Luận văn Các giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Nam Định

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ. ix

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG

VỐN CỦA HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.3

1.1 Tổng quan về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .3

1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại.3

1.1.2 Chức năng của NHTM.3

1.1.3. Vai trò của NHTM .5

1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .8

1.1.4.1. Nhận tiền gửi.8

1.1.4.2. Hoạt động tài trợ của ngân hàng .8

1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .11

1.2.1. Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM .12

1.2.1.1. Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng .12

1.2.1.2. Nguồn huy động.13

1.2.2. Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM .22

1.2.3. Nguyên tắc và mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM .24

1.2.3.1. Nguyên tắc huy động vốn .24

1.2.3.2. Mục tiêu trong công tác huy động vốn .24

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương

mại.27

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng .27

1.3.1.1. Chu kỳ phát trỉển kinh tế.27

pdf115 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian thanh toán, ngoài ra Ngân hàng còn đưa ra các hình thức huy động vốn thông qua các hình thức hấp dẫn như tiền gửi tiết kiệm ở một nơi có thể rút ở nhiều nơi, thực hiện thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ tiền gửi... Để thực hiện tốt vấn đề này, ngành Ngân hàng phải tiếp tục trang bị những công nghệ hiện đại, nhất là khâu thanh toán. Mặt khác Ngân hàng cần nghiên cứu 33 để đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp. Từ đó tạo cho khâu thanh toán luân chuyển vốn nhanh và thuận tiện cho công tác kiểm soát. 1.3.2.5. Hoạt động Marketing Ngân hàng Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho Ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó Ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù hợp. Đồng thời các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó để có các biện pháp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm giành ưu thế về mình. 1.3.2.6. Mức độ thâm niên và uy tín của Ngân hàng Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh riêng của mình trong lòng thị trường. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Một Ngân hàng có một bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên sẽ tạo ra hình ảnh tốt về Ngân hàng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó lôi kéo được khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình. Kết luận Chương 1 Chương 1 đã hệ thống hoá các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn dân cư của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rằng việc phát triển huy động vốn dân cư là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn dân cư của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để phát triển huy động vốn dân cư tại BIDV Nam Định. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ DÂN CƯ TẠI BIDV NAM ĐỊNH 2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng BIDV Việt Nam & BIDV Nam Định 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng BIDV Việt Nam Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Ðầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) a. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. - Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng. - Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. - Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước 35 như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành b. Mạng lưới - Mạng lưới ngân hàng: Cùng với NH Nông nghiệp, BIDV là một trong 2 ngân hàng đã phủ sóng mạng lưới trên cả 63 tỉnh/thành phố của cả nước, là ngân hàng đứng thứ 3/42 NHTM về số lượng mạng lưới, với 629 điểm mạng lưới (114 chi nhánh/sở giao dịch, 373 phòng giao dịch và 142 quỹ tiết kiệm), 1.295 ATM và 5.768 POS. - Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) trong cả nước - Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ) 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Định 2.1.2.1. Khái quát chung Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Nam Định (BIDV-CN.Nam Định) cùng với các ngân hàng BIDV miền bắc khác cũng được thành lập ngày 26/04/1957 Trụ sở giao dịch chính tại số 92C đường Hùng Vương - phường Vị Xuyên – Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn BIDV-Nam Định BIDV Nam Định tính đến 31/12/2012 là 143 người, trong đó trình độ cán bộ tốt nghiệp Đại học và tương đương Đại học chiếm tỷ lệ 80%, cán bộ tuổi đời dưới 35 chiếm 70% cán bộ công nhân viên. BIDV-Nam Định đã trải qua nhiều lần tách nhập và chuyển giao: Năm 1965 Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành BIDV-Nam Định Nam Hà. 36 Năm 1976 Nam Hà hợp nhất với Ninh Bình thành BIDV-Nam Định Hà Nam Ninh. Năm 1992 chia tách Hà Nam Ninh thành BIDV-Nam Định Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1995 chuyển giao nghiệp vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi về Bộ Tài chính ( Cục đầu tư phát triển). Năm 1997 chia tách Nam Hà thành BIDV-Nam Định Nam Định và Hà Nam. BIDV Nam Định luôn thực hiện phương châm: an toàn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất, hoạt động theo đúng chỉ đạo của BIDV Việt Nam. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong quá trình hình thành và phát triển, BIDV Nam Định đặc biệt chú trọng công tác huy động vốn và cho vay phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, ngân hàng còn tích cực tham gia các chương trình, đề án, nhất là các chương trình đề án trọng tâm của tỉnh như: chương trình phát triển nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển kinh tế biển; chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Với cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, sự đóng góp của BIDV Nam Định đã được ghi nhận và trao tặng nhiều bằng khen của ngành Ngân hàng và của UBND tỉnh Nam Định, đóng góp không nhỏ vào danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" của BIDV Việt Nam. a. Chức năng và nhiệm vụ: Khi mới ra đời, Ngân hàng có nhiệm vụ: Quản lý và cấp phát vốn Ngân sách nhà nước cấp vào công tác kiến thiết cơ bản và số vốn tự có dùng vào công tác kiến thiết cơ bản; theo dõi thực hiện sử dụng vốn và hoạt động tài vụ tính giá thành công trình. Đến nay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Định có nhiệm vụ: 37 Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các TCTD, tổ chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng. Làm đại lý, Ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. b. Lĩnh vực hoạt động cơ bản: À Huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn, không kì hạn của tất cả các tổ chức, dân cư trong tỉnh bằng VND và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo qui định của Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN. ÀNghiệp vụ cho vay: Cho vay ngắn, trung – dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng. Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá trị khác theo qui định của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam ÀThực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho tất cả khách hàng trong và ngoài nước. ÀThực hiện các nghiệp vụ về tư vấn, đại lý và các nghiệp vụ uỷ thác do Nhà nước và Ngân hàng nhà nước giao. 38 Sơ đồ bộ máy tổ chức: Giám Đốc Phòng QHKH cá nhân Phó Giám Đốc (phụ trách khối quan hệ KH) Phó Giám Đốc (phụ trách khối các đơn vị trực thuộc) Phó Giám Đốc (phụ trách khối tác nghiệp) 90 Khối QLRR -Phòng QLRR Khối QLNB - Phòng TCHC - Phòng KHTH + ĐT - Phòng TCKT Phòng QHKH 1 Phòng QHKH 2 Các phòng giao dịch Các quỹ tiết kiệm Phòng GDKH 1 Phòng GDKH 2 Phòng QTTD Phòng TTQT Phòng QL&D VKQ 39 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương thức, mục tiêu của BIDV, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, BIDV Nam Định đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Định trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động như sau: 2.1.3.1. Huy động vốn Công tác nguồn vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu để đẩy mạnh, tăng trưởng nguồn vốn huy động góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ được giao, đáp ứng nguồn vốn cho các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. BIDV-Nam Định đã đẩy mạnh triển khai các chương trình huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà, chứng chỉ tiền gửi đa dạng về kỳ hạn với các mức lãi suất linh hoạt theo sát diễn biến thị trường, tuân thủ đúng quy định của NHNN và BIDV Trung ương đồng thời đảm bảo được lợi ích hài hoà giữa ngân hàng và khách hàng, làm tốt chính sách khách hàng. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-2012 tại BIDV Nam Định Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư % Nguồn vốn huy động 2.469 2.490 2.474 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 2.049 83% 1.992 80% 2.127 86% - Trung và dài hạn 420 17% 498 20% 347 14% Theo nhóm khách hàng - ĐCTC 420 17% 450 18% 491 20% - TCKT 666 27% 622 25% 593 24% - Cá nhân 1.383 56% 1.418 57% 1.390 56% Theo loại tiền - Nội tệ 2.000 81% 2.116 85% 2.142 86% - Ngoại tệ 469 19% 374 15% 332 14% Nguồn: Ngân hàng BIDV – Nam Định 40 Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn năm 2010-2012 Nguồn: Ngân hàng BIDV – Nam Định Nhìn chung hoạt động huy động vốn của BIDV-Nam Định đều tăng trưởng qua các năm, và đa số đều đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, năm 2012 tổng vốn huy động có sự sụt giảm nhẹ do trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện thêm ngân hàng Vietcombank là một đối thủ cạnh tranh lớn với những hình thức khuyến mãi nhân dịp khai trương đa dạng nên đã thu hút một phần khách hàng của BIDV. Nguồn vốn bằng ngoại tệ giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, trong khi đó nguồn vốn bằng VND qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Xác định nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức kinh tế có chi phí thấp hơn so với từ dân cư, góp phần giảm lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian qua, BIDV Nam Định đã đẩy mạnh việc tiếp cận và thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo theo cơ chế thoả thuận đối với các tổ chức. Do vậy, đã thu hút được các đơn vị, tổ chức kinh tế là các ĐCTC có tiềm năng về nguồn tiền gửi như: Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư gửi vốn. Từ đó góp phần ổn định thị phần huy động của BIDV Nam Định trên địa bàn. 41 Biểu 2.2: Thị phần huy động vốn năm 2012 Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định Qua số liệu thống kê cho thấy thị phần huy động vốn của BIDV-Nam Định chiếm 14% tổng vốn huy động của cả Tỉnh, con số này là khá cao, có thể thấy một phần là do ngân hàng hoạt động lâu năm trên thị trường, có được một lượng khách hàng trung thành nhất định. Tuy nhiên dịch vụ huy động vốn của ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế sau: - Hình thức huy động vốn theo khách hàng còn một số bất cập như: mới chỉ chú trọng tới đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, mà một lượng lớn dân cư là người lao động còn chưa được quan tâm, chưa có chương trình khuyến khích người lao động khi gửi tiết kiệm như: tăng mức lãi suất dành cho tiết kiệm cá nhân, - Hình thức huy động vốn theo sản phẩm chưa linh hoạt đối với các giấy tờ có giá, vẫn chỉ tập trung vào sản phẩm tiết kiệm, với giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác không phải của ngân hàng BIDV thì các thủ tục còn phức tạp, mức lãi suất thấp. - Đa phần các điểm giao dịch đều tập trung ở khu vực thành thị, chưa mở rộng mạng lưới vươn xa đến các tầng lớp dân cư ở địa bàn huyện, điều này đã làm mất đi thị phần huy động vốn từ nông thôn của BIDV-Nam Định. 2.1.3.2. Tín dụng Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu. Đối với BIDV nói chung và BIDV Nam Định nói 42 riêng cũng không nằm ngoài điểm chung đó. BIDV Nam Định xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, BIDV Nam Định luôn bám sát các chủ trương, định hướng của BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Nam Định có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Biểu 2.3: Tăng trưởng tín dụng các năm 2010-2012 Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV – Nam Định BIDV Nam Định thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiềm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tích cựu chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn. Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều tăng, trong khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung dài hạn giảm dần trong 3 năm qua. 43 Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư % Cơ cấu tín dụng 2.236 2.263 2.222 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.006 45% 1.062 47% 1.118 51% - Trung, dài hạn 1.230 55% 1.201 53% 1.104 49% Theo nhóm KH - Doanh nghiệp 1.967 88% 1.901 84% 1.822 82% - Cá nhân 269 12% 362 16% 400 18% Theo loại tiền - Nội tệ 1.833 82% 1.946 86% 1.902 85% - Ngoại tệ 403 18% 317 14% 320 15% Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV – Nam Định BIDV Nam Định luôn có sự quan tâm đến chất lượng tín dụng, từng bước lành mạnh hoá công tác tín dụng nhằm phát triển an toàn, hiệu quả. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ tuân thủ luật pháp, đảm bảo theo đúng quy chế, quy trình của ngành. Từ đó, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu các năm của BIDV Nam Định luôn đảm bảo dưới mức tối đa theo kế hoạch giao của BIDV và thấp hơn so với mức bình quân chung của địa bàn và toàn hệ thống BIDV. Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu 3.36% 3,35% 0,1% Tỷ lệ nợ quá hạn 1,33% 0,11% 0,16% Tỷ lệ nợ nhóm 2 28,2% 17,2% 16,1% Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV – Nam Định Thị phần tín dụng của BIDV Nam Định trên địa bàn những năm qua thường giữ ở mức khoảng 12% đến 13%. Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, tổng dư nợ cho vay của BIDV Nam Định luôn đứng vị trí thứ 3 sau Agribank, Vietinbank. 44 Biểu 2.4: Thị phần tín dụng năm 2012 Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Nam Định 2.1.3.3 Dịch vụ thanh toán BIDV-Nam Định cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Cụ thể như sau: 2.1.3.3.1 Thanh toán trong nước Năm 2010 thu phí dịch vụ thanh toán trong nước của BIDV-Nam Định đạt 3,45 tỷ đồng, chiếm 41,9% tổng thu dịch vụ ròng. Năm 2011 phí 7,36 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 113,4% so với năm 2010. Năm 2012 thu phí 10,03 tỷ đồng, tăng trưởng 36,2% so với năm 2011, chiếm 43% tổng thu phí dịch vụ ròng. Đây là sản phẩm phổ biến và truyền thống không chỉ của riêng hệ thống BIDV mà còn của nhiều ngân hàng khác. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của khách hàng từ nơi này đến nơi khác, từ tài khoản này sang tài khoản khác nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, mục đích tiêu dùng của cá nhân, Do tính truyền thống nên BIDV-Nam Định đã đầu tư, mở rộng mạng lưới thanh toán không chỉ với các chi nhánh trong hệ thống BIDV mà còn với cả các ngân hàng khác, thực hiện các hình thức thanh toán điện tử như: thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ thanh toán của BIDV Nam Định đã được cải thiện rõ rệt, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, độ an toàn cao, nguồn thu phí từ dịch vụ này cũng vì vậy mà tăng lên rõ rệt, đóng góp 45 một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu phí dịch vụ ròng. 2.1.3.3.2 Thanh toán quốc tế Năm 2010 do khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất nhập khẩu cũng có sự sụt giảm nhẹ, doanh số xuất nhập khẩu đạt 65,91 triệu USD, thu phí 2.540 triệu đồng. Đến năm 2011, kinh tế dần phục hồi trở lại nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng, đạt 96,7 triệu USD, thu phí 5.036 triệu đồng, chiếm 24% tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng. Năm 2012, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của BIDV-Nam Định đạt 66,7 triệu USD, thu phí thanh toán quốc tế là 5.109 triệu đồng, chiếm 21,9% tổng thu dịch vụ ròng Để phát triển dịch vụ này, trong toàn hệ thống BIDV nói chung đều có một phòng “Thanh toán quốc tế” riêng thuộc khối tác nghiệp, điều đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này trong ngân hàng. Trong giai đoạn 2010-2012 hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV-Nam Định đã đạt được những thành tựu nhất định: Trong thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu là hình thức mở L/C, với mức phí hợp lý thu từ khách hàng là 0,02%/1 tháng tính trên giá trị L/C. Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, cân đối giữa thu chi, cũng như cân đối trong cơ cấu ngoại tệ để đòi hỏi ngân hàng phải có một chính sách hoạch định đúng đắn. 2.1.3.4 Những dịch vụ khác 2.1.3.4.1 Dịch vụ thẻ Bảng 2.4: Kết quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM giai đoạn 2010-2012 tại BIDV Nam Định ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng thẻ đã phát hành 14.500 20.743 24.190 Số lượng POS 5 10 15 Số lượng ATM 4 8 11 Thu phí thẻ (triệu đồng) 426 478 536 (Nguồn: Ngân hàng BIDV – Nam Định) 46 Với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại, đời sống người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng các loại thẻ điện tử cũng tăng cao. Hiện nay ngân hàng đã gia tăng thêm các cây ATM, POS để khách hàng thuận tiện hơn trong các giao dịch thẻ mọi lúc, mọi nơi. Trong năm 2011, BIDV tiếp tục nghiên cứu phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ ghi nợ nội địa với việc chính thức triển khai thanh toán thẻ nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước (BIDV-VnTopup). Hiện tại BIDV Nam Định cung cấp cho khách hàng các loại thẻ ATM là: Etrans , Hamorny, Moving, thẻ liên kết sinh viên Về thẻ tín dụng thì hiện tại BIDV đã kết nối thành công với tổ chức thẻ Visa cho phép chấp nhận thẻ Visa tại hệ thống ATM của BIDV, kết nối các giao dịch trên ATM qua hệ thống chuyển mạch thẻ banknetvn giữa các ngân hàng, tăng khả năng sử dụng thẻ cho khách hàng tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác. Nền tảng khách hàng của BIDV trong dịch vụ thẻ chủ yếu mở tài khoản chi trả lương cho các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính Nhà nước chứ chưa hướng tới đối tượng khách hàng muốn sử dụng thẻ vì mục đích cá nhân, vì tiện ích thanh toán của dịch vụ thẻ. 2.1.3.4.2 Dịch vụ chi trả lương Hoạt động này cũng góp phần giúp cho BIDV Nam Định mở rộng được đối tượng khách hàng, qua đó cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới để tăng các khoản thu nhập từ phí. Hiện nay, BIDV Nam Định đã thực hiện việc chi trả lương cho khoảng 20.000 CBCNV, hoạt động này đã giúp tháo gỡ được khó khăn của cả doanh nghiệp cũng như BIDV-Nam Định, đồng thời góp phần làm tăng số lượng tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng, tăng thị phần hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên tâm lý người dân Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng vẫn chưa thoát ra được thói quen sử dụng tiền mặt và các doanh nghiệp vẫn chưa muốn công khai về thu nhập thực của nhân viên trong doanh nghiệp mình, điều đó đã gây khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ thanh toán lương tự động. 47 2.1.3.4.3 Dịch vụ bảo lãnh Các hình thức bảo lãnh thông thường mà BIDV Nam Định cung cấp cho khách hàng là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, 2.1.3.4.4 Dịch vụ kiều hối và Western Union BIDV Nam Định là ngân hàng đầu tiên trong Tỉnh phối hợp với Quỹ tín dụng nhân dân mở đại lý chi trả kiều hối, như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (WU) được triển khai từ năm 2008. 2.1.3.4.5 Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử BIDV Nam Định đã triển khai nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại như: BSMS, BIDV-Smart@ccount, BIDV-VnTopup, Home banking, - BSMS là dịch vụ nhắn tin số dư tài khoản đến điện thoại di động, tính đến năm 2012 thì thu ròng từ dịch vụ này đã đạt 327 trđ, chiếm 1,4% trong tổng thu dịch vụ ròng của BIDV-Nam Định. - BIDV-Smart@ccount: là gói dịch vụ mới về tiền gửi của BIDV, chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, kinh doanh đa mặt hàng, có hệ thống phân phối rộng. Gói dịch vụ cung cấp tài khoản tiền gửi cho khách hàng với ba tiện ích: dịch vụ thu hộ, quản lý vốn tự động và lãi suất phân tầng theo số dư. Cơ sở hạ tầng đầu tư chậm và thiếu đồng bộ, chất lượng dịch vụ viễn thông còn thấp, an ninh mạng kém đã ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại như Home banking, internet banking,của BIDV-Nam Định. Ngoài ra BIDV-Nam Định chưa đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền về các dịch vụ tiện ích đi kèm sản phẩm, chưa thiết lập được các kênh thu thập và xử lý thông tin, chưa sử dụng phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), chưa có trung tâm tư vấn điện thoại (Call center) dẫn tới việc nghiên cứu thị phần, xác định nhu cầu, giải đáp thắc mắc của khách hàng chưa được tốt. 48 2.2.Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại BIDV Nam Định 2.2.1. Điều tra phân tích đặc tính khách hàng dân cư 2.2.1.1. Phương pháp điều tra Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp quan sát, phỏng vấn khách hàng dân cư. Ý kiến của khách hàng về các sản phẩm huy động vốn được thu thập thông qua các hoạt động điều tra trực tiếp từ xã hội, cụ thể đây là khách hàng dân cư bất kỳ có thể đang sử dụng tiền gửi tại BIDV Nam Định hoặc không. Phiếu điều tra chính thức được xây dựng qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, lập phiếu điều tra khảo sát và gửi phiếu điều tra khảo sát tới khách hàng, tiếp theo đó tập hợp ý kiến của từng khách hàng, sau đó tổng hợp kết quả và tính mức độ (%) và nhận xét, đánh giá để có cái nhìn rõ nét về khách hàng dân cư và các đặc tính của họ đồng thời nhận dạng khách hàng của BIDV Nam Định. Mẫu phiếu điều tra được trình bày tại Phụ lục 1. 2.2.1.2. Chọn mẫu điều tra Việc điều tra được tiến hành với lựa chọn ngẫu nhiên với những khách hàng đang quan hệ và sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại các điểm giao dịch của BIDV Nam Định và những khách hàng bất kỳ bằng phương pháp chặn phỏng vấn. 2.2.1.4. Kết quả điều tra Tổng số phiếu được sử dụng trong điều tra là 320 phiếu. Sau khi thực hiện việc điều tra, tổng số phiếu đáp ứng đủ các yếu tố là 314 phiếu. Trong đó:khách hàng của BIDV Nam Định là 133 phiếu, khách hàng bất kỳ là 181 phiếu. Kết quả điều tra chi tiết tại Phụ lục 2. Qua kết quả điều tra có thể rút ra một số phân tích như sau: - Khách hàng là nữ giới gửi tiết kiệm nhiều hơn nam giới dù là ở mức thu nhập, nghề nghiệp hay địa phương nào. Điều này có thể lý giải do nam giới ưa đầu tư mạo hiểm để tìm kiếm cơ hội sinh lời cho đồng vốn cao hơn nên ít lựa chọn hình thức tiết kiệm. - Có 13 người dưới 25 tuổi và có thu nhập dưới 4 triệu đồng/1 tháng nhưng có 6 người không lựa chọn hình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273528_7716_1951411.pdf
Tài liệu liên quan