chỉ có trên 7.000 học sinh vùng dân tộc được công nhận tốt nghiệp Tiểu học theo chương trình phổ cập. c/ Tình hình tổ chức lớp ghép ở trường Tiểu học vùng dân tộc. Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đối với vùng dân tộc, đưa giáo dục đến với tất cả trẻ em cộng đồng ở những vùng khó khăn, việc tổ chức lớp ghép trong trường Tiểu học đã được các địa phương đặc biệt quan tâm. Đây là hình thức tổ chức giáo dục trong đó một giáo viên trong một không gian với cùng một thời gian tổ chức giáo dục, dạy học cho nhiều nhóm học sinh ở các trình độ, lứa tuổi khác nhau. 57 Bảng 7 cho ta thấy tình hình tổ chức lớp ghép ở các trường Tiểu học vùng dân tộc trong giai đoạn 1995-2000. Qua bảng trên ta thấy lớp ghép đã phần nào tháo gỡ khó khăn của các địa phương vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh trong những năm cuối của thập niên 90, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo, duy trì sĩ số và hạn chế tỷ lệ bỏ học, thất học, hoàn thành một trong những tiêu chí phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Nhờ sự phát triển của lớp ghép, vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh không còn ấp trắng về giáo dục, tình trạng thiếu giáo viên được tháo gỡ, tạo được cự ly ngắn, thuận lợi cho trẻ người dân tộc, trẻ vùng sâu, vùng xa đến trường. 2.3.3 Thực trạng quản lý chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học. Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, cũng như đánh giá hiệu quả đào tạo ở bậc Tiểu học là tỷ lệ học sinh lưu ban, tỷ lệ học sinh Tiểu học bỏ học hàng năm. Vì vậy, ngoài việc huy động trẻ ra lớp, công tác duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm là một trong những yêu cầu thiết thực để thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Trong những năm qua, tỷ lệ học sinh Tiểu học trong vùng dân tộc bỏ học, lưu ban được thể hiện như sau. 58 a/ Tình hình học sinh bỏ học. 59 Những dữ liệu trong bảng 8 cho thấy tình hình học sinh vùng dân tộc bỏ học từ năm học 1997-1998 trở về trước khá cao từ 5,1% đến 8,64%. Có thể nói rằng, tình trạng học sinh bỏ học hàng năm là một trong những trở ngại lớn cho công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, vì nó đã góp phần làm tăng thêm số lượng trẻ trong độ tuổi không đến trường chưa được huy động hết. Tuy nhiên, do việc triển khai tốt chương trình trọng điểm về phổ cập giáo dục Tiểu học, nên tỷ lệ bỏ học có giảm rõ rệt, từ 8,64% năm học 1992-1993 còn 3,71% năm học 1998-1999 và 3,35% vào năm học 2000-2001. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ học sinh vùng dân tộc bỏ học so với tỷ lệ chung của tỉnh cũng đã giảm đáng kể, từ 1,32 năm học 1992-1993 còn 0,96 năm học 2000-2001. Nhưng vấn đề cần được quan tâm ở đây là xu thế không thật ổn định và bền vững của tỷ lệ học sinh bỏ học (3,71% năm học 1998-1999 tăng lên 4,26% năm học 1999- 2000). Riêng đối với học sinh dân tộc Khmer, giai đoạn 1992-1998 bình quân mỗi năm có khoảng 2.500 học sinh bỏ học và khoảng 1.500 học sinh giai đoạn 1998-2001. Một nhiệm vụ nặng nề đặt ra là phải duy trì xu thế giảm dẩn học sinh bỏ học, bởi các nguyên nhân kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học sinh vùng dân tộc bỏ học hơn là các nguyên nhân sư phạm. b/ Tình hình học sinh lưu ban. Tỷ lệ lưu ban là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục. Học sinh lưu ban không những kéo lùi tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ (thất bại đầu đời), đồng thời đây còn là một sự lãng phí xã hội lớn (xét về góc độ chi phí đầu tư / học sinh). Do đó, việc giảm tỷ lệ lưu ban là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Song song với việc vận động trẻ em ra lớp, ngành đã tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường Tiểu học vùng dân tộc, tăng cường đội ngũ giáo viên có khả năng dạy hai thứ chữ (Việt - Khmer) nhất là khối lớp một, bồi dưỡng năng lực của giáo viên cũng như phương pháp giảng dạy để giảm dần tỷ lệ học sinh ở lại lớp. Xu thế chung của việc giảm tỷ lệ lưu ban trong thời gian qua là rất rõ ràng ; từ 16,14% năm học 1992-1993 còn 11,33% năm học 1996-1997 và 4,35% năm học 2000-2001. Tỷ lệ học sinh vùng dân tộc lưu ban so với tỷ lệ chung của tỉnh không còn khoảng cách lớn, 4,15 năm học 1992-1993 và 0,3 năm học 2000-2001. Đối với học sinh dân tộc Khmer, tuy số lưu ban có giảm dần từ 4.687 năm 60 học 1992-1993 còn 1.920 năm học 2000-2001, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức độ cao cần phải được quan tâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_13_8116667254_974_1871630.pdf
Tài liệu liên quan