Luận văn Các giải pháp đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng tại công ty điện lực Hưng Yên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN. 4

1.1. Khái niệm dự án. . 4

1.1.1. Dự án . 4

1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng . 5

1.2. Quản lý dự án. . 7

1.2.2. Khái niệm. 7

1.2.2. Nội dung quản lý dự án . 8

1.2.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án. 10

1.3. Quản lý tiến độ dự án. 12

1.3.1. Nội dung quản lý tiến độ. 12

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng . 12

1.4.1. Yếu tố khách quan: . 12

1.4.2. Yếu tố chủ quan: . 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. . 19

2.1. Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên . 19

2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên. 19

2.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 22

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN

LỰC HƯNG YÊN . 28

2.4.1.Tổng mức đầu tư. . 28

2.4.2. Phân loại dự án đầu tư. 28

2.4.3. Phân tích đánh giá. 31

2.4.4. Hiệu quả công tác đầu tư XDCB của Công ty. 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN . 41

3.1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG

YÊN . 41

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 41

3.1.2 Nhu cầu về điện của tỉnh Hưng Yên đến năm 2015. 46

pdf84 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng tại công ty điện lực Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Dưới 20 tỷ đồng 3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. Dưới 15 tỷ đồng 4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Dưới 7 tỷ đồng 31 2.4.3. Phân tích đánh giá. 2.4.3.1. Về nguồn vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB của Công ty Điện lực Hưng Yên chủ yếu từ các nguồn cơ bản sau: - Vốn trong nước: bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn khấu hao cơ bản, vốn huy động của khách hàng. - Vốn nước ngoài: vốn vay của các tổ chức tín dụng như ODA, FDI, WB, ADB, SIDA, Đối với nguồn vốn trong nước của công ty cũng chủ yếu từ hai nguồn cơ bản là nguồn là nguồn vốn khấu hao và nguồn vốn vay tín dụng. Bản chất của nguồn vốn khấu hao là vốn hình thành từ việc thực hiện khấu hao trên giá trị tài sản để tái sản xuất các tài sản cố định. Trước đây công ty trích khấu hao hàng năm và nộp toàn bộ cho Nhà nước, sau đó hàng năm Nhà nước sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách. Bây giờ KHCB trích được để lại Công ty 100% và Công ty chủ động sử dụng theo kế hoạch được duyệt cho đầu tư XDCB và Nhà nước không cấp từ ngân sách nữa. Tuy nhiên trong phần vốn KHCB vẫn còn một bộ phận vốn KHCB do Tổng công ty cấp (Nguồn vốn từ việc trích khấu hao trên giá trị tài sản của Tổng công ty), nguồn vốn này sử dụng cho việc đầu tư những công trình ưu tiên đưa điện tới vùng sâu, vùng xa - Những công trình nếu Công ty tiến hành đầu tư sẽ bị lỗ. Còn nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là vay từ ngân hàng, nguồn vốn này chỉ chiếm một phần nhỏ nằm trong nguồn vốn trong nước bởi vì Công ty chỉ vay ngân hàng khi không tìm được nguồn vốn để đầu tư mà nhu cầu đầu tư thật bức thiết và cấp bách. 2.4.3.2. Về công tác Kế hoạch đầu tư XDCB Kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là một nội dung, vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch đầu tư XDCB là một nội dung cơ bản nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn của Công ty. Công ty xây dựng kế hoạch theo từng năm, nội dung cơ bản kế hoạch đầu tư XDCB gồm hai phần: phần một là phần 32 đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư XDCB năm báo cáo. Nêu rõ mục tiêu, tiến độ, khối lượng và vốn đầu tư đã thực hiện của từng công trình thể hiện bằng biểu thực hiện Kế hoạch vốn đầu tư (phân theo nguồn huy động và cơ cấu vốn); phần hai : kế hoạch vốn đầu tư XDCB của năm sau. Kế hoạch đầu tư XDCB là công cụ quan trọng để Công ty điện lực Hưng Yên chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện sao cho đạt kết quả mong muốn, nâng cao hiệu quả mỗi đồng vốn bỏ ra. Nó không chỉ đưa ra các chỉ tiêu thực hiện trong những giai đoạn tới mà còn xây dựng nên các giải pháp thực hiện chúng với sự hỗ trợ, tham gia góp ý thảo luận của các đơn vị thực hiện kế hoạch nhằm đạt được những thành tích tốt nhất trong khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với Công ty để có kế hoạch chính thức của một dự án đầu tư phải qua các giai đoạn sau: - Cơ sở khảo sát, lập kế hoạch của đơn vị - Bảo vệ kế hoạch với Công ty - Chỉ định tư vấn chuẩn bị các thủ tục đầu tư - Tư vấn đi khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình duyệt - Lập TKKT,TDT trình duyệt. 2.4.3.3. Về công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng (ĐTXD) Chúng ta đều biết rằng, giai đoạn chuẩn bị đầu tư (CBĐT) lập các BCĐT, BCTKT, BCKT là giai đoạn đầu tiên trong trình tự đầu tư xây dựng của một dự án. Giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó xác định được mức độ hiệu quả của một quyết định đầu tư và quyết định đến việc thực hiện giai đoạn tiếp theo. Theo qui định của Công ty, việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Đáp ứng các điều kiện về pháp lý, phù hợp với các qui chế quản lý và các qui định hiện hành. - Đảm bảo phù hợp với qui hoạch và kế hoạch của ngành, các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện. 33 Thực tế cho thấy, đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện tốt thì việc đầu tư đạt hiệu quả rõ rệt, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo thuận lợi, công trình đưa vào khai thác đạt hiệu quả, quyết toán công trình nhanh gọn, dứt điểm. Đối với những dự án có giai đoạn CBĐT thực hiện không tốt, thì việc triển khai thực hiện các giai đoạn tiếp theo sẽ gặp nhiều vướng mắc, việc kết thúc công trình bị kéo dài, thậm chí không quyết toán được. Nhiệm vụ của công tác lập các thủ tục đầu tư xây dựng là một phần thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn CBĐT là lập các BCĐT, BCNCTKT, BCKT, tiếp đó là lập các TKKT, TKKTTC, TDT, DT chi tiết, hồ sơ mời thầu, xét thầu - trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Các thủ tục đầu tư xây dựng trên là khâu chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chuẩn bị đầu tư và có khi cả quá trình thực hiện dự án. 2.4.3.4. Công tác quyết toán và giải ngân vốn Giải ngân vốn là bên cung cấp vốn (Bên A - Ban quản lý dự án của Công ty, Ban quản lý dự án các đơn vị cơ sở) tiếp vốn cho bên thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo các công đoạn tuỳ theo tiến độ của dự án. Còn vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã kí kết và thiết kế dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng qui chuẩn định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán và những qui định hiện hành của Nhà nước có liên quan. Công tác giải ngân và quyết toán vốn đầu tư những khâu có tính quyết định của dự án. Nhiều công trình ở một số nơi trước đây quen thi công, đóng điện là xong trong khi vốn đầu tư chưa được quyết toán (có nghĩa rằng khi các công trình điện xây dựng xong, tiến hành đóng điện đưa công trình và sử dụng, trong khi khâu quyết toán vốn chưa thực hiện, vấn đề đóng điện và thanh quyết toán vốn đầu tư do các đơn vị với chức năng nhiệm vụ khác nhau tiến hành theo thời gian pháp luật qui định), quyết toán để lưu từ năm 1993 - 1994 đến nay chưa quyết toán, gây nợ nần dây dưa, không quyết toán được vốn với Nhà nước. 34 DANH MỤC TIẾN ĐỘ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐTXD TRỌNG ĐIỂM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN TT Danh mục công trình Đơn vị: Tiến độ đề ra Tiến độ thực hiện Chênh lệch Tỷ lệ chậm so với tiến độ đề ra 1 CQT ĐZ 35kV lộ 375E28.7 Ngày 135 217 82 61% 2 CQT ĐZ 972 sau TG trung tâm Kim Động Ngày 210 355 145 69% 3 XT 35kV TBA 110kV Kim Động cấp điện cho các phụ tải trung tâm khu vực phía Bắc huyện Ân Thi Ngày 155 285 130 84% 4 XT 22kV TBA 110kV Khoái Châu cấp điện cho các phụ tải công nghiệp khu vựa phía Đông huyện Văn Giang Ngày 175 245 70 40% 5 CQT các lộ 474, 495 E28.4 huyện Văn Lâm Ngày 65 91 26 40% 6 CQT khu vực Nhân Dục thành phố Hưng Yên Ngày 45 87 42 93% 7 Lắp đặt cầu dao phụ tải để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện Ngày 70 78 8 11% 8 Lắp đặt tụ bù trung thế cho lưới điện 2013 Ngày 90 105 15 17% 9 Xây dựng đường truyền của hệ thống CNTT phục vụ SXKD tại tỉnh HY năm 2012 Ngày 60 96 36 60% 10 ĐZ 22kV cấp điện cho KCN Dệt May Phố Nối II Ngày 75 81 6 8% 11 CQT lưới điện xã Đông Kết - huyện Khoái Châu Ngày 90 132 42 47% 12 CQT lưới điện 10kV lộ 971 TG trung tâm Kim Động Ngày 115 174 59 51% 13 Lắp đặt tụ bù hạ thế cho lưới điện năm 2013 tỉnh Hưng Yên Ngày 85 134 49 58% 14 Đầu tư xây dựng đường truyền số liệu phục vụ SXKD tại tỉnh HY đợt 1 Ngày 90 156 66 73% 15 Đầu tư xây dựng đường truyền số liệu phục vụ SXKD tại tỉnh HY đợt 2 Ngày 115 270 155 135% Bảng tiến độ một số công trình trọng điểm đã thực hiện triển khai đầu tư tại Công ty Điện lực Hưng Yên. Nguồn: Phòng Quản lý Xây dựng 35 Qua bảng tiến độ nêu trên ta có nhận xét sau: Tiến độ các dự án đầu tư xây dựng 100% đều bị chậm (đặc biệt là đối với các dự án xuất tuyến từ các TBA và đường truyền số liệu) với các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan: Công tác giao nhận mặt bằng do vướng mắc trong quá trình thực hiện đền bù. Thời tiết mưa bão, ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án. Nguyên nhân chủ quan: Công tác thanh toán, tạm ứng chưa kịp thời với tiến độ hợp đồng đề ra, nhân lực con người của Nhà thầu không đáp ứng đầy đủ sơ với hồ sơ dự thầu của Nhà thầu đã chào trong đấu thầu. 2.4.4. Hiệu quả công tác đầu tư XDCB của Công ty Đánh giá động đầu tư là việc cần thiết đối với từng đơn vị sản xuất kinh doanh, đó là bước cuối cùng trong công tác đầu tư XDCB để xem xét lần cuối cùng những lợi ích thu được có thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra hay không. Nếu các kết quả của đầu tư hoạt động đầu tư XDCB như: Vốn đầu tư thực hiện, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm, tài sản cố định huy động mới chỉ cho chúng ta xem xét về mặt lượng thì hiệu quả của đầu tư phản ánh mặt chất. Vốn đầu tư thực hiện có thể tăng hàng năm, tạo nên nhiều công trình mới phục vụ cho nhu cầu thị trường nhưng chưa thể khẳng định hoạt động đầu tư đó mang lại hiệu quả nếu như hàng năm lợi nhuận mang lại năm sau không cao hơn năm trước hay các mục tiêu kinh tế xã hội khác không đạt được. Vì thế chỉ hiệu quả là cần thiết trong đánh giá hoạt động đầu tư. Trong đánh giá hiệu quả không chỉ bao gồm số lượng và chất lượng công tác đầu tư XDCB mà cõn xét đến khả năng quản lý vận hành các kết quả đó. Các công trình đầu tư có đảm bảo về mặt kỹ thuật, tiến độ thời gian, cả khi đi vào vận hành phát huy tác dụng tốt mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề nghiên cứu hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư là mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Kết quả đầu tư rất đa dạng nên phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những trường hợp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung, mức độ, phạm vi của các kết quả đó. Để đánh giá hiệu quả phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu mới có thể xem xét toàn diện hoạt động đầu tư. Hiệu quả được thể hiện thông qua hai nhóm chỉ tiêu đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Đối với Công ty điện lực Hưng Yên, là một doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: 36 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Điện thương phẩm Triệu Kwh 3.754 4.164 4.656 5.137 5.921 6.805 Tỷ lệ tăng trưởng % 10,92 11,81 10,33 15,26 15,69 2. Tổng số khách hàng phát triển Khách hàng 10.623 20.408 39.524 59.629 79.179 97.028 2. Doanh thu tiền điện Tỷ đồng 1.746,51 1.935,13 2.138,32 2.358,57 3.301,93 3.841,22 3. Giá bán điện bình quân đ/Kwh 546,67 548,83 551,75 554,67 557,76 560,76 4. Lợi nhuận Tỷ đồng 143,71 155 234,75 298,18 461,54 250 Tốc độ tăng trưởng % 7,86 51,45 27,02 54,79 -45,83 5. Nộp ngân sách Tỷ đồng 207,226 231,668 250,494 315,719 357,322 360 6. Thu nhập bình quân/người 1.000 đ 1.123,6 1.325,59 1.560,02 1.643,54 1.732,51 1.821,7 7. Vốn đầu tư XDCB Tỷ đồng 142,915 246,456 260,932 584,665 744,421 868,466 Lợi nhuận/Vốn ĐTXDCB (4/7) 1,005 0,63 0,90 0,51 0,62 0,29 9. Nộp NS/Vốn ĐT XDCB (5/7) 1,45 0,94 0,96 0,54 0,48 0,42 10. Số việc làm tăng thêm Người 236 205 123 162 304 2.2.4.1. Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển Hai chỉ tiêu tổng hợp trước hết phải kể đến trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB là chỉ tiêu điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển. Điện thương phẩm là lượng điện bán cho các hộ tiêu dùng điện, 37 Tổng số khách hàng phát triển là số lượng các đơn vị đã kí hợp đồng mua điện tăng thêm của Công ty tính đến thời điểm nào đó. Qua số liệu ta thấy cùng với sự gia tăng về đầu tư XDCB, sản lượng điện Công ty bán ra và số khách hàng tiêu dùng điện trong thời gian qua cũng tăng lên hàng năm. Như vậy tỷ lệ tăng bình quân của điện thương phẩm trên 10% mỗi năm, đây là một chỉ tiêu khá cao, nhất là trong những năm gần đây tỷ lệ tăng lên tới 15 - 16%. Đạt được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư XDCB để xây dựng nên những công trình, hạng mục công trình điện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của các khách hàng tiêu dùng đang ngày một tăng lên. 2.2.4.2. Doanh thu và lợi nhuận Cùng với chỉ tiêu điện thương phẩm, có hai chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB là doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh và có quan hệ gián tiếp tới hiệu quả kinh tế hoạt động đầu tư XDCB. Để tăng lợi nhuận thì doanh thu phải tăng và giảm chi phí. Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng, đó là cơ sở để tăng thu nhập cho người lao động đồng thời còn là nguồn để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng đánh giá hiệu quả trên cho thấy doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Công ty có xu hướng tăng. Chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm mới chỉ cho chúng ta thấy qui mô lãi thu được mà chưa cho biết trong một đồng vốn đầu tư XDCB bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư XDCB sẽ cho chúng ta trả lời câu hỏi trên. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư XDCB càng cao chứng tỏ hoạt động đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Trong những năm qua tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư XDCB còn thấp, năm cao nhất chỉ tiêu này cũng chỉ đạt 1,005 (năm 2007), năm thấp nhất là 0,29 năm 2012. Thông qua chỉ tiêu này có thể cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB ở Công ty là chưa cao. Song cũng cần xem xét tới các nguyên nhân của hạn chế đó. Trong những năm qua, vốn đầu tư XDCB tăng, nhưng nguồn vốn này lại chủ yếu dùng để cải tạo, nâng cấp hiện đại hoá nguồn và lưới điện nên khả năng tăng công suất điện không cao dẫn tới doanh thu bán điện tăng không nhiều như sự gia tăng vốn đầu tư. Thêm vào đó các khoản chi phí như thuế, nộp Ngân sách hàng năm lớn làm lợi nhuận giảm. 38 2.2.4.3. Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong mọi ngành đều có trách nhiệm bảo toàn, phát triển nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước trông chờ rất nhiều vào các doanh nghiệp, ngược lại ngân sách Nhà nước lại là nguồn vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư XDCB. Các dự án lớn quan trọng, có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội thường là vốn từ ngân sách. Do vậy đóng góp vào ngân sách của các đơn vị kinh tế Nhà nước nói chung không chỉ đơn thuần là quan hệ kinh tế mà còn đóng góp cho xã hội hay mang lại hiệu quả kinh tế xã hội Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu sử dụng vốn, thuế tài nguyên, nộp tiền điện. Cùng với việc gia tăng vốn đầu tư XDCB thì chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên ở Công ty điện lực Hưng Yên. Tuy nhiên, trong công tác đầu tư còn gặp một số khó khăn sau dẫn tới tiến độ đầu tư bị chậm như sau: 1. Tồn tại trong công tác giao đất thực hiện dự án. • a. Thủ tục xin giao đất rất nhiêu khê, còn nhiều bất cập. Qua trình bày các bước xin giao đất thực hiện dự án xây dựng tại hình 1, ta thấy rằng chủ đầu tư để thực hiện dự án phải trải qua rất nhiều khâu trong việc xin giao đất, liên quan đến nhiều ban ngành chức năng liên quan, từ phường, quận, thành phố, Trung tâm đo đạc bản đồ, Sở quy hoạch kiến trúc, Sở tài nguyên môi trường. • b. Thời gian đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài. Nguyên nhân. Thiếu sự phối hợp xử lý của các cấp chính quyền thành phố. Các sở ban ngành thành phố, và các quận huyện, phường xã chưa có sự gắn kết, phối hợp với nhau trong công tác xin giao đất để tạo thuận lợi cho chủ đầu tư. Mỗi cơ quan chính quyền chỉ giải quyết một khâu duy nhất trong tiến trình xin giao đất thực hiện dự án. Trong khi đó, UBND Thành phố cần sự tổng hợp của các cơ quan khác nhau về khu đất xin giao. Và đó là lý do chủ đầu tư phải liên hệ với rất nhiều các cơ quan nhà nước của thành phố trong tiến trình xin giao đất. Tồn tại trong thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. 2. Công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán. Theo quy định nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực thì phải thuê tư vấn thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán khi thực hiện dự án xây 39 dựng. 2.1. Những tồn tại trong công tác đấu thầu. Đấu thầu là hình thức cạnh tranh giữa các đơn vị dự thầu về giá cả, năng lực, kinh nghiệm. Thông qua đấu thầu sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, và thông qua đấu thầu đơn vị nào có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm sẽ được chọn để thực hiện dự án. Tất cả các công tác đấu thầu, đều được Ban Quản Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện theo đúng quy trình, quy định của nhà nước, tuy nhiên, có những hạng mục phải tiến hành đấu thầu nhiều lần, làm mất rất nhiều thời gian và một phần làm chậm trễ tiến trình thực hiện dự án. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các yếu tố cả chủ quan và khách quan. 2.2. Công tác chuẩn bị đấu thầu chưa tốt: Thời gian chuẩn bị, thực hiện đấu thầu còn kéo dài do công tác chuẩn bị không tốt, thiếu sót trong hồ sơ thiết kế và dự toán dẫn đến sai lệch trong khối lượng mời thầu và phải tiến hành chỉnh sửa nhiều lần Có nhiều yếu tố khác liên quan đến công tác phục vụ cho đấu thầu như chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế và tổng dự toán. Một số trường hợp đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế và lập dự toán quá thấp gây khó khăn cho công tác xét duyệt kết quả trúng thầu, dẫn đến phải chào giá lại, điều chỉnh dự toán lại làm kéo dài thời gian. Ngoài ra, công tác đào tạo về đấu thầu còn bất cập. Do quy chế đấu thầu chỉ là một công cụ để mọi người tuân thủ theo, vấn đề còn lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực và phẩm chất của người thực hiện và phê duyệt kết quả chọn thầu. Ban Quản Lý Công ty Điện lực Hưng Yên gặp rất nhiều khó khăn và từ chối khi nhận sự gửi gắm các nhà thầu từ chính những cán bộ thụ lý, phê duyệt của các cán bộ quản lý nhà nước. 2.3. Công tác xin giấy phép xây dựng, san lắp mặt bằng. Theo tính chất đặc thù riêng các dự án đầu tư xây dựng lưới điện trên địa bàn tỉnh, chủ đầu tư được phép thực hiện đầu tư xây dựng công trình ngay khi có quyết định phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật và phải tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, để đảm bảo các hạng mục công việc được thực hiện đồng bộ cũng như tuân thủ các quy định chung trên địa bàn xây dựng, Ban Quản Lý Công ty Điện lực Hưng Yên làm các thủ tục thỏa thuận với các ban ngành liên quan: cơ quan quản lý đường sông, Sở Tài Nguyên Môi Trường, công ty cấp nước, điện, điện thoại, và gửi văn bản thông báo đến các cơ quan quản lý chính quyền địa phương đề nghị hỗ trợ trong công tác quản lý trước khi khởi công xây dựng công trình. Về mặt nào đó, đây cũng là một dạng hình thức thủ tục để xin phép và khởi công công trình. 40 2.4. Cơ quan cấp vốn không chuẩn bị đủ vốn để thanh toán. Như phần trên đã trình bày, tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn Hưng Yên hiện nay đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Ban Quản Lý Công ty Điện lực Hưng Yên chỉ thay mặt cơ quan quản lý nhà nước quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất. Mặc dù tất cả công tác phân bổ, cấp phát nguồn vốn đều có kế hoạch và được cấp thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên cơ quan quản lý vốn thường xuyên chậm trễ và không cấp đủ theo kế hoạch đề ra. 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 3.1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Ngày 18 tháng 7 năm 2007 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI). 3.1.1.1. Mục tiêu: - Về dự báo phụ tải: Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. Riêng khu vực tỉnh Hưng Yên, dự báo tăng trưởng bình quân GDP đạt mức trên 13,7%/năm, dự báo nhu cầu điện tăng ở mức 20%(phương án cơ sở) đến 30% (phương án cao). - Về phát triển nguồn điện: + Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên. Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 42 + Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước. + Phát triển nguồn điện mới phải tính toán với các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới. + Phát triển các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy định, Bộ Công nghiệp xác định tỷ lệ hợp lý các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BOO. + Các dự án nguồn điện theo danh mục tại Phụ lục IA - phương án cơ sở và Phụ lục IB - phương án cao kèm theo Quyết định này. - Về phát triển lưới điện: + Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định. + Các dự án lưới điện theo danh mục tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này. 3.1.1.2. Về điện nông thôn, miền núi, hải đảo: a) Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện. b) Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và có các văn bản hướng dẫn, thực hiện. c)Mở rộng thị trường kinh doanh bán lẻ điện, tiếp nhận bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn. 43 3.1.1.3. Về nguồn vốn đầu tư: Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định. 3.1.1.4. Về cơ chế tài chính: a) Các Nhà đầu tư trong nước có đủ năng lực được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư cho các công trình nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả. b) Tiếp tục thực hiện TT08/2010/TT-BTC, ngày 24/02/2010 của Bộ Tài chính về giá bán điện. c) Tính toán giá mua - bán điện theo hướng thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nguồn điện. 3.1.1.5. Về đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực: a) Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. b) Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần với những doanh nghiệp có vai trò đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện. c) Việc tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành chặt chẽ và có bước đi thích hợp. Như vậy mục tiêu phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong Quy hoạch điện VI rất rõ ràng. Nhà nước sở hữu và nắm giữ những vị trí then chốt trong dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng để Nhà nước thực hiện việc định hướng và điều tiết vĩ mô về điện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời phát huy những nguồn lực và tiềm năng sẵn có, thực hiện mở rộng đa dạng hoá các thàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272711_3535_1951744.pdf
Tài liệu liên quan