Luận văn Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .8

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.8

7. Kết cấu của luận văn.9

Chương 1:. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CÁC

BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA

THÀNH NIÊN .10

Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên .10

Khái niệm về người chưa thành niên .10

Đặc điểm tâm, sinh lý, ý thức của người chưa thành niên .13

Những vấn đề chung về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người

chưa thành niên.18

Một số khái niệm cơ bản trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa

thành niên .18

Mục đích, nguyên tắc và quan điểm của Nhà nước trong việc xử lý vi phạm

hành chính đối với người chưa thành niên.25

Quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với

người chưa thành niên.30

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.30

Các biện pháp xử lý hành chính.35

Các biện pháp khắc phục hậu quả; ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm

hành chính .42

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

pdf139 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hành chính, đồng thời đã bổ sung những điểm mới đáng chú ý. Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã dành một phần riêng để quy định về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. Từ Điều 133 đến Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về phạm vi áp dụng, nguyên tắc xử lý, áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhắc nhở và quản lý tại gia đình. Đây là quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc Luật Xử lý vi phạm hành chính dành một chương quy định biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm là một nội dung mới tiến bộ, xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên và yêu cầu bảo vệ quyền trẻ em, nhằm bảo về quyền, lợi ích chính đáng của người chưa thành niên; đồng thời, nâng cao trách nhiệm quản lý, giáo dục của gia đình đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. 56 Thực trạng tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh văn biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Quảng Ngãi 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông với cùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km² và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà có chiều dài đường địa giới 98 km - vùng đất rộng với nhiều tiềm năng phát triển, có 2 di sản vă hóa thế giới, có khu kinh tế mở Chu Lai, phía Nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới Đức Phổ và Ba Tơ với chiều dài đường địa giới 83 km - nơi có khu kinh tế Nhơn Hội, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Phía Tây giáp với hai tỉnh Kon Tum trên ranh giới Sơn Tây và Ba Tơ với chiều dài đường địa giới 79 km – nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đức Cơ; phía Đông của tỉnh giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển 144 km, ngoài ra Quảng Ngãi còn giáp giới với tỉnh Gia Lai theo hướng cực Tây Nam, đoạn này dài trên dưới 10 Km nằm giữa vườn quốc gia Kon Chư Răng. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 884 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 836 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Niếu tính từ Dung Quất thì khoản cách đến Viên Chăn là 718 km, đến Nông Pênh là 558 km, đến Attopư là 210 km, đến Pắc Xế là 315 km và đến khu trung tâm Đông Bắc Thái Lan là 630 km. Toàn 57 tỉnh bao gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó 1 thành phố; 6 huyện miền núi: Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ; 6 huyện đồng bằng ven biển: Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh và 1 huyện đảo: huyện Lý Sơn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh rộng 5.152,67 km² và có dân số trung bình năm 2008 là 1.315 ngìn người, tương ứng chiếm 1,76% diện tích và 1,6% dân số cả nước. Trong đó, đồng bào kinh là chủ yếu chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh.24 Quảng Ngãi nối với các tỉnh Duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất; với Tây Nguyên và Hạ Lào bằng đường bộ là quốc lộ 24, đường không từ hai cảng hang không Đà Nẵng - cách thành phố Quảng Ngãi 130 km và sân bay Chu Lai; từ đường biển là cảng đầu mối Dung Quất. Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí đị lý đặt biệt và các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hết sức đa dạng, mở rộng giao lưu kinh tế thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng không chỉ của Quảng Ngãi mà còn cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vùng Duyên hải Trung Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành một tỉnh có công nghiệp phát triển và dịch vụ phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm trên 90%, đóng góp đáng kể vào phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc, tỷ lệ đô thị hóa khoản 30%, theo đó, Quảng Ngãi sẽ được phát triển lên vị trí ngang tầm với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vào năm 2020. Đồng thời, phát triển đồng bộ, hài hòa giữa các nghành và các lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, lấy 3 lãnh thổ trọng điểm là Bình Sơn - Dung Quất ở phía Bắc, thành phố Quảng Ngãi ở trung tâm và trọng điểm ở phía Nam là Mộ Đức - Đức Phổ làm 24 Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Quảng Ngãi(2008). 58 hạt nhân phát triển tạo ra sự lan tỏa và thúc đẩy 6 huyện miền núi phía Tây và các huyện khác phát triển bền vững, hội nhập và hiện đại. Tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa trục Bắc Nam có vị thế địa quân sự, chính trị, kinh tế vô cùng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, là cửa ngõ giao lưu hợp tác kinh tế giữa các tỉnh văn biển và quốc tế. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi còn có những tiềm năng, thế mạnh và những lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng đã được tỉnh khai thác tốt. Hiện tổng diện tích đất sản xuất của tỉnh hơn 513.985 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 364.159 ha. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, gắn với thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới tạo nên diện mạo các địa phương trong tỉnh có sự khởi sắc đáng kể trong đó có các huyện miền núi. Công tác đến ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội được quan tâm triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ trong các cơ sở y tế có bước cải thiện. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục cải thiện chất lượng dạy và học cũng đạt nhiều kết quả quan trọng; hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho các huyện trong tỉnh đạt 100%. Cơ sở hạ tầng, trường lớp, thiết bị dạy học được đầu tư, sửa chữa nhằm đảm bảo cho việc dạy và học được hoàn thiện, nâng cao. Đến cuối năm 2018, có 329 trường đạt chuẩn quốc gia. Triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, dự án nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, xã hội và việc thực hiện các chính sách đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc. 25 Tuy nhiên, bên cạnh những ưu và hạn chế của tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thì ở tỉnh đang diễn ra những vấn đề đáng lo ngại về tình hình 25 Citinews.net( 2014), tỉnh Quảng Ngãi – Sức phát triển vượt bật của tỉnh Quảng Ngãi. 59 người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng từ số lượng và mức độ phức tạp của hành vi đang là thực tế đáng lo ngại cho một tỉnh đang chuyển mình phát triển với ưu tiên cho nguồn nhân lực có trình độ thì tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh thời gian qua ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Qua thống kê từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra có 417 vụ, 898 đối tượng tham gia bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục và có xu hướng gia tăng qua các năm, làm chết 02 người, bị thương 108 người. Trong đó, năm 2014 có 163 đối tượng vi phạm; năm 2015 có 172 đối tượng vi phạm; năm 2016 có 180 đối tượng vi phạm năm 2017 có 188 đối tượng vi phạm và năm 2018 có 195 đối tượng vi phạm. Cơ quan điều tra Công an tỉnh và công an các huyện thành phố trong tỉnh đã điều tra làm rõ nhiều vụ vi phạm có đối tượng vi phạm là người chưa thành niên. Đặc biệt các vụ việc xảy ra đa số là vi phạm như: trộm cắp tài sản, vi phạm giao thông, gây thương tích. Phần nhiều những người chưa thành niên vi phạm pháp luật là nam giới, đi làm thuê hoặc không có nghề nghiệp ổn định và là người dân tộc thiểu số. Về nguyên nhân chủ yếu của các vụ việc trên là do các đối tượng này không có nghề nghiệp ổn định, bỏ học nửa chừng và đi làm thuê dẫn đến không có tiền tiêu xài nhưng lại thích đua đòi ăn chơi nên thực hiện các hành vi cướp, trộm cắp tài sản.26 Ngoài ra, cũng có một số đối tượng là người dân tộc thiểu số do sự hiểu biết nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Tóm lại, với những yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, yếu tố tác động của nền kinh tế hội nhập 26 Theo Báo cáo người chưa thành niên vi phạm pháp luật (a), của Công An tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2018 gửi đến văn phòng Bộ Công an. 60 kèm theo những hệ lụy về thực trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn là nỗi lo của xã hội nói chung và tình hình người chưa thành niên vi phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Tình hình vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Có thể nói, trong bối cảnh đất nước ta còn đang trong giai đoạn phát triển, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn thì việc chăm sóc bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước là những nỗ lực rất lớn của Nhà nước ta. Thời gian qua, những nỗ lực đó đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, bảo vệ hỗ trợ cho trẻ em là nạn nhân của hành vi vi phạm. Mặc dù có những kết quả rất đáng tự hào nhưng thời gian vừa qua số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta đang có những diễn biến phức tạp. Thời gian qua, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng gia tăng qua các năm với từng lứa tuổi, giới tính và tính chất, cụ thể như sau: + Qua thống kê năm 2014 có 72 trường hợp vi phạm hành chính trong đó tập trung ở những lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi có 8 trường hợp, từ 15 đến 16 tuổi là 25 trường hợp và từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi là 39 trường hợp vi phạm hành chính; về giới tính: nam giới chiếm 85% tương ứng 61 trường hợp là nam giới và nữ giới 15% tương ứng 11 trường hợp là nữ giới; về tính chất: ít nghiêm trọng. + Năm 2015 có 78 trường hợp vi phạm hành chính trong đó lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi có 11 trường hợp, từ 15 đến 16 tuổi là 31 trường hợp và từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi là 36 trường hợp vi phạm hành chính; về giới tính: nam giới chiếm 81% tương ứng 63 trường hợp là nam giới và nữ giới chiếm hơn 19% tương ứng 15 trường hợp là nữ giới; về tính chất: nghiêm trọng. 61 + Năm 2016 có 81 trường hợp VPHC trong đó lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi có 23 trường hợp vi phạm hành chính, từ 15 đến 16 tuổi là 32 trường hợp và từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi là 26 trường hợp vi phạm hành chính; về giới tính: nam giới chiếm 88% tương ứng 72 trường hợp là nam giới và nữ giới chiếm hơn 12% tương ứng 09 trường hợp là nữ giới; về tính chất: rất nghiêm trọng. + Thống kê năm 2017 có 89 trường hợp vi phạm hành chính trong đó tập trung ở những lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi có 29 trường hợp, từ 15 đến 16 tuổi là 25 trường hợp và từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi là 35 trường hợp vi phạm hành chính; về giới tính: nam giới chiếm hơn 59% tương ứng 53 trường hợp là nam giới và nữ giới 41% tương ứng 36 trường hợp là nữ giới; về tính chất: rất nghiêm trọng. + Qua thống kê năm 2018 có 97 trường hợp vi phạm hành chính trong đó tập trung ở những lứa tuổi từ 12 đến 14 tuổi có 21 trường hợp, từ 15 đến 16 tuổi là 34 trường hợp và từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi là 42 trường hợp vi phạm hành chính; về giới tính: nam giới chiếm 92% tương ứng 89 trường hợp là nam giới và nữ giới chiếm 08% tương ứng 08 trường hợp là nữ giới; về tính chất: đặt biệt nghiêm trọng. Đồng thời, về hành vi vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi qua lứa tuổi, giới tính và tính chất của các năm còn được thể hiện cụ thể qua bảng biểu như sau: 62 Năm Tổng số trường hợp vi phạm từng năm Giới tính Lứa tuổi vi phạm Tính chất Nam Nữ Từ 12 đến 14 tuổi Từ 15 đến 16 tuổi Từ 17 đến chưa đủ 18 tuổi 2014 72 61 (85%) 11 (15%) 08 25 17 Ít nghiêm trọng 2015 78 63 (81%) 15 (19%) 11 31 36 Nghiêm trọng 2016 81 72 (88%) 09 (12%) 23 32 26 Rất nghiêm trọng 2017 89 53 (59%) 36 (41%) 29 25 35 Rất nghiêm trọng 2018 97 89 (92%) 08 (0.8%) 21 34 42 Đặt biệt nghiêm trọng Vậy, thông qua bảng biểu thể hiện lứa tuổi, giới tính, tính chất vi phạm và số trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính tương ứng, chúng ta có thể thấy rằng, tình hình người chưa thành niên vi phạm hành chính ngày càng đặc biệt nghiêm trọng cần có sự chung tay từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội sớm có phương hướng và chính sách kịp thời chuyên biệt giành cho đối tượng là người chưa thành niên cả nước nói chung và người chưa thành niên ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, trong đó có con em là người đồng bào dân tộc thiểu số vi phạm pháp luật. Nhiều năm qua, cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi và Công an các huyện thành phố đã điều tra làm rõ nhiều vụ vi phạm có đối tượng vi phạm là người chưa thành niên. Đặc biệt, các vụ việc do đối tượng là người chưa thành niên gây ra đa số là tham gia bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục như: trộm cắp tài sản, vi phạm giao thông, gây thương tích. Phần nhiều những người 63 chưa thành niên vi phạm pháp luật là nam giới, đi làm thuê hoặc không có nghề nghiệp ổn định và là người dân tộc thiểu số. Điều đáng nói ở đây, các số vụ niêu trên sảy ra chủ yếu ở địa bàn các vùng nông thôn và miền núi (trong đó, vùng nông thôn: 151 vụ, miền núi: 159 vụ (trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số: 63 vụ), thành phố: 107 vụ). Điều đáng nói ở đây tập trung xảy ra nhiều nhất ở cấp học Trung học Phổ thông với 232 vụ, trung học cơ sở: 151 vụ, trường Dân tộc nội trú: 11, giáo dục thường xuyên: 21 vụ, Mầm non: 01 vụ, tiểu học: 01 vụ. Theo đó, đã khởi tố: 02 vụ, xử lý hàn chính: 10 vụ, hình thức khác: 405 vụ. Đặc biệt các vụ việc xảy ra tập trung là các hành vi đánh nhau gây rối, trộm cắp tài sản, uy hiếp tinh thần và hình thức khác. Phần nhiều những người chưa thành niên vi phạm pháp luật là nam giới con em người đồng bào dân tộc thiểu số trong các trường học trung học phổ thông, trung học cơ sở và trường giáo dục thường xuyên. Về mức độ vi phạm của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi qua các năm: + Năm 2014: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 13 vụ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng: 15 vụ; trộm cắp tài sản: 17 vụ; uy hiếp tinh thần: 8; các hình thức khác: 19.Trong đó có 21 đối tượng là người dân tộc thiểu số. + Năm 2015: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 20 vụ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng: 14 vụ; trộm cắp tài sản: 16 vụ; uy hiếp tinh thần: 9; các hình thức khác: 19.Trong đó có 16 đối tượng là người dân tộc thiểu số. + Năm 2016: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 13 vụ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng: 17 vụ; trộm cắp tài sản: 16 vụ; uy hiếp tinh thần: 15; các hình thức khác: 20.Trong đó có 23 đối tượng là người dân tộc thiểu số. 64 + Năm 2017: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 14 vụ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng: 19 vụ; trộm cắp tài sản: 17 vụ; uy hiếp tinh thần: 15; các hình thức khác: 24.Trong đó có 21 đối tượng là người dân tộc thiểu số. + Năm 2018: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: 15 vụ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng: 13 vụ; trộm cắp tài sản: 23 vụ; uy hiếp tinh thần: 19; các hình thức khác: 29.Trong đó có 34 đối tượng là người dân tộc thiểu số.27 Ngoài ra về mức độ vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi qua các năm còn được thể hiện bảng biểu như sau: Năm Số vụ việc vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Điều khiển phương tiện GTĐB Đánh nhau gây rối TTCC Trộm cắp tài sản Uy hiếp tinh thần Các hình thức khác Người DTTS vi phạm 2014 13 15 17 8 19 21 2015 20 14 16 9 19 16 2016 13 17 16 15 20 23 2017 14 19 17 15 24 21 2018 15 13 23 19 29 34 Về địa bàn hoạt động, nhìn chung các vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Từ thực trạng nêu trên,chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người 27 Theo Báo cáo người chưa thành niên vi phạm pháp luật (b), của Công An tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 đến năm 2018 gửi đến văn phòng Bộ Công an. 65 chưa thành niên vi phạm pháp luật có chiều hướng ngày càng tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng.. Sự gia tăng về số lượng và mức độ vi phạm pháp luật của người chưa thành niên hiện nay có sự khác nhau giữa địa phương và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong vòng 20 năm trở lại đây ở Việt Nam, nền kinh tế phát triển nhanh do kết quả của quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa, kèm theo những thay đổi lớn trong xã hội, bao gồm làn sóng nhập cư dân số từ khu vực nông thôn ra thành thị. Quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân, gây ra những biến động đáng kể đối với đời sống văn hóa của các cộng đồng.28 Bên cạnh những mặt tích cực của nó, như thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội còn có những tiêu cực là không chỉ gia tăng về số lượng vi phạm pháp luật mà tính chất mức độ của hành vi cũng ngày càng nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ có tác động đến tình hình vi phạm pháp luật của ngườì chưa thành niên. Thực tiễn áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính • Cảnh cáo Hình thức cảnh cáo được áp dụng chủ yếu trong thực tiễn xử phạt đối với người chưa thành niên trên địa bàn huyện. Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính, được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Sau khi đưa ra quyết định thì hình phạt cũng được thi hành xong. Đa số những trường hợp vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và an toàn, trật tự công cộng. Tuy nhiên hiệu quả của hình thức xử lý này là không cao. Trên thực tế biện pháp xử phạt này không phải bao giờ cũng phát huy tác dụng đối với người chưa thành niên 28 Nguyễn Ngọc Hải (2015), Về nguyên nhân của tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam qua khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an. 66 vi phạm vì không có cơ chế theo dõi, hỗ trợ người chưa thành niên thật sự nhận thức được lỗi lầm của mình và khắc phục các nguyên nhân, điều kiện vi phạm. Trong nhiều trường hợp, trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo sau khi nhận quyết định đã hủy bỏ hoặc che giấu và tiếp tục tái diễn VPHC, trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền không thể quản lý để tiến hành xử phạt tiếp theo, hoặc nếu xử phạt nhiều lần cũng chỉ ở mức phạt cảnh cáo. Lý do chủ yếu là do ý thức pháp luật của mọi người chưa cao và tình trạng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ áp dụng chế tài. Cụ thể trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người chưa thành niên có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này như: đi xe dàn hàng ngang, đi không đúng phần đường quy địnhVi phạm này xảy ra tương đối nhiều, nhưng trên thực tế cho thấy cảnh sát giao thông đã xử phạt nhưng vẫn có quá nhiều trường hợp tái phạm. Những hạn chế đó có thể do những nguyên nhân chủ quan từ phía người vi phạm hay khách quan từ phía đội ngủ cơ quan chức năng. Ví dụ trong khi đang thi hành công vụ, cảnh sát giao thông phát hiện đối tượng là người chưa thành niên vi phạm nhiều lần mà không xử phạt hay do nhiều người chưa thành niên vi phạm cùng một lúc đặc biệt các đối tượng là các em học sinh chạy xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm dàn hàng hai, hàng ba,... Qua thực tế việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hiện nay là hiệu quả không cao và không thiết thực, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Theo quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì người chưa thành niên thực hiện vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện họ thực hiện vi phạm đó lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và xử phạt được quyết định bằng văn bản được thể hiện cụ thể qua các năm như sau: + Đơn cử năm 2014 có: 61 vụ việc người chưa thành niên vi phạm trong đó, phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm lần đầu: 19 vụ việc; phạt vi 67 phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ: 09 vụ việc vi phạm; xử phạt bằng miệng: 20 vụ vi phạm; xử phạt được quyết định bằng văn bản: 13 vụ việc vi phạm vi phạm hành chính. + Vào năm 2015 có: 72 vụ việc người chưa thành niên vi phạm trong đó, phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm lần đầu: 18 vụ việc; phạt vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ: 11 vụ việc vi phạm; xử phạt bằng miệng: 27 vụ vi phạm; xử phạt được quyết định bằng văn bản: 16 vụ việc vi phạm vi phạm hành chính. + Năm 2016 có: 86 vụ việc người chưa thành niên vi phạm trong đó, phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm lần đầu: 33 vụ việc; phạt vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ: 24 vụ việc vi phạm; xử phạt bằng miệng: 18 vụ vi phạm; xử phạt được quyết định bằng văn bản: 11 vụ việc vi phạm vi phạm hành chính. + Năm 2017 có: 81 vụ việc người chưa thành niên vi phạm trong đó, phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm lần đầu: 23 vụ việc; phạt vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ: 15 vụ việc vi phạm; xử phạt bằng miệng: 28 vụ vi phạm; xử phạt được quyết định bằng văn bản: 15 vụ việc vi phạm vi phạm hành chính. + Năm 2018 có: 98 vụ việc người chưa thành niên vi phạm trong đó, phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm lần đầu: 26 vụ việc; phạt vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ: 21 vụ việc vi phạm; xử phạt bằng miệng: 34 vụ vi phạm; xử phạt được quyết định bằng văn bản: 17 vụ việc vi phạm vi phạm hành chính. Vậy, qua số liệu tìm hiểu thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì phần lớn nhiều cơ quan, cán bộ khi xử lý lại áp dụng hình thức cảnh cáo bằng miệng, dẫn đến tình trạng là nhiều trường hợp vi phạm nhiều lần nhưng vẫn không bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác vì những trường hợp vi phạm mà bị phạt cảnh cáo bằng miệng thì không thể quản lý, không có căn cứ để xác định trường hợp đó là vi phạm lần đầu không hay không. 68 • Phạt tiền Đây cũng là hình thức xử phạt được áp dụng chủ yếu, nhất là đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về điều khiển phương tiện giao thong đường bộ. Tuy nhiên, hình phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên, phần lớn đều chưa có khả năng độc lập về kinh tế, nên khi vi phạm thì chưa đủ điều kiện để chấp hành quyết định nộp phạt, theo nguyên tắc khi phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện. Thực tế trên đia bàn tỉnh thì các vụ vi phạm của người chưa thành niên cũng có nhiều trường hợp tự người vi phạm nộp tiền nhưng mà chủ yếu đều do cha mẹ hoặc người thân đứng ra nộp tiền phạt thay cho con em của mình. Như vậy mỗi lần vi phạm lại có người nộp phạt cho hay tiền nộp phạt không do chính họ làm ra, trong khi người chưa thành niên khi chưa ý thức được đầy đủ giá trị, sự khó nhọc để làm ra đồng tiền, nên việc tái phạm mặc nhiên sẽ xảy ra. Như vậy, việc áp dụng hình phạt tiền chưa thật sự đạt hiệu quả, chưa đúng với bản chất của nó là nhằm vào lợi ích của người vi phạm, làm cho người vi phạm không dám thực hiện hành vi vi phạm nữa. Trên thực tế nhiều trường hợp khi tiến hành xử phạt tại chỗ, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định bằng văn bản, không có biên lai thu tiền phạt như quy định, khi đó mức phạt là do người bị phạt và người có thẩm quyền xử phạt sẽ thỏa thuận với nhau. Đó là một thực trạng khi áp dụng pháp luật nữa mà ta thấy là theo khoản 1, Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không phải lập biên bản (phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân) thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm tại chỗ. Như vậy quy định này vô tình tạo kẽ hở để cho cán bộ xử lý lơi dụng để làm kiếm lời từ người vi phạm, đặc biệt đối với người chưa thành niên chủ yếu là học sinh, khi vi phạm luôn 69 có tâm lý lo sợ áp lực tâm lý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Nên ngay khi bị bắt phạt nộp tiền thì đều nộp theo đúng mức phạt mà cán bộ đưa ra ngay khi có thể. Ngoài ra, cũng có trường hợp người vi phạm và cán bộ xử lý thỏa thuận ngầm với nhau áp dụng mức phạt thấp nhất để vừa có lợi đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_bien_phap_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_doi_voi_nguo.pdf
Tài liệu liên quan