Luận án Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng thương mại Việt Nam

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt i

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ biểu đồ iii

MỤC LỤC . VI

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .3

3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4

4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.5

6. KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.7

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.8

II. NỘI DUNG.9

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN, HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI

THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG.9

1.1. TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM.9

1.1.1. Thanh khoản ngân hàng .9

1.1.2 Trạng thái thanh khoản .10

pdf180 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm cả ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN), ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP). 63 Bảng3.2: Các ngân hàng thương mại (DMUs) trong mẫu nghiên cứu STT Ngân hàng Ký hiệu STT Ngân hàng Ký hiệu 1 NHTMCP An Bình ABB 18 NHTMCP Quốc Dân NAV 2 NHTMCP Á Châu ACB 19 NHTMCP Bắc Á NSB 3 NHNN&PTNT Agribank AGR 20 NHTMCP Phƣơng Đông OCB 4 NHTMCP Bản Việt BAN 21 NHTMCP Đại Dƣơng OEB 5 NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam BID 22 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB 6 NHTMCP Bảo Việt BVB 23 NHTMCP Sài Gòn SCB 7 NH Công Thƣơng Việt Nam CTG 24 NHTMCP Đông Nam Á SEA 8 NHTMCP Đông Á EAB 25 NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng SGB 9 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EIB 26 NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội SHB 10 NHTMCP Đại Á DAI 27 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín STB 11 NHTMCP Phát Triển TPHCM HDB 28 NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam TCB 12 NHTMCP Kiên Long KLB 29 NHTMCP Tiên Phong TPB 13 NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt LVP 30 NHTMCP Việt Á VAB 14 NHTMCP Quân Đội MBB 31 NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam VCB 15 NHTMCP Phát triển Mê kong MDB 32 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 16 NHTMCP Hàng Hải MSB 33 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng VPB 17 NHTMCP Nam Á NAB 34 NHTMCP Đại Chúng/Ngân hàng Miền Tây(WTB) PVcombank Nguồn: Tổng hợp của tác giả 64 Bảng3.3: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007– 2017 Năm Số ngân hàng Năm Số ngân hàng 2007 33 2013 29 2008 29 2014 32 2009 32 2015 27 2010 33 2016 28 2011 28 2017 31 2012 31 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Ở Việt Nam, có những đặc thù về việc công bố thông tin qua báo cáo tài chính, và một số ngân hàng mới đƣợc thành lập, cũng nhƣ mua bán – sáp nhập trong thời gian nghiên cứu. Nên dữ liệu bảng thu thập từ các ngân hàng thƣơng mại không đƣợc cân bằng. Cụ thể: - Ngày 05/05/2008, ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong (TPBank) đƣợc thành lập. - Ngày 28/3/2008, ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN). Năm 2011, ngân hàng đƣợc chấp thuận đổi tên thành ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (LienVietPostBank). - Ngày 27/7/2010, ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh đổi tiên thành ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank). - Ngày 15/11/2011, NHNN chấp thuận hợp nhất 3 ngân hàng TMCP: ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). - Ngày 28/08/2012, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đƣợc sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). - Ngày 23/05/2013, ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đổi tên và chủ sở hữu thành ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB). Ngày 05/03/2015, NHNN công bố quyết định mua lại VNCB với giá 0 đồng, và chuyển đổi mô hình hoạt động cũng nhƣ thƣơng hiệu là ngân hàng CB. 65 - Ngày 04/10/2013, ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (WesternBank) hợp nhất với công ty Tài chính Dầu Khí Việt Nam (PVFC) thành ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank). - Ngày 23/11/2013, ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đƣợc sáp nhập vào ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank). - Ngày 22/01/2014, ngân hàng TMCP Nam Việt (NAV) đổi tên thành ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) - Ngày 01/10/2015, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (STB) và ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (SouthernBank) ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập toàn hệ thống SouthernBank và STB dƣới sự chứng kiến của NHNN. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chƣơng 3 đã tổng hợp đƣợc các phƣơng pháp sử dụng trong luận án, bao gồm phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng bao dữ liệu DEA; phƣơng pháp hồi quy kiểm duyệt Tobit nhằm phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng D-GMM cho mô hình dữ liệu bảng động nhằm đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Với phƣơng pháp DEA sẽ tiến hành đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật (TE) để làm nền tảng thực hiện mục tiêu nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Phƣơng pháp D-GMM nhằm đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ở khía cạnh mối quan hệ tuyến tính. Các kết quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. 66 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. Mục đích chƣơng 4 là chuyển tải kết quả nghiên cứu cho mô hình và phƣơng pháp ở chƣơng 3. Bên cạnh đó, chƣơng 4 cũng lƣợc khảo về sự phát triển hệ thống ngân hàng, diễn biến và thực trạng quản trị thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nhằm kết nối và đối sánh giữa hoạt động thực tiễn với kết quả nghiên cứu định lƣợng. Trọng tâm của chƣơng 4 vẫn là trình bày các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc với thứ tự nhƣ sau: (i) một là, kết quả đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng qua mô hình hiệu quả DEA kỹ thuật; (ii) hai là, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam; (iii) ba là, phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017. 4.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, hàng loạt những chính sách đổi mới, mà ngày nay đã góp phần to lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nhƣ: chính sách cải cách thuế, tái cải cách giá, cải cách sở hữu nhà nƣớcNhƣng hệ thống NH Việt Nam vẫn là hệ thống 1 cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trò là NHTW vừa đóng vai trò là NHTM. Việc quản trị thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn này khá chặt chẽ, từng doanh nghiệp, hợp tác xã phai xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt gửi các ngân hàng, tiếp đến các ngân hàng sẽ tổng hợp gửi chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc để xét xuyệt. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, bao gồm NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và NH; và cấp NH kinh doanh thuộc lĩnh vực lƣu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ NH. Nhƣng đặc biệt là hoạt động chuyển dịch mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Lúc này, Ngân 67 hàng Nhà nƣớc Việt Nam (SBV) trở thành ngân hàng trung ƣơng có vai trò điều hành chính sách tiền tệ, và hình thành hệ thống ngân hàng cấp hai đáp ứng nhu cầu tài chính – ngân hàng của thị trƣờng nhƣ ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (SOCB – State owned commercial banks), ngân hàng thƣơng mại cổ phần (JSCB – Joint-stock commercial banks), ngân hàng nƣớc ngoài (FB – Foreign banks). Trong thời gian này, 4 NHTMNN lớn đã đƣợc thành lập gồm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1991 đến 2001, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã tiến hành cải cách, sắp xếp, thay thếđể tạo một hệ thống ngân hàng thƣơng mại hiệu quả. Đồng thời, thời gian này, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trở thành mạch máu của cả nền kinh tế, là nơi cung cấp phần lớn nguồn vốn phục vụ nhiều đối tƣợng của nền kinh tế. Lúc này, hoạt động tái cơ cấu tiến hành khá quyết liệt nhằm gia tăng tính hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đến năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật Các tổ chức tín dụng ra đời đã thừa nhận nhiều loại hình sở hữu NH, giúp bộ mặt ngành NH thay đổi lớn với sự bùng nổ về số lƣợng NH. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NH do kinh doanh không hiệu quả nên đã bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động. Viêc quản trị thanh khoản của các ngân hàng cũng từng bƣớc chuyển đổi theo cơ chế thị trƣờng, giai đoạn này NHNN không quản lý thu chi của các ngân hàng mà quản lý định mức tồn quỹ của các NHTM. Các NHTM phải phân bổ định mức tồn quỹ tiền mặt cho các chi nhánh của mình. Cùng với tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống NH nhằm củng cố và phát triển theo hƣớng tăng năng lực quản lý về tài chính đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh nên số lƣợng NH ở Việt Nam đã giảm còn 75 đơn vị vào năm 2005. Giai đoạn năm 2005 – 2006, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hiện tƣợng mở rộng mạng lƣới hoạt động khắp nơi, cùng với sự tăng trƣởng của tiền gởi và tín dụng (trên 30%). Đồng thời, các luật định hạn chế hoạt động của ngân hàng nƣớc ngoài cũng đƣợc dần bãi bỏ, đã giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên đa dạng thành phần bởi sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nƣớc ngoài (FB). Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã và đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. 68 Từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, các NH 100% vốn nƣớc ngoài đã đƣợc phép thành lập tại Việt Nam, tạo thêm một mảng mới cho hệ thống NH tại Việt Nam. Từ năm 2010, do ảnh hƣởng của thị trƣờng thế giới cũng nhƣ hệ quả của quá trình mở rộng quá nhanh trƣớc đây, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ một số vấn đề bất cập. Chất lƣợng tín dụng sụt giảm, thanh khoản của hệ thống bất ổn, nguy cơ gây ra đổ vỡ hệ thống... Vì vậy, đầu năm 2012, hệ thống NHTM bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254). Sau 05 năm triển khai, đề án cơ bản đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra, xử lý cơ bản đƣợc các NHTM yếu kém và giữ đƣợc ổn định chung của toàn hệ thống. Từ năm 2012 đến năm 2015, hệ thống đã giảm đi 6 NHTM cổ phần thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất (Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phƣơng Tây, Đại Á, Phƣơng Nam) và Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã mua lại 3 NHTM cổ phần (VNCB, OceanBank và GPBank). Tuy nhiên, hệ thống vẫn tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại về sở hữu chéo, nợ xấu ở mức cao cũng nhƣ năng lực tài chính của các NHTM vẫn ở mức kém. Chính vì vậy, Đề án Tái cơ cấu NH giai đoạn 2 (2016 - 2020) đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg, với các mục tiêu cụ thể: Tiếp tục cắt giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững và cắt giảm đáng kể số NHTM yếu kém; kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nƣớc đang phát triển là khoảng 5%/năm; đảm bảo 70% số NHTM thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020. Đến nay, sau gần 2 năm, quá trình này đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. NHNN đã phê duyệt phƣơng án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của 3/4 NHTM Nhà nƣớc. Các NHTM cổ phần tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Nợ xấu của toàn hệ thống tiếp tục đƣợc kiểm soát và duy trì ở mức dƣới 3%. Bên cạnh đó, một số mục tiêu cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhƣ yêu cầu tăng vốn để đảm bảo an toàn hoạt động. Theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tới cuối năm 2020 nhu cầu vốn tự có tăng thêm của 3 NH VietinBank, BIDV và Vietcombank dự kiến gấp 1,8 - 2 lần so với thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng quy định của Basel II. Nhƣng các NHTM Nhà nƣớc này chƣa đƣợc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi đó, tăng vốn theo hình thức bán cổ phần bị hạn chế bởi quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà nƣớc. Ở giai đoạn này, đối với công tác quản trị thanh khoản, NHNN đã bãi bỏ việc xét duyệt 69 định mức tồn quỹ tiền mặt mà chuyển sang quản lý bằng dự trữ bắt buộc để quản lý thanh khoản của các NHTM. Tính đến 31/12/2019 có tất cả 92 NH đang hoạt động tại Việt Nam với 4 NHTMNN, 33 NHTMCP, 2 NH liên doanh, 8 NH 100% vốn nƣớc ngoài và 49 chi nhánh NH nƣớc ngoài. Theo tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NH thi đến cuối năm 2019, hệ thống NHTM Việt Nam có hơn 9.200 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nƣớc, một số NH có chi nhánh nƣớc ngoài nhƣ Sacombank, VietinbankTrong đó riêng chi nhánh, phòng giao dịch của Vietinbank và Agribank chiếm trên 1/3 tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống. Bảng 4.1: Bốn nhóm Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đến 31/12/2019 Nhóm Ngân Hàng Số lƣợng Danh sách các ngân hàng NHTM nhà nƣớc 4 Ngân hàng Nông Nghiệp, NH Xây Dựng,NH Dầu Khí Toàn Cầu và NH Đại Dƣơng NHTMCP 29 Đầu Tƣ Phát Triển, Công Thƣơng, Ngoại Thƣơng, Ngân hàng Á Châu, An Bình, Bắc Á, Bảo Việt, Đông Á, Xuất Nhập Khẩu, Phát triển Nhà, Kiên Long, Bƣu Điện Liên Việt, Hàng Hải, Quân Đội, Nam Á, Quốc Dân, Phƣơng Đông, Đại Chúng, Sài Gòn Thƣơng Tín, Sài Gòn Công Thƣơng, TMCP Sài Gòn, Đông Nam Á, Sài gòn Hà Nội, Kỹ Thƣơng, Tiên Phong, Quốc Tế, Việt Nam Thịnh Vƣợng, Bản Việt, Việt Á NH Nƣớc Ngoài 8 Ngân hàng ANZ, Hong Leong, HSBC, Shinhan, Standard Chartered, Public Bank, CIMB, Woori Vietnam. Ngân hàng liên doanh 2 NH Indovina, NH liên doanh Việt - Nga Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả Hiện nay, hệ thống NHTM đang trong giai đoạn tiếp tục cơ cấu lại để đảm bảo an toàn hoạt động và hƣớng tới quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế. Trong đó, những vấn đề cụ thể đƣợc quy định chi tiết trong các văn bản pháp lý riêng. Đặc biệt là quản lý thanh khoản của các NHTM đƣợc quan tâm và các quy định đƣợc cập nhật liên tục. 70 Bảng 4.2: Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam năm 2017 STT TÊN VIẾT TẮT TỔNG VCSH TỔNG TÀI SẢN LNST ROE ROA 2017 (tỷ đồng) So năm 2016 2017 (tỷ đồng) So năm 2016 2017 (tỷ đồng) So năm 2016 2017 2017 1 ABBank 6.119 4,73% 84.503 13,93% 489 100,41% 7,99% 0,58% 2 ACB 16.031 14,00% 284.316 21,67% 2.118 59,84% 13,21% 0,74% 3 Agribank 53.691 9,06% 1.151.948 15,06% 4.060 19,83% 7,56% 0,35% 4 BacABank 6.375 9,77% 91.782 20,86% 602 20,33% 9,44% 0,66% 5 VietcapitalBank 3.344 1,00% 39.901 23,21% 34 1140,74% 1,00% 0,08% 6 BaovietBank 3.498 3,00% 48.462 41,33% 117 25,81% 3,34% 0,24% 7 BIDV 48.843 10,70% 1.202.284 19,47% 6.946 12,09% 14,22% 0,58% 8 Eximbank 14.251 5,97% 149.370 15,97% 823 166,35% 5,78% 0,55% 9 HDBank 14.759 48,44% 189.334 25,98% 1.954 133,71% 13,24% 1,03% 10 KienLongBank 3.552 5,58% 37.327 22,58% 202 66,70% 5,69% 0,54% 11 LienVietPostBank 9.383 12,62% 163.434 15,20% 1.368 28,73% 14,58% 0,84% 12 MB 29.601 11,33% 313.878 22,48% 3.490 21,05% 11,79% 1,11% 13 MSB 13.702 0,92% 112.589 21,99% 125 -13,79% 0,91% 0,11% 14 NamABank 3.667 6,82% 54.440 27,04% 239 628,00% 6,52% 0,44% 15 NCB 3.218 -0,31% 71.842 4,10% 22 102,57% 0,68% 0,03% 16 OCB 6.139 30,19% 84.300 32,10% 817 111,10% 13,31% 0,97% 71 17 PGBank 3.560 1,85% 29.298 18,02% 65 -47,40% 1,83% 0,22% 18 PVCombank 10.131 0,89% 126.537 10,92% 91 127,50% 0,90% 0,07% 19 Sacombank 23.236 4,71% 368.469 10,98% 1.182 1233,45% 5,09% 0,32% 20 SaigonBank 3.417 -2,78% 21.319 11,93% 55 -60,84% 1,61% 0,26% 21 SCB 15.530 0,45% 444.032 22,77% 124 57,83% 0,80% 0,03% 22 Seabank 6.175 5,05% 125.009 20,94% 305 160,68% 4,94% 0,24% 23 SHB 14.691 11,05% 286.010 18,80% 1.539 68,53% 10,48% 0,54% 24 Techcombank 26.931 37,50% 269.392 14,46% 6.446 104,70% 23,94% 2,39% 25 TPBank 6.667 17,52% 124.119 16,75% 964 70,49% 14,46% 0,78% 26 VIB 8.788 0,51% 123.159 17,84% 1.124 100,15% 12,79% 0,91% 27 VietABank 4.116 2,46% 64.434 4,83% 99 -0,63% 2,41% 0,15% 28 VietBank 3.329 8,56% 41.534 13,18% 262 290,90% 7,87% 0,63% 29 VietCombank 52.558 9,16% 1.035.293 31,39% 9.111 32,13% 17,34% 0,88% 30 VietinBank 63.765 5,73% 1.095.061 15,44% 7.459 10,25% 11,70% 0,68% 31 VPBank 29.696 72,88% 277.752 21,41% 6.441 63,68% 21,69% 2,32% TRUNG BÌNH 16.412 11,27% 274.553 19,12% 1.893 155,96% 8,62% 0,62% Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả 72 4.1.1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của hệ thống các NHTM Việt Nam Tính đến cuối năm 2017 tổng vốn chủ sở hữu của 31 Ngân hàng trong mẫu nghiên cứu mà tác giả tập hợp đƣợc dữ liệu là 508.763 tỷ đồng. Trong đó riêng 10 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất là 359.882 tỷ đồng chiếm 70.74% tổng vốn chủ sở hữu của 31 ngân hàng. Trong năm 2017, VPBank tiếp tục là ngân hàng tăng VCSH mạnh nhất (tăng 72.88%, tƣơng đƣơng tăng 12.518 tỷ đồng) thông qua việc phát hành tăng vốn điều lệ, lợi nhuận chƣa phân phối và đặc biệt là quỹ dự trữ (năm 2016 Vpbank cũng là ngân hàng có VCSH tăng mạnh nhất với 28.3%). Các vị trí dẫn đầu trong top 10 có nhiều sự thay đổi, nhất là các vị trí từ thứ 4 trở xuống. Theo đó, VPBank đã vƣơn lên vị trí thứ 5 của MB, trong khi Techcombank thay SCB vƣơn lên vị trí thứ 7, Sacombank lọt top 10 với vị trí thứ 8 sau khi vắng mặt năm 2016 do công bố BCTC muộn. Sự có mặt của Sacombank đẩy Eximbank ra khỏi vị trí top 10 và đẩy SCB xuống vị trí thứ 10, đứng sau ACB. Trong năm 2017 có 6 ngân hàng tăng vốn điều lệ là VPBank, MB, Techcombank, ACB, HDBank và OCB. Trong đó tăng mạnh nhất là VPBank, tăng 71%, từ 9.181 tỷ đồng lên hơn 15.706 tỷ đồng thông qua 3 đợt phát hành. Thứ 2 là Techcombank, tăng 31% từ 8.878 tỷ đồng lên 11.655 tỷ đồng. Hình 4.1: Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả 63.765 53.691 52.558 48.843 29.696 29.601 26.931 23.236 16.031 15.530 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất Năm 2017 Năm 2016 73 4.1.1.2 Thực trạng tổng tài sản của hệ thống các NHTM Việt Nam Tổng tài sản của 31 NHTM tính đến cuối năm 2017 là 8.511.128 tỷ đồng, tăng 19.12% so với cuối năm 2016. Trong đó cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 64% tổng tài sản và tiếp đến là chứng khoán đầu tƣ chiếm tỷ trọng 15%. Số liệu trên cho thấy nghiệp vụ cho vay khách hàng vẫn là nghiệp vụ chính của các NH và trong năm 2017 tiếp tục tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng cho vay khách hàng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trƣởng của chứng khoán đầu tƣ. Điều này phản ánh, các ngân hàng tập trung cho mảng hoạt động nghiệp vụ chính là cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nó cũng cho thấy các ngân hàng tự tin hơn với cho vay ra nền kinh tế trong bối cảnh nợ xấu đang dần đƣợc xử lý và tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng (đạt 6.81% tăng trƣởn GDP năm 2017 vƣợt mục tiêu 6.7% mà Quốc Hội đặt ra). Top 10 Ngân hàng có Tổng tài sản lớn nhất đạt 6.459.034 tỷ đồng chiếm 75.89% tổng tài sản của 31 ngân hàng. Tất cả các NH thống kê đều có TS tăng so với năm 2016. Trong đó tăng mạnh nhất là BaovietBank với hơn 41 % tiếp đó là OCB (32.1%) và thứ 3 là VCB (31.39% , trở thành ngân hàng thứ 4 có tổng tài sản vƣợt 1 triệu tỷ đồng (cùng với BIDV, CTG và Agribank). Hình 4.2: Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả 1.202.284 1.151.948 1.095.061 1.035.293 444.032 368.469 313.878 286.010 284.316 277.752 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất Năm 2017 Năm 2016 74 4.1.1.3 Thực trạng chỉ số ROE và ROA của hệ thống các NHTM Việt Nam Chỉ số ROE (LNST/VCSH) bình quân của 31 ngân hàng là 8.62% đây là một mức khá tốt của ngành. Trong đó dẫn đầu vẫn là Techcombank với 23.94%, tiếp theo là Vpbank với 21.69% , thứ 3 là VCB với 17.34%. Chỉ số ROA (LNST/Tổng tài sản) bình quân của 31 ngân hàng là 0.62%. Điểm đặc biệt về chỉ số này là có một số ngân hàng có quy mô nhỏ lọt vào top 10 nhƣ OCB, Lienvietpostbank, TPBank. Trong đó dẫn đầu vẫn là cái tên quen thuộc Tecombank với 2.39%, tiếp đến là Vpbank 2.32% và thứ 3 là MB với 1.11%. 4.1.2 Thực trạng trạng thái thanh khoản tại các NHTM Việt Nam 4.1.2.1 Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại các NHTM  Giai đoạn trƣớc 2007 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD thay thế Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN, các định hƣớng ban đầu về đảm bảo an toàn thanh khoản của các NHTM đã đƣợc quy định. Cụ thể gồm có: (i) yêu cầu nhân sự cũng nhƣ cách thức quản lý thanh khoản đối với các NHTM. NHNN yêu cầu các NHTM đều phải thành lập bộ phận chuyên biệt dƣới sự điều hành của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) để quản lý chiến lƣợc và chính sách đảm bảo khả năng chi trả của NHTM. Cụ thể hơn về cách thức vận hành, các quy định về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và các dự kiến/phƣơng án ứng phó cũng đƣợc đƣa ra; (ii) mức an toàn tối thiểu về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả cho kỳ hạn 7 ngày và 30 ngày, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn. Có thể nói, Quyết định 457 có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức về quản lý thanh khoản trong hoạt động của các NHTM.  Giai đoạn 2007-2016: NHNN đẩy mạnh hoàn thiện các quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng để đảm bảo an toàn hệ thống. Nổi bật là yêu cầu nâng mức vốn pháp định và tăng cƣờng kiểm soát việc chuyển đổi các NHTM cổ phần nông thôn lên thành các NHTM cổ phần đô thị. Đồng thời, các quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống tiếp tục đƣợc bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của hệ thống cũng nhƣ tiến gần đến các thông lệ quốc tế. Cụ thể là Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN đã quy định “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài 75 hạn đối với TCTD”. Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” quy định chi tiết về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn cơ cấu lại hệ thống theo Đề án 254, NHNN đã phối hợp với các NHTM lành mạnh để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu để giảm thiểu rủi ro thanh khoản của hệ thống. Ðồng thời, NHNN đã cho các NHTM gia hạn nợ đối với doanh nghiệp (DN) và cho phép một số NHTM mua bán nợ dƣới dạng cho DN vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tƣ 36/2014/TT- NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Thông tƣ 36 đã tập trung đƣợc tất cả các quy định trƣớc đây và tiếp tục nâng dần quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của các NHTM. Quy định của thông tƣ 36 đã chi tiết hơn về quản trị nội bộ về thanh khoản của NHTM cũng nhƣ các tỷ lệ an toàn thanh khoản. Các tỷ lệ về khả năng chi trả đã đƣợc quy định tƣơng đối đầy đủ nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn của NHTM nhƣ: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (báo cáo theo ngày); Tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày (theo ngày); Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trung và dài hạn; Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trái phiếu chính phủ; Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó, tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày và tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trung và dài hạn có ý nghĩa gần giống với các khuyến nghị về thanh khoản của Basel III (LCR và NSFR).  Giai đoạn 2016 đến nay: Đến giữa năm 2016, Thông tƣ 06/2016/TT-NHNN (TT06) đƣợc ban hành nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều của thông tƣ 36. Trong đó, các nội dung về quản lý thanh khoản đã có những thay đổi quan trọng: (i) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với NHTM và quy định lộ trình giảm trong 2 năm (2017: 50%, 2018: 40%); (ii) Định nghĩa lại khái niệm NHTM Nhà nƣớc, giữ nguyên tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi đối với nhóm NHTM cổ phần Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ là 80%; (iii) Thay đổi tỷ lệ đầu tƣ trên vốn ngắn hạn đối với NHTM Nhà nƣớc từ 15% lên 25%, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài từ 15% lên 35%, Ngân hàng Hợp tác xã từ 40% về 35%. Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn bao gồm cả các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức. Nhƣ vậy, các 76 quy định về an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM đƣợc điều chỉnh theo hƣớng chú trọng hơn đến đảm bảo an toàn thanh khoản trong dài hạn, tránh tình trạng các NHTM lạm dụng chuyển đổi kỳ hạn. Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy, các vấn đề về thanh khoản của hệ thống đã luôn đƣợc NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao. Bởi vì, chính những yếu kém về thanh khoản là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phải thực hiện cơ cấu lại hệ thống để đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh. 4.1.2.2 Sơ lƣợc về tình hình thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007-2017 Nghiên cứu thanh khoản hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2007-2017, có thể thấy, về cơ bản đƣợc đảm bảo an toàn. Trong giai đoạn này, tình trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng không xảy ra. Song cũng có NH đôi lúc còn căng thẳng thanh khoản và những khó k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trang_thai_thanh_khoan_va_hieu_qua_hoat_dong_o_cac_n.pdf
Tài liệu liên quan