Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC.i

DANH MỤC BẢNG.iv

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1 Lý do chọn đề tài.1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .2

2.1 Mục tiêu chung.2

2.2 Mục tiêu cụ thể .2

2.3 Câu hỏi nghiên cứu .2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3.1 Đối tượng nghiên cứu .2

3.2 Phạm vi nghiên cứu.2

4 Phương pháp nghiên cứu.2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .5

6 Lược khảo tài liệu nghiên cứu.5

7 Cấu trúc của luận văn.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .9

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI.9

1.1.1 Khái niệm về đầu tư, đầu tư trực tiếp.9

1.1.2 Khái niệm FDI.9

1.1.3 Thu hút FDI.10

1.1.4 Tác động của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư .12

1.1.4.1 Tác động tích cực .12

1.1.4.2 Tác động tiêu cực .15

1.1.5 Vai trò của FDI đối với địa phương.19

1.1.6 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong các nghiên cứu trước.20

1.2 CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.22

1.2.1 Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách .23

1.2.2 Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội.23

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác thế mạnh về nuôi thủy sản phục cụ cho chế biến xuất khẩu là lĩnh vực ưu tiên trong định hướng phát triển của tỉnh. - Về công nghiệp Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu tư thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển. Cơ sở hạ tầng: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 02 khu công nghiệp, 01 tuyến công nghiệp và sẽ có 3 khu công nghiệp mới cùng với các cụm công nghiệp. - Khu công nghiệp Hoà Phú, giai đoạn 1: Quy mô 122,16 ha, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh, hiện đã lấp đầy 100% đất công nghiệp với 16 doanh nghiệp, trong đó có 07 nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 99,74 triệu USD và 09 nhà đầu tư trong nước với vốn đầu tư trên 644 tỷ đồng. Giai đoạn 2: Quy mô 129,91 ha, san lấp mặt bằng đạt trên 25%. Hình thức xây dựng cuốn chiếu nên sẵn sàng đáp ứng cho nhà đầu tư thứ cấp thuê đất. - Khu công nghiệp Bình Minh: Quy mô 131,5 ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 75% và đã cho thuê 47 ha, chiếm 55% đất công nghiệp với 10 doanh nghiệp, trong đó có 01 đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đầu tư là 14 triệu USD và 09 đầu tư trong nước với vốn đăng ký đầu tư trên 1.087 tỷ đồng. - Ngoài các khu công nghiệp hiện hữu, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Vĩnh Long quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Đông Bình với diện tích 350 ha; Khu công nghiệp An Định với diện tích 200 ha và Khu công nghiệp Bình Tân với diện tích 400 ha. - Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Khu IV với diện tích 30 ha, san lấp đạt 72% khối lượng và đã có 2/5 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký đầu tư là 7,4 triệu USD và 1.394 tỷ đồng. Trang 32 - Cụm công nghiệp: Tỉnh đã quy hoạch phát triển 13 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015 tại các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích trên 642 ha và giai đoạn năm 2016-2020 là 6 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích là 242 ha. Đã có 7 cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, diện tích 354 ha và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 nhà đầu tư. - Hàng thủ công mỹ nghệ: Dự báo nhu cầu thị trường xuất khẩu về những sản phẩm này tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; - Tân dược: Là sản phẩm truyền thống của Vĩnh Long, đang chiếm thị phần khá lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong nước. Cùng với mức sống dân cư tăng, nhu cầu về các loại thuốc sẽ tăng. Đây là một lợi thế cần được duy trì và phát huy. - Sản phẩm công nghiệp nhẹ: Thị trường xuất khẩu và trong nước đối với những loại sản phẩm này còn lớn, đặc biệt là các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. - Sản phẩm cơ khí: Đối với Vĩnh Long đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng. Trước hết, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là ngành truyền thống, là vùng sông nước nên nhu cầu về các loại sản phẩm của ngành dự báo sẽ tiếp tục tăng, cần được duy trì và phát huy; cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nhu cầu về các loại sản phẩm cơ khí chế tạo, cơ khi chính xác sẽ ngày một lớn. Là địa bàn có tiềm năng lớn về đào tạo, khoa học công nghệ, dự báo những ngành cơ khí này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. - Nguồn nhân lực Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp. Đây là nguồn lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trang 33 Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn. Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp. Mạng lưới dạy nghề có trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và Trung cấp Nghề số 9 cùng với nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thị, thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên cho tỉnh và các tỉnh trong vùng. Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020 khoảng 65-66%. Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới. 2.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 195/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.  Về kinh tế - Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD vào năm 2015 và đạt trên 4.000 USD vào năm 2020. Trang 34 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu nông nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong GRDP đạt 36% - 26% - 38%; đến năm 2020 đạt 23% - 32% - 45%. - Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 460 triệu USD, năm 2020 đạt trên 1.000 triệu USD; thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 20%/năm và 22% - 23%/năm giai đoạn 2016 - 2020; huy động vốn đầu tư phát triển chiếm 33 - 34% GRDP.  Về xã hội - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1% - 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,8% - 0,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5% - 2%; đến năm 2015 có 22 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 10 - 15 tiêu chí; năm 2020 đạt 50% số xã trong tỉnh. - Tạo việc làm mới cho 25.000 - 27.000 lao động/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 18.000 - 20.000 lao động/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55% và năm 2020 là 65 - 66%; giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2015 còn khoảng 52% và năm 2020 còn 28%. - Đến năm 2015, số học sinh đến trường trong độ tuổi mẫu giáo đạt 80%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt trên 98%, trung học phổ thông đạt 63%; phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi; đến năm 2020, các tỷ lệ trên tương ứng là mẫu giáo đạt 90%, trung học cơ sở đạt 100%, trung học phổ thông đạt 85%, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Số trường các cấp đạt chuẩn quốc gia là 40% vào năm 2015 và 50% - 60% vào năm 2020. - Đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 15% và năm 2020 dưới 8%.  Về môi trường - Đến năm 2015, có 100% người dân đô thị, 60% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90% ở khu vực đô thị và 60% ở khu vực nông thôn. - Phấn đấu đến năm 2020, có 90% người dân nông thôn được sử dụng nước sạchtừ hệ thống cấp nước sạch tập trung; 100% các trường học được cung cấp đủ Trang 35 nước sinh hoạt; 100% nước thải, chất thải rắn từ các cơ sở y tế được thu gom và xử lý; 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. 1.1.3 Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực Phát triển toàn diện nông- lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, gắn với công nghiệp chế biến sâu; đảm bảo môi trường sinh thái. Phấn đấu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp, thủy sản đạt 4 - 4,5%/năm trong giai đoạn 2016- 2020. Phát triển các loại cây ăn quả có thương hiệu như bưởi Năm Roi, cam sành... Phát triển công nghiệp theo hướng tạo điều kiện cho các ngành có lợi thế phát triển ổn định và bền vững; chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Phấn đấu tăng trưởng bình quân giai đoạn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,5%/năm. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống; cơ khí nông nghiệp; công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược; công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động... Định hướng đến năm 2020, Vĩnh Long có 1 đô thị loại II là thành phố Vĩnh Long, phấn đấu thị xã Bình Minh đạt các tiêu chí đô thị loại III; các thị trấn Vũng Liêm, Trà Ôn đạt tiêu chí đô thị loại IV; các thị trấn Tân Quới (huyện Bình Tân), Phú Quới (huyện Long Hồ), Cái Ngang (huyện Tam Bình), Hựu Thành (huyện Trà Ôn), Ba Càng (huyện Tam Bình), Tân An Luông, Quới An (huyện Vũng Liêm) đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 31% vào năm 2015 và đạt khoảng 60% vào năm 2020.  Giao thông Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến Quốc lộ chạy qua, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, quốc lộ 57 và Quốc lộ 80 với tổng dài là 142,2 km. Có 10 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 262 km, nối liền các địa bàn trong tỉnh với nhau: ĐT 901: Trà Ôn-Vũng Liêm; ĐT 902:Thành phố Vĩnh Long-Long Hồ- Mang Thít-Vũng Liêm; ĐT 903: Long Hồ-Mang Thít; ĐT 904 : Long Hồ - Tam Bình; ĐT 905 : Tam Bình; ĐT 906 : Vũng Liêm-Trà Ôn; ĐT 907: Vũng Liêm-Trà Ôn-Mang Thít; ĐT 908 Long Hồ-Tam Bình-Bình Minh-Bình Tân; ĐT 909: Mang Trang 36 Thít-Long Hồ-Tam Bình-Bình Minh; ĐT 910: Bình Minh - Bình Tân. Các tuyến đường tỉnh đã và đang được nâng cấp, trải nhựa, nhằm đạt tiêu chuẩn cấp IV cấp V đồng bằng. Trên các tuyến đường tỉnh hiện có 51 cầu, với tổng chiều dài 2.631 m.Tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 329 km, với 150 chiếc cầu có tổng chiều dài là 5480 m. Có 1.420 km đường xã, mặt đường trải đá, đan, nhựa chủ yếu; hầu hết số ấp ở nông thôn đã có thể thông xe 2 bánh cả hai mùa mưa nắng; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 28% số xã có đường ô tô liên ấp Đường thủy: Vĩnh Long có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, đa dạng với khoảng 10 con sông lớn nhỏ, 40 kênh và 152 rạch, tổng chiều dài lên tới 954,1 km, mật độ bình quân 0,491 km/km2, thuộc loại cao nhất nước. Trên địa bàn Vĩnh Long hiện có 4 bến phà (ô tô có thể qua lại) gồm phà Phà Đình Khao(sông Cổ Chiên), Phà Trà Ôn(qua cù lao Lục Sĩ Thành), Phà Vũng Liêm(qua cù lao Quới Thiện) và Phà Mang Thít(sông Mang Thít - ĐT 902). Vĩnh Long có 3 cảng, gồm cảng Vĩnh Long năng lực 450 ngàn tấn/năm; cảng Bình Minh năng lực 250 ngàn tấn/năm và cảng An Phước năng lực 200 ngàn tấn/năm.  Hệ thống lưới điện Vĩnh Long nhận từ lưới điện quốc gia qua trạm nguồn 220/110 kV Vĩnh Long. Hai tuyến truyền tải 220 kv Cai Lậy-Trà Nóc và Cai Lậy-Vĩnh Long đi qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh long. Trạm Vĩnh Long 220kV cấp điện chủ yếu cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được cấp điện chủ yếu từ 2 trạm trung gian 110kv gồm: Trạm Vĩnh Long 110/22kV-2x25 MVA đặt tại Thành phố Vĩnh Long nhận điện từ đường dây 110 kV Vĩnh Long 2 -Vĩnh Long, dài 7,34 km; Trạm Vũng Liêm 110/22kV-1x25 nhận điện từ đường dây 110kV Vĩnh Long-Vũng Liêm, dài 24,42 km. Về lưới phân phối, theo số liệu thống kê đến nay toàn tỉnh hiện có 1806,5 km đường dây trung thế. Lưới điện phân phối hiện nay đang vận hành ở 2 cấp điện áp 15 kV và 22kV, toàn bộ lưới trung thế được thiết kế ở cấp 22 kV. Trang 37 Lưới điện hạ thế có tổng chiều dài 2499,7 km. Bán kính cung cấp điện của mạng lưới trung bình từ 300-400m tại khu vực thành phố, thị trấn và 600-800 m khu vực nông thôn. Đến nay, điện lưới quốc gia đã phủ khắp 100% ấp, khóm trong tỉnh, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt cho người dân đặc biệt là các vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đến cuối năm 2015 đạt 99,5%.  Thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh Vĩnh Long được đánh giá khá nhất so với 13 tỉnh vùng ĐBSCL; thuỷ lợi thực sự là yếu tố quyết định đến tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các biện pháp kỹ thuật quan trọng thâm canh tăng năng suất cây trồng, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Toàn tỉnh hiện có 57 tuyến kênh cấp I; 341 tuyến kênh cấp II; 3.998 tuyến kênh cấp III nội đồng; 103 cống hở; 5.567 cống ngầm lớn, nhỏ; 14 trạm bơm; 1.534 tuyến bờ bao ngăn lũ với tổng chiều dài 3.540 km, đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đến cuối năm 2013, tổng diện tích khép kín chủ động tưới tiêu toàn tỉnh là 105.500 ha, chiếm 89,4% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.  Cấp nước Hiện nay, có 8 nhà máy cấp nước ở thành phố Vĩnh Long, các thị trấn và khu công nghiệp Hòa Phú. Nhà máy nước thành phố Vĩnh Long có công suất 25.500 m3/ngày đêm. Cùng với các nhà máy nước toàn tỉnh hiện có 150 km đường ống các loại. Cấp nước nông thôn có 104 trạm cấp nước tập trung với trên 100.000 m3/ngày/đêm; cấp nước sạch cho nhân dân vùng lũ có 24 công trình. Ngoài ra, còn có khoảng 6000 giếng UNICEP, cung cấp nước sạch cho các hộ riêng lẻ ở nông thôn. Tỷ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 97%, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập tung đạt 41%; dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ tương ứng là 100% và 50%. Trang 38  Thông tin và truyền thông Mạng lưới bưu chính toàn tỉnh hiện có 234 điểm phục vụ; các mạng di động đã triển khai được 992 trạm BTS phủ sóng trên toàn tỉnh; phát triển đến nay có 1.246.807 thuê bao; bình quân số thuê bao cố định và di động đạt 119 máy/100 dân. Các điểm Bưu điện văn hóa xã có khoảng cách trung bình 4,2 km/điểm và bán kính phục vụ một bưu cục là 3,5 km. Công nghệ thông tin: Tỉnh đã xây dựng hệ thống trung tâm tích hợp dữ liệu kết nối cáp quang đến 45 đơn vị và 223 đơn vị trực thuộc sở, ngành, huyện, thành phố kết nối thông suốt với 2.927 máy tính kết nối dữ liệu và khai thác thông tin trên Internet. Toàn tỉnh có 23 đơn vị có trang thông tin điện tử phục vụ khai thác thủ tục hành chính.  Giáo dục và đào tạo Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trưòng đại học, 03 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường trung cấp dạy nghề. Mạng lưới giáo dục phổ thông có 128 trường mẫu giáo, 214 trường tiểu học, 89 trường THCS, và 31 trường THPT. Toàn tỉnh đã có 22 trường mẫu giáo, mầm non (tỷ lệ 18,18%); 80 trường Tiểu học (tỷ lệ 37,38%); 24 trường THCS (tỷ lệ 27%) và 04 trường THPT (tỷ lệ 12,9%) được công nhận đạt chuẩn và đạt chuẩn quốc gia. Dạy nghề có 30 cơ sở dạy nghề, trong đó: 03 cơ sở thuộc các Bộ ngành, Trung ương đóng trên địa bàn; 27 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: 01 trường Trung cấp nghề; 08 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện, thị, thành phố; 01 Trung tâm dạy nghề thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh; 01 Trung tâm dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh; 06 Trung tâm dạy nghề tư thục, 02 Trung tâm giới thiệu việc làm; 02 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề và 06 cơ sở khác có tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.  Y tế Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, 100% xã phường có trạm y tế và được kiên cố hoá. Tuyến tỉnh có Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 600 giường bệnh và bệnh viện đa khoa khu vực kết hợp quân - dân y quy mô 30 giường bệnh; tuyến Trang 39 huyện thị xã, thành phố có 07 bệnh viện đa khoa huyện với 960 giường bệnh và 01 bệnh viện Y học dân tộc thành phố Vĩnh Long với 70 giường bệnh; tuyến xã, phường, thị trấn có 105 Trạm y tế xã, phường, thị trấn và 06 Phòng khám đa khoa khu vực với tổng số 595 giường bệnh. Bình quân trong toàn tỉnh đã có 5,3 bác sỹ/vạn dân; 21,81 giường bệnh/1 vạn dân, 90,7% trạm y tế xã phường có bác sỹ, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh có 08 Trung tâm gồm: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng; tuyến huyện, thị xã, thành phố có 08 Trung tâm Y tế và 08 Trung tâm Dân số - kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Chi Cục Dân số kế hoạch hoá gia đình tỉnh.  Văn hoá - thể dục thể thao Toàn tỉnh hiện có 1 trung tâm văn hóa, 1 trung tâm TDTT và 1 thư viện tỉnh; 8 trung tâm, nhà văn hóa huyện, 8 đơn vị nghệ thuật, 1 đơn vị chiếu phim và 8 thư viện. Đã hoàn thành xây dựng một số công trình văn hoá trọng điểm như Nhà tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, Khu căn cứ Cách mạng Cái Ngang, Bảo tàng tỉnh, tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Nam Kỳ khởi nghĩa và một số công trình văn hoá khác. 2.1.2 Khái quát tình hình đầu tư FDI cả nước trong năm 2015 Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Vốn thực hiện ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 12 tháng năm 2015 đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 12 tháng năm 2015 đạt 97,9 tỷ USD, tăng Trang 40 16,4% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17,15 tỷ USD. Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với 9 dự án đăng ký cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%. Bình Trang 41 Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỷ USD và 1,94 tỷ USD. 2.1.3 Thực trạng đầu tư FDI ở vùng ĐBSCL Bảng 2.1: Tình hình đầu tư FDI tại ĐBSCL đến 12/2015 ĐVT: Triệu USD STT Vùng Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký 1 Long An 752 5.288,93 2 Tiền Giang 79 1.532,54 3 Cần Thơ 74 799,23 4 Bến Tre 55 591,10 5 Kiên Giang 37 2.957,02 6 Trà Vinh 29 2.685,91 7 Vĩnh Long 27 234,19 8 An Giang 26 178,98 9 Hậu Giang 20 1.351,23 10 Đồng Tháp 17 105,48 11 Bạc Liêu 17 94,20 12 Sóc Trăng 13 118,56 13 Cà Mau 9 789,51 ĐBSCL 1.155 16.726,89 Cả nước 19.929 279.038,75 Nguồn: https://www.gso.gov.vn Tính đến 31/12/2015, ĐBSCL đã có 1.155 dự án còn đang hoạt động với tổng vốn 16.726,89 triệu USD chiếm 5,8% và 5,99% về số dự án và tổng vốn đầu tư Trang 42 so với cả nước, trung bình mỗi dự án có vốn đầu tư khoảng 14,5 triệu USD là tương đương với trung bình chung của cả nước - 14 triệu USD. Tuy ĐBSCL không có những dự án có vốn đầu tư lớn như các tỉnh Hà Giang (trung bình 147 triệu USD/dự án), Hà Tĩnh (trung bình 181,72 triệu USD/dự án) hay Thanh Hóa (trung bình 146,61 triệu USD/dự án) mà có sự phân bổ vốn khá đều nhau. Đứng đầu về thu hút FDI trong vùng là Long An với 752 dự án, chiếm 65,11%, một tỉ lệ rất cao, cho thấy Long An có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ số đánh giá FDI của toàn vùng ĐBSCL. Kế đến là Tiền Giang và Cần Thơ đứng thứ nhì và thứ ba nhưng không có sự chênh lệch nhiều về số dự án nhưng lại cách nhau khá xa về mức độ vốn đầu tư (Tiền Giang gần gấp đôi Cần Thơ). Nếu xét về tổng vốn đầu tư thì Kiên Giang và Trà Vinh đứng hạng 2 và 3 trong vùng, trong khi đó nếu xét về số dự án thì 2 tỉnh này lại đứng thứ 5 và 6. Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng về số dự án là Cà Mau với vỏn vẹn 9 dự án, nhưng về mức độ đầu tư vốn - 789,51 triệu USD - thì hơn hẳn các tỉnh Sóc Trăng (13 dự án), Bạc Liêu (17 dự án), Đồng Tháp (17 dự án), An Giang (26 dự án), Vĩnh Long (27 dự án) và Bến Tre (55 dự án). Điều này cho thấy có sự không đồng đều về quy mô đầu tư, và nếu chỉ đánh giá thu hút FDI các tỉnh qua số dự án thì thật là phiến diện. Theo Võ Hùng Dũng (2013) trong nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cần Thơ”: Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL nào càng xa với thành phố Hồ Chí Minh thì việc thu hút nguồn vốn FDI lại càng giảm. Mặc dù ở thời kỳ đầu trong thu hút vốn FDI các tỉnh vùng ĐBSCL được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước, nhưng đến nay, các địa phương này lại trở thành một trong những “vùng trũng” trong việc thu hút vốn đầu tư so với cả nước.Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là hạ tầng giao thông kém kèm theo lao động trình độ tay nghề thấp. Tóm lại:Thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế trong số lượng dự án và số vốn đăng ký cũng nhưthực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn kém và chất lượng nguồn lao động tay nghề cao còn thấp.Kết quả của việc tạo liên kết vùng không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch nhiều trong cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư vào từng tỉnh. Trang 43 2.1.4 Tình hình thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1993 – 2015 2.1.4.1 Xu hướng của dòng vốn FDI vào Vĩnh Long trong giai đoạn 1993– 2015 Dòng vốn FDI đầu tư vào Vĩnh Long thay đổi qua hàng năm từ năm1993đến tháng 12/2015. Tính đến tháng 12/2015, tổng vốn FDI đăng ký vào Vĩnh Long gần260,545 triệu USD cho 37 dự án, trong đó vốn thực hiện khoảng234,19 triệu USD với 27 dự án còn đang hoạt động, chiếm 65,77%. Trung bình vốn đăng ký hàng năm vào Vĩnh Long là 11,33 triệu USD. Nâng tổng số dự án đăng ký tính từ năm 1993 đến giữa năm 2015 là 37 dự án trong đó còn hiệu lực là 27 dự án. Trong giai đoạn 1993 - 2001, chỉ có duy nhất 1 dự án được cấp phép và thực hiện. Sau đó, mặc dù đã có khắc phục những nhược điểm trong công tác quản lý, kêu gọi đầu tư, chế độ ưu đãi nhưng dòng vốn FDI đầu tư vào Vĩnh Long vẫn thấpđều, không có bước đột phá về số lượng dự án lẫn quy mô về vốn đầu tư. Điều này cho thấy những cải thiện về môi trường đầu tư, pháp lý chưa thật sự hiệu quả. Bảng 2.2: Tình hình FDI được cấp phép đầu tư vào Vĩnh Long từ 1993 đến 31/12/2015 ĐVT: USD Năm Số dự án được cấp phép Vốn đăng ký 1993 1 4.000.000 2002 1 8.500.000 2003 1 40.000.000 2004 1 520.000 2005 3 35.500.000 2006 4 32.400.000 2007 3 22.000.000 2008 2 39.375.000 2009 2 6.200.000 2010 4 2.250.000 2011 3 10.000.000 Trang 44 Năm Số dự án được cấp phép Vốn đăng ký 2012 4 14.800.000 2013 4 900.000 2014 3 33.100.000 2015 1 11.000.000 Tổng 37 260.545.000 Nguồn: Sở KHĐT Vĩnh Long 2.1.4.2 Phân bố FDI tại Vĩnh Long  Phân bố theo địa lý Theo tình hình chung, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung gần thành phố, khu công nghiệp, hoặc những địa điểm thuận tiện cho giao thông đường thủy hoặc đường bộ, thuận tiện cho việc xử lý nước thải... Hiện tại Vĩnh Long có 5 khu công nghiệp và 1 tuyến công nghiệp bao gồm: khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, tuyến công nghiệp Cổ Chiên - huyện Long Hồ, KCN Bình Minh – thị xã Bình Minh, BìnhTân, Đông Bình, An Định, trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_dau_tu_truc_tie.pdf
Tài liệu liên quan