Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC BẢNG .v

DANH MỤC CÁC HÌNH .vi

PHẦN MỞ ĐẦU.1

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.4

1.1 Khái niệm nhà chung cư. 4

1.2 Hành vi người mua. 5

1.2.1 Khái niệm. 5

1.2.2 Mô hình hành vi người mua. 5

1.2.3 Các yếu tố kích thích tiếp thị . 6

1.2.4 Các đặc tính của người mua. 14

1.2.5 Quá trình ra quyết định của người mua . 18

1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất. 22

1.4 Phương pháp nghiên cứu. 23

1.4.1 Quy trình nghiên cứu . 23

1.4.2 Nghiên cứu sơ bộ . 25

1.4.3 Nghiên cứu định lượng . 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.34

2.1 Tình hình cơ bản tỉnh Thừa Thiên Huế . 34

2.2 Thực trang thị trường bất động sản Huế . 38

2.3 Tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở. 40

2.3.1 Kết quả thực hiện Luật Nhà ở năm 2005. 40

2.3.2 Đánh giá những bất cập, hạn chế, tồn tại. 49

2.4 Báo cáo tình hình đầu tư nhà ở Xã Hội. 50

2.4.1 Danh mục các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế . 50

2.4.2 Danh mục các dự án nhà ở xã hội đã thực hiện . 52

2.5 Phân tích kết quả nghiên cứu . 53

2.5.1 Mô tả mẫu . 53

2.5.2 Kiểm định thang đo: . 56

2.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA . 60

2.6 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh. 66

2.7 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh . 68

2.8 Kiểm định mô hình nghiên cứu. 68

2.8.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson . 69

2.8.2 Kiểm định giả thuyết. 70

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

2.9 Bình luận kết quả nghiên cứu. 71

2.10 Kiểm định ANOVA . 73

2.10.1 Biến điều khiển "Giới tính" . 73

2.10.2 Biến điều khiển "Tình trạng hôn nhân" . 74

2.10.3 Biến điều khiển "Tình trạng nhà ở" . 74

2.10.4 Biến điều khiển "Mong muốn" . 76

2.10.5 Kiểm định ANOVA giữa mức giá căn hộ chấp nhận mua với tình trạng

nhà ở . 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHỤC VỤ ĐÁP ỨNG

NHU CẦU MUA NHÀ CHUNG CƯ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI .78

THÀNH PHỐ HUẾ.78

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển chung cư tại thành phố Huế giai đoạn 2015-2020. 78

3.2 Giải pháp phát triển chung cư trên địa bàn thành phố Huế. 79

3.2.1 Giải pháp đối với nhân tố "Vị Trí" . 79

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo của nhà chung cư: . 79

3.2.3 Nhóm giải pháp về thiết kế:. 80

3.2.4 Nhóm giải pháp về giá cả: . 81

3.2.5 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo . 81

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.82

I.Kết luận . 82

II.Kiến nghị. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf94 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 1.4.3.3.2 Phân tích nhân tố EFA Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập ít biến hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu . Phương pháp trích hệ số để sử dụng là Principal Asix Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue từ 1 trở lên, các biến có trọng số Factoring Loading nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Các tiêu chuẩn cần phải xem xét trong phân tích nhân tố EFA. - Bartlett’s test sphericity – kiểm tra các biến có tương quan trong tổng thể hay không: giả thuyết Ho cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể hay ma trận tương quan giữa các biến trong tổng thể là ma trận đơn vị đã bị bác bỏ bởi kiểm định Bartlett’s test sphericity. Kết quả hệ số Sig = 0,000 < 0,05 – tức bác bỏ Ho. Do đó, kiểm định cho thấy giữa các biến có mối tương quan trong tổng thể. - Kaiser – Meyer – Olkin (KMO): là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố và phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1. - Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố và Eigenvalue sau khi phân tích phải có giá trị lớn hơn 1. 1.4.3.3.3 Phân tích hồi quy Các biến còn lại sau khi đã qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA sẽ được đưa vào phân tích hồi quy ứng với các nhân tố tương ứng theo công thức: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + + WikXk Trong đó: - Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i - Wi: quyền số hay trọng số nhân tố - K: số biến Phân tích hồi quy nhằm mục đích nhận dạng và đo lường mức độ tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư ở Thành phố Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình cơ bản tỉnh Thừa Thiên Huế I. Lịch sử hình thành và phát triển - Thời Nguyễn, Thừa Thiên là phủ. Thời thuộc Pháp được đổi thành tỉnh Thừa Thiên. Năm 1976, tỉnh Thừa Thiên sáp nhập với tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên. - Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên Huế. II. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 1. Tọa độ Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau: - Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền. - Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyệnNam Đông. - Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. - Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. 2. Giới hạn, diện tích Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với Lào) và giáp biển Đông. - Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 - Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. - Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. - Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km. - Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53ha (theo niên giám thống kê năm 2012), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km. - Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý - Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. - Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. - Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km. - Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 3. Khí hậu, thời tiết Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. 4. Đặc điểm địa hình Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. - Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng. - Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. - Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Tổng diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm: 5.343,2 ha (số liệu năm 2012). 5. Đầm phá Tam Giang - Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc với diện tích 22.000 ha. - Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai. - Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An. - Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển. - Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển. - Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 6. Hệ thống sông ngòi Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5- 2,5 km/km2. Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau: - Sông Ô Lâu - Hệ thống Sông Hương - Sông Nong - Sông Truồi - Sông Cầu Hai - Sông Bù Lu Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như: - Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang; - Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh; - Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai. III. Tài nguyên thiên nhiên Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. - Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. - Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc - Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. - Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày. - Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng). (Nguồn: 2.2 Thực trang thị trường bất động sản Huế Đánh giá chung Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 9 sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động và sản phẩm giao dịch chủ yếu là giao dịch các sản phẩm của đơn vị, còn đối với tư nhân thì chỉ tham gia ở mức độ thăm dò chưa phổ biến. Ngoài ra một số Công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia thị trường bất động sản. Tình hình giao dịch trên thị trường bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang trầm lắng, chưa hình thành thị trường bất động sản theo đúng nghĩa. Việc giao dịch bất động sản trên địa bàn chủ yếu là rải rác trong dân cư với sản phẩm là đất nền hoặc các căn nhà ở cấp 4 xen kẽ trong dân cư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, lượng cung tăng lên nhưng nhu cầu lại không nhiều. Lượng khách hàng có nhu cầu mua những BĐS nhỏ lẻ (khoảng dưới 1 tỷ đồng) chiếm đa số nhưng chủ yếu giao dịch tự phát trong dân cư giao dịch không qua sàn. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp là nhà ở liền kế, chưa có căn hộ nhà ở chung cư; Việc đấu giá chủ yếu là đất nền thông qua Trung tâm đấu giá tài sản của tỉnh và Chi nhánh Công ty CP Tư vấn dịch vụ về tài sản - Bất động sản- DATC tại Huế; biến động giá cả trong đấu giá không lớn. Về biến động giá cả bất động sản: giá nhà ở, đất ở, căn hộ chung cư so sánh so năm 2011 không tăng, có những dự án giảm đến 30% so với thời kỳ đỉnh điểm do sự biến động về giá cả (chủ yếu là đất nền), các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thời gian qua hầu như không có sản phẩm căn hộ giao dịch trên thị trường. Công ty CP đầu tư IMG Huế (đô thị An Cựu City) hiện còn khoảng 58 căn hộ nhà ở liền kề nhưng giao dịch cũng cầm chừng; Cty CP xây dựng và phát triển nhà Vicoland hai năm qua cũng chỉ bán được khoảng 201 căn hộ nhà ở thu nhập thấp tại chung cư KV4 Xuân Phú. Các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường nhà ở tại Thừa Thiên Huế còn trầm lắng, chủ yếu là nhu cầu về nhà ở giá rẻ và nhà ở TĐC (chủ yếu là địa bàn thành phố Huế). Tình hình chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tình hình chuyển nhượng chủ yếu diễn ra giữa người dân, các tổ chức với quy mô nhỏ lẻ chưa mang tính hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. Những bất cập, vướng mắc: - Bộ máy quản lý nhà ở cấp huyện chưa đáp ứng theo yêu cầu của Luật Nhà ở, chủ yếu được giao nhiệm vụ tổng hợp tại phòng Công Thương, vì vậy việc tổng hợp số liệu thống kê về nhà ở gặp rất nhiều khó khăn (riêng thành phố Huế và 2 thị xã có phòng đô thị). Công tác đăng ký, thống kê nhà ở chưa được thiết lập, kể cả cơ quan quản lý nhà tại Sở Xây dựng, đây là một khó khăn trong công tác thống kê quản lý. - Sản phẩm giao dịch của sàn giao dịch bất động sản chủ yếu là giao dịch các sản phẩm của các doanh nghiệp (thời gian qua chỉ có một số ít doanh nghiệp có sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 phẩm giao dịch, song việc giao dịch cũng cầm chừng). Sản phẩm BĐS của tư nhân, tổ chức chỉ tham gia ở mức độ thăm dò chưa phổ biến. Vì vậy đề nghị phải có chế tài đối với các giao dịch của tư nhân để quản lý tình hình chuyển nhượng của Bất động sản. - Hiện tại tất cả các sàn giao dịch bất động sản sản phẩm giao dịch chủ yếu là của các doanh nghiệp nên một số sàn trong một năm không có sản phẩm giao dịch, nên các sàn hoạt động không hiệu quả chỉ mang tính chất đối phó (chỉ giao dịch những sản phẩm do công ty mình tạo ra). - Liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản mới bước đầu nên còn tồn tại vướng mắc và lúng túng. Thị trường bất động sản chủ yếu ở khu vực đô thị và vùng đô thị hóa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; trong khi ở các khu vực nông thôn, vùng sâu các giao dịch về bất động sản hầu như chư hình thành. - Nhà đầu tư trong nước có tiềm năng tham gia đầu tư nhiều dự án, do tính chất nguồn vốn xoay vòng nên khó chứng minh được nguồn lực thực hiện đầu tư cho một dự án đảm bảo quy định vốn chủ sở hữu 15-20% tổng mức đầu tư dự án khi tham gia dự thầu, các nhà đầu tư hiện tại chỉ giữ đất, tiến độ triển khai các dự án cầm chừng hoặc tạm dừng thi công. - Thủ tục hành chính liên quan đến việc giao đất, xây dựng quy hoạch, GPMB thực hiện mất từ 2-3 năm nên nhiều dự án gặp khó khăn trong khâu tiếp cận vấn đề đất đai và triển khai chậm tiến độ. 2.3 Tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở 2.3.1Kết quả thực hiện Luật Nhà ở năm 2005 2.3.1.1Các văn bản triển khai thực hiện Luật Nhà ở - Triển khai thực hiện Luật Nhà ở và các chính sách liên quan đến phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 - Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản; đôn đốc hướng dẫn UBND thành phố, thị xã và các huyện triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản. - Rà soát các văn bản liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản, đề xuất sửa đổi, bổ sung đảm bảo hệ thống chính sách đồng bộ, thúc đẩy phát triển các hoạt động về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất nội dung, giải pháp thu thập và phổ biến thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững. - Kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản. - Xây dựng quy định tạm thời quản lý, sử dụng và cho thuê nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ đền bù và tái định cư; chính sách cải tạo chung cư Đống Đa; chính sách giải toả các hộ gia đình trong các cơ quan Nhà nước; chính sách giải toả dân vạn đò; chính sách hỗ trợ các Dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xây dựng quy trình thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại theo hình thức chỉ định chủ đầu tư; Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (đối với dự án phát triển nhà ở có mức vốn đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên và không tính tiền sử dụng đất); Thủ tục Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước (đối với dự án phát triển nhà ở có số lượng từ 500 căn đến đưới 2.500 căn). - Xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.3.1.2Kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở a. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về chính sách nhà ở và TTBĐS: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Xác định chính sách nhà ở và đất ở là một chính sách có ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương vì vậy từ những năm 1995, căn cứ Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, Chỉ thị số 346/TTg ngày 05/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về chính sách nhà ở và đất ở nhằm chỉ đạo công tác phát triển nhà ở của địa phương, trong đó có việc triển khai thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP và đã cơ bản hoàn thành việc bán nhà ở thộc SHNN cho người đang thuê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chỉ đạo việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 của địa phương cho thành phố Huế và các huyện, thị. Căn cứ Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Công văn số 2479/BCĐTW ngày 12/12/2008 của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và các ngành: Xây dựng, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Công thương, Lao động – Thương binh & Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và mời Lãnh đạo UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh tham gia thành viên. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, ngày 02/11/2010 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 2120/QĐ-UBND để kịp thời chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường Bất động sản của địa phương. Trước đó ngày 14/01/2010 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển nhà ở và thành lập Quỹ Phát triển nhà ở để hỗ trợ đầu tư và trực tiếp đầu tư nhằm tăng diện tích nhà ở xã hội, góp phần tạo điều kiện cải thiện về chỗ ở cho các đối tượng xã hội phù hợp khả năng thu nhập của mình và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 b. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở: Bảng 2.1: Một số dự án nhà ở đã hoàn thành đưa vào sử dụng: TT TÊN DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ SỐ HỘ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1 CC Tây Nam Thuỷ Trường Cty Xây lắp TTHuế 132 Nhà ở thương mại 2 CC Bùi Thị Xuân Cty CP KD Nhà TTHuế 16 Nhà ở thương mại 3 CC Xuân Diệu Cty Xây lắp TTHuế 60 Nhà ở thương mại 4 CC Bãi Dâu (nhà I,Q,K) Cty CP KD nhà TTHuế 70 Nhà ở tái định cư 5 CC 29 Nguyễn Huệ UBND tỉnh TTHuế 18 Nhà ở chính sách 6 Khu nhà ở liền kề Chínhsách UBND tỉnh TTHuế 06 Nhà ở chính sách 7 CC Bãi Dâu (nhà P, H) UBND TPHuế 208 Nhà ở tái định cư 8 CC Bãi Dâu (số 1, 2) UBND TP Huế 49 Nhà ở tái định cư 9 CC Hương Sơ UBND TPHuế 146 Nhà ở tái định cư 10 Khu nhà ở liền kề Phú Hậu UBND TP Huế 114 Nhà ở tái định cư 11 Khu nhà ở liền kề Hương Vinh UBND TP Huế 336 Nhà ở tái định cư 12 Khu nhà ở liền kề Phú Mậu UBND TP Huế 170 Nhà ở tái định cư 13 Khu nhà ở liền kề Kim Long UBND TP Huế 50 Nhà ở tái định cư 14 Khu nhà ở liền kề Vĩ Dạ Cty Xây lắp TTHuế 30 Nhà ở thương mại 15 Khu nhà ở liền kề An Cựu Cty Cty CP Việt Long 150 Nhà ở thương mại 16 Khu nhà ở Biệt thự An Cựu Citi Cty CP Việt Long 28 Nhà ở thương mại Tổng cộng 1.583 Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, một số dự án nhà ở trên địa bàn đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.583 căn hộ, trong đó phần lớn căn hộ do UBND tỉnh làm chủ đầu tư nhằm mục đích hổ trợ tái định cư. ĐA ̣I H ỌC KI N TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 2.2: Dự án nhà ở sinh viên đã hoàn thành theo nguồn trái phiếu chính phủ: TT TÊN CÔNG TRÌNH CHỦ ĐẦU TƯ DIỆN TÍCH SÀN (M2) SỐ CHỖ KINH PHÍ (TỶ ĐỒNG) 1 Ký túc xá số 1 Đại Học Huế 4.000 552 14,92 2 Ký túc xá số 2 Đại Học Huế 4.000 552 14,92 3 Ký túc xá số 3 Đại Học Huế 4.000 528 14,70 4 Ký túc xá số 4 Đại Học Huế 4.000 528 14,70 5 Ký túc xá sở 1, 2 cơ sở 1 Cao đẳng Công nghiệp 3.172 448 17,74 6 Ký túc xá số 2 Cao đẳng Sư phạm Huế 2.386 360 12,25 7 Ký túc xá số 1 Cao đẳng Y tế 2.692 344 14,22 Tổng cộng 24.520 3.312 103,45 Dự án nhà ở sinh viên đã hoàn thành theo nguồn trái phiếu chính phủ 24.520m2 sàn với 3.312 chỗ được bố trí gần các trường Đại học, Cao đẳng hoặc tập trung ở khu vực Trường Bia đáp ứng nhu cầu ở nội trú của sinh viên, giảm gánh nặng thuê phòng trọ cho sinh viên. Một số chính sách khác về nhà ở: - Thực hiện Hỗ trợ về nhà ở cho Cán bộ Lão thành Cách mạng theo Quyết định 20/2000/QĐ-TTg: Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 58 trường hợp với số tiền 2.705.625,00 đồng; - Thực hiện Hỗ trợ về nhà ở cho Cán bộ Tiền khởi nghĩa theo Quyết định 117/2007/QĐ-TTg: Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 132 trường hợp với số tiền 3.300.000.000,00 đồng; - Thực hiện Hỗ trợ về nhà ở hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg: Hỗ trợ nhà ở cho 4353 hộ nghèo với tổng kinh phí 87.060.000.000,00. Trong đó Ngân sách: 43.443.600.000,00đồng; nguồn vay ưu đãi tín dụng: 34.353.000.000,00đồng; UBMT Tổ quốc hỗ trợ: 13.059.000.000,00 đồng; ngoài ra là huy động từ người được hỗ trợ, bà con, dòng họ.... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 - Chương trình xóa nhà tạm (2006-2010): Hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà tình thương cho 5.692 hộ với tổng kinh phí 97.400.000.000,00đồng. - Thực hiện bán nhà ở thuộc SHNN theo Nghị định 61/CP: - Tổng số khu nhà: 474 khu nhà; - Tổng số căn hộ: 2.366 hộ, với 70.873m2 sử dụng, 192.124m2 đất, với tổng số tiền: 60.783.381.987,00đồng; - Miễn giảm tiền sử dụng đất theo quyết định 118/QĐ-TTg: 404 trường hợp với số tiền 8.734.433.000,00đồng; - Miễn giảm tiền mua nhà theo quyết định 64/QĐ-TTg: 1556 trường hợp với số tiền 6.091.539.800,00đồng. Bảng 2.3: Dự án phát triển nhà ở đang triển khai: TT TÊN DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ SỐ HỘ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1 CC Phú Hậu (Nhà A) Cty CP KD nhà TTHuế 61 Nhà ở thu nhập thấp 2 CC Bàu Vá Công ty CP KTXD Nhà Vui Huế 294 Nhà ở thu nhập thấp 3 CC Đào Tấn Công ty Xây lắp TTHuế 235 Nhà ở thu nhập thấp 4 CC KV4 Xuân Phú Cty Đầu tư TC và BĐS VinCon 584 Nhà ở thu nhập thấp 5 Khu nhà ở liền kề An Cựu City Cty CP Việt Long 594 Nhà ở thương mại 6 CC Xóm Hành TT Phát triển Quỹ đất 114 Nhà tái định cư Tổng cộng 1.882 Các dự án đang triển khai chủ yếu là nhà ở thu nhập thấp và nhà tái định cư, chỉ có khu nhà ở liền kề An Cựu City do công ty Cổ phần Việt Long làm chủ đầu tư là nhà ở thương mại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.4: Dự án nhà ở sinh viên đang triển khai thực hiện: TT TÊN CÔNG TRÌNH CHỦ ĐẦU TƯ DIỆN TÍCH SÀN (M2) SỐ CHỖ KINH PHÍ (TỶ ĐỒNG) 1 Ký túc xá SV Giai đoạn 2 Đại học Huế 45.000 4.800 243,58 2 Ký túc xá K1,K2 cơ sở 2 Cao Đẳng Công Nghiệp 7.818 1.240 39,23 3 Ký túc xá SV Tập trung số 1 Ban Đầu tư và XD tỉnh 19.429 1.500 127,53 4 Ký túc xá SV Tập trung số 2 Ban Đầu tư và XD tỉnh 14.000 1.000 94,83 Tổng cộng 86.247 5.840 505,17 Bảng 2.5: Dự án nhà ở công nhân TT TÊN CÔNG TRÌNH CHỦ ĐẦU TƯ DIỆN TÍCH SÀN (M2) SỐ CHỖ KINH PHÍ (TỶ ĐỒNG) 1 Nhà ở công nhân Công ty CP Dệt May Huế 3.400 448 8,93 2 Nhà ở công nhận Công ty SCAVI 13.777 2.200 73,027 Tổng cộng 17.100 2.640 81,95 3. Tình hình quản lý, sử dụng nhà chung cư: Nhà ở chung cư trên địa bàn thành phố Huế hiện tại có 4 loại nhà được hình thành như sau: a. Đối với các khu chung cư xây dựng trước năm 1975: có 3 khu nhà (05Bloc) Xây chủ yếu là nhà 2 tầng với 70 căn hộ đã bán theo nghị định 61/CP, các khu nhà này có quy mô nhỏ số lượng ít (tối đa mỗi Bloc có 24 hộ) vì vậy việc quản lý vận hành theo Tổ dân phố và cũng ít xẩy ra mâu thuẫn trong quản lý chung. Tuy vẫn xẩy ra việc tranh chấp khi có hộ tự sửa chữa, cơi nói ảnh ưởng đến sinh hoạt của hộ lân cận. b. Đối với các chung cư do nhà nước đầu tư xây dựng sau năm 1975: có 02 khu chung cư 2-5 tầng (06 Bloc) với 243 căn hộ đã bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP, các khu chung cư này có 05 Bloc thuộc chung cư Đống Đa, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 sau khi bán nhà ở thuộc SHNN cho các hộ đang thuê việc quản lý vận hành được quản lý theo tổ dân phố (Mỗi Bloc có một trưởng nhà). Khu chung cư Đống Đa hiện nay đã xuống cấp và hầu như không được quản lý, vì vậy các hộ tự lấn chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_mua_nha_chung_cu_tai_thanh_pho_hue_8761_1909175.pdf
Tài liệu liên quan