CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH viii
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm tự nhiên 3
2.1.1. Vị trí địa lý 3
2.1.2. Đặc điểm sông ngòi 3
2.1.3. Đặc điểm khí hậu 4
2.1.4. Đặc điểm đất đai 4
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
2.2.1. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất nông nghiệp 5
2.2.2. Hiện trạng dân số và lao động 5
2.2.3. Sản xuất nông nghiệp 2004 6
2.2.3.1. Trồng trọt 6
2.2.3.2. Chăn nuôi 9
2.2.3.3. Thủy sản 10
2.2.3.4. Kinh tế hợp tác 11
2.3. Kỹ thuật trồng một số loại cây 12
2.3.1. Rau 12
2.3.2. Lúa 13
2.4. Kỹ thuật chăn nuôi bò 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Vật liệu 17
3.2. Phương pháp 17
3.2.1. Phương pháp điều tra 17
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 18
3.3. Phân tích thống kê 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Đặc điểm nông hộ 19
4.2. Diện tích đất đai và tài sản nông hộ 23
4.3. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp 25
4.4. Kỹ thuật canh tác của các mô hình 26
4.4.1. Lúa 26
4.4.2. Màu 29
4.4.3. Chăn nuôi bò 31
4.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 324.5.1. Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng theo từng mô hình
canh tác
32
4.5.2. Hiệu quả kinh tế trong một năm sản xuất của nông hộ 34
4.6. Yếu tố quyết định thành công của mô hình và khả năng vay
vốn của nông hộ
39
4.6.1. Yếu tố quyết định thành công của mô hình 39
4.6.2. Tình hình vay vốn của nông hộ 40
4.7. Chi tiêu gia đình 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
5.1. Kết luận 43
5.2. Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ CHƯƠNG pc-1
Phụ chương 1 pc-1
Phụ chương 2 Phiếu phỏng vấn nông hộ pc-3
84 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các mô hình trồng trọt và chăn nuôi trong mùa lũ năm 2004 tại huyện Chợ Mới, An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm trong sản xuất của chính đồng ruộng của họ. Tuy nhiên, trình độ học
vấn của nông hộ còn rất thấp. Vì vậy, nhiều nông dân sẽ rất bảo thủ, khó chấp
nhận kỹ thuật mới và sợ rủi ro.
Hình 3: Tỉ lệ (%) hộ có kinh nghiệm sản xuất của các mô hình canh tác tại
Chợ Mới, An Giang
33,4
27,8
33,5
5,6
62,5
31,3
6,3
0
93,4
0
6,6
0
90
3,36,7
0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
T ỉ l ệ (%
) h
ộ
Lúa Màu Bò Bò - Bắp
≤10 năm
11-20 năm
21-30 năm
>30 năm
Mô hình
Bảng 5 cho thấy số nhân khẩu trung bình trên một nông hộ là 4,89
người ở mô hình lúa, 4,13 người ở mô hình màu, 4,20 người ở mô hình chăn
nuôi bò, 5,34 người ở mô hình bò - bắp. Qua 4 mô hình trên ta thấy, số người
trên nông hộ ở mức trung bình, điều này sẽ không tạo áp lực về nhân khẩu.
Số nam giới chiếm 55,2%, nữ giới chiếm 44,8% ở mô hình lúa; ở mô hình
màu số nữ giới bằng với số nam giới; ở mô hình chăn nuôi bò, số nam giới
chiếm 52,4%, số nữ giới chiếm 47,6%; ở mô hình bò - bắp, số nữ giới chiếm
53,1%, số nam giới chiếm 46,9%. Tỉ lệ nam nữ trên nông hộ chênh lệch nhau
không nhiều.
Số lao động trung bình của nông hộ là 2,67 người ở mô hình lúa, 2,19
người ở mô hình màu, 2,73 người ở mô hình bò, 4,70 người ở mô hình bò -
bắp. Số lao động trung bình ở mô hình bò - bắp cao nhất, so với số nhân khẩu
trung bình của nông hộ thì nguồn lực lao động của nông hộ ở mô hình bò -
bắp dồi dào. Còn số lao động ở các mô hình còn lại thì ở mức trung bình.
Bảng 5: Số nhân khẩu và số lao động trung bình trong nông hộ của các mô
hình canh tác tại huyện Chợ Mới, An Giang
Số nhân khẩu và lao động Lúa Màu Bò Bò - Bắp
Số nhân khẩu (người) 4,89 4,13 4,20 5,34
Nam (%) 55,2 50,0 52,4 53,1
Nữ (%) 44,8 50,0 47,6 46,9
Số lao động (người) 2,67 2,19 2,73 4,70
Độ tuổi trung bình của các thành viên trong gia đình là 26,29 tuổi ở
mô hình lúa, 23,54 tuổi ở mô hình màu, 24,08 tuổi ở mô hình chăn nuôi bò,
25,57 tuổi ở mô hình bò bắp. Số người có độ tuổi từ 16 - 55 tuổi chiếm 68,1%
ở mô hình lúa, 62% ở mô hình màu, 64,6% ở mô hình chăn nuôi bò, 67,5% ở
mô hình bò - bắp, từ đây cho thấy lao động trong nông hộ tương đối dồi dào,
đây là độ tuổi có sức mạnh và rất năng động là nguồn lực lớn cho sản xuất
nông nghiệp của nông hộ (Bảng 6).
Bảng 6: Tỉ lệ (%) thành viên trong nông hộ ở các độ tuổi khác nhau của các
mô hình tại Chợ Mới, An Giang
Đơn vị tính:%
Tuổi Lúa Màu Bò Bò - Bắp
≤15 26,1 34 33,3 27,3
16-25 36,2 28 27,1 34,1
26-35 14,5 20 14,6 14,4
36-45 8,7 8 12,5 12,9
46-55 8,7 6 10,4 6,1
>55 5,8 4 2,1 5,3
Độ tuổi trung bình 26,29 23,54 24,08 25,57
Độ lệch chuẩn 16,21 16,15 14,76 15,13
4.2. Diện tích đất đai và tài sản nông hộ
Hầu hết những hộ có đất nhiều là những hộ trồng lúa, rau, một số
nông dân có đất vườn trồng cây ăn trái, tuy nhiên số lượng này ít.
Mô hình lúa: Diện tích trung bình của nông hộ là 1,41 ha. Trong
những hộ điều tra không có hộ nào có diện tích dưới 0,5 ha, diện tích từ 1,1
ha đến 1,5 ha chiếm tỉ lệ lớn nhất 38,9% số hộ, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là 11,1%
số hộ có diện tích đất 1,5 - 2 ha. Số hộ có diện tích trên 2,0 ha chiếm 22,2%
số hộ. Trong đó, diện tích phần lớn là để trồng lúa, còn phần nhỏ khác là diện
tích nhà ở hay có những hộ có đất vườn nhưng diện tích này không lớn, hộ có
diện tích đất vườn lớn nhất là 4000 m2 (Bảng 7).
Mô hình rau màu: Diện tích đất trung bình của nông hộ là 0,41 ha.
Tổng diện tích đất của những hộ này không quá 1 ha. Do có diện tích nhỏ nên
họ chỉ canh tác rau màu. Số hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm tỉ lệ lớn
nhất 68,8%, có 31,2% số hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha (Bảng 7).
Mô hình chăn nuôi bò: Theo Bảng 7 thì diện tích trung bình của nông
hộ là 0,31 ha, vì là những hộ chăn nuôi nên diện tích của nông hộ không
nhiều, diện tích để xây chuồng trại chỉ là phần nhỏ, có thể xây sát nhà tiện
chăm sóc, quản lý.
Mô hình bò - bắp: Diện tích trung bình của nông hộ là 0,75 ha, phần
lớn diện tích của nông hộ là trồng bắp. Nuôi bò là để tận dụng nguồn phụ
phẩm và tăng thu nhập của nông hộ. Diện tích nông hộ dưới 0,5 ha chiếm
30% số hộ, diện tích từ 0,5 - 1 ha chiếm 50% số hộ, 13,4% số hộ có diện tích
từ 1 - 1,5 ha, có 3,3% số hộ có diện tích từ 1,5 - 2,0 ha, chỉ có 3,3% số hộ có
diện tích trên 2 ha (Bảng 7).
Bảng 7: Tỉ lệ hộ (%) có tổng diện tích đất theo các mô hình tại Chợ Mới, An
Giang
Đơn vị tính: %
Diện tích (ha) Lúa Màu Bò Bò - Bắp
< 0,5 0 68,8 73,3 30,0
0,5-1 27,8 31,2 13,3 50,0
1-1,5 38,9 0 6,7 13,4
1,5-2,0 11,1 0 6,7 3,3
> 2 22,2 0 0 3,3
Tổng số hộ 18 16 15 30
Trung bình 1,41 0,41 0,31 0,75
Độ lệch chuẩn 0,77 0,26 0,45 0,72
Bảng 8 cho thấy hầu hết nông hộ đều có phương tiện sản xuất cần
thiết như bình xịt. Trong sản xuất lúa và màu 100% nông hộ đều có bình xịt.
Phương tiện như máy cày, xới, máy suốt chỉ có 11,1% nông hộ có, vì đây là
những phương tiện sản xuất đắt tiền, hầu hết nông hộ đều thuê làm đất. Ngoài
ra, còn có các phương tiện phục vụ cho đời sống nông hộ như: trên 50% số
hộ có xe honda, xe đạp, ti vi, và một số nông hộ có các phương tiện khác như
video, radio. Như vậy, đời sống của nông dân đã khá hơn góp phần giúp họ
có khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kỹ
thuật, các thông tin giá cả, thị trường để phục vụ cho sản xuất.
Bảng 8: Tỉ lệ (%) số hộ có phương tiện sản xuất theo các mô hình canh tác
tại Chợ Mới, An Giang
Đơn vị tính: %
Loại tài sản Lúa Màu Bò
Máy cày, xới 11,1 0 0
Máy suốt 11,1 0 0
Bình xịt 100 100 53,3
Sân phơi 27,8 0 6,7
Kho trữ lúa 16,7 0 6,7
Xuồng 44,4 6,3 6,7
Máy bơm nước 33,3 81,3 13,3
TV 88,9 81,3 66,7
Radio 44,4 50 33,3
Đầu video 44,4 56,3 33,3
Xe honda 83,3 50 53,3
Xe đạp 88,9 100 66,7
Tổng số hộ 18 16 15
4.3. Nguồn thông tin cho sản xuất nông nghiệp
Có 100% số hộ có thu nhận thông tin cho sản xuất nông nghiệp ở mô
hình lúa, màu, chăn nuôi bò và 93,3% ở mô hình bò - bắp. Điều này cho thấy
người dân đã chú ý rất nhiều đến các thông tin có liên quan đến sản xuất của
mình. Những người thu nhận thông tin thường là chủ hộ và việc tiếp nhận
thông tin cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Người nông dân thu nhận
thông tin chủ yếu từ những người nông dân khác như 61,1% ở mô hình lúa,
62,5% ở mô hình màu, 66,7% ở mô hình bò, 46,7% ở mô hình bò - bắp. Hầu
hết những người nông dân chỉ thu nhận thông tin từ những nông dân khác hay
người thân, khả năng thu nhận thông tin của họ còn hạn hẹp. Bên cạnh đó,
người nông dân còn thu nhận thông tin từ bà con, ti vi, radio, các dịch vụ
buôn bán vật tư nông nghiệp, nhưng tỉ lệ số hộ thu nhận thông tin từ kỹ thuật
viên không nhiều, 27,8% ở mô hình lúa, chiếm tỉ lệ rất ít 3,8% ở mô hình
màu, 26,7% ở mô hình bò, 20% ở mô hình bò - bắp, chủ yếu người dân dựa
vào kinh nghiệm bản thân, do đó cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp
dụng những kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh
tác. Ở những nông hộ chăn nuôi bò, do phần lớn mang tính tự phát nên họ
không là thành viên của hợp tác xã, không được hưởng những quyền lợi từ
hợp tác xã. Những hợp tác xã ở đây sẽ cung cấp các thông tin về kỹ thuật
nuôi, các thông tin giá cả, thậm chí hợp tác xã có cả nhân viên thú y chăm sóc
sức khỏe bò cho những xã viên (Bảng 9).
Bảng 9: Tỉ lệ (%) nông hộ nhận các nguồn thông tin cho sản xuất nông
nghiệp theo các mô hình canh tác tại Chợ Mới, An Giang
Đơn vị tính: %
Nguồn thông tin Lúa Màu Bò Bò - Bắp
Không có thu nhận nguồn thông tin 0 0 0 6,7
Có thu nhận thông tin 100 100 100 93,3
Từ những nông dân khác 61,1 62,5 66,7 46,7
Bà con thân nhân 33,3 62,5 40,0 53,3
TV 72,2 25 33,3 46,7
Radio 16,7 0 13,3 23,3
Báo/tạp chí 11,1 0 0 10,0
Tổ chức chính phủ/kỹ thuật viên 27,8 3,8 26,7 20,0
Dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp 22,2 31,3 0 3,3
Người nghiên cứu, thí nghiệm và điều tra 0 6,3 0 3,3
Hợp tác xã 11,1 6,3 0 0
Lãnh đạo địa phương 22,2 6,3 0 16,7
Các nguồn khác 5,6 18,8 6,7 0
Tổng số hộ 18 16 15 30
4.4. Kỹ thuật canh tác của các mô hình
4.4.1. Lúa
Sau khi đê bao, Chợ Mới đã tiến hành tăng vụ. Vụ 3 (vụ Thu Đông)
nông dân thường xuống giống vào khoảng tháng 6dl hoặc tháng 7dl, có hộ
xuống giống vào tháng 8dl (Bảng 11). Theo kết quả điều tra ở Bảng 10, về cơ
cấu giống, vụ 3 nông dân sử dụng nhiều giống lúa khác nhau. Tất cả các hộ
đều sử dụng những giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày, trong
đó có hộ sử dụng 2 giống lúa khác nhau trong 1 vụ. Giống 1490 được nông
dân sử dụng nhiều nhất chiếm 38,89% số hộ, kế đó là giống Jasmine chiếm
27,28%, còn các giống CS2000, 2519, 2514, 2517, Tài nguyên, 50404 chỉ
chiếm tỉ lệ ít.
Bảng 10: Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các giống lúa khác nhau ở mô hình lúa
(vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang
Loại giống Số hộ Tỉ lệ (%)
Jasmine 5 27,28
Tài nguyên 1 5,56
1490 7 38,89
2519 1 5,56
2514 2 11,11
2517 1 5,56
50404 2 11,11
CS2000 1 5,56
Tổng số 18
Theo Bảng 11, có 61,11% số hộ sạ giống bằng phương pháp sạ hàng
với mật độ gieo sạ là 12 - 17 kg/1000m2, 38,89% số hộ vẫn sử dụng phương
pháp sạ tay với mật độ gieo sạ là 20 - 25 kg/1000m2. Các công đoạn chuẩn bị
đất như cày, xới, trục, trang bằng đất đều được làm bằng cơ giới, chỉ có tu
sửa bờ ruộng được làm bằng tay. Thời gian cấy dặm thường trung bình là
18,42 ngày sau khi gieo sạ. Công tác tưới tiêu, nông dân đều mướn và được
tính trên mỗi công sau cuối vụ.
Bảng 11: Các hoạt động trong canh tác ở mô hình lúa (vụ 3) tại Chợ Mới, An
Giang
Hoạt động Số hộ
(%)
Phương
pháp áp
dụng
Số lượng Thời gian
Cày 55,56 Máy 18,90 NTKS
Xới 100 Máy 15,56 NTKS
Trang bằng 77,78 Máy 9,83 NTKS
Tu sửa bờ ruộng 100 Tay 5,19 NTKS
Cấy dặm 66,67 Tay 18,42 NSKS
Gieo sạ (tháng dl) 6 - 8
Sạ tay 38,89 Sạ tay 20 - 25 kg/0,1ha
Sạ hàng 61,11 Sạ hàng 12 - 17 kg/0,1ha
Thu hoạch Máy 90 - 120 NSKS
Phơi 100
Ghi chú: NTKS: Ngày trước khi sạ
NSKS: Ngày sau khi sạ
DL: Dương lịch
Các nông hộ sử dụng phân bón rất đa dạng, lượng phân và loại phân
cũng khác nhau tùy vào kinh nghiệm của nông hộ và loại đất nơi nông hộ
canh tác. Trung bình nông dân bón phân 4 lần/vụ, có hộ chỉ bón 3 lần/vụ. Về
loại phân, nông dân sử dụng phổ biến nhất là urê (100% số hộ sử dụng), trung
bình nông dân sử dụng 134,23 kg/ha/vụ. Có 83,33% số hộ sử dụng phân
DAP, trung bình nông dân bón 61,63 kg/ha/vụ. Ngoài ra, nông dân cũng sử
dụng phân hỗn hợp NPK (16 - 16 - 8) với lượng trung bình 108,98 kg/ha/vụ.
Ngày nay, nông dân cũng rất quan tâm đến kali, tất cả các hộ đều sử dụng
phân KCl, trung bình nông dân bón 51,27 kg/ha/vụ (Bảng 12). Qua điều tra
cho thấy, nông dân chỉ sử dụng phân bón hóa học, không có hộ nào sử dụng
phân hữu cơ. Do đó, cần khuyến cáo nông dân sử dụng loại phân hữu cơ, đây
là loại phân có tác dụng lâu dài, hơn nữa Chợ Mới là vùng đê bao khép kín
nông dân canh tác 3 vụ trong năm, cần sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất.
Bảng 12: Tỉ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau ở mô hình lúa
(vụ 3) tại Chợ Mới, An Giang
Phân Lượng (kg/ha) Tỉ lệ hộ (%)
Urê 134,23 100
DAP 61,63 83,33
KCl 51,27 100
NPK (16 - 16 – 8) 108,98 55,56
Đối với công tác bảo vệ thực vật, tùy vào điều kiện tự nhiên của từng
vụ, chế độ canh tác mà tình hình sâu, bệnh khác nhau. Thường ruộng lúa
nông dân bị rầy, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, lem lép hạt... Biện pháp phòng trị
của nông dân bằng hóa học là chủ yếu, thường nông dân sử dụng các loại
thuốc như Actara, Regent, Fuan, Vali, Tilt... Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ
thực vật, nông dân vẫn còn sử dụng những loại thuốc cấm như Thiodan, viên
Mỹ. Tùy tình hình sâu bệnh mà số lần xịt thuốc nhiều hay ít. Tất cả các hộ
điều tra đều sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ, họ cho rằng thuốc hóa học vừa
cho hiệu quả cao lại ít tốn công so với nhổ cỏ bằng tay.
Tùy vào điều kiện từng vụ và nguồn nhân lực nông hộ mà công tác
chăm sóc đồng ruộng khác nhau. Các công tác cắt, suốt, nông dân đều mướn,
nếu có công lao động nhà thì nông dân tự cắt nhưng hầu hết nông hộ do phải
tập trung thời vụ nên không đủ nhân lực, vì vậy họ phải mướn thêm nhân
công. Lúa sau khi hoạch được nông dân phơi khô từ 3 - 4 ngày tùy vào điều
kiện thời tiết, không có hộ nào sử dụng phương pháp sấy. Năng suất trung
bình của nông hộ tương đối cao 6,13 tấn/ha, có hộ đạt 7,6 tấn/ha.
4.4.2. Màu
Về mô hình rau, chúng tôi chỉ chọn điều tra một loại rau là cải bẹ
dúng. Đây là loại rau được canh tác phổ biến trong vụ 3. Nguồn giống nông
dân chủ yếu mua tại địa phương, trung bình nông dân sử dụng lượng giống là
0,18 kg/ha. Loại giống cải bẹ dúng này có thời gian sinh trưởng là 35 ngày
(Bảng 13).
Về kỹ thuật trồng, kích thước liếp trung bình rộng 1,02 m, cao trung
bình 0,33 m, chiều dài của liếp tùy vào diện tích của nông hộ. Hầu hết các
nông hộ đều dùng nước tưới từ sông, hộ nào có phương tiện thì dùng máy
bơm tưới nước, hộ không có phương tiện thì dùng thùng tưới. Mỗi ngày nông
dân đều phải tưới nước, có hộ tưới mỗi ngày một lần, cũng có hộ tưới 2 lần/
ngày, có hộ 2 ngày mới tưới 1 lần. Nông dân thường sử dụng vôi hoặc tro để
xử lý đất trước khi gieo trồng. Có hộ sử dụng thuốc để xử lý đất (Bảng 13).
Bảng 13: Kỹ thuật canh tác của mô hình màu tại Chợ Mới, An Giang
Kỹ thuật Cách xử lý
Tên rau Cải bẹ dúng
Thời gian sinh trưởng (ngày) 35
Lượng giống (kg/ha) 0,18
Kích thước liếp trồng (m)
- Rộng 1,02
- Cao 0,33
Xử lý đất Vôi, tro, thuốc
Tưới nước (lần/ngày) 1
Thời điểm bón phân (ngày) 10,15,20
Thời gian cách ly lần bón phân sau
cùng đến thu hoạch (ngày)
4 - 13
Số lần phun thuốc BVTV 3 - 7
Năng suất (tấn/ha) 24,79
Về phân bón, nông dân sử dụng phân hóa học, loại phân sử dụng chủ
yếu là urê, kế đến phân hỗn hợp là DAP hay NPK (16 - 16 - 8 hay 20 - 20 -
15), rất ít hộ sử dụng phân Kali, không có hộ nào sử dụng super lân. Thời
gian cách ly lần bón phân sau cùng từ 4 đến 13 ngày. Nông dân bón phân cho
rau vào giai đoạn 10, 15 và 20 ngày sau khi trồng.
Về công tác bảo vệ thực vật, nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa
học. Các loại sâu hại thường gặp như sâu xanh da láng, bọ nhảy, sâu keo...
Sâu hại xuất hiện vào giai đoạn 5 đến 10 ngày sau khi trồng. Các bệnh
thường gặp như thối rễ, thối bẹ. Bệnh thối rễ, thối bẹ thường xuất hiện lúc
cây gần thu hoạch, một số hộ dùng thuốc trị, có hộ thì nhổ bán luôn vì không
biết cách trị. Số lần phun thuốc từ 3 đến 7 lần/vụ, có khi nhiều hơn nếu xịt mà
sâu không giảm, thời gian cách ly phun thuốc đến khi thu hoạch là từ 7 đến
10 ngày. Với thời gian sinh trưởng ngắn mà số lần xịt thuốc nhiều như vậy,
có hộ sử dụng cả những loại thuốc hạn chế sử dụng như Lannate thì liệu rau
đó có đủ an toàn cho người sử dụng? Do đó, cần chú ý đến công tác khuyến
nông khuyến cáo nông dân sử dụng những loại thuốc sinh học an toàn cho để
bảo đảm chất lượng rau. Khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc hóa
học, hay có thể triển khai mô hình trồng rau sạch, rau an toàn đến những hộ
nông dân.
Các loại cỏ thường xuất hiện như cỏ cú, cỏ bông, rau sam, rau bợ...
Nông dân phòng trừ bằng cách nhổ bỏ vì diện tích nhỏ, và nông dân chăm sóc
hằng ngày nên dễ phát hiện cỏ mà tiêu diệt, có hộ dùng thuốc hóa học xịt
trước khi gieo trồng. Năng suất trung bình đạt 24,79 tấn/ha/vụ (Bảng 13).
Trồng rau cần công chăm sóc nhiều, nhiều hộ nông dân còn rất bảo thủ, chỉ
sản xuất theo kinh nghiệm bản thân, kỹ thuật còn thấp nên trong công tác
phòng trừ sâu bệnh chưa được hợp lý, sử dụng thuốc không đúng (có hộ nói
dùng phân bón để trị sâu, đây là một cách trị hết sức sai lầm, làm như thế sẽ
làm cho sâu có điều kiện phát triển).
4.4.3. Chăn nuôi bò
Nói chung, kỹ thuật chăn nuôi bò ở đây tương đối đơn giản. Người
dân chọn lựa giống bò thịt để bò có tỉ lệ tăng trọng nhanh phù hợp với yêu
cầu nuôi bò vỗ béo. Trước khi thả bò nuôi, nông dân tiến hành khử trùng
chuồng trại bằng thuốc sát trùng, vôi. Bò được mua về phải được tiêm phòng
để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lỡ mồm long móng, tụ huyết
trùng, phải đảm bảo thời gian tiêm phòng cho bò như tiêm phòng lỡ mồm
long móng chỉ có tác dụng trong 6 tháng, còn bò được nuôi gần một năm, có
hộ vì giá cả thấp có khi để tới 2 năm mới bán.
Thức ăn chính của bò ở đây là cỏ, thân bắp, cần cho bò ăn đủ lượng
thức ăn, đủ lượng nước, chất khoáng để bò tăng trọng nhanh, cũng như cần
tắm chải cho bò. Nuôi bò cần chú ý đến bệnh, cần có biện pháp phòng trị kịp
thời để không ảnh hưởng đến năng suất bò.
4.5. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Các chi phí và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ chỉ
tính dựa trên giá cả tại thời điểm điều tra do ảnh hưởng bởi giá cả thị trường.
Hơn nữa, các chi phí trong sản xuất của nông hộ không tính chi tiền lãi ngân
hàng, mà tiền lãi được tính ở Bảng 20.
4.5.1. Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng theo từng mô hình canh tác
Kết quả điều tra Bảng 14 cho thấy ở mô hình lúa: Trên mỗi ha đất
canh tác, trong một vụ nông hộ đầu tư cho tiền phân, thuốc, giống là 2,4 triệu
đồng, chí phí tiền thuê lao động cho làm đất, gieo sạ, ... là 2,8 triệu đồng,
công lao động gia đình trên 1 ha đất canh tác được qui ra thành tiền là 0,5
triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí đầu tư cho lúa là 5,7 triệu đồng/ha. Tổng
thu là 13,0 triệu đồng/ha. Vậy trồng 1 vụ lúa vụ 3 trên 1 ha đất bình quân
nông dân thu được lợi nhuận là 7,3 triệu đồng (có tính công lao động gia
đình). Kết quả này cũng phù hợp với tổng kết của Phan Văn Ninh (2004),
trong vùng đê bao khép kín tại xã Kiến Thành, Chợ Mới, mô hình sản xuất
chủ yếu là lúa 3 vụ chiếm tỷ lệ 74%, trong đó diện tích sản xuất bình quân là
1,39 ha/hộ, giống lúa được sử dụng chủ yếu là OM 1490 và OM 2031,
OMCS 2000 đạt hiệu quả kinh tế cao, bình quân lợi nhuận thu được từ 6,0 -
7,0 triệu đồng/ha (năng suất 4 - 5 tấn/ha, giá lúa 1800 - 1900 đồng/kg). Tỉ
suất lợi nhuận trên vốn là 1,40 tức là người nông dân bỏ ra vốn 1 đồng thì thu
lại lợi nhuận 1,40 đồng, chỉ số này sẽ thu hút người nông dân tham gia sản
xuất lúa.
Mô hình màu: Bình quân chi phí cho 1 vụ màu nông dân phải bỏ ra là
8,2 triệu đồng/ha, trong đó nông dân đầu tư cho tiền phân, thuốc, giống là 4,2
triệu đồng/ha, chi phí này cao gần gấp 2 lần so với đầu tư cho lúa, chi phí
thuê lao động là 1,1 triệu đồng/ha, chi phí đầu tư cho công lao động gia đình
(được qui đổi công lao động ra tiền) là 2,9 triệu đồng/ha, chi phí này cao hơn
nhiều so với trồng lúa vì trồng màu người dân phải chăm sóc mỗi ngày, còn
trồng lúa thì chỉ cần chăm sóc vào những giai đoạn nhất định mà không cần
bỏ công chăm sóc từ sáng đến chiều như ở rau. Bình quân tổng thu của nông
dân là 24,2 triệu đồng/ha. Như vậy, bình quân lợi nhuận trên mô hình canh
tác rau là 16,0 triệu đồng/ha. Trồng rau, người dân phải bỏ ra một số vốn lớn
nhưng lại thu nhiều lãi, hơn nữa trồng rau mau thu hồi vốn, có những loại rau
trồng chỉ 25 - 30 ngày, hoặc 30 - 50 ngày. Điều đáng quan tâm ở đây là giá
rau màu lên xuống thất thường, nên có nhiều người lỗ vì thu hoạch đúng lúc
giá rau thấp, thậm chí có khi họ phải bỏ cả sản phẩm vì nếu thu hoạch sẽ lỗ
thêm tiền công, hoặc kéo dài thời gian thu hoạch, điều này ảnh hưởng đến
chất lượng và năng suất rau. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn của trồng rau là 3,02
tức là nông dân phải bỏ ra 1 đồng vốn họ thu lợi nhuận là 3,02 đồng, như vậy
họ sẽ lời gấp ba số vốn mà họ bỏ ra (Bảng 14).
Bảng 14: Hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi trồng của 4 mô hình
canh tác tại Chợ Mới, An Giang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Lúa/ha/vụ Màu/ha/vụ Bò/vụ
Bò - Bắp/
vụ
Tổng chi: 5,7 8,2 20,5 42,9
- Chi phí vật tư 2,4 4,2 17,7 38,0
- Chi phí lao động 2,8 1,1 - 1,1
- Chi phí cơ hội
+ chi phí cho công
lao động gia đình
0,5 2,9 2,8 3,8
Tổng thu 13,0 24,2 24,7 69,5
Lợi nhuận 7,3 16,0 4,2 26,6
Tỉ suất lợi nhuận / vốn 1,40 3,02 0,24 0,68
Mô hình chăn nuôi bò: Chăn nuôi bò đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn
vì chi phí mua con giống cao, nhưng nuôi bò chủ yếu là người dân lấy công
làm lời mà không có thuê lao động. Họ có thể tự cắt cỏ quanh nhà để cho bò
ăn, người nội trợ trong gia đình có thể tận dụng thời gian rãnh rỗi mà chăm
sóc bò. Số con bò trung bình của là 3,2 con/hộ, bình quân chi phí cho tiền
giống và thức ăn (những thức ăn tự kiếm cũng qui ra thành tiền) là 17,7 triệu
đồng, công chăm sóc qui ra tiền là 2,8 triệu đồng. Như vậy, người dân sẽ lời
được 4,2 triệu đồng, nông dân bỏ công ra sẽ thu được thêm một khoảng tiền
là 2,8 triệu đồng. Ngoài ra, nếu người dân có sản xuất cây trồng khác như lúa,
bắp, ... họ sẽ tận dụng các nguồn phụ phẩm cho bò ăn và vì thế sẽ tiết kiệm
được thêm một khoảng tiền thức ăn nữa mà không phải bỏ phí đi nguồn phụ
phẩm đó, như việc kết hợp chăn nuôi bò với trồng bắp, ngoài nguồn thu từ
trái bắp, người dân có thể tận dụng thân bắp cho bò ăn. Tỉ suất lợi nhuận trên
vốn là 0,24, để thu được 0,24 đồng lợi nhuận người dân đã bỏ ra 1 đồng vốn
(Bảng 14). Chăn nuôi bò vỗ béo này, bình quân là 6 tháng sẽ bán nhưng có
khi tới 12 tháng mới bán. Nên nhiều người cho rằng chăn nuôi là để bỏ ống
tiết kiệm, và đây là tiết kiệm có lãi, mà số lãi này thu hút rất nhiều người
(theo Phòng thống kê Chợ Mới thì số lượng bò đang phát triển, thiếu nguồn
thức ăn, người dân phải trồng cả cỏ để cho bò ăn).
Mô hình bò - bắp: Số con bò trung bình là 4,1 con/hộ, trung bình diện
tích trồng màu là 0,39 ha/hộ. Theo Bảng 14 ta thấy tổng chi phí trung bình
cho 1 vụ nuôi của nông hộ là 42,9 triệu đồng, trong đó công gia đình được
qui ra thành tiền là 3,8 triệu đồng. Tổng thu từ mô hình bò - bắp là 69,5 triệu
đồng. Lợi nhuận trung bình cho 1 vụ nuôi của nông hộ là 26,6 triệu đồng. Tỉ
suất lợi nhuận trên vốn là 0,68, nếu nông dân bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu được
0,68 đồng lợi nhuận. Mô hình kết hợp bò - bắp thu lợi nhuận cao hơn mô
hình bò vì nông dân thu thêm một khoảng lợi nhuận từ bắp, mô hình bò - bắp
có lợi hơn mô hình bò đối với những nông hộ vì thiếu thức ăn mà trồng cỏ
nuôi bò. Việc trồng cỏ để nuôi bò sẽ phí phạm nguồn tài nguyên đất, mà cỏ
chỉ sử dụng cho bò ăn, không thu được thêm nguồn sản phẩm như ở bắp.
Theo Dương Ngọc Thành (2004), cây bắp non năng suất bình quân 1 tấn/ha,
nông dân có thể thu lời khoảng 5 triệu đồng/ha. Đặc biệt phụ phẩm như lá, vỏ
bi, thân được bà con sử dụng làm thức ăn nuôi bò.
4.5.2. Hiệu quả kinh tế trong một năm sản xuất của nông hộ
Trong nông hộ ngoài sản suất chính ra, nông dân còn sử dụng ruộng
đất và nguồn lực lao động của nông hộ để sản xuất thêm những mô hình
khác. Ví dụ như ngoài sản suất lúa, nông dân còn sản xuất màu, cây ăn trái
hay chăn nuôi để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống.
Mô hình lúa: Tính trung bình cho một năm trên nông hộ tổng chi phí
cho sản suất nông nghiệp là 35,2 triệu đồng, trong đó chi phí cho sản xuất lúa
là 18,9 triệu đồng, sản xuất màu là 4,6 triệu đồng, chăn nuôi là 8,5 triệu đồng,
cây ăn trái là 3,2 triệu đồng (Bảng 15). Tổng thu nhập bình quân của nông hộ
tính trên một năm là 178,2 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp là
90,6 triệu đồng, chiếm 50,84% tổng thu nhập, thu nhập từ lúa là 49,1 triệu
đồng, từ màu 12,0 triệu đồng, từ chăn nuôi là 11,5 triệu đồng và 18,0 triệu
đồng từ cây ăn trái. Ngoài ra, có một số nông hộ có máy cày hay máy xới
ngoài việc phục vụ sản xuất của gia đình, mỗi năm họ còn thu thêm một
khoản tiền từ việc cho thuê máy là 44,4 triệu đồng, chiếm 24,92% tổng thu
nhập, hay từ các hoạt động phi nông nghiệp chiếm 4,04%, tức 7,2 triệu đồng
và từ các nguồn khác 36,0 triệu đồng chiếm 20,2% (Bảng 15). Như vậy, trung
bình trong một năm mỗi nông hộ thu được nguồn lợi nhuận là 143,0 triệu
đồng, tỉ suất lợi nhuận là 4,06 (Bảng 15). Nguồn lợi nhuận của nông hộ cao
như vậy là do ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, những hộ trồng lúa
còn thu từ những nguồn khác gần 50% thu nhập, đây là nguồn thu lớn góp
phần cải thiện đời sống của nông hộ.
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong một năm của mô hình Lúa vụ 3
tại Chợ Mới, An Giang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chi phí Tổng thu % thu
Nông nghiệp 35,2 90,6 (50,84)
+ Lúa 18,9 49,1
+ Màu 4,6 12,0
+ Chăn nuôi 8,5 11,5
+ Cây ăn trái 3,2 18,0
Phi nông nghiệp 7,2 (4,04)
Làm thuê trong nông nghiệp 44,4 (24,92)
Thu nhập khác 36,0 (20,20)
Tổng 35,2 178,2
Lợi nhuận 143,0
Tỉ suất lợi nhuận 4,06
Số trong ngoặc là phần trăm (%)
Mô hình màu: Theo số liệu bảng 16, tổng chi phí bình quân của một
nông hộ trong một năm là 28,6 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp, chi phí
cho sản xuất màu là 12,1 triệu đồng, ngoài ra còn cho sản xuất lúa là 3,0 triệu
đồng, cho chăn nuôi là 11,5 triệu đồng, cho cây ăn trái là 2,0 triệu đồng. Tổng
thu nhập trung bình của nông hộ trong một năm là 102,0 triệu đồng, thu nhập
từ sản xuất nông nghiệp là 86,7 triệu đồng chiếm 85,0% tổng thu nhập, thu
nhập từ phi nông nghiệp là 12,3 triệu đồng chiếm 12,06% tổng thu nhập, thu
nhập từ làm thuê trong nông nghiệp là 3,0 triệu đồng chiếm 2,94% tổng thu
nhập. Như vậy, trung bình một năm nông hộ thu được lợi nhuận là 73,4 triệu
đồng, tỉ suất lợi nhuận là 2,56, tức là 1 đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1190.pdf