Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục các hình.iv

Danh mục các bảng .v

Mục lục.vi

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

4. Phương pháp nghiên cứu.4

5. Một số hạn chế của đề tài.5

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .6

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.6

1.1.1 Những vấn đế lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.6

1.1.1.1. Phân biệt hiệu quả, hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinhtế.6

1.1.1.3 Một số vấn đề trong đo lường hiệu quả kỹ thuật .11

1.1.1.4 Cách tiếp cận tham số để đo lường hiệu quả (hàm sản xuất biên ngẫu nhiên).12

1.1.1.5 Mô hình đánh giá tác động hiệu quả kỹ thuật .14

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .15

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.15

1.2.1.1 Chọn điểm điều tra.15

1.2.1.2 Chọn mẫu điều tra .15

1.2.1.3 Thu thập số liệu.15

1.2.2 Phương pháp phân tích.16

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvii

1.3 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNGSUẤT LÚA .19

1.3.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển .19

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.20

1.3.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên.20

1.3.2.2 Nhóm nhân tố xã hội.21

1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ

THỪA THIÊN HUẾ .23

1.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.23

1.4.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam .25

1.4.3 Tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế .26

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .27

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .27

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.27

2.1.1.1 Vị trí địa lý .27

2.1.1.2 Địa hình.27

2.1.1.3 Thổ nhưỡng .28

2.1.1.4 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn .29

2.1.1.5 Hệ thống sông ngòi .31

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.32

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai.32

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động .33

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng.34

2.1.2.4 Tình hình kinh tế .36

2.1.2.5 Đánh giá chung thuận lợi khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội của địaphương.42

2.1.3 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền.42

2.1.3.1 Tình hình phát triển sản xuất lúa ở địa phương giai đoạn 2005 – 2008 .42

2.1.3.2 Các ứng dụng về giống .43

2.1.3.3 Các ứng dụng về kỹ thuật.43

2.1.3.4 Các dịch vụ hỗ trợ .44

2.1.4 Tình hình sản xuất lúa ở các xã nghiên cứu.44

2.1.4.1 Về diện tích .44

2.1.4.2 Về sản lượng .46

CHƯƠNG 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN

XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .48

3.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA .48

3.1.1 Thông tin chung về các nông hộ được điều tra.48

3.1.2 Tình hình đất đai .49

3.1.3 Tình hình thu nhập bình quân của các hộ điều tra .50

3.2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.52

3.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ trồng lúa được điều tra .52

3.2.2 Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các hộ điều tra.53

3.2.3 Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra .56

3.3 HIỆU QUẢ KỶ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHI HIỆU

QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .57

3.3.1 Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lúa và các yếu tố đầu vào của các hộ

điều tra.57

3.3.2 So sánh mức đầu tư các yếu tố bình quân trong năm của hai xã .62

3.3.3 Hiệu quả kỷ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa .63

3.3.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.63

3.3.3.2 Hiệu quả kỷ thuật sản xuất lúa của các nông hộ điều tra.69

3.3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng phi hiệu quả kỷ thuật sản xuất lúa ở

các hộ điều tra .70

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KỶ THUẬT SẢN XUẤT LÚA.74

Ở ĐỊA PHƯƠNG.74

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.74

4.1.1 Phương hướng phát triển.74

4.1.2 Mục tiêu phát triển sản xuất lúa .74

4.1.2.1 Mục tiêu kinh tế .74

4.1.2.2 Mục tiêu kỹ thuật và bảo vệ môi trường .75

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN

XUẤT LÚA Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.76

4.2.1 Giải pháp về kỹ thuật .76

4.2.2 Giải pháp về đất đai.79

4.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông .80

4.2.4 Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn .80

4.2.5 Các giải pháp về con người.81

4.2.6 Các giải pháp khác .81

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.83

I. KẾT LUẬN.83

II. KIẾN NGHỊ.85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf118 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông hộ được điều tra Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa trên địa bàn huyện chúng tôi đã lựa chọn hai xã đại diện cho hai vùng đặc trưng của huyện. Xã Quảng Thành chọn mẫu gồm 79 xã và xã Quảng Lợi cũng gồm 79 hộ để điều tra. Các hộ được chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tình hình chung của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.1: Thông tin chung về các hộ điều tra STT Đặc điểm ĐVT Quảng Thành Quảng Lợi BQ chung 1 Số hộ Hộ 79 79 79 2 Tuổi chủ hộ năm 44.66 48.43 46,55 3 Số năm đến trường năm 7.06 6.61 6,84 4 Nhân khẩu BQ/hộ Người 5.32 5.67 5,50 5 LĐBQ/hộ Người 3.04 3.15 3.10 6 LĐNNBQ/hộ Người 2,15 2.03 2.03 (Nguồn số liệu điều tra năm 2008) Nhìn chung, tuổi bình quân chủ hộ của toàn vùng là 46,55 tuổi. Đây là độ tuổi vừa có sức khỏe vừa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Với những kiến thức thực tế đã tích luỹ được từ nhiều năm, các chủ hộ đã có nhiều biện pháp kỹ thuật trong việc chăm sóc lúa. So sánh giữa 2 xã cho thấy: độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 2 xã chênh lệch nhau tương đối nhiều (xã Quảng Thành là 44,66 và xã Quảng Lợi là 48,43). Như vậy lao động làm nông nghiệp ở xã Quảng Thành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 có độ tuổi trung bình trẻ hơn so với xã Quảng Lợi và có thể kết luận rằng số năm kinh nghiệm của chủ hộ ở xã Quảng Lợi là nhiều hơn so với xã Quảng Thành. Tuy nhiên điều này cũng chưa khẳng định được liệu độ tuổi bình quân của chủ hộ cao hay số năm kinh nghiệm cao có ảnh hưởng đến năng suất hay không. Chúng ta sẽ xem xét điều này trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và khả năng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất của các hộ. Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy, do vùng Quảng Thành là vùng đồng bằng có điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc học nên số năm đến trường của các chủ hộ ở xã Quảng Thành (bình quân là 7,06 năm) cao hơn so với các hộ ở xã Quảng Lợi (bình quân là 6,61). Đây là một thuận lợi cho việc tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất mà các cơ quan khuyến nông tổ chức. Lực lượng lao động có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Nguồn lao động dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình gieo cấy và thu hoạch. So sánh giữa hai xã cho thấy: Sự khác biệt về các chỉ tiêu như: số nhân khẩu bình quân/hộ; lao động bình quân/hộ và lao động nông nghiệp bình quân/hộ giữa 2 xã là không đáng kể. Do hai xã này phát triển chủ yếu là nông nghiệp nên lao động chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số lao động trong thời gian nông nhàn thì đi làm ngoài tại các khu công nghiệp hoặc phụ hồ,... tuy nhiên, công việc ổn định của họ vẫn là sản xuất nông. 3.1.2 Tình hình đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, đặc biệt là đối với sản xuất lúa. Trong điều kiện canh tác còn lạc hậu như ở nước ta, đặc điểm đất đai là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy quy mô đất đai của các hộ điều tra đại diện cho hai xã Quảng Thành và Quảng Lợi. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 50 Bàng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra STT Tình hình sử dụng đất đai ĐVT Quảng Thành Quảng Lợi Bình quân chung I Tổng diện tích đất sử dụng m2 5314,56 3221,67 4268,12 1 Đất vườn nhà ở m2 847,34 561,5 704,42 2 Đất canh tác BQ/hộ m2 4467,21 2660,17 3563,69 - Đất trồng lúa m2 3261,39 2035,00 2648,20 - Đất trồng cây khác m2 1205,82 625,17 1205,82 IV Giá trị tư liệu sản xuất 1000đ 26450,32 16783,86 21617,09 (Nguồn số liệu điều tra năm 2008) Qua số liệu ở bảng ta thấy rằng tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ở hai xã có sự khác biệt nhau rỏ rệt. So với xã Quảng Lợi, các hộ nông dân ở xã Quảng Thành sở hữu nhiều đất dất nông nghiệp hơn. Do vị trí địa lý ở vùng cát nội đồng, đất đai phù hợp sản xuất cho nông nghiệp ít, chủ yếu là phát triển nuôi trồng thủy sản nên nông dân ở Quảng Lợi sở hữu ít diện tích cho sản xuất nông nghiệp hơn, còn Quảng Thành có vị trí và đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây nông nghiệp ngắn ngày như rau, lúa... do đó diện tích trồng lúa cũng nhiều hơn so với Quảng Lợi, bên cạnh đó Quảng Thành còn có điều kiện để mở rộng diện tích vườn đồi trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, khoai... Quảng Thành có nhiều lợi thế hơn cho việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh sản xuất lúa. Do đó việc đầu tư cho các công cụ máy móc phục vụ cho sản xuất lúa cũng được chú trọng hơn, giá trị tư liệu sản xuất bình quân trên mỗi hộ của xã Quảng Thành cao hơn gần 10 triệu đồng/hộ so với Quảng Lợi. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc sản xuất hiệu quả của các hộ. 3.1.3 Tình hình thu nhập bình quân của các hộ điều tra Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ sẽ phản ánh vai trò của từng ngành kinh tế tại địa phương. Mặt khác, mức thu nhập của nông hộ sẽ ảnh hưởng đến mức đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Bảng 3.3 thể hiện tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 3.3: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra của hai xã năm 2008 Chỉ tiêu Quảng Thành Quảng Lợi BQ chung 1000đ % 1000đ % 1000đ % Tổng thu nhập 36.380 100 26.040 100 29.210 100 1. Trồng trọt 15.620 42,93 12.620 48.46 12.120 41.49 2. Chăn nuôi 7.060 19,41 6.620 25.42 6.840 23.42 3. Thu khác 13.700 37,66 6.810 26.15 10.255 35.11 (Nguồn số liệu điều tra năm 2008) Nhìn vào số thu nhập bình quân của các hộ điều tra hai xã ta thấy, xã Quảng Thành có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập xã Quảng Lợi. Đây là điều tất yếu khi xã Quảng Thành có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội và đất đai thuận lợi hơn rất nhiều so với xã Quảng Lợi. Mức thu nhập càng cao thì quyết định việc đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả cao vì người nông dân có thu nhập cao thì có điều kiện để đầu tư kịp thời và đúng liều lượng, do đó sẽ đáp ứng kịp thời chu kỳ phát triển của cây lúa do đó cho năng suất cao. Về cơ cấu thu nhập, hai xã điều tra có thu nhập chủ yếu từ trồng trọt đóng vai trò chủ yếu, chiếm tỷ lệ rất cao gần 50% so với tổng thu nhập. Nguồn thu nhập từ chăn nuôi của hai xã không đáng kể, thông thường người nông dân sản xuất nông nghiệp thì kèm theo chăn nuôi để tận dụng các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên họ không chú trọng đến việc đầu tư chăn nuôi có hiệu quả do đó thu nhập không đáng kể. Một trong những nguồn thu có cơ cấu lớn đó là các nguồn thu khác, ở đây các nguồn thu chủ yếu có được do người nông dân đi làm ngoài vào những thời điểm nông nhàn hoặc là có thu nhập từ người thân đi làm xa ở các tỉnh thành phố và nước ngoài gửi về. Đặc biệt ở xã Quảng Thành do có ngành dịch vụ phát triển, chủ yếu là dịch vụ nông nghiệp nên một số người dân đã tham gia kinh doanh về lĩnh vực này đã tạo ra một khoản thu nhập đáng kể trong cơ cấu thu nhập của người dân xã Quảng Thành. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 3.2 KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ trồng lúa được điều tra Trước khi đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của các hộ điều tra, chúng ta xem xét và đánh giá qua diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra. Qua bảng 3.4 ta thấy, diện tích gieo trồng trong các mùa vụ không có sự khác nhau, người nông dân đã tận dụng triệt để diện tích ruộng vốn có để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, do tính chất điều kiện thời tiết khác nhau giữa các mùa trong năm nên năng suất lúa trong các mùa vụ khác nhau. Điều kiện khí hậu thời tiết vào vụ Đông Xuân thường mát mẽ hơn nên cây lúa phát triển thuận lợi hơn do đó năng suất cao hơn so với vụ Hè Thu. Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Quảng Thành Quảng Lợi Bình quân chung Vụ Đông Xuân Diện tích Ha 0.33 0.20 0.265 Năng suất tạ/ha 41.07 38,14 39.61 Sản lượng Tạ/hộ 13.55 7.63 10.59 Vụ Hè Thu Diện tích Ha 0.33 0.20 0.265 Năng suất tạ/ha 38.25 34.63 36,44 Sản lượng Tạ/hộ 12.2 6.93 9.77 (Nguồn số liệu điều tra năm 2008) So với xã Quảng Lợi, xã Quảng Thành có diện tích trồng lúa nhiều hơn, mức đầu tư và kinh nghiệm chăm sóc cũng tốt hơn nên năng suất cao hơn, Quảng Thành có năng suất bình quân lúa trong năm là 39,66 tạ/ha và Quảng Lợi là 36,39 tạ/ha. Và sản lượng cũng lớn hơn gần gấp đôi so với xã Quảng Lợi. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân có sự khác biệt này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích phần sau, các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu quả kỹ thuật trồng lúa của các hộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 3.2.2 Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các hộ điều tra Trong điều kiện không còn khả năng mở rộng diện tích trồng lúa bằng cách khai hoang thì thâm canh là biện pháp chủ yếu để nâng cao sản lượng lúa của các nông hộ trên địa bàn huyện. Đối với sản xuất lúa, mức đầu tư các yếu tố vật chất là hết sức cần thiết để đảm bảo nâng cao năng suất và sản lượng. Kết quả điều tra về mức đầu tư và cơ cấu đầu tư sản xuất lúa của các nông hộ ở cả hai xã được thể hiện ở Bảng 3.5 và Bảng 3.6. Bảng 3.5. Tình hình đầu tư sản xuất của các hộ xã Quảng Thành TT Loại chi phí Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Bình quân năm đồng % đồng % đồng % Tổng chi phí 10344.895 100 9481.614 100 9913.255 100 1 Chi phí giống 521.139241 4.76 492.38682 5.19 506.763 5.11 2 Chi phí phân bón 2232.4634 20.28 2097.746 22.12 2165.105 21.84 3 Chi phí thuốc 1351.29219 13.06 1113.971 11.75 1232.632 12.43 4 Chi phí làm đất 1800.000 17.40 1527.5105 16.11 1663.755 16.78 5 Chi phí thuỷ lợi 1080.000 10.44 1080 11.39 1080.000 10.89 6 Chi phí tuốt, vận chuyển 720.000 6.96 650 6.86 685.000 6.91 7 Trích nộp HTX 1260.000 12.18 1260.000 13.29 1260.000 12.71 8 Chi phí thuê lao động 980.000 9.47 960.000 10.12 970.000 9.78 9 Chi phí khác 400.000 3.87 300.000 3.16 350.000 3.53 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) Xét cơ cấu chi phí đầu tư các yếu tố đầu vào ta thấy: Chi phí phân bón là yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất lúa. Giá trị của phân bón chiếm tổng chi phí vật chất - dịch vụ của vụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Đông Xuân và vụ Hè Thu đối với nông dân xã Quảng Thành lần lượt là 20,28% và 22,12%. Hầu hết nông dân ở đây đều sử dụng phân hoá học, ảnh hưởng của phân hoá học lại phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và thời điểm bón phân của các nông hộ. Vì vậy, việc tập huấn kỹ thuật bón phân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân hoá học là rất quan trọng để nâng cao năng suất, giảm chi phí. Tiếp đến là chi phí làm đất chiếm 17,40% cho vụ Đông Xuân và 16,11% đối với vụ Hè Thu. Vụ Đông xuân thường có nhiều nước trên đồng ruộng, vì vậy chi phí làm đất chi vụ Đông xuân thường cao hơn vụ Hè thu. Chi phí thuốc hoá học chiếm tỷ lệ cũng khá cao (13,06% tổng chi phí vụ Đông Xuân và 11,75% tổng chi phí vụ Hè Thu). So với vụ đông xuân, chi phí thuốc hoá học vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè thu không đáng kể. Qua khảo sát thực tế cho thấy, gần đây khí hậu toàn cầu thay đổi, thời tiết vào mùa nào cũng có những mầm bệnh và sâu phá hoại xuất hiện, do đó chi phí thuốc bảo vệ vào hai mùa vụ là tương đương nhau. Ngày nay, do điều kiện kinh tế phát triển, hệ thống nông nghiệp tự động hóa được áp dụng vào đồng ruộng nên đã giảm được chi phí cho lao động thuê rất nhiều, tuy nhiên có những khâu trong quá trình sản xuất, trong những thời kỳ nhất định, các hộ phải thuê thêm lao động bên ngoài để đáp ứng kịp thời mùa vụ sản xuất, đặc biệt là khâu gặt hái, thu gom và chăm sóc làm cỏ... Đối với xã Quảng Lợi cũng vậy, hầu hết mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu. Trong cơ cấu giá trị các yếu tố đầu vào, phân bón chiếm tỷ trọng khá cao (trên 22,83% đối với vụ Đông Xuân và 23,21% đối với vụ Hè Thu). Do đặc điểm tính chất đất đai có pha cát nên rất dễ bị rửa trôi vào mùa mưa, để nâng cao năng suất nông dân ở đây phải đầu tư nhiều phân bón hơn (đặc biệt là đạm) vào mùa mưa. Mặt khác, do hệ thống thuỷ lợi hoạt động kém nên hiệu quả sử dụng các loại phân bón còn thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bảng 3.6: Tình hình sản xuất lúa của các hộ tại xã Quảng Lợi TT Loại chi phí Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Bình quân năm Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (đồng) Cơ cấu (%) Tổng chi phí 9351.871 100 8923.350 100 9137.610 100 1 Chi phí giống 563.5951 6.03 495.3472 5.55 529.471 5.79 2 Chi phí phân bón 2134.771 22.83 2071.306 23.21 2103.038 23.02 3 Chi phí thuốc hoá học 1214.787 12.99 1289.85 14.45 1252.319 13.71 4 Chi phí làm đất 1648.718 17.63 1393.846 15.62 1521.282 16.65 5 Chi phí thuỷ lợi 900.000 9.62 900.000 10.09 900.000 9.85 6 Chi phí tuốt, vận chuyển 690.000 7.38 570.000 6.39 630.000 6.89 7 Trích nộp HTX 1000.000 10.69 1063.000 11.91 1031.500 11.29 8 Chi phí thuê lao động 850.000 8.98 840.000 9.41 845.000 9.25 9 Chi phí khác 350.000 3.74 300.000 3.36 325.000 3.56 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) Làm đất là một trong những khâu hết sức quan trọng quyết định việc nâng cao năng suất cây trồng. Đất đai phải được cày bừa đảm bảo kỹ thuật, phải được chăm sóc và làm vệ sinh kỹ trước khi gieo cấy. Ngày nay, việc làm đất chủ yếu là máy móc, chi phí thuê máy móc tương đối cao do đó chi phí làm đất tăng cao so với các chi phí khác. Chi phí thuê làm đất chiếm tỷ trọng khá lớn trong cả hai vụ (17,63% tổng chi phí vụ Đông Xuân và 16,65% tổng chi phí vụ Hè Thu). Tiếp theo là chi phí thuốc hóa học chiếm 12,99% đối với vụ Đông Xuân và 13,71% đối với vụ Hè Thu. Tình hình sâu bệnh phát triển vào hai mùa tương đương nhau, do đó đầu tư thuốc bảo vệ không có sự khác biệt nhiều giữa hai mùa ở xã Quảng Lợi. Qua kết quả điều tra ở trên đã cho thấy: Đối với cả 2 xã, chi phí phân bón, phí làm đất, giống và phí thuốc hoá học chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vật chất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 sản xuất lúa. Vì vậy, việc điều khiển mức độ sử dụng các yếu tố này một cách tối ưu là biện pháp quan trọng nhất để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. 3.2.3 Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Để có thể đánh giá qua được hiệu quả của việc đầu tư cây lúa của các hộ điều tra chúng ta hãy xem xét các chỉ tiêu sau để có cái đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất lúa. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.7 và Bảng 3.8. Bảng 3.7: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ xã Quảng Thành TT Chỉ tiêu ĐVT Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Bình quân năm 1 Tổng giá trị sản xuất (GO) đồng 18481.5 17210.87 17846.19 2 Chi phí trung gian (IC) đồng 10344.89 9531.61 9938.25 3 Giá trị gia tăng (VA) đồng 8136.61 7679.26 7907.93 4 VA/GO lần 0.44 0.45 0.44 5 VA/IC lần 0.79 0.81 0.80 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) Qua kết quả điều tra cho thấy: Ở xã Quảng Thành, do năng suất lúa của vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu (năng suất vụ Đông xuân là 41,07 tạ/ha và 38,25 tạ/ha đối với vụ Hè Thu) và diện tích giữa 2 vụ là như nhau. Nên, so với vụ Hè Thu, tổng giá trị sản xuất/ha lúa vụ Đông Xuân cao gấp 1,07 lần. Mặc dù gặp thuận lợi bởi đặc điểm thời tiết mát mẻ nhưng giống lúa của vụ Đông Xuân là giống lúa dài ngày, do đó tổng chi phí vụ Đông Xuân cao hơn nhiều, do đó mặc dù năng suất cao nhưng so với chi phí đầu tư thì không mang lại hiệu quả nhiều so với vụ Hè Thu. Một đồng chi phí trung gia (IC) vụ Đông Xuân tạo ra 0,79 đồng giá trị gia tăng (VA) và một đồng chi phí trung gia (IC) vụ Hè Thu tạo ra 0,81 đồng giá trị gia tăng (VA). Vì vậy có thể thấy, hiệu quả sản xuất vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân. Đối với xã Quảng Lợi, mặc dù chi phí cũng khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với xã Quãng Thành vì vậy năng suất thấp hơn xã Quảng Thành. Ta xem xét qua bảng sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 3.8: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ xã Quảng Lợi TT Chỉ tiêu ĐVT Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Bình quân/vụ 1 Tổng giá trị sản xuất (GO) đồng 17163 15584.62 16373.81 2 Chi phí trung gian (IC) đồng 9459.05 8923.68 9191.37 3 Giá trị gia tăng (VA) đồng 7703.95 6660.93 7182.44 4 VA/GO lần 0.4489 0.43 0.44 5 VA/IC lần 0.81 0.75 0.78 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) Qua số liệu Bảng 3.8 ta thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân của xã Quảng Lợi thấp hơn so với 1.09 lần so với xã Quảng Thành. Sản lượng lượng vào mùa vụ Đông Xuân cao hơn hẳn so với vụ Hè Thu (vụ hè thu sản lượng bình quân là 38,14 tạ/ha và 34,63 tạ/ha đối với vụ Đông Xuân. Cũng giống như xã Quảng Thành, do điều kiện thời tiết thuận lợi và cơ cấu giống lúa Đông xuân là giống lúa dài ngày, khác với vụ Hè thu nên cho năng suất khác nhau và cao hơn so với vụ hè thu 1.1 lần. So sánh về chỉ số giá trị tăng thêm, cứ 1 đồng chi phí (IC) tạo ra 0.81 đồng giá trị gia tăng đối với vụ Đông Xuân, trong khi đó đối với vụ Hè Thu, cứ một đồng chi phí (IC) thì tạo ra 0,75 đồng giá trị gia tăng. Qua đó ta cũng thấy được rằng ở xã Quảng Lợi, hiệu quả sản xuất của vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu. 3.3 HIỆU QUẢ KỶ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.3.1 Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lúa và các yếu tố đầu vào của các hộ điều tra Để có một cái nhìn khái quát qua mức độ đầu tư của các hộ ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lúa, tôi đã tiến hành chia năng suất của các hộ thành 3 nhóm khác nhau từ thấp đến cao. Mỗi nhóm sẽ tương ứng với mỗi mức trung bình của các yếu tố đầu vào chính như giống, đạm, lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Đối với xã Quảng Thành: Tỷ lệ các hộ có mức năng suất trung bình chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là vụ Đông xuân, hầu hết các hộ sản xuất đạt mức sản lượng trung bình chiếm trên 50%, bên cạnh đó số hộ đạt mức năng suất thấp giảm nhiều so với vị Hè Thu và số hộ đạt mức năng suất cao tăng lên. Xét về mức đầu tư của các nhóm hộ ta thấy, nhóm hộ có năng suất cao thường có các mức đầu tư nhiều hơn so với nhóm hộ có năng suất thấp và trung bình. Mức đầu tư của các hộ trong vụ Hè thu và vụ Đông xuân chênh lệch không đáng kể. Vào vụ Đông xuân người dân có xu hướng đầu tư hàm lượng phân bón nhiều hơn so với vụ Hè thu là vì thời tiết. Vào vụ Hè thu, thời tiết nóng và nhiệt độ khí hậu cao hơn nên tăng khả năng hấp phụ lượng phân hóa học, do đó người dân thường bón lượng phân vừa đủ. Trong khi đó vụ Đông xuân, do có mưa nên khả năng lượng phân hóa học được bón sẽ bị rửa trôi đi một phần, do đo người ta thường bón vơi hàm lượng nhiều hơn so với vụ Hè thu. Đối với mức đầu tư giữa các nhóm hộ có mức sản xuất trung bình và thấp, hầu như sự chênh lệch của các yếu tố đầu tư là không đáng kể. Điều đó chứng tỏ khả năng sản xuất giữa các hộ thuộc nhóm có năng suất lúa thấp kém hơn so với các hộ bình thường. Nguyên nhân sẽ được xem xét trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Đối với nhóm hộ có năng suất cao thì ta thấy mức đầu tư hầu như cao hơn hẳn so với các nhóm hộ còn lại. Điều này chứng tỏ nhóm hộ này bao gồm các hộ có điều kiện kinh tế và vì thế họ đầu tư chi phí cho sản xuất nhiều hơn. Xét theo khía cạnh kỹ thuật thì mức đầu tư một số loại như đạm, lân, kali nhiều và hợp lý thì sẽ cho năng suất cao. Việc tăng số lượng giống trên một ha chưa hẳn sẽ cho năng suất cao nếu không có mức đầu tư hợp lý và chăm sóc đúng. ở vụ Hè thu, đối với nhóm hộ có năng suất thấp, mặc dù các hộ này gieo số lượng giống nhiều hơn so với nhóm hộ có năng suất trung bình nhưng lại cho kết quả năng suất thấp bởi các yếu tố đầu tư vào không hợp lý, có thể là không đủ nên dẫn đến tình trạng mật độ dày, hàm lượng dinh dưỡng thiếu nên không cho năng suất tối đa theo khả năng sinh học của cây lúa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào xã Quảng Thành Tổ Khoảng cách tổ (tấn/ha) Sô hộ Năng suất trung bình (tấn/ha) Giống (kg/ha) Đạm N (kg/ha) Lân P2O5 (kg/ha) Kali K2O (kg/ha) Chi phí thuốc HH (1000đ/ha) Chi phí thuê đất (1000đ/ha) Chi phí thuỷ lợi (1000đ/ha) Phí trích nộp HTX (1000đ/ha) Công lao động (ngày công/ha) A. Vụ Hè thu 79 3824.67 98.52 111.43 347.51 56.09 1113.99 1527.51 1080.00 1260.00 133.28 I <3500 24 3348.67 98.67 110.79 328.17 55.42 958.79 1521.79 1080.00 1260.00 108.46 II 3500 – 4500 49 3910.27 96.47 110.39 352.33 55.12 1145.02 1530.00 1080.00 1260.00 139.08 III >4500 6 5029.67 114.67 122.50 385.50 66.67 1481.33 1530.00 1080.00 1260.00 185.17 B. Vụ Đông Xuân 79 4107.46 104.23 117.76 378.67 57.95 1351.28 1800.00 1080.00 1260 129.62 I <3500 12 3373.61 104.17 117.33 311.58 53.92 1439.50 1800.00 1080.00 1260 92.92 II 3500 – 4500 56 4106.61 104.18 117.21 385.71 58.20 1344.50 1800.00 1080.00 1260 130.50 III >4500 11 4912.35 104.55 121.00 416.00 61.09 1289.55 1800.00 1080.00 1260 165.18 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) 59 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Đối với xã Quảng Lợi: Cũng tương tự như xã Quảng Thành, xã Quảng Lợi được chia thành ba nhóm hộ có mức sản xuất khác nhau, nhóm có năng suất thấp, nhóm có năng suất trung bình và nhóm có năng suất cao. C ác nhóm có năng suất cao thì mức đầu tư bình quân cũng cao, ngược lại các nhóm có năng suất thấp thì mức đầu tư bình quân các yếu tố đầu vào cũng thấp. So với xã Quảng Thành thì mức năng suất bình lúa của xã Quảng Lợi thấp hơn so với năng suất bình quân xã Quảng Thành (bình quân năng suất xã Quảng Thành là 36,39 tạ/ha, xã Quảng Lợi là 39,66 tạ/ha). Sự khác biệt này là do, xã Quảng Thành có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, đất đai màu mỡ hơn, điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn nên mức đầu tư bình quân nhìn chung qua các mùa vụ của xã Quảng Thành cũng cao hơn Quảng Lợi. Tỷ trọng các hộ thuộc nhóm có năng suất trung bình cao nhất trong các nhóm ở cả hai vụ Đông xuân và Hè thu và thấp nhất vẫn là nhóm hộ có năng suất cao nhất. Đối với nhóm hộ có năng suất thấp thì vụ Hè thu lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với vụ Đông xuân. Điều này cũng được lý giải như trên xã Quãng Thành, bởi điều kiện thời tiết vụ Đông xuân thuận lợi hơn và mức đầu tư các yếu tố đầu vào cũng cao hơn do đó có sự khác biệt này. Ta thấy hầu như các nhóm có năng suất cao thì có mức đầu tư các yếu tố đầu vào như đạm, lân, kali cao. Ngược lại, lượng giống gieo lại có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, các hộ gieo với mật độ vừa phải (95 - 100 kg/ha) lại cho năng suất cao hơn các hộ gieo với mật độ dày (trên 100 kg/ha). Qua điều tra thực tế đã cho thấy: Do gieo với mật độ dày, nên khả năng đẻ nhánh của lúa bị hạn chế, lúa thường dễ bị bệnh đạo ôn do thời tiết nóng ẩm và sâu hại (đặc biệt là vào vụ Hè thu). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào xã Quảng Thành Tổ Khoảng cách (tấn/ha) Sô hộ Năng suất trung bình (tấn/ha) Giống (kg/ha) Đạm N (kg/ha) Lân P2O5 (kg/ha) Kali K2O (kg/ha) Chi phí thuốc HH (1000đ/ha) Chi phí thuê đất (1000đ/ha) Chi phí thuỷ lợi (1000đ/ha) Chi phí thuỷ lợi (1000đ/ha) Công lao động (ngày công/ha) A. Vụ Hè thu 79 3451.06 99.11 108.32 356.29 53.13 1286.19 1393.29 900.00 1062.53 143.65 I <3000 27 2864.19 95.04 104.07 324.63 47.74 1300.63 1350.00 900.00 1000.00 125.11 II 3000 - 4000 33 3357.61 103.52 106.15 360.03 54.45 1234.09 1350.00 900.00 1000.00 138.58 III > 4000 19 4447.37 97.26 118.11 394.79 58.47 1356.16 1530.00 900.00 1260.00 178.79 B. Vụ Đông Xuân 79 3793.43 112.58 112.48 363.28 55.22 1214.16 1648.10 943.29 1062.53 141.54 I <3000 12 2833.42 120.33 107.50 331.92 51.17 1319.42 1600.00 900.00 1000.00 106.58 II 3000 - 4000 39 3583.62 109.97 113.74 351.26 52.95 1195.92 1635.90 932.31 1046.67 138.44 III > 4000 28 4497.11 112.89 112.86 393.46 60.11 1194.46 1685.71 977.14 1111.43 160.86 (Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008) 61 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Năng suất cả hai xã Quảng Thành và Quảng Lợi cũng chịu ảnh hưởng bởi mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào theo xu hướng như nhau. Năng suất trung bình tăng khi các yếu tố đầu vào được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên đối với một số đầu tư như: Chi phí làm đất, chi phí hợp tác xã, chi phí thủy lợi, các chi phí này không ảnh hưởng tới năng suất lúa bởi các chi phí này được đầu tư như nhau giữa các hộ trong mỗi xã, bởi các chi phí này là chi phí chung từ các hợp tác xã trong vùng, còn chi phí làm đất cùng được thuê các đội chuyên thực hiện dịch vụ làm đất cung cấp dịch vụ do đó không có sự khác nhau về chi phí hay cách thức làm đất trong các hộ này. 3.3.2 So sánh mức đầu tư các yếu tố bình quân trong năm của hai xã Để biết đuợc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất lúa của mỗi xã như thế nào, tôi đã sử dụng phương pháp kiểm định T-test để tiến hành kiểm định xem liệu giữa hai xã này có sự khác biệt nhau về đặc điểm gì dẫn đến năng suất bình quân giữa hai xã có sự khác nhau. Kết quả kiểm định ở Bảng 3.11 ta thấy: mức đầu tư các yếu tố đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_ky_thuat_san_xuat_lua_cua_cac_nong_ho_o_huyen_quang_dien_tinh_thu.pdf
Tài liệu liên quan