Luận văn Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 6 (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô

Số hiệu của L/C: giống như tất cả các loại giấy tờ khác, mỗi L/C đều có

một số hiệu riêng với tác dụng là tạo điều kiện cho việc thực hiện L/C một cách

dễ dàng nhất như: trao đổi thư từ, ghi vào các chứng từ có liên quan.

- Địa điểm mở L/C: là nơi NH mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng

lợi và liên quan tới việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn hay bất

đồng xảy ra (nếu có).

- Ngày mở L/C: là ngày NH mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C

của người NK, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, căn cứ để người XK kiểm

tra người NK có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn trong Hợp đồng không.

 Loại Thư tín dụng: cần phải xác định loại L/C cần mở vì mỗi loại L/C

đều có tính chất, nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan khác nhau.

 Tên, địa chỉ những người liên quan: người yêu cầu mở L/C, người

hưởng lợi L/C, NH mở L/C và NH thông báo.

pdf60 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 6 (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tu chỉnh được áp dụng đó là: tu chỉnh tăng tiền (0,1% giá trị L/C), tu chỉnh khác (10 USD). Lưu ý: Nếu phí sửa đổi do người thụ hưởng chịu, trong điện sửa đổi L/C phải quy định rõ (phí sửa đổi do người thụ hưởng chịu, được khấu trừ khi thanh toán). Tuy việc thanh toán phí được thực hiện theo từng giai đoạn rõ ràng cho khách hàng dễ hiểu, thuận tiện việc kiểm toán về sau nhưng thu phí nhiều lần sẽ tạo tâm lý ngán ngẫm cho khách hàng. Trình ký nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ thực hiện bị gián đoạn. 2.2.3. Quy trình hủy L/C  Các điều kiện để Ngân hàng mở L/C huỷ L/C: - Việc huỷ bỏ L/C phải được sự đồng ý của cả 2 bên. Nếu là L/C không huỷ ngang và có xác nhận thì cần có sự xác nhận của NH xác nhận. - L/C chỉ được chính thức huỷ khi NH mở L/C nhận được xác nhận của NH thông báo L/C, khi BCT chưa được xuất trình hoặc đã thanh toán hết các BCT đã xuất trình. Trang 27 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06  Quy trình hủy L/C: Trường hợp 1: NH nước ngoài yêu cầu huỷ L/C: trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu nhận được điện yêu cầu huỷ L/C của NH nước ngoài, Chi nhánh phải thông báo ngay cho người mở L/C và yêu cầu trả lời bằng văn bản, khi nhận được trả lời phải lập điện trình duyệt và gửi cho NH thông báo. Trường hợp 2: người mở L/C yêu cầu hủy L/C: căn cứ đề nghị huỷ L/C kèm văn bản thoả thuận huỷ L/C của người mua và bán (nếu có)  lập điện hủy theo hình thức sửa đổi L/C, trình lãnh đạo ký duyệt và gửi cho NH thông báo. Trong nội dung của điện phải yêu cầu NH thông báo gửi xác nhận bằng điện về ý kiến chấp nhận hay từ chối của người thụ hưởng đối với yêu cầu huỷ L/C: • Trường hợp 1: NH thông báo chấp nhận huỷ L/C: L/C đã được các bên tham gia thống nhất huỷ  thanh toán viên sẽ lập thủ tục huỷ L/C. Nếu các bên không có đề nghị, 30 ngày sau L/C tự hết hạn hiệu lực việc giải toả tiền ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi L/C đã được huỷ và khách hàng đã thanh toán với NHNo&PTNT về cách dịch vụ đã cung cấp. • Trường hợp 2: NH không chấp nhận huỷ L/C khi khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh của NHNo&PTNT. Hai bên mua, bán đã thỏa thuận nhưng chưa được sự chấp nhận huỷ L/C. Nếu 30 ngày sau khi L/C hết hiệu lực mà vẫn không nhận được xác nhận huỷ L/C của NH thông báo  không được huỷ L/C. 2.2.4. Quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán Lưu đồ 2.3. Quy trình kiểm tra BCT Nguồn: NHNo&PTNT(CN6) Lưu hồ sơ Tiếp nhận BCT Kiểm tra BCT theo L/C đã mở Kiểm soát và ký duyệt BCT hợp lệ Ký hậu Vận đơn cho khách hàng Giao BCT cho khách hàng BCT bất hợp lệ Xử lý chứng từ bất hợp lệ Gởi thông báo bất hợp lệ Kiểm soát và ký duyệt Trang 28 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 Việc kiểm tra BCT hàng NK rất quan trọng vì một khi BCT hợp lý thì việc thanh toán phải được thực hiện ngay. Nếu có bất kỳ sai sót nào được phát hiện sau khi đã thanh toán thì NH phải chịu trách nhiệm về sai sót này. BCT phải hoàn toàn phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C và giữa các chứng từ phải thống nhất, hợp pháp đúng theo quy định UCP600. Việc kiểm tra được thực hiện rất kỹ và chuyên nghiệp, sẽ thông báo ngay nếu có sai sót, NH thực hiện rất tốt việc áp dụng UCP600 vào khâu kiểm tra BCT. Tuy nhiên do có nhiều văn bản, điều luật khác nhau giữa từng bộ phận của hoạt động NK làm cho việc nhận thức và áp dụng các văn bản quốc tế của mỗi cán bộ trong hoạt động NK nói chung và NH nói riêng còn khác nhau, nên nếu nhà NK và NH không am tường nắm bắt kịp thời, có kiến thức sâu rộng đối với cả quy trình NK thì đôi lúc gây khó khăn cho việc thực hiện và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó là nhà NK. Nguyên tắc kiểm tra BCT: điều 14 UCP 600 quy định: “Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của Thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập quán NH theo tiêu chuNn quốc tế không cần phải đồng nhất nhưng không được mâu thuẫn với quy định của Thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó”. Những chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng mâu thuẫn với nhau thì những chứng từ đó được coi là không phù hợp với những điều kiện của L/C. Theo đó, một BCT hợp lệ là BCT: - Đầy đủ về số lượng của từng loại. - Thể hiện trên bề mặt hoàn toàn phù hợp với các quy định của L/C và các tu chỉnh kèm theo (nếu có). - Nội dung các chứng từ không mâu thuẫn nhau. Chứng từ không quy định trong L/C thì NH sẽ không được kiểm tra, nếu chứng từ này được xuất trình thì NH sẽ gửi trả lại cho người xuất trình hoặc chuyển tiếp chứng từ mà không chịu trách nhiệm gì.  Quy trình kiểm tra: Kiểm tra sơ lược bộ chứng từ: khi BCT được chuyển về từ NH nước ngoài thanh toán viên phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ và ghi ngày nhận chứng từ, BCT sẽ được kiểm tra sơ lược, gồm có:  BCT xuất trình có khớp với L/C đã mở không.  Số tiền thể hiện trên BCT trong phạm vi cho phép của L/C không. Trang 29 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06  Điều kiện giao hàng là gì, được phép giao hàng từng phần không.  Số lượng các chứng từ có đúng với yêu cầu của L/C không.  Thời hạn xuất trình của BCT. Kiểm tra chi tiết bộ chứng từ:  Kiểm tra hối phiếu (Bill of Exchange/Draft – B/E): khi kiểm tra Hối phiếu, cần kiểm tra các chi tiết sau:  Xem xét tính xác thực của Hối phiếu thông qua chữ ký của người ký phát. Vì Hối phiếu nhất định phải có chữ ký của người ký phát và phải là bản chính, bản sao không có giá trị thanh toán mà chỉ để lưu. Thông thường Hối phiếu phải được xuất trình 02 bản chính, Hối phiếu đến trước sẽ được thanh toán trước.  Kiểm tra tên NH phát hành L/C, số L/C, ngày phát hành L/C ghi trên Hối phiếu có giống với L/C gốc hay không.  Về địa điểm, ngày ký phát, thời hạn trả tiền của Hối phiếu phải đúng với quy định của L/C. Hối phiếu hợp lệ khi ngày ký phát là ngày trùng hoặc sau ngày giao hàng và phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.  Về thời hạn trả tiền thì nếu là Hối phiếu trả ngay thì ghi “AT SIGHT”, nếu là Hối phiếu trả chậm thì ghi “AT .. DAYS”.  Kiểm tra số tiền ghi trên Hối phiếu: số tiền này phải đúng với số tiền ghi trên Hoá đơn, trừ khi L/C có quy định khác. Đặc biệt số tiền bằng chữ phải phản ánh chính xác số tiền bằng số, viết đúng chính tả ghi bằng đơn vị tiền tệ của L/C.  Kiểm tra tên, địa chỉ của người liên quan trên Hối phiếu: người ký phát, người bị ký phát, người hưởng lợi Hối phiếu. Người ký phát Hối phiếu: được ghi phía dưới gốc phải của Hối phiếu (nhà XK). Người bị ký phát là người mà Hối phiếu được gởi đến, được ghi ở mục “TO” của Hối phiếu. Người hưởng lợi Hối phiếu, theo luật quản lý ngoại hối của Việt Nam, là các NH được phép kinh doanh ngoại hối nên trên Hối phiếu phải ghi tên NH hoặc Chi nhánh của NH.  Những bất hợp lệ thường gặp: B/E thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên liên quan; B/E chưa ký hậu; số tiền ghi trên B/E bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá Hoá đơn; ngày ký phát B/E quá hạn hiệu lực của L/C; số L/C và ngày mở L/C ghi trên B/E không chính xác Kiểm tra Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I): Hoá đơn thương mại là một chứng từ kế toán, là yêu cầu của người bán đòi người Trang 30 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 mua phải trả tiền cho giá trị hàng hoá, dịch vụ ghi trên Hóa đơn. Do vậy, việc kiểm tra Hoá đơn cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng vì khi thanh toán sẽ căn cứ vào số tiền trên Hoá đơn.  Kiểm tra số bản Hoá đơn và loại Hóa đơn được xuất trình xem có đúng theo yêu cầu của L/C hay không.  Kiểm tra xem mô tả hàng hóa. Ký mã hiệu hàng, số lượng, trọng lượng trong Hoá đơn thương mại có giống như L/C yêu cầu, điều kiện này phải thật chính xác một cách tuyệt đối với những mô tả trong L/C.  NH sẽ kiểm tra người lập Hoá đơn có phù hợp với L/C hay không. Vì một Hóa đơn phải thể hiện trên bề mặt của nó là đã được người hưởng lợi có tên trong L/C phát hành. Theo điều 18 trong UCP600 thì “Một Hóa đơn thương mại phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại Điều 38). Cũng theo UCP600, tên người lập Hoá đơn khác với tên người thụ hưởng L/C được chấp nhận nếu L/C có quy định. Vì vậy trong trường hợp, nhà XK uỷ thác cho người thứ 3 thì L/C cho phép người lập Hoá đơn không phải là người thụ hưởng L/C, lúc này L/C phải quy định rõ “COMMERCIAL INVOICE IS ISSUED BY THE THIRD PARTY IS ACCEPTABLE”. - Trên Hoá đơn thương mại không cần phải ký tên (điều 18 của UCP600) trừ khi trên L/C quy định rõ là “SIGNED COMMERCIAL INVOICE” thì buộc trên Hoá đơn thương mại phải có chữ ký. - Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong L/C hoặc gắn liền với số tiền trong Hóa đơn thì phải ghi rõ điều kiện thương mại đó. - Cách kiểm tra số lượng, trọng lượng như sau:  Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hóa kê khai trong Hóa đơn, không được mâu thuẫn với kê khai trong các chứng từ khác.  Số lượng hàng hóa yêu cầu trong L/C có thể thay đổi 1 dung sai là 5% trừ trường hợp L/C quy định số lượng hàng hóa không được tăng hoặc giảm.  Mô tả hàng hóa trong Hóa đơn phải phản ánh được hàng hóa nào thực sự được giao. Ví dụ: L/C quy định 10 tấn nhưng chỉ mới giao 5 tấn thì Hóa đơn kê khai 5 tấn vẫn được chấp nhận với điều kiện L/C không cấm giao hàng từng phần. Trang 31 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 Đồng thời, Hóa đơn phải thể hiện trị giá hàng hóa đã giao, đơn giá và đồng tiền ghi trong Hóa đơn phải phù hợp với đồng tiền quy định trong L/C. Những bất hợp lệ thường gặp: tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên Hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác; số bản Hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C; số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C; số L/C và ngày mở L/C không chính xác; các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L, Kiểm tra phiếu đóng gói (Packing list – P/L): kê khai chi tiết tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng, chi tiết về trọng lượng (có bao bì, không bao bì, trọng lượng bao bì), thể tíchvà không ghi đơn giá và trị giá hàng hóa lên đó. Việc kiểm tra P/L thường dựa vào L/C trong phần mô tả và cách đóng gói. Ta phải kiểm tra cNn thận phần mô tả hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu của L/C và các chứng từ khác. Nội dung của P/L cũng tương tự như Hoá đơn, nhưng không có đơn giá từng loại hàng mà thay vào đó có từng mục trọng lượng. Ngoài ra P/L còn được xem như là cầu nối giữa Vận đơn và Hóa đơn vì trên Hóa đơn thường mô tả trọng lượng tịnh của hàng hóa, Vận đơn thường mô tả trọng lượng cả bì trong khi P/L thể hiện được cả 2 điều đó. Việc kiểm tra những phần còn lại cũng tương tự như kiểm tra Hóa đơn thương mại.  Những bất hợp lệ thường gặp: không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C; thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác; tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O):  C/O phải do người được quy định trong L/C phát hành.  Nếu L/C không quy định ai là người phát hành C/O thì một chứng nhận do bất cứ người nào phát hành kể cả người hưởng lợi sẽ được chấp nhận.  Giấy chứng nhận này phải thể hiện là khớp với hàng hóa trong Hóa đơn.  C/O có thể thể hiện người gửi hàng hoặc người XK là một người khác với người hưởng lợi của L/C hoặc người gửi hàng trong chứng từ vận tải.  Những bất hợp lệ thường gặp: xuất trình loại C/O không đúng với yêu cầu; người chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đúng quy định của L/C Trang 32 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 Kiểm tra vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L): B/L phải tuân theo quy định chung áp dụng trên thế giới. Khi kiểm tra phải xem xét:  Số lượng bản gốc và bản copy của B/L, bản chính có dấu “ORIGINAL”  Tên địa chỉ người nhận, người gởi hàng (Shipper). Thông thường tên người gởi hàng là tên người thụ hưởng L/C (Beneficiary).  Kiểm tra người ký phát Vận đơn: theo điều 19 của UCP600 thì các NH chỉ chấp nhận chứng từ vận tải được phát hành bởi các hãng vận tải được ký tên hoặc chứng thực bởi các hãng vận tải, thuyền trưởng hay đại lý của nó. Trong trường hợp được ký phát hay chứng thực bởi đại lý thì đại lý phải ghi rõ tên, năng lực của các bên liên quan, những bên mà đại lý thay mặt. NH sẽ không chấp nhận Vận đơn do người giao nhận phát hành, trừ khi người giao hàng hoạt động với tư cách là người chuyên chở, chủ vận tải hay đại lý đích danh đại diện cho người chuyên chở hoặc chủ vận tải đa phương thức.  Tên cảng bốc hàng và cảng dở hàng, kiểm tra tên cảng đi và cảng đến theo quy định của L/C.  Kiểm tra phần nội dung hàng hoá bao gồm: ký mã hiệu, số lượng, kiện hàng, trọng lượng, mô tả hàng hoá có giống như L/C và các chứng từ khác không.  Nếu trong L/C không cho phép chuyển tải (Transhipment not allowed) thì trên vận đơn không được có sự biểu hiện nào của chuyển tải. Nếu có chuyển tải xảy ra thì mọi quy định của tuyến đường cũng như tên cảng chuyển tải, tên tàu phải đúng với quy định của L/C. Kiểm tra tính hoàn hảo của Vận đơn: Vận đơn được xem là hoàn hảo theo yêu cầu của L/C, khi nó không có ghi chú xấu nói lên khuyết điểm của hàng hoá, bao bì và được đóng dấu “CLEAN ON BOARD”.  Tất cả mọi sửa đổi, ghi chú, bổ sung trên B/L phải được đóng dấu, ký tên xác nhận hợp lệ của cơ quan vận chuyển, nếu không NH không chấp nhận. Sau khi kiểm tra BCT NH sẽ thông báo cho người xin mở Thư tín dụng để: thông báo kết quả kiểm tra chứng từ và yêu cầu khách hàng thanh toán (hoặc lập điện từ chối thanh toán trong trường hợp chứng từ không hợp lệ).  Những bất hợp lệ thường gặp: tên, địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C; các thay đổi bổ sung trên B/L không có xác nhận của người lập (chữ ký và con dấu); B/L thiếu Trang 33 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 tính chính xác thực do người lập B/L không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này; số L/C và ngày mở L/C không chính xác; các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C; số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ như Chứng từ bảo hiểm, Hoá đơn; cảng bốc và dỡ hàng không khớp với quy định của L/C; bất hợp lệ giao hàng trễ (ví dụ: L/C quy định ngày giao hàng cuối cùng là 15/5 nhưng trên B/L thể hiện ngày “CLEAN ON BOARD” là ngày 19/5) Kiểm tra Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate – C/I): Kiểm tra loại Chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: Chứng thư bảo hiểm hay Chứng nhận bảo hiểm; số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C; tính xác thực của C/I: C/I có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không; loại tiền và số tiền trên C/I; tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không; ngày lập C/I; nội dung hàng hoá trên C/I; dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên C/I: tên tàu, cảng xếp hàng, Cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không; kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường phải phù hợp với quy định của L/C.  Những bất hợp lệ thường gặp: số bản chính xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C; tên, địa chỉ các bên liên quan đến C/I không chính xác; C/I không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà NK; mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác; mua bảo hiểm sau khi giao hàng lên tàu; không nêu ngày lập C/I, số lượng bản chính được phát hành; không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm; không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C.  Do việc kiểm tra chứng từ phải hết sức thận trọng, kỹ lưỡng nên để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Khâu kiểm tra hoàn toàn dựa vào con người nên đòi hỏi rất cao về kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ nên NH phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên và cơ sở vật chất NH của mình ngày một chuyên nghiệp và một môi trường làm việc cũng thật là chuyên nghiệp. Hiện nay thì cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại nhưng không gian vẫn còn chật hẹp tạo tâm lý gò bó và không thoải mái lẫn nhân viên và khách hàng. Trang 34 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 2.2.5. Quy trình thanh toán L/C Nguồn: NHNo&PTNT(CN6) Lưu đồ 2.4. Quy trình thanh toán L/C Khi nhận được điện đòi tiền của NH nước ngoài, thanh toán viên tiến hành kiểm tra nội dung bức điện xem có phù hợp với L/C hay không. Trường hợp BCT phù hợp: căn cứ vào bức điện đòi tiền đã được đối chiếu và xác thực, thanh toán viên lập điện thanh toán cho NH gửi điện nếu là thanh toán ngay: trong vòng 5 ngày làm việc (theo UCP600) từ ngày nhận chứng từ. Khi thanh toán sẽ sử dụng mẫu điện MT202 (điện chuyển tiền giữa các NH dùng để chuyển tiền tới tổ chức thụ hưởng). Và thông báo chấp nhận thanh toán nếu L/C có kỳ hạn hoặc L/C trả chậm, đồng thời theo dõi quá trình thanh toán đó. Trường hợp BCT không phù hợp: khi BCT bị từ chối thanh toán thì thanh toán viên phải kịp thời thông báo ngay khách hàng. Yêu cầu khách hàng trong Lập phiếu thanh toán Soạn điện thanh toán Kiểm soát và ký duyệt Ký quỹ bổ sung Duyệt và chuyển điện lên Hội sở Chuyển hồ sơ lên Hội sở In điện trả về từ Hội sở Lưu hồ sơ Giao bản điện thanh toán, chuyển khoản cho khách hàng Trang 35 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của NHNo&PTNT thì phải có ý kiến trả lời bằng văn bản để NH trả lời NH nước ngoài. Căn cứ vào điện của NH nước ngoài và tham khảo văn bản trả lời của khách hàng để thông báo cho NH nước ngoài về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận thanh toán. - Nếu khách hàng chấp nhận sai sót của BCT và đồng ý thanh toán  thanh toán viên lập điện thanh toán cho NH nước ngoài. - Nếu khách hàng không chấp nhận sai sót: lập điện từ chối thanh toán theo mẫu MT734 và gửi sang NH nước ngoài. Quá trình thanh toán rất nhiều rủi ro có thể xảy ra như rủi ro về pháp lý, chính trị, xã hội xảy ra mà không thể nào lường trước được khi đó NH mở L/C và nhà NK là người gánh chịu rủi ro nhiều nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về những rủi ro và hậu quả của nó mang lại ở phần sau của để tài. Các vấn đề cần lưu ý khi từ chối thanh toán chứng từ: việc từ chối thanh toán L/C (toàn bộ hay một phần) rất dễ dẫn đến tranh chấp với NH nước ngoài. NH phải cân nhắc kỹ các căn cứ từ chối trước khi quyết định từ chối. Cần chú ý rằng khi đã mở L/C, NH phát hành là người chịu trách nhiệm pháp lý thanh toán L/C do đó ý kiến của khách hàng và các cơ quan, tổ chức khác về BCT chỉ có giá trị tham khảo. Chỉ khi NH đòi tiền chấp nhận lỗi chứng từ và đã nhận lại BCT NH mới giải toả tiền ký quỹ và chấm dứt Hợp đồng tín dụng với khách hàng. Khi trả tiền cho NH nước ngoài phải ghi nợ tài khoản của khách hàng và chuyển trả BCT cho khách hàng trực tiếp hoặc gởi Thư bảo đảm nếu sau 3 ngày làm việc kể từ khi thông báo mà khách hàng không tới nhận vì bất cứ lý do gì. Chỉ từ chối thanh toán khi chưa ký hậu Vận đơn, hoặc phát hành bảo lãnh để khách hàng đi nhận hàng hoá. 2.2.6. Giao chứng từ Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện sau khi khách hàng đã trả tiền cho NHNo&PTNT. Trường hợp 1: BCT phù hợp hoặc không phù hợp nhưng khách hàng đã nhận hàng (bảo lãnh nhận hàng /ký hậu Vận đơn) thì vẫn phải chấp nhận thanh toán vì khi xin bảo lãnh nhận hàng thì khách hàng đã có cam kết là cho dù BCT có sai sót thì vẫn chấp nhận thanh toán Thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách ký nhận. Trang 36 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 Trường hợp 2: BCT không phù hợp, khách hàng chưa chấp nhận thanh toán.  Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày điện thông báo sai sót cho NH nước ngoài, nếu không nhận được chỉ thị của NH nước ngoài Thanh toán viên lập điện nhắc lại lần 2 và thông báo cho khách hàng về việc hoàn trả chứng từ.  Trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo, nếu không nhận được ý kiến trả lời của khách hàng thì NH chủ động hoàn trả lại nguyên trạng BCT cho NH nước ngoài. Việc giao chứng từ tuy có vẻ đơn giản nhưng cũng không kém phần quan trọng và cũng nhiều rủi ro như: BCT được gởi đến không đúng theo quy trình (phải qua NH thông báo rồi mới gởi đến NH mở L/C), 2.2.7. Bảo lãnh nhận hàng/ký hậu Vận đơn Điều kiện để Chi nhánh phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng/ký hậu Vận đơn gốc để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C trước khi nhận BCT qua NH: - Khách hàng phải có giấy yêu cầu phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng/ký hậu Vận đơn kiêm giấy cam kết trả tiền khi nhận được chứng từ tại NH kể cả khi chứng từ không phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. - Xuất trình 1 bản sao Vận đơn đường biển, 1 bản sao Hoá đơn do người XK gởi trực tiếp, thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để NHNo&PTNT phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng hoá. Hoặc: xuất trình 1 bản gốc Vận đơn do người XK gởi trực tiếp để NHNo&PTNT ký hậu Vận đơn hoặc phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng trong trường hợp Vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là NHNo&PTNT. - Phải ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh, hoặc ủy quyền cho Agribank phong tỏa số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi để chờ thanh toán, hoặc lập thủ tục nhận nợ vay nếu đã có Hợp đồng Tín dụng (để trống ngày nhận nợ). Tuy các thủ tục để được NH bảo lãnh nhận hàng/ký hậu Vận đơn khá chặt chẽ và phức tạp tuy nhiên việc chưa nhìn thấy BCT thì luôn tiềm Nn rủi ro: NH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C, khi NH yêu cầu thanh toán thì DN có thể bội ước, không thực hiện cam kết với NH do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của khách hàng như: sự biến động của thị trường trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp do đó Trang 37 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 khi NK hàng về không tiêu thụ được làm DN bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho NH, NH không thể thu hồi hoàn toàn vốn lại từ phía người mua. 2.3. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT(CN6) Dù không ngừng nỗ lực trong việc thu hút khách hàng mới và nâng cao chất lượng thực hiện thanh toán TDCT nhưng NH vẫn có những tình huống xảy ra rủi ro cho nhà NK hay chính bản thân NH trong hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức thanh toán TDCT. 2.3.1. Rủi ro 1: Rủi ro về tỷ giá hối đoái Sự hoạt động của tỷ giá hối đoái ví như là sơ đồ nhịp tim lúc lên lúc xuống, có lúc đem lại sự may mắn có lúc lại đem lại rủi ro cho DN cũng như NH. Trong một số trường hợp sự biến động của tỷ giá hối đoái gây thiệt hại cho NH. Trong thực tế ở nước ta, một số DN NK thường không sẵn có ngoại tệ hoặc nếu có thì số lượng không đáng kể. Do đó khi cần ngoại tệ, họ sẽ chuyển nội tệ vào NH và yêu cầu NH bán ngoại tệ cho mình để thanh toán. Ví dụ: khi có yêu cầu mở L/C NH sẽ thu tiền ký quỹ đối với nhà NK (số tiền ký quỹ: 23,486.4 USD, tỷ giá: 19.060 VND/USD). Số tiền ký quỹ mà DN nộp vào NH (447,650,784 VND) đã được tính ra ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Nếu vì một lý do nào đó như lý do kỹ thuật, tính cấp thiết của công việc khácNH không thực hiện ngay việc trao đổi lấy ngoại tệ tại thời điểm đó mà lùi lại một thời gian, giả sử khi đó đồng nội tệ giảm giá (tỷ giá: 19.100 VND/USD, tổng số VND cần có để mua 234,86.4 USD là 448,590,240 VND) trường hợp xảy ra NH không lường trước được điều này, NH sẽ phải mất thêm một khoản tiền để bù vào mức giảm đó khi mua ngoại tệ là: 939,456 VND. Kết quả là NH sẽ bị mất một khoản tiền do sự biến động của tỷ giá hối đoái là 939,456 VND. 2.3.2. Rủi ro 2: Rủi ro về kỹ thuật nghiệp vụ - Từ phía khách hàng: Trên thực tế hiện nay các DN kinh doanh XNK ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập nắm bắt các thông tin thị trường, tìm hiểu thông tin về đối tác nước ngoài ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của DN và thanh toán đối với NH. Chi nhánh 6 tại quận 6 là một quận nhỏ, chưa mấy phát triển mạnh Trang 38 GVHD: Th.s Trần Thị Trang SVTH: Võ Thị CNm Bình Khóa luận tốt nghiệp 06 về kinh tế và dịch vụ. Dân cư trên địa bàn đa số là người Hoa chiếm tỷ lệ khá đông, chủ yếu kinh doanh nhỏ và tiểu thủ công nghiệp là chính, có rất ít những DN lớn. Do đó hoạt động XNK của khu vực vẫn chưa phát triển nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của DN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNOIDUNGlHC.pdf
Tài liệu liên quan