Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một cá nhân trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, theo các điều kiện mà
pháp luật quốc tịch của Việt Nam quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không
phụ thộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước
quốc tịch. Việc mà, một nhà nước tước quốc tịch của một cá nhân nào đó là trên
cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người
Việc tước quốc tịch Việt Nam của một cá nhân nào đó được coi là biện
pháp chế tài nghiêm khắc về mặt hành chính áp dụng đối với trường hợp công
dân đó có hành động gây phương hại đếnnền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nhưng không phải công dân Việt Nam nào có hành động như trên đều
bị tước quốc tịch mà chỉ một số trường hợp được luật quy định. Theo Điều 25
luật quốc tịch Việt Nam 1998 và Điều 18 của NĐ104/1998 NĐ-CP ngày
31/12/1998 của chính phủ quy định có hai trường hợp có thể bị tước quốc tịch
Việt Nam.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các vấn đề về quốc tịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình.
Trở lại quốc tịch cũng là một hình thức hưởng quốc tịch phụ thuộc vào ý
chí người xin trở lại quốc tịch. Bên cạnh đó, hình thức hưởng quốc tịch này cũng
phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Nhưng ở một khía cạnh nào đó ta thấy phụ
thuộc vào ý chí của nhà nước nhiều hơn. Bởi vì, không phải trường hợp nào xin
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 19
trở lại quốc tịch cũng được chấp nhận dù là ý chí của cá nhân đó rất muốn được
trở lại quốc tịch cũ.
Trở lại quốc tịch Việt Nam là việc một người trước đó đã từng có quốc
tịch Việt Nam nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam về quốc tịch (do được thôi, bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập
quốc tịch Việt Nam, bị mất quốc tịch theo điều ước quốc tế và một số trường
hợp khác) nay xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam đều
có thể trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 21 luật quốc tịch Việt Nam 1998
quy định: Người đã mất quốc tịch Việt Nam có thể trở lại quốc tịch Việt Nam
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người xin hồi hương về Việt Nam: Luật không quy định bắt buộc người
đó hồi hương rồi mới trở lại quốc tịch Việt Nam mà chỉ cần nộp đơn hồi hương
cho cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Viêt Nam ở nước ngoài để thực hiện nguyện
vọng hồi hương
- Người có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam: Luật
không quy định những người này là cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi, con đẻ hay con
nuôi và không quy định họ phải thường trú ở đâu trong nước hay ngoài nước vào
thời điểm xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Do đó, về nguyên tắc chúng ta có thể
hiểu bao gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi, không phụ thuộc
vào nơi cư trú trong nước hay ngoài nước. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi thì phải là quan hệ nuôi con nuôi được đăng ký trước cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Việt Nam, hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam công nhận.
- Người có công đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam. Có nghĩa là, những người này đã có cống hiến trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận bằng
cách cấp huy chương, hoặc các giấy tờ xác nhận đối với người này.
- Việc trở lại quốc tịch của người đó có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Có nghĩa là, trong trường hợp việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của cá
nhân làm phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì người xin trở lại quốc
tịch không được chấp nhận cho trở lại quốc tịch.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên Việt Nam trước đây
và phải ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch; nếu muốn thay đổi thì phải có lý
do.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 20
Việc quy định các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam như trên là
nhằm đảm bảo rằng nhưng người thực sự có đầy đủ các điều kiện về vật chất,
tinh thần, chính trị để khi trở lại sinh sống tại Việt Nam và có khả năng mang lại
những lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam và không ai có
thể lợi dụng việc mang quốc tịch Việt Nam để làm phương hại đến lợi ích của
nhà nước Việt Nam. Đây là một chế định thể hiện rất rõ tính chất chủ quyền
quốc gia trong các quy định về quốc tịch
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được thành lập thành 04 bộ( có công
chứng) mỗi bộ bao gồm:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam: Đối với cá nhân (mẫu TP/QT-1999-
B.1a); đối với gia đình (mẫu TP/QT-1999-B. 1b).
- Bản khai lý lịch (mẫu TP/QT-1999-B.2).
- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
mà đương sự là công dân hoặc thường trú cấp..
- Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đã từng có quốc tịch Việt
Nam.
Ngoài ra còn phải nộp một trong các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán Việt
Nam hoặc Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự nộp đơn
xin hồi hương.
- Giấy tờ tài liệu chứng minh đương sự có, vợ, chồng, con, cha, mẹ là công
dân Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh về việc Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ tặng
thưởng huân, huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công
lao đặc biệt đóng góp cho Nhà nước Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ có lợi
cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nhà
nước Việt Nam.
Thời gian giải quyết: thời gian 60 ngày.
Lệ phí : 2.000.000 VNĐ/01 trường hợp ( trừ trường hợp được miễn).
2.1.4 Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế
Đây là cách hưởng quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân mà
phụ thuộc vào ý chí của chính phủ hai nước, hoặc theo sự thống nhất giữa các
quốc gia với nhau. Theo đó, một bộ phận dân cư của quốc gia khác sẽ chuyển
cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý thông qua các hiệp
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 21
định biên giới với các nước láng giềng. Hay những cá nhân khi rơi vào trường
hợp quy định trong điều ước quốc tế sẽ có quốc tịch Việt Nam một cách đương
nhiên.
Phù hợp với Điều 30 của luật quốc tịch Việt Nam quy định quốc tịch của
con nuôi chưa thành niên, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa Pháp thì trẻ em là công dân
Pháp được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam.
Đây là hình thức mang quốc tịch đương nhiên của công dân Pháp theo Hiệp định
giữa Pháp và Việt Nam ký kết công dân Pháp sẽ mang quốc tịch Việt Nam khi
được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi nhưng việc nhận nuôi con nuôi này
phải được hợp pháp (được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc Pháp). Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
sau:
Đối với người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
phải lớn hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện
thực tế đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; không phải là người
bị hạn chế một số quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà
chưa được xóa án tích .
Đối với người được nhận làm con nuôi phải từ 15 tuổi trở xuống nếu trên
15 tuổi làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
Việc nhận con nuôi phải được tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp luật
Việt Nam quy định nếu như việc nhận con nuôi này thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam và không trái với pháp luật của Pháp. Ngược lại, phải theo trình tự thủ tục
do pháp luật của Pháp quy định nếu như việc nhận con nuôi này thực hiện trên
lãnh thổ của Pháp và không trái với pháp luật Việt Nam. Đồng thời, phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một trong hai bên công nhận việc nuôi con
nuôi là hợp pháp thì nó có hiệu lực pháp lý đối với bên kia và được nước còn lại
công nhận.
Như vậy, hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế mà Vệt Nam tham gia
hoặc ký kết, nó đã xác lập quốc tịch Việt Nam một cách đương nhiên không cần
điều kiện cho một bộ phận dân cư hay cho một cá nhân. Chỉ trong những trường
hợp có sự dịch chuyển biên giới hay những trường hợp mà Việt Nam tham gia
ký kết hưởng quốc tịch Việt Nam.
2.1.5 Hưởng quốc tịch theo các căn cứ khác:
Ngoài những cách mà thế giới áp dụng để xác định quốc tịch cho cá nhân
thì luật quốc tịch Việt Nam và các nước còn áp dụng cho hưởng quốc tịch theo
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 22
các căn cứ khác. Luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định hưởng quốc tịch Việt
Nam theo căn cứ quy định tại Điều 19, Điều 28, Điều 30.
Trường hợp quy định tại Điều 28 Luật quốc tịch Việt Nam 1998: quốc tịch
của con chưa thành niên khi cha mẹ thay đổi quốc tịch do nhập, trở lại, thôi quốc
tịch Việt Nam.
Luật quốc tịch Việt Nam quy định rất cụ thể về quốc tịch của con chưa
thành niên khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch do: được nhập quốc tịch Việt
Nam, trở lại quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy thì quốc tịch của con chưa
thành niên có thay đổi theo cha, mẹ hay không và trong Luật Việt Nam quy định
như thế nào?
Trẻ em cũng là những cá nhân độc lập trong xã hội. Tuy nhiên, theo quy
định của pháp luật, khi chưa đến tuổi thành niên thì cha mẹ là người đại diện
theo pháp luật cho trẻ em đó. Chính vì trẻ em chưa thành niên sẽ chưa hoàn
thiện về tâm sinh lý, quyền và lợi ích của trẻ em gắn liền với lợi ích của cha mẹ,
nên để đảm bảo quyền có quốc tịch Việt Nam của trẻ em thì Điều 28 khoản 1
luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định: “Khi cha mẹ có sự thay đổi về quốc tịch
do nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành
niên sinh sống cùng với cha mẹ được thay đổi theo quốc tịch của họ”. Điều 28
khoản 2 quy định “khi chỉ có cha hoặc mẹ có thay đổi quốc tịch do nhập, thôi
hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên được xác
định theo sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ”.
Luật quốc tịch quy định việc thay đổi quốc tịch của con phải có sự thỏa
thuận của cha mẹ, bởi vì trong quan hệ gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau và
cả hai người đều là người đại diện đương nhiên cho con. Vì vậy, khi trong hai
người chỉ có một người thay đổi quốc tịch sẽ dẫn đến tình huống phải lựa chọn
quốc tịch cho con và trong trường hợp này, việc thay đổi quốc tịch của người
con phải được cả cha mẹ đồng ý. Sự đồng ý đó được thể hiện bằng văn bản.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, mặc dù cha mẹ có sự thỏa thuận
đi chăng nữa thì đối với đối tượng là đứa trẻ (đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) thì
pháp luật dành cho các em sự tôn trọng trong việc lựa chọn quốc tịch của mình
bằng quy định tại Điều 28 khoản 3. Theo đó “sự thay đổi quốc tịch của người đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 phải được
sự đồng ý bằng văn bản của người đó”
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, luật quốc tịch cũng quy
định trong trường hợp cha mẹ hoặc một trong hai người cha, mẹ bị tước quốc
tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 23
định tại Điều 26 luật quốc tịch Việt Nam 1998 thì quốc tịch của con chưa thành
niên không bị thay đổi theo.
Trường hợp quy định ở Điều 30 luật quốc tịch Việt Nam: Quốc tịch của
trẻ em được nhận làm con nuôi.
Vì tính nhân đạo mà quốc gia quy định cho những người nước ngoài được
nhận trẻ em là công dân nước mình và ngược lại công dân nước mình có quyền
nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. Như vậy, quốc tịch của những đứa trẻ này
được hưởng như thế nào khi được nhận làm con nuôi ở quốc gia đó.
Theo quy định tại Điều 30 khoản 1 luật quốc tịch Việt Nam “trẻ em là
công nhân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc
tịch Việt Nam”.
Quy định việc giữ quốc tịch Việt Nam cho trẻ em Việt Nam được người
nước ngoài nhận làm con nuôi là một biện pháp phòng ngừa từ xa, bảo đảm sự
bảo hộ của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em đó nhằm giải quyết những hậu
quả pháp lý phát sinh trong trường hợp xấu nhất, khi trẻ em bị cha mẹ nuôi hành
hạ, ngược đãi hay không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của mình.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 30 của luật quốc tịch Việt Nam 1998 cũng quy định:
“Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có
quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam công nhận việc nuôi con nuôi”.
Như vậy, trong trường hợp này trẻ em là công dân nước ngoài thì đương
nhiên có quốc tịch Việt Nam mà không phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt
Nam như đối với các trường hợp khác. Việc có quốc tịch Việt Nam của đứa trẻ
nước ngoài trong trường hợp này phát sinh vào thời điểm cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam trao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi cho các
bên đương sự.
Quy định này còn đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em là người nước
ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi. Bởi vì chính từ quyền có
quốc tịch sẽ làm phát sinh những quyền và lợi ích khác, trong đó có những
quyền và trách nhiệm của cha mẹ nuôi và con nuôi. Việc trao quốc tịch Việt
Nam ngay lập tức sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền công nhận là cơ sở để Nhà nước bảo hộ quyền của các trẻ em này, đồng
thời cũng đảm bảo cho chúng có được các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
Việt Nam sau này như các đứa trẻ Việt Nam khác.
Theo khoản 3 Điều 30 quy định: “Trẻ em là người nước ngoài được cha
mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài
nhận làm con nuôi, thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 24
tịch của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20
của luật quốc tịch Việt Nam 1998”. Như vậy đứa trẻ này chỉ mang quốc tịch Việt
Nam khi có đơn xin nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ (người mang quốc tịch Việt
Nam) và đối với trẻ em từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc thay đổi quốc tịch
(nhập quốc tịch Việt Nam) phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó đảm
bảo quyền và lợi ích của chính bản thân mình.
2.2 Mất quốc tịch.
Nếu như hưởng quốc tịch là cở sở xác định mối quan hệ pháp lý giữa công
dân và nhà nước nhất định, thì việc mất quốc tịch có ý nghĩa chấm dứt mối quan
hệ đó. Vì quốc tịch là mối quan hệ bền vững về mặt không gian và thời gian, cho
nên nó chỉ thay đổi trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định.
Thông thường, việc mất quốc tịch xuất phát từ các lý do cơ bản như: Được thôi
quốc tịch, bị tước quốc tịch, đương nhiên mất quốc tịch, mất quốc tịch theo điều
ước quốc tế.
2.2.1 Đương nhiên mất quốc tịch.
Đây là trường hợp mất quốc tịch mặc nhiên, không phụ thuộc vào ý chí
của người mất quốc tịch .
Ở Việt Nam, vấn đề đương nhiên mất quốc tịch được quy định tai Điều
19, Điều 26 và Điều 28 luật quốc tịch Việt Nam 1998. Theo khoản 2 Điều 19
luật quốc tịch Việt Nam quy định: Đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được
tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng đến
khi chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ có quốc tịch nước ngoài, cha, mẹ có
quốc tịch nước ngoài hoặc người giám hộ là người có quốc tịch nước ngoài thì
người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Nghĩa là, nếu tìm
thấy cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc trẻ em tìm thấy
trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, khi trẻ đó chưa đủ 15 tuổi thì
trẻ em đó sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Nhưng khi tìm thấy cha mẹ
hoặc người giám hộ của người đó mà khi đó người đó đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi thì việc đương nhiên mất quốc tịch của người đó phải được sự đồng ý
bằng văn bản của người đó.
Đồng thời luật quốc tịch Việt Nam 1998 cũng quy định những trường hợp
đương nhiên mất quốc tịch cuả con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch
Việt Nam. Trường hợp này được quy tai khoản 2 Điều 28 “khi cha mẹ có sự thay
đổi về quốc tịch do nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch quốc tịch Việt Nam, thì
quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ được thay đổi theo
quốc tịch của họ”. Với quy định này, thì khi đó nếu cha mẹ thôi quốc tịch Việt
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 25
Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với họ sẽ đương
nhiên mất quốc tịch Việt Nam (do thay đổi quốc tịch theo cha mẹ)
Một trường hợp có thể dẫn đến đương nhiên mất quốc tịch. Khi một cá
nhân đã xin nhập quốc tịch Việt Nam và đã có quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam nhưng do trong quá trình xin nhập quốc tịch đã có hành vi cố ý khai
không đúng sự thật trong hồ sơ xin nhập quốc tịch, dẫn đến sự hiểu lầm của cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam của
người đó hoặc có sử dụng giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập
quốc tịch nhằm cố tình chứng minh để có đủ điều kiện được nhập quốc tịch. Khi
đó cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt
Nam, nếu quyết định đó được cấp chưa quá 5 năm. Như vậy,với quy định này thì
quyết định cho nhập quốc tịch được cấp chưa quá 5 năm thì mới có thể bị hủy,
còn nếu mà quyết định cho nhập quốc tịch được cấp hơn 5 năm thì không thể
hủy được cho nên trong trường hợp này cá nhân này sẽ không đương nhiên mất
quốc tịch Việt Nam, mà vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
2.2.2 Mất quốc tịch do xin thôi quốc tịch
Đây là mất quốc tịch phụ thuộc vào ý chí của người xin thôi quốc tịch.
Nguyên nhân là họ có quốc tịch nước ngoài, định cư ở nước ngoài…nên họ xin
thôi quốc tịch cũ để thuận tiện cho việc nhập quốc tịch mới hoặc cho việc làm
ăn, sinh sống ở nước ngoài hoặc do yêu cầu của quốc gia mà người này xin nhập
quốc tịch buộc thôi quốc tịch Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 24 luật quốc tịch
Việt Nam 1998 quy định “công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt
Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam”.
Nhưng không phải tất cả các trường hợp xin thôi quốc tịch đều được chấp nhận.
Những trường hợp sau đây thì không được thôi quốc tịch Việt Nam:
- Đang nợ thuế nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức
hoặc đối với công dân Việt Nam.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án Việt Nam.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu
việc xin thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân
dân không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Với các quy định trên là nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng việc thôi
quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia, chống phá Việt Nam hay để
không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước hay đối với công dân.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 26
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam:
Thủ tục gồm 04 bộ hồ sơ, (người đang ở nước ngoài 03 bộ )
- Đơn của người xin thôi quốc tịch: Đối với cá nhân (mẫu TP/QT-1999-C.1a);
đối với gia đình (mẫu TP/QT-1999-C1.b)
- Bản khai lý lịch ( mẫu TP/QT-1999-C1.b)
- Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh đương sự đang có
quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch ngoài); Giấy xác nhận
hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với
người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ khi pháp luật nước đó không
quy định về việc cấp giấy này.
- Giấy xác nhận không nợ thuế nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú
cấp..
- Giấy xác nhận đối với những người trước đây là công chức, lực lượng vũ trang
đã nghỉ hưu chưa quá 5 năm về tình trạng không gây phương hại đến lợi ích
quốc gia khi thôi quốc tịch.
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp.
- Giấy xác nhận của Sở Giáo dục về việc đã bồi hoàn kinh phí Nhà nước, kể cả
kinh phí do nước ngoài tài trợ.
- Nếu là người đang ở nước ngoài thì giấy xác nhận đã hoàn trả kinh phí Nhà
nước do cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nơi cư trú của đương sự cấp.
- Thời gian giải quyết: thời gian 60 ngày, đối với những trường hợp không phải
thẩm tra về nhân thân thì thời hạn là 30 ngày.
- Lệ phí: 2.000.000 VND/01 trường hợp.
Nhưng trường hợp trong hồ sơ thôi quốc tịch kèm theo con của đương sự
là trẻ chưa thành niên (thôi quốc tịch Việt Nam cùng với cha mẹ), thì cần kèm
theo văn bản đồng ý cho con thôi quốc tịch Việt Nam. Nếu đứa trẻ từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của trẻ đó.
Những đối tượng thuộc diện được miễn xác minh nhân thân nói trên cần
phải nộp thêm các giấy tờ để chứng minh.
Để tiện xác minh và đảm bảo chính xác về nhân thân, họ tên trong đơn, lý
lịch trích ngang... phải là tên ghi chính xác trên giấy khai sinh; nếu đã làm thủ
tục thay đổi tên thì đó là tên theo quyết định cho thay đổi họ tên của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh. Họ tên phải ghi bằng
tiếng Việt.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 27
2.2.3 Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch.
Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một cá nhân trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, theo các điều kiện mà
pháp luật quốc tịch của Việt Nam quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không
phụ thộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước
quốc tịch. Việc mà, một nhà nước tước quốc tịch của một cá nhân nào đó là trên
cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người…
Việc tước quốc tịch Việt Nam của một cá nhân nào đó được coi là biện
pháp chế tài nghiêm khắc về mặt hành chính áp dụng đối với trường hợp công
dân đó có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nhưng không phải công dân Việt Nam nào có hành động như trên đều
bị tước quốc tịch mà chỉ một số trường hợp được luật quy định. Theo Điều 25
luật quốc tịch Việt Nam 1998 và Điều 18 của NĐ104/1998 NĐ-CP ngày
31/12/1998 của chính phủ quy định có hai trường hợp có thể bị tước quốc tịch
Việt Nam.
Thứ nhất: Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc
tịch Việt Nam, nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập
dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc đến uy tín của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 20 luật quốc tịch
Việt Nam 1998, dù cư trú trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu có hành động
phương hại đến nền độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam hoặc đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, với quy định trên thì một công dân Việt Nam sẽ bị tước quốc
tịch khi vi phạm một trong hai trường hợp được luật quy định nêu trên.
Nhưng trên thực tế, vấn đề này luôn được xem xét một cách thận trọng,
nhất là việc tước quốc tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (tức là
tước quốc tịch gốc) nhà nước Việt Nam luôn chọn nhiều giải pháp khác nhau đối
với việc tước quốc tịch gốc.
Đối với việc tước quốc tịch gốc: Chỉ xem xét đối với những trường hợp
công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài (mang hai quốc tịch) và người
đó có hành vi gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hoặc uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với mức độ nghiêm trọng, còn những trường hợp còn lại gần như là
không xem xét mà lựa chọn giải pháp khác áp dụng.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 28
Đối với việc tước quốc tịch đối với người nước ngoài đã nhập quốc tịch
Việt Nam. Việc xem xét tước quốc tịch được đặt ra với người nào có hành vi gây
phương hại đến độc lập, uy tín quốc gia Việt Nam hoặc lợi dụng việc nhập quốc
tịch Việt Nam nhằm mục đích gây thiệt hại cho nền an ninh quốc phòng của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2.4 Mất quốc tịch theo điều ước quốc tế.
Mất quốc tịch trong trường hợp này không phụ thuộc vào ý chí của người
bị mất quốc tịch mà theo ý chí giữa các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc
tế. Đây là những trường hợp mà theo điều ước quốc tế thì một bộ phận dân cư
của Việt Nam sẽ được chuyển sang cho một nhà nước khác quản lý theo các hiệp
định biên giới giữa Việt Nam và các nước3. Như vậy, thì theo điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết chuyển một bộ phận dân cư của nước mình
cho nước khác quản lý thì bộ phận dân cư này sẽ mất quốc tịch Việt Nam
3 Th S Cao Nhất Linh tập bài giảng luật Công pháp quốc tế Khoa Luật Trường ĐHCT 2007
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 29
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TỊCH VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Từ khi luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 ra đời, có hiệu lực và đi vào áp
dụng trong thực tế đã giải quyết tương đối thỏa đáng các vấn đề quốc tịch cho
công dân, đã hạn chế một phần tình trạng không quốc tịch và trường hợp hai
quốc tịch của một cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Để đạt được điều này luật
quốc tịch năm 1998 đã có những quy định tiến bộ và bổ sung so với luật quốc
tịch năm 1988 để đáp ứng nhu cầu thực tế đang đặt ra. Song do hoàn cảnh, điều
kiện xã hội ngày càng phát triển dẫn đến có nhiều trường hợp phát sinh mà luật
quốc tịch năm 1998 không thể dự liệu và bỏ sót một số trường hợp luật chưa quy
định, nên trong quá trình áp dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Camp193C V7844N 2727872 V7872 QU7888C T7882CH.PDF