Luận văn Các giảI pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆPCÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1

1.1. Thuế và Vấn đề quản lý thuế 1

1.1.1. Thuế và Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 1

1.1.1.1. Thuế 1

1.1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 2

1.1.2.Quản lý thuế 4

1.1.2.1. Nội dung của quản lý thuế 4

1.1.2.2. ảnh hưởng của quản lý thuế tới thu ngân sách 6

1.2.Thuế TNDN 6

1.2.1. Khái niệm thuế TNDN 6

1.2.2. Nội dung cơ bản của thuế TNDN 6

1.2.3. Quy trình quản lý thuế 10

1.3.Vị trí của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19

1.3.1.Vai trò, đặc điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19

1.3.1.1.Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19

1.3.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 20

1.3.2.Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 23

2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội và công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc 23

2.1.1. Một số nét về vị trí địa lý, đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 23

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc 27

2.1.3. Công tác quản lý thuế ở địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong thời gian qua 28

2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian miễn giảm thuế 29

2.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc 29

2.2.2. Thực trạng quản lý về đối tượng nộp thuế và tình hình thực thực hiện quy trình quản lý thuế mới 30

2.2.3.Thực trạng quản lý về thu nhập chịu thuế 34

2.2.3. Quản lý ở khâu miễn giảm 37

2.2.4. Quản lý chi phí tiền lương trong mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế TNCN 38

2.2.5. Quản lý mối quan hệ giữa thuế TNDN và và vấn đề “chuyển giá” 38

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian miễn giảm thuế 41

2.3.1. Thành công 41

2.3.1. Một số vấn đề còn tồn tại 42

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 43

3.1. Mục tiêu yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN 43

3.2. Các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc 43

3.2.1. Các biện pháp về phía nhà nước 43

3.2.2. Các biện pháp cụ thể về phía cơ quan thuế 44

3.2.2.1. Tăng cường quản lý thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu hợp 44

3.2.2.2. Tăng cường quản lý thuế trong việc quản lý doanh thu và chi phí 45

3.2.2.3. Tăng cường quản lý thuế trong việc tổ chức tốt công tác cán bộ 46

3.2.2.5. Tăng cường quản lý thuế trong công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách thuế, luật thuế 48

3.2.2.6. Tăng cường quản lý thuế trong việc phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan 48

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giảI pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý thuế TNDN còn gặp nhiều khó khăn. Quản lý thuế TNDN phải xuất phát từ tình hình SXKD thực tế của doanh nghiệp, từ vấn đề doanh thu và chi phí, từ vấn đề quản lý giá của TSCĐ, NVL ban đầu, cần phải gắn kết giữa kiểm tra với thanh tra việc thực hiện các quy định, quy trình quản lý thuế, quy trình quản lý vốn đầu tư, quy trình quản lý cấp giấy phép đầu tư, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra,… Vì mọi yếu tố đều ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí, ảnh hưởng tới căn cứ tính thuế. Chỉ có thể hiểu rõ được sự cần thiế của công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ở nước ta hiện nay và những khó khăn đặt ra thì mới có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chương II: thực trạng quản lý thuế tndn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội và công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc 2.1.1. Một số nét về vị trí địa lý, đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc *Về vị trí địa lý Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích đất tự nhiên chỉ có 1.371 km2, dân số 1.147 ngàn người (số liệu đến năm 2003), gồm có hai thị xã (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Yên Lạc, Mê Linh, Tam Dương và Bình Xuyên). Do đặc điểm về địa lý, Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi, lại liền kề thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có mối liên hệ hữu cơ với các khu công nghiệp đang phát triển như Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Sóc Sơn của Hà Nội và các tỉnh lân cận như các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương... Vĩnh Phúc thực sự là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. *Về tình hình kinh tế xã hội Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ 1/1/1997 (Vĩnh Phú tách thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ). Ban đầu, tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội: Là một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân/người chỉ chiếm 48% bình quân cả nước, tỷ trọng công nghiệp là 12,9%/GDP, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của ngành công nghiệp lạc hậu, dịch vụ hầu như chưa có,tổng thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt chưa đến 100 tỷ đồng. Mặc dù vậy, từ 1997 đến nay,Vĩnh Phúc đã thực sự chuyển mình, cơ cấu GDP đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2002 đạt 17,3%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân giai đoạn 1997 - 2002 là 56,3%, thu ngân sách năm 2003 đạt 1765,7 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2002, tổng thu ngân sách tỉnh năm 2004 đạt 2.275,607 tỷ đồng (bao gồm cả thu thuế xuất nhập khẩu do cơ quan Hải quan thực hiện). Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua Vĩnh Phúc đã tự cân đối được thu – chi ngân sách và có đóng góp cho ngân sách Trung Ương, đây là thành tựu to lớn nhất trong lịch sử kinh tế trong suốt 55 năm qua của Đảng Bộ và nhân dân Vĩnh Phúc. Có được những sự thành công bước đầu như vậy, một phần do sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, một phần do tiềm năng của tỉnh. Ngoài những điểm mạnh đã được đề cập, đây còn là cơ sở thuận lợi để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; là nơi có nguồn lao động khá dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hoá, có thể đào tạo thành công nhân kỹ thuật lành nghề. Nơi đây cũng là nơi có nhiều phong trào thi đua sản xuất, truyền thống sáng tạo, cần cù, chăm chỉ của nhân dân. Sự phát triển của Vĩnh Phúc được biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, Vĩnh Phúc không những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước mà cả nguồn vốn trực tiếp FDI. Đối với thu hút đầu tư, Vĩnh Phúc đã xây dựng những khu, cụm công nghiệp tại địa bàn nhiều huyện, thị xã, có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như: chính sách ưu đãi về về thuê đất, giải phóng mặt bằng, giảm tối đa các thủ tục ban đầu cho các nhà đầu tư, phối hợp đồng bộ giữa cá ngành, giải quyết triệt để những vướng mắc nảy sinh như môi trường, lao động, an ninh trật tự, chính sách khuyến khích về vay vốn đối với những làng nghề truyền thống, đặc biệt là cơ chế một cửa đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Năm 2004, số đối tượng nộp thuế thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 55 (năm 2003 là 44) với số vốn đầu tư là 62.998.000 USD, tổng số nộp vào ngân sách trên 874 tỷ đồng (năm 2003 là trên 386 tỷ). Các dự án FDI được triển khai thuận lợi với số lượng tăng liên tục là do chính sách thu hút vốn đầu tư giải quyết được nhiều yếu tố , trong đó đặc biệt là địa bàn (thuận lợi về giao thông như gần sân bay, đường quốc lộ 2, điện nước thuận tiện, an ninh đảm bảo…), giá cả thuê đất (thấp và còn được miễn và nộp chậm nhiều năm đầu khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động), phí dịch vụ, đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất… kịp thời như khu CN Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh. Trong các dự án FDI, phải kể đến hai liên doanh khổng lồ và thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy của TOYOTA (ra đời năm 1997) và Honda (ra đời năm 1999). Sự đóng góp đáng kể của hai công ty này cho nền kinh tế của địa phương thể hiện ở sản lượng ô tô và xe máy được bán ra ở Việt Nam luôn đứng đầu so với các liên doanh trong nước, với doanh thu hàng triệu đô la Mỹ, góp phần đáng kể vào số thu ngân sách của tỉnh. Mặt khạc, sự ra đời, tồn tại và hoạt động hiệu quả của hai công ty trên đã tạo điều kiện để hình thành các nhà máy, vùng nguyên liệu sản xuất cung cấp linh kiện trên địa bàn tỉnh. Do mới tái lập tỉnh, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, với tiềm năng sẵn có về nguyên liệu, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng được đầu tư khuyến khịch có hiệu quả. Các sản phẩm vật liệu xây dựng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng của Vĩnh Phúc mà còn cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, ngành may mặc và giày dép cũng là một trong những ngành được tập trung ưu tiên và phát triển sớm. Do có nhiều thuận lợi, kể từ khi tái lập, Vĩnh Phúc từ một tỉnh mà chủ yếu là nền nông nghiệp thuần tuý đã trở thành một tỉnh có nền công nghiệp mạnh, tốc độ phát triển tương đối cao so với các tỉnh trong cả nước. Kết quả này đã góp phần thúc đẩy về phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng số thu ngân sách trong qua các năm như sau: Năm Tăng GDP (%) Số thu NS (Tỷ đồng) 1997 20,55 114 1998 21,79 193 1999 7,8 423 2000 24,88 687 2001 11,93 841,86 2002 12,92 1.650 2003 19,14 1.767 2004 14,11 2.275 Nhìn chung qua các năm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng tăng Thứ hai, vấn đề giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng được địa phương đầu tư đúng mức. Như chúng ta đã biết để thu hút đầu tư cũng như để phát triển công nghiệp thì phát triển giao thông vận tải và cơ sỏ hạ tầng là một vấn đề vô cùng cấp thiết, nhận thức rõ được vấn đề này, Vĩnh Phúc xác định giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng là một khâu đột phá, là một tiền đề quan trọng để tạo điều kiện hỗ trợ các ngành phát triển. Trong thời gian qua, ngành giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã có những bước tiến đáng kể: Các tuyến đường liên tỉnh đi qua Vĩnh Phúc được nâng cấp, các tuyến đường liên huyện, xã được mở rộng. Đặc biệt hệ thống giao thông đường bộ, đường đô thị ở thị xã Vĩnh Yên đã được quy hoạch thống nhất phối hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội làm cho bộ mặt của Vĩnh Yên ngày càng khang trang hơn. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, mục tiêu của tỉnh là tiếp tục mở rộng, phát triển các đường giao thông liên tỉnh, nhựa hoá nâng cấp các tuyến đường liên huyện, phát huy tối đa lợi thế của một tỉnh nằm liền kề thủ đô Hà Nội. Mục tiêu tổng quát của ngành là đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu về vận tải hàng hoá, vận tải hành khách một cách tiện lợi và an toàn. Không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực trên, Vĩnh Phúc đã chú trọng phát triển kinh tế trang trại, phát triển nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đảm bảo tự cân đối lương thực, xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản và tiến tới xuất khẩu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, giá vật tư tặng, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 vẫn tăng 4,79%. Phát triển dịch vụ mạnh mẽ với nhiều hình thức: dịch vụ vận tải phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành du lịch đang được Vĩnh Phúc rất chú trọng, bước đầu với ba khu du lịch là Tam Đảo, Tây Thiên và Hồ Đại Lải. Bên cạnh đó, công tác văn hoá, xã hội, có nhiều tiến bộ: Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có những chuyển biến tích cực; các hoạt động như đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc người có công, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm; thể thao được đầu tư đúng mức; an ninh quốc phòng ổn định, tạo điều kiện để Vĩnh Phúc hoàn thành tốt các nhiệm vụ như Đại hội lần thứ XIII của Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra. Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để góp phần đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đang nỗ lực để phát huy thế mạnh về tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình để đóng góp một phần công sức của mình cho mục tiêu chung của cả nước. Do vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và kế hoạch 5 năm 2001-2005 của tỉnh đã đề ra mục tiêu là tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu trong thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 11-12%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, phấn đấu đến năm 2005, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 46,32% (năm 2002 tỷ lệ này mới chỉ có 42,60%), tỷ trọng ngành dịch vụ là 31,02% (năm 2002 là 28,80%), ngành nông nghiệp chỉ còn có 22,66% (trong khi năm 2002 là 28,60%). Để thực hiện được mục tiêu này, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thuộc Tổng Cục Thuế, Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Phòng Tổng hợp dự toán Chức năng: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức, chỉ đạo thực hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và thu khác do Cục Thuế quản lý, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục Thuế. 2. Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ tổ chức và cá nhân nộp Thuế Chức năng: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế Tuyên truyền,Giáo dục pháp luật về thuế, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật Thuế. 3. Phòng Tin học và Xử lý dữ liệu về Thuế Chức năng: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục Thuế trong việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và thống kê Thuế. 4. 2 Phòng Quản lý doanh nghiệp Chức năng: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế quản lý đôn đốc việc kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý của Cục Thuế; quản lý thu nợ đọng Thuế; Thuế Thu Nhập Cá Nhân của mọi đối tượng 5. Phòng Thanh tra Chức năng: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế thực hiện và hưóng dẫn chỉ đạo các Chi Cục Thuế thực hiên công tác thanh tra các tổ chức cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ nghành thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng chế về thuế, giải quyết khiếu nại tố cáovề thuế. 6. Phòng Quản lý ấn chỉ Chức năng: giúp Cục Trưởng Cục Thuế quản lý hướng dẫn nghiệp vụ về ấn chỉ thuế. 7. Phòng Tổ chức cán bộ Chức năng: Giúp cục Trưởng Cục Thuế về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục Thuế. 8. Phòng Hành chính-Quản trị-Tài vụ Chức năng:Giúp Cục Trưởng Cục Thuế đảm bảo hậu cần cho hoạt động của Cục Thuế, tổ chức công tác văn thư lưu trữ của cục thuế. 2.1.3. Công tác quản lý thuế ở địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong thời gian qua Từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay, tỉnh Vĩnh phúc cũng như ngành thuế Vĩnh phúc còn non trẻ so với các tỉnh bạn . Song không vì thế mà ngành thuế vĩnh phúc không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch cấp trên giao. Được cấp trên sát xao chỉ đạo ngành thuế Vĩnh phúc đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch thu của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, HĐND tỉnh giao. Công tác quản lý thuế luôn được nâng cao bằng các hoạt động đa dạng, nhiều hình thức tổ chức từ đó khiến công tác quản lý luông hoàn thành suất sắc. Điều này nói lên vì sao là một tỉnh mới tái lập với số thu NSNN chỉ có 114 tỷđ, trong đó chỉ có 12,9% là số thu của các ngành công nghiệp, còn lại 87,1% là số thu của ngành nông nghiệp. Đến nay sau 8 năm, số thu vào NSNN năm 2004 đã đạt con số 2275 tỷđ, trong đó số động viên của ngành thuế là 1.333,6 tỷ đ. Cùng với những con số thu hàng năm tăng cao là sự cố gắng của toàn ngành trong công tác quản lý thuế từ khâu thực hiện nghiêm chỉnh quy trình thuế tới các biện pháp mang tính thời cuộc trong quá trình lao động công tác của các cán bộ ngành thuế vĩnh phúc. Có thể nói năm 2004 là năm đánh dấu một mốc son trong công tác quản lý thuế của toàn ngành thuế tỉnh vĩnh phúc, là năm ngành thuế tỉnh Vĩnh phúc ra nhập câu lạc bộ nghìn tỷ;Là năm bản lề hoàn thành kế hoạch 5 năm (2000-2005) ngành thuế Vĩnh phúc đã góp sức riêng cho công cuộc chung của đất nước 2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian miễn giảm thuế 2.2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc Trong thời gian qua, do chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư tốt, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc không ngừng tăng lên, đến đầu năm 2005 đã có hơn 65 dự án đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc hầu hết đang trong thời gian xây dựng cơ bản hoặc mới đưa vào sản xuất nên mang theo mình là các công nghệ sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến với khả năng bám sát thị trường và khả năng marketing tiên tiến nhất. Đây là tiềm năng lớn đảm bảo khả năng về lao động, công ăn việc làm cho người lao động cũng như tạo ra khả năng thu lớn cho NSNN thông qua thuế và các khoản phhả nộp NSNN mà các doanh nghiêp này đóng góp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh góp vốn giữa việt nam và các nhà đầu tư nước ngoài. Song tỷ lệ góp vốn của Việt Nam là chiếm phần nhỏ; tỷ lệ góp vốn của một số doanh nghiệp giữa Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua bảng sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ lệ góp vốn VN/NN Công ty TOYOTA-Việt nam 20/80 Công ty HONDA-Việt nam 30/70 Công ty Cao su INUOE-Việt nam 30/70 Công ty TAKANICHI 30/70 Công ty Thành Đô-HEISEI 50/50 Do tỷ lệ góp vốn của Việt nam chiến phần nhỏ trong tổng số vốn pháp định thành lập công ty nên nhà đầu tư nước ngoài có khả năng không chế hoạt động của công ty về sản xuất và chiến lược kinh doanh là rất lớn. Bên cạnh đó cũng có một số công ty có 100% vốn pháp định là của chủ đầu tư- doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, như công ty TRANSFIELD, công ty JAPFA-COMFE, công ty NISSIN- Việt nam các công ty này hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý cả trng sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc được các nhà đầu tư đầu tư bao gồm hàu hết các ngành nghề, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân từ sản xuất ôtô, Xe máy cho đến chế biến nông sản xuất khẩu, hay sản xuất bao bì sản phẩm; trong đó có nhiều dự án được khuyến khích, ưu đãi, đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, dự án sử dụng nhiều lao động, dự án sử dụng công nghệ cao,… Tuy vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ của các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan,… phần lớn tập trung vào sản xuất gia công hàng xuất khẩu như sản xuất hàng may mặc, sản xuất bao bì,…và hầu hết vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa có số thu, hoặc đã đi vào sản xuất nhưng vẫn trong thời gian được miễn giảm thuế TNDN, nên số thu từ lĩnh vực này là ít, chủ yếu tập trung vào các loại thuế khác như thuế GTGT- năm 2004thu được của lĩnh vực ĐTNN là 271.930.291.706đ, thuế TNCN- năm 2004 thu được từ lĩnh vực ĐTNN là 26.973.108.930đ,… và số thu thuế của khối ĐTNN chủ yếu tập trung vào 2 công ty là công ty TOYTA-Việt nam và công ty HONDA- Việt nam, tổng số thu thuế năm 2004 của 2 công ty này là: 852.113.142.645đ, trong tổng số thu vào NSNN của cục thuế Vĩnh phúc năm 2004 là 1333,33 tỷ đ. Do đó sự hưng thịnh hay suy giảm của hai công ty này ảnh hưởng trực tiếp tới số thu của toàn cục thuế tỉnh Vĩnh phúc nói chung và số thu của lĩnh vực ĐTNN nói riêng. 2.2.2. Thực trạng quản lý về đối tượng nộp thuế và tình hình thực thực hiện quy trình quản lý thuế mới * Tình hình quản lý thu về đối tượng nộp thuế Trong thời gian qua, từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc mà trực tiếp là phòng quản lý doanh nhgiệp số 2- Phòng Thu Quốc Doanh & Đầu Tư Nước Ngoài đã làm rất tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Được sự phân công và lãnh đạo trực tiếp của Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc, phòng Quản lý doanh nghiệp số2 đã tổ chức xắp xếp, phân công từng cán bộ theo dõi và quản lý từng ĐTNT cụ thể. Từng cán bộ thuế đã thường xuyên bám sát từng cán bộ thuế mà mình được phân công, tăng cường hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng. Lãnh đạo Cục thuế và các cán bộ thế phòng Quản lý doanh nghiệp số 2 luôn xát sao quản lý 55 ĐTNT thuộc lĩnh vực ĐTNN, trong đó số đối tượng trong thời gian miễn thuế TNDN là 44 đối tượng, có 11 đối tượng phải nộp thuế TNDN song đang trong thời gian giảm thuế. Lãnh đạo Cục thuế chỉ đạo cho cán bộ quản lý mở đầy đủ hồ sơ theo dõi chặt chẽ quá trình SXKD, cũng như tình hình thay đổi, biến động của từng đối tượng, nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đối với các doanh nghiệp mới phát sinh, các doanh nghiệp này sau khi nhận được quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư; Cục thuế đã chỉ đạo cho phòng Quản lý doanh nghiệp số 2 phân công cho cán bộ trực tiếp quản lý để tiện liên hệ với đơn vị, nhằm đôn đốc hướng dẫn đơn vị thực hiện các thủ tục quản lý theo quy định của nhà nước và lập hồ sơ doanh nghiệp mới. Sau khi doanh nghiệp được cấp song mã số thuế, cán bộ trực tiếp quản lý ĐTNT mới sẽ mời Giám đốc và Kế toán trưởng doang nghiệp lên chao đổi và phổ biến những chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, hướng dẫn chế độ kê khai, tính thuế, nộp thuế, thanh quyết toán thuế theo quy định của nhà nước; đồng thời thống nhấp cách làm việc sao cho hiệu quả nhất và tạo điều kiện thuận lợi để ĐTNT mới hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước. Do đó công tác quản lý đối tượng nộp thuế mới phát sinh có điều kiện quản lý chặt chẽ và tránh đưọc những sai sót lớn sảy ra trong qúa trình quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập. Đi cùng với việc quản lý chặt chẽ ĐTNT, Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc cũng vhỉ đạo cán bộ thuế tăng cường ra soát các đối tượng nộp thuế thuộc các lĩnh vực như các doanh nghiệp thuộc các dự án ODA, sự nghiệp có thu, doanh nghiệp trong khu công nghiệp,... về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng, làm rõ mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế TNCN. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác quản lý ĐTNT, Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc đã chỉ đạo thực hiện đúng quy trình quản lý thuế đối với ĐTNT; chỉ đạo phân công từng cán bộ quản lý đơn vị theo từng địa bàn, từng lĩnh vực theo đúng năng lực, sở trường nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi cácn bộ thuế để hoàn thành công việc sao cho hiêụ quả nhất. Đồng thời, thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý ĐTNT để đảm bảo khách quan trong công việc cũng như hiệu quả trong quản lý. Song song với những có gắng và thành công trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế của lĩnh vực đầu tư nước ngoài vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được cải thiện thay đổi để có thể làm tốt hơn nữa côngtác quản lý ĐTNT đối với khu vực ĐTNN. Những tồn tại đó mang bóng dáng và tính chất của cơ chế cũ, chưa thể một sớm một chiềumà có thể xoá bỏ ngay được. Đó là tình trạng thực hiện quy trình quản lý thuế có lúc có nơi còn quản lý theo kiểu chuyên quản cũ, còn cả nể, chưa kiên quyết với đơn vị trong việc sử lý các vi phạm về thuế. Việc nắm bắt cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ở một số cán bộ còn chưa kịp thời, nên công tác quản lý thuế còn nhiều han chế cần phải khắc phụcvà cải thiện hơn. Mặt khác sự biến động cán bộ trong đơn vị cũng là một khó khăn trong công tác quản lý thuế của toàn cục, do việc phân công xắp xếp cán bộ theo dõi ĐTNT ở một số lĩnh vực, một số đơn vị chưc được khoa học và hợp lý. Đây là một hạn chế của công tác quản lý thuế cần phải khắc phục trong thời gian tới. *Vài nét về công tác thực hiện quy trình quản lý thuế mới theo Quyết định số 1029 QĐ/TCT/TCCB Thực hiện quy trình quản lý thuế là khâu vô cùng quan trọng trong công tác quản lý thuế, thực hiện quy trình quy trình quản lý thuế mới nhằm hướng công tác quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai- tự nộp thuế; phù hợp với cơ cấu tổ chức mới; đáp ứng yêu cầu chỉnh sửa các luật, nghị định, thông tư mói ban hành; quy định rõ hơn các bươc công việc và thời gian thực hiện; loại bỏ một số nội dung hướng dẫn nghiệp vụ. Trong thời gian qua Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc đã nhận thức được rất rõ về vấn đề này, do vậy đã thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình quản lý thuế mới của Tổng cục thuế ban hành. Thực hiện quy trình quản lý thuế mới theo Quyết định số 1029/QĐ/TCT/TCCB ngày 29/07/2004 của Tổng cục thuế đối với mảng đầu tư nước ngoài, phòng quản lý doanh nghiệp số 2 đã thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định của Tổng cục thuế và các quy định của cơ quan. Từ khi thực hiệ quy trình quản lý mới, công tác đôn đốc tờ khai thuế của cán bộ thuế đã có những chuyển biến đáng kể. tờ khai thuế các tháng của các doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng ngày càng thực hiện sát với quy định hơn, nộp tờ khai đầy đủ, thời gian nộp tờ khai đầy đủ, thời gian nộp tờ khai kịp thời, kê khai theo đúng mẫu biểu chung, số liệu đầy đủ, rõ ràng và đáng tin cậy,...Cùng vói đó là công tác kiểm tra sơ bộ tờ khai thường xuyên được đôn đốc, nhắc nhở công tác kiểm tra sơ bộ tờ khai thuế của cơ quan thuế của từng bộ phận cá nhân được quan tâm hơn, đồng thời việc kiểm tra chéo giữa các bộ phân ngày càng được tăng cường. Cũng như công tác đôn đốc tờ khai và công tác kiểm tra sơ bộ tờ khai, công tác xác minh hoá đơn cũng đượcquan tân chỉ đạo ráo riết trong từng tháng, đồng thời tiến hành tổng hợp, theo dõi, báo cáo kết quả xác minh hoá đơn. Thông qua công tác xác minh hoá đơn dã phát hiện nhiều trường hợp có sai phạm và đã có sự theo dõi quản lý, và xử lý các hoá đơn sai phạm theo quy định của pháp luật. Từ đó góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng hoá đơn dần dần đi vào nề nếp; đồng thời góp phần tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNND đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng. Cuối cùng công tác đôn đốc nộp thuế là khâu được quan tâm sát xao nhất, là khâu quyết định trong công tác thuế. Cục thuế tỉnh đã chỉ đạo giao kế hoạch thu tới từng cán bộ chuyên quản dựa trên cơ sở số thuế tồn đọng và thực tế tình hình SXKD của đơn vị. Do đó từng cán bộ đã phát huy được tính chủ động, ssáng tạo trong công tác đôn đốc đơn vị nộp thuế. Các trường hợp tồn đọng lớn, dây dưa chây ỳ nộp thuế đều được nhắc nhở và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tácthực hiện quy trình quản lý thuế mới cũng còn những tồn tại cần được khắc phục. Tình trạng chậm tờ khai thuế vẫn còn sảy ra, mấu biểu tờ khai, các bảng kê kèm theo của một số đơn vị chưa đầy đủ và chưa đúng với quy định; Công tác kiển tra sơ bộ tờ khai vẫn chưa thực sự sâu sắc, vẫn còn tồn tại một số sai sót không đáng có; Trong công tác xác minh hoá đưon vân chưa được nhiều và thường xuyên và vẫn còn một số cán bộ chưa tích cực trong việc xác minh hoá đơn, chưa coi công tác xác minh hoá đơn là khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế. Công tác đôn đốc thu nộp thuế còn nặng về tình cảm, mặc cảt số nộp, chưa thực sự kiên quyết, kết quản thu nộp của một số lĩnh vực còn chưa cao, sốa thuế tồn đọng ở một số đơn vị vẫn còn nhiều. Đây thực sự là n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA11.doc
Tài liệu liên quan